Sunday, August 24, 2014

Bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo toạ độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc

Bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo toạ độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc

Dương Danh Huy và Phan Văn Song
Chia sẻ bài viết này
Một số bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc.
Bản đồ chi tiết có thể tham khảo theo đường link sau:
(Lưu ý: Googledocs không cho zoom in nhiều cho nên nếu muốn thấy rõ từng chi tiết thì phải tải file về).
Các điểm vuông trên bản đồ là cột mốc, cột mốc kép, cột mốc phụ theo nghị định thư.
Các con số 5, 10, 15, ... là số của các cột mốc 5, 10, 15, ... theo nghị định thư.
Các đường đỏ là biên giới theo CIA World DataBank II với số liệu từ thập niên 80 (ie nó là đường mà theo các cơ quan của Mỹ là biên giới dựa trên thông tin họ biết lúc đó).
danluan_d00113.jpg
danluan_d00104.jpg
danluan_d00115.jpg
danluan_d00117.jpg
danluan_d00108.jpg
danluan_d00109.jpg
danluan_d00110.jpg
danluan_d00111.jpg
danluan_d00112.jpg
Xin lưu ý rằng chúng ta không biết CIA World DataBank II đã dùng cơ sở nào để vẽ biên giới Việt-Trung (trước hiệp định 1999), và mức độ đáng tin cậy của nó là bao nhiêu. 
Nếu so sánh biên giới của CIA World DataBank II với Google Maps ở những đoạn mà biên giới là sông thì có thể thấy rằng CIA World DataBank II đã đơn giản hóa biên giới. Quan trọng hơn, có vẻ như là biên giới trong CIA World DataBank II chỉ có độ phân giải khoảng một vài trăm mét, và sẽ không chính xác dưới độ phân giải đó.
Thí dụ như khi biên giới là Sông Hồng, và cột mốc nằm hai bên sông, thì vị trí của sông và biên giới trong CIA World DataBank II rõ ràng là sai, và CIA World DataBank II không thể hiện các khúc quanh của sông có trong Google Maps.
danluan_d00120.jpg
danluan_d00118.jpg
Xem bản đồ chi tiết tại đây và ở đây
Bản đồ 2: Đoạn Sông Hồng là biên giới, theo CIA World DataBank II.
Tôi chỉ xem đường đỏ như có giá trị tham khảo (eg nó cho ta biết biên giới công bằng có lẽ ở đâu đó lân cận) và khuyến cáo mọi người không nên kết luận gì từ nó.
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Hai, 16/09/2013
Bạn đánh giá bài viết này thế nào?
khách đến (khách viếng thăm) gửi lúc 12:38, 19/09/2013 - mã số 97816
Tưởng tượng trái cam lột vỏ, một múi cam biểu hiện cho 1’. Bề dày múi cam ở khoảng giữa (vĩ tuyến 0°) lớn hơn hai lần khoảng cách múi cam ở khoảng 45°. Cung 1’ được tính theo « múi kinh tuyến », từ kinh tuyến x đến kinh tuyến x+1’, chứ không phải tính từ tâm trái đất.
Khách 40 (khách viếng thăm) gửi lúc 10:36, 19/09/2013 - mã số 97812
Khách không quen viết:
CIA vẽ bản đồ với trái đất hình tròn còn học giả mình vẽ bản đồ với trái đất hình vuông ! So sánh như vậy là đúng sao ?
Đúng là trái đất không phải hình vuông mà có dạng gần như hình cầu (đúng ra là ellipsoid) thành ra khi vẽ bản đồ trên giấy (coi như mặt phẳng) người ta phải dùng một phép chiếu nào đó, chẳng hạn phép chiếu đơn giản nhất là từ cầu sang trụ hay cầu sang nón... trong đó hình trụ/nón ngoại tiếp hình cầu và dùng tâm hình cầu dùng làm tâm chiếu, sau đó khai triển hình trụ hay hình nón theo một đường sinh thích hợp thì sẽ được bản đồ phẳng.
Theo như giới thiệu thì các bản đồ trên được vẽ lấy bản đồ từ CIA DataBank II làm bản đồ nền, nếu toạ độ trong nghị định thư là đúng + bản đồ nền với biên giới được vẽ đúng + tác giả (phần mềm vẽ bản đồ) chấm toạ độ đúng thì không có vấn đề gì ở đây.
Nhưng như tác giả DDH giải thích là không biết CIA dùng cơ sở nào để vẽ biên giới (mà 2 bên Việt và Tàu thống nhất dùng công ước Pháp Thanh làm cơ sở chính) nên các bản đồ trên chỉ có tính tham khảo thôi chứ chưa thể dùng chúng để đưa ra kết luận gì.
Nhân đây, cũng trao đổi thêm về ý kiến cho rằng:
"Hai điểm cách nhau 1' trên xích đạo thì cách nhau 1852 m còn 2 điểm trên vĩ tuyến khác thì nhỏ hơn và con số này sẽ là 1852m/2 = 926m ở vĩ tuyến 45°
Phần đầu tác giả đã đúng khi nói 2 điểm cách nhau 1' trên xích đạo (hay cả trên một kinh tuyến bất kì) là vào khoảng 1852 m. Tuy nhiên phần sau hình như tác giả chỉ dưa vào cảm tính (ở giữa thì bằng một nửa chăng?) mà không dựa trên tính toán khi cho rằng 2 điềm cách nhau 1' trên vĩ tuyến 45° là 926m. Nếu dựa vào tính toán thì khoảng cách này phải vào khoảng 1310 m (≈ 1852 m × cos 45°), chỉ trên vĩ tuyến 60° thì mới khoảng cách đó mới xấp xỉ 936m (≈ 1852 m × cos60° = 1852 m / 2).
Khách không quen (khách viếng thăm) gửi lúc 22:07, 17/09/2013 - mã số 97708
CIA vẽ bản đồ với trái đất hình tròn còn học giả mình vẽ bản đồ với trái đất hình vuông ! So sánh như vậy là đúng sao ?
Dương Danh Huy gửi lúc 19:03, 17/09/2013 - mã số 97702
Cảm ơn bác Hồ Gươm.
Hồ Gươm gửi lúc 19:00, 17/09/2013 - mã số 97701
Tôi đã cập nhật thêm phần lưu ý của bác Dương Danh Huy trong phần phản hồi và kèm theo hai bản đồ minh họa vào trong bài chủ để cho mọi người tiện tham khảo.
Cảm ơn bác Huy đã vào Dân Luận để giải thích cho rõ hơn.
H.G.
Dương Danh Huy gửi lúc 18:19, 17/09/2013 - mã số 97700
Xin lưu ý rằng chúng ta không biết CIA World DataBank II đã dùng cơ sở nào để vẽ biên giới Việt-Trung (trước hiệp định 1999), và mức độ đáng tin cậy của nó là bao nhiêu.
Nếu so sánh biên giới của CIA World DataBank II với Google Maps ở những đoạn mà biên giới là sông (eg Sông Hồng) thì có thể thấy rằng CIA World DataBank II đã đơn giản hóa biên giới. Quan trọng hơn, có vẻ như là biên giới trong CIA World DataBank II chỉ có độ phân giải khoảng một vài trăm mét, và sẽ không chính xác dưới độ phân giải đó.
Tôi chỉ xem đường đỏ như có giá trị tham khảo (eg nó cho ta biết biên giới công bằng có lẽ ở đâu đó lân cận) và khuyến cáo mọi người không nên kết luận gì từ nó.
Công Nhân-Khách (khách viếng thăm) gửi lúc 06:29, 17/09/2013 - mã số 97659
Cảm ơn Dương Danh Huy và Phan Văn Song vì những thông tin khách quan và bổ ích.
Tuy nhiên có vẻ như là các cột mốc biên giới mới của Việt Nam lấn sang đất Trung Quốc nhiều hơn so với bản đồ của CIA. Nhưng đây chỉ là cảm nhận bằng mắt thường nên sợ không chính xác lắm. Nếu các tác giả sử dụng các phần mềm mà chỉ ra được cụ thể hơn số diện tích mà Việt Nam được/mất so với bản đồ của CIA thì tốt quá.
Ngoài ra, không biết liệu hai tác giả có thể làm cách nào so sánh cả biên giới từ Hiệp Ước Pháp-Thanh với biên giới của CIA và biên giới từ Hiệp ĐỊnh Biên GIới Việt-Trung được không?
Một lần nữa cảm ơn Dương Danh HUy và Phan Văn Song vì những thông tin khách quan và bổ ích

Gửi phản hồi mới (xin gõ tiếng Việt có dấu và tuân thủ Nguyên tắc Dân Luận để được chấp nhận)

Bạn có thể bịa một địa chỉ email bất kỳ, ví dụ test@gmail.com. Thông tin này sẽ không xuất hiện công khai khi phản hồi được đăng.
  • Bạn có thể sử dụng các thẻ BBCode trong bài. Các địa chỉ URL sẽ được tự động chuyển thành liên kết.
  • Bạn có thể trích bài của người khác bằng thẻ [quote], ví dụ: [quote]Nội dung muốn trích dẫn[/quote]
  • Bạn có thể sử dụng những thẻ HTML sau: <a> <em> <strong> <ins> <b> <i> <u> <br> <cite> <code> <ul> <ol> <li> <dl> <dt> <dd> <h1> <h2> <h3> <h4> <h5> <table> <tbody> <td> <tr> <pre> <img> <div> <span> <object> <hr> <center> <font> <blockquote> <strike> <embed> <param> <del> <ins> <sub> <sup>
  • Bạn có thể chèn video vào bài viết bằng thẻ [video:địa_chỉ_url_của_video]
  • Cách dòng và cách đoạn sẽ được tự động chuyển thành xuống dòng.
CAPTCHA
Bạn bắt buộc phải trả lời câu hỏi kiểm tra dưới đây. Nó giúp chúng tôi nhằm lọc bỏ các nội dung spam do robot tự động thực hiện.
6 + 3 = 
Giải bài toán đơn giản này và nhập kết quả vào ô phía trên. Ví dụ, nếu thấy 1+3, thì hãy nhập 4.

No comments:

Post a Comment