Ông Masayuki Masuda, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Nhật Bản, cho rằng, khi nào mà chính phủ và quân đội của hai nước không liên lạc với nhau thì có nguy cơ là một sự cố nhỏ cũng có thể leo thang thành khủng hoảng.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Đức Deutsche Welle DW, nhân dịp công bố báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Nhật Bản về an ninh Trung Quốc 2013, ông Masuda nhắc lại là trước đây, Bắc Kinh chỉ sử dụng cụm từ « lợi ích cốt lõi » đối với Đài Loan, được cho là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng từ năm 2008, các lãnh đạo Trung Quốc lại xác quyết ngày càng mạnh mẽ chủ quyền của họ trên những vùng khác và đòi các quốc gia khác phải tôn trọng những vùng đó. « Lợi ích cốt lõi » của Bắc Kinh nay bao gồm phần lớn vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, khiến Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á lo ngại.
Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Masuda, một phần vấn đề chính là tiến trình lấy quyết định ở Trung Quốc chưa được rõ ràng. Mọi quyết định quan trọng về ngoại giao và an ninh đều được đưa ra ở cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tức là Thường vụ Bộ chính trị.
Ông Masuda lưu ý rằng, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, do ban lãnh đạo Trung Quốc lấy quyết định tập thể, cho nên sẽ mất rất nhiều thời gian, và như vậy không thể có những hành động nhanh chóng và hiệu quả.
Nhà nghiên cứu Nhật lấy ví dụ sự cố xảy ra vào tháng 04/2001, khi một chiếc máy bay thám thính của Mỹ va chạm với một chiến đấu cơ của Trung Quốc và buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Phải mất ba ngày sau, ban lãnh đạo Trung Quốc mới quyết định nên hành động như thế nào, điều này cho thấy sự bất cập về cơ chế giải quyết khủng hoảng của Trung Quốc.
Tình hình hiện nay ở khu vực còn căng thẳng hơn nhiều so với năm 2001 và các nhà phân tích cho rằng ngày càng có nguy cơ là sự cố nhỏ trở thành khủng hoảng lớn. Theo họ, lý tưởng nhất là tất cả các bên có liên quan trong khu vực thảo luận với nhau về các biện pháp đối phó khủng hoảng, sẽ được thi hành ngay mỗi khi xảy ra sự cố.
Nhưng nhà nghiên cứu Masuda tỏ vẻ bi quan về điều này, vì theo ông, cho dù hai bên chấp nhận thảo luận về cơ chế giải quyết khủng hoảng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang tranh chấp chủ quyền, thì chắc chắc là phía Trung Quốc trước hết sẽ đòi Nhật Bản giảm bớt các hoạt động ở vùng biển chung quanh quần đảo này, điều mà Tokyo không thể chấp nhận. Hơn nữa với hai nước đều có hai lãnh đạo mới theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa rất mạnh, quan hệ hai bên càng khó mà được cải thiện ngay.
Trước mắt, theo các nhà phân tích, cách tốt nhất là hai bên giữ liên lạc với nhau, chuẩn bị sẵn sàng các đường dây nóng cho trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Đức Deutsche Welle DW, nhân dịp công bố báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Nhật Bản về an ninh Trung Quốc 2013, ông Masuda nhắc lại là trước đây, Bắc Kinh chỉ sử dụng cụm từ « lợi ích cốt lõi » đối với Đài Loan, được cho là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng từ năm 2008, các lãnh đạo Trung Quốc lại xác quyết ngày càng mạnh mẽ chủ quyền của họ trên những vùng khác và đòi các quốc gia khác phải tôn trọng những vùng đó. « Lợi ích cốt lõi » của Bắc Kinh nay bao gồm phần lớn vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, khiến Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á lo ngại.
Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Masuda, một phần vấn đề chính là tiến trình lấy quyết định ở Trung Quốc chưa được rõ ràng. Mọi quyết định quan trọng về ngoại giao và an ninh đều được đưa ra ở cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tức là Thường vụ Bộ chính trị.
Ông Masuda lưu ý rằng, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, do ban lãnh đạo Trung Quốc lấy quyết định tập thể, cho nên sẽ mất rất nhiều thời gian, và như vậy không thể có những hành động nhanh chóng và hiệu quả.
Nhà nghiên cứu Nhật lấy ví dụ sự cố xảy ra vào tháng 04/2001, khi một chiếc máy bay thám thính của Mỹ va chạm với một chiến đấu cơ của Trung Quốc và buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Phải mất ba ngày sau, ban lãnh đạo Trung Quốc mới quyết định nên hành động như thế nào, điều này cho thấy sự bất cập về cơ chế giải quyết khủng hoảng của Trung Quốc.
Tình hình hiện nay ở khu vực còn căng thẳng hơn nhiều so với năm 2001 và các nhà phân tích cho rằng ngày càng có nguy cơ là sự cố nhỏ trở thành khủng hoảng lớn. Theo họ, lý tưởng nhất là tất cả các bên có liên quan trong khu vực thảo luận với nhau về các biện pháp đối phó khủng hoảng, sẽ được thi hành ngay mỗi khi xảy ra sự cố.
Nhưng nhà nghiên cứu Masuda tỏ vẻ bi quan về điều này, vì theo ông, cho dù hai bên chấp nhận thảo luận về cơ chế giải quyết khủng hoảng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang tranh chấp chủ quyền, thì chắc chắc là phía Trung Quốc trước hết sẽ đòi Nhật Bản giảm bớt các hoạt động ở vùng biển chung quanh quần đảo này, điều mà Tokyo không thể chấp nhận. Hơn nữa với hai nước đều có hai lãnh đạo mới theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa rất mạnh, quan hệ hai bên càng khó mà được cải thiện ngay.
Trước mắt, theo các nhà phân tích, cách tốt nhất là hai bên giữ liên lạc với nhau, chuẩn bị sẵn sàng các đường dây nóng cho trường hợp xảy ra khủng hoảng.
No comments:
Post a Comment