Trích dẫn một số nguồn tin từ chính phủ cũng như liên minh đang cầm quyền tại Nhật Bản, hãng Kyodo cho biết là Chủ tịch nước Việt Nam sẽ được đón tiếp một cách rất trọng thể : Ngoài các cuộc thảo luận với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, ông Trương Tấn Sang sẽ được Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tiếp kiến, đồng thời sẽ được mời đọc diễn văn trước Hạ viện Nhật vào ngày 17 hoặc 18.
Theo ghi nhận của Kyodo, mục tiêu của chính quyền Tokyo là nhằm chứng minh các mối quan hệ thân thiện với Việt Nam, một nước cũng như Nhật Bản đang bị cuốn hút vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, trên Biển Hoa Đông trong trường hợp Tokyo và trên Biển Đông trong trường hợp Hà Nội.
Nhân chuyến công du chính thức Nhật Bản đầu tiên của ông Trương Tấn Sang từ ngày nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam vào năm 2011, phía Nhật Bản sẽ cùng với đối tác Việt Nam xác nhận các nguyên tắc cần phải theo để bảo đảm an ninh trên biển, trong đó có việc tôn trọng luật lệ quốc tế và quyền tự do lưu thông.
Trong vấn đề này Trung Quốc đang nổi lên thành kẻ phá rối với quyết định thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, gộp luôn cả vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà họ đang đòi lại chủ quyền từ tay Nhật Bản, một động thái không những đã bị Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và một số nước khác phản đối, mà lại còn bị Việt Nam và toàn thể khối ASEAN phê phán nhân Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản ASEAN vào cuối năm 2013.
Tại vùng Biển Đông, Trung Quốc đã đơn phương cản trở quyền tự do hoạt động của các tàu cá khi ra lệnh bắt buộc tàu thuyền nước ngoài phải xin phép Trung Quốc nếu muốn vào đánh cá hay khảo sát tại vùng mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ, tức là hầu như toàn bộ Biển Đông.
Ngoài ra, có tin là giới chức quân sự Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch thành lập một vùng phòng không trên Biển Đông tương tự như trên Biển Hoa Đông. Điều này đã bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc gián tiếp phủ nhận khi cho rằng đó chỉ là tin đồn do các thành phần cánh hữu Nhật Bản tung ra.
Ngoài hồ sơ kể trên, theo hãng Kyodo, nhân chuyến công du của ông Trương Tấn Sang, vấn đề trợ giúp của Nhật Bản cho Việt Nam để xây dựng nhà máy điện hạt nhân rất có thể cũng sẽ được mang ra bàn thảo.
Theo ghi nhận của Kyodo, mục tiêu của chính quyền Tokyo là nhằm chứng minh các mối quan hệ thân thiện với Việt Nam, một nước cũng như Nhật Bản đang bị cuốn hút vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, trên Biển Hoa Đông trong trường hợp Tokyo và trên Biển Đông trong trường hợp Hà Nội.
Nhân chuyến công du chính thức Nhật Bản đầu tiên của ông Trương Tấn Sang từ ngày nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam vào năm 2011, phía Nhật Bản sẽ cùng với đối tác Việt Nam xác nhận các nguyên tắc cần phải theo để bảo đảm an ninh trên biển, trong đó có việc tôn trọng luật lệ quốc tế và quyền tự do lưu thông.
Trong vấn đề này Trung Quốc đang nổi lên thành kẻ phá rối với quyết định thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, gộp luôn cả vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà họ đang đòi lại chủ quyền từ tay Nhật Bản, một động thái không những đã bị Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và một số nước khác phản đối, mà lại còn bị Việt Nam và toàn thể khối ASEAN phê phán nhân Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản ASEAN vào cuối năm 2013.
Tại vùng Biển Đông, Trung Quốc đã đơn phương cản trở quyền tự do hoạt động của các tàu cá khi ra lệnh bắt buộc tàu thuyền nước ngoài phải xin phép Trung Quốc nếu muốn vào đánh cá hay khảo sát tại vùng mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ, tức là hầu như toàn bộ Biển Đông.
Ngoài ra, có tin là giới chức quân sự Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch thành lập một vùng phòng không trên Biển Đông tương tự như trên Biển Hoa Đông. Điều này đã bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc gián tiếp phủ nhận khi cho rằng đó chỉ là tin đồn do các thành phần cánh hữu Nhật Bản tung ra.
Ngoài hồ sơ kể trên, theo hãng Kyodo, nhân chuyến công du của ông Trương Tấn Sang, vấn đề trợ giúp của Nhật Bản cho Việt Nam để xây dựng nhà máy điện hạt nhân rất có thể cũng sẽ được mang ra bàn thảo.
No comments:
Post a Comment