Sunday, August 24, 2014

Một số thí dụ về những sự khác biệt giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc và bản đồ của quân đội Mỹ (Bài 2/i)

Một số thí dụ về những sự khác biệt giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc và bản đồ của quân đội Mỹ (Bài 2/i)

Chia sẻ bài viết này
Dương Danh Huy1, Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song2

Lời giới thiệu

Trong bài “So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ”, chúng tôi đã trình bày 22 bản đồ biên giới Việt Nam - Trung Quốc, trong đó chúng tôi so sánh vị trí của các cột mốc biên giới hiện nay với biên giới theo bản đồ 1:50 000 của quân đội Mỹ xuất bản năm 1964.
Bản đồ của quân đội Mỹ (sau đây gọi tắt là bản đồ Mỹ) đã dựa trên bản đồ 1:25 000 của Sở Địa Dư Đông Dương (Service Geographique de l’Indochine, SGI) được xuất bản vào đầu thập niên 1950, cho nên khả năng là đã vẽ đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo nhận thức của Pháp.
Dưới đây là vài thí dụ từ 22 bản đồ của chúng tôi. Để hiểu các thí dụ này, cần phải đọc bài “So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ”. Thêm vào đó, trước khi người đọc xem các thí dụ dưới đây, chúng tôi lưu ý rằng,
  • Do sai số của bản đồ, đối với những trường hợp trên bản đồ thể hiện sự chênh lệch giữa vị trí của cột mốc ngày nay và biên giới trong bản đồ Mỹ tương đương với dưới 200 m, không nên kết luận gì về có chênh lệch hay không trên thực địa.
  • Do sai số của bản đồ, không thể kết luận rằng nếu bản đồ thể hiện một sự chênh lệch tương đương với x mét, thì sự chênh lệch đó cũng là x mét trên thực địa.
  • Không thể dùng những thí dụ dưới đây để kết luận rằng tổng kết toàn bộ biên giới thì Việt Nam hay Trung Quốc đã được lợi hơn, hoặc để kết luận rằng hai bên đã được ngang ngửa nhau.
Mặc dù có những hạn chế trên, bằng việc chỉ ra những sự chênh lệch lớn giữa cột mốc ngày nay với cột mốc Pháp-Thanh trên bản đồ Mỹ, hay với đường biên giới trên bản đồ đó, 22 bản đồ này có thể trợ giúp việc phát hiện và tìm hiểu về những vùng lãnh thổ có thể đã thay đổi chủ quyền qua Hiệp định 1999 và việc phân giới cắm mốc sau đó. Bằng cách so sánh vị trí các cột mốc với những mốc thiên nhiên (thí dụ như sông suối, đỉnh núi) trong Nghị định thư, chúng ta sẽ có thể giảm bớt sai số để đi tới những kết luận chắc chắn hơn.

Chú giải về các bản đồ

Kinh độ, vĩ độ trên bản đồ dùng hệ trắc địa Indian 1960. Điều này có nghĩa tọa độ của mỗi cột mốc mới trên bản đồ sẽ hơi khác với tọa độ của nó trong Nghị định thư, vì Nghị định thư dùng hệ tọa độ WGS84. Tuy nhiên, cả hai tọa độ khác nhau này đều chỉ đến cùng một điểm trên mặt đất.
Bản đồ dùng phép chiếu Universal Transverse Mercator trên múi 48.
Các ô trên bản đồ là các ô tọa độ UTM tương ứng với 1 km x 1 km trên thực địa.
Nền của bản đồ là bản đồ 1:50 000 của quân đội Mỹ.
Bản đồ Mỹ có thể hiện các đặc trưng địa lý như núi đồi, sông suối, làng mạc, đường xá.
Bản đồ Mỹ có thể hiện các cột mốc Pháp-Thanh. Các cột mốc này được ghi chú dưới dạng “Boundary Marker (53)”.
Bản đồ Mỹ cũng có vẽ đường biên giới giữa các cột mốc. Biên giới này được vẽ bằng đường vạch đen.
Các điểm xanh hình vuông là cột mốc mới, theo toạ độ từ Nghị định thư sau khi đã được chuyển từ hệ trắc địa WGS84 sang Indian 1960. Độ chính xác của việc chuyển hệ là 1 giây, tương đương với 30 m trên mặt đất.
Bản đồ này cũng có thể hiện biên giới (đường đỏ) và các sông lớn (đường xanh) theo CIA World DataBank II. So sánh biên giới và các sông lớn theo CIA World DataBank II với bản đồ quân đội Mỹ xác nhận lại quan điểm của chúng tôi rằng bản đồ CIA World DataBank II đã bị đơn giản hóa và không còn chính xác.3 Người xem có thể bỏ qua đường đỏ và đường xanh này.
Bản đồ Bình Liêu (1)
Có chỗ cột mốc mới (các chấm xanh trên bản đồ) lệch về phía Việt Nam so với đường biên giới trong bản đồ Mỹ:
Và có chỗ cột mốc mới đi theo biên giới trên bản đồ Mỹ:
Bản đồ Đình Lập (2)
Một thí dụ về cột mốc mới đi theo biên giới trên bản đồ Mỹ:
Bản đồ Lạng Sơn (3)
Một thí dụ về không có sự sai lệch lớn hơn sai số (từ cột mốc cũ 25 đến 29):
Bản đồ Đồng Đăng (4)
Khu vực Ải Nam Quan (từ cột mốc 16 cũ đến cột mốc 20 cũ) - nhiều cột mốc mới lệch về phía Việt Nam:
Bản đồ Na Cham (Na Sầm) (5)
Vài chỗ lệch về phía Việt Nam:

và vài chỗ lệch về phía Trung Quốc:
Bản đồ Phục Hoà (6)
Vài chỗ lệch về phía Việt Nam:

Bản đồ Trùng Khánh Phủ (7)
Thác Bản Giốc, với bản đồ Mỹ có sai số 100 - 150 m về phía tây nam:
Chỗ lệch về phía Trung Quốc:

và về phía Việt Nam:
Bản đồ Trà Lĩnh (8)
Một thí dụ có ít sai lệch:
và có nhiều chỗ lệch về phía Việt Nam:
Bản đồ Sóc Giang (9)
Thí dụ có chỗ lệch về phía Trung Quốc (Bản đồ Mỹ ghi rằng nguồn có mâu thuẫn không giải quyết được):
về cả hai phía:
và về phía Việt Nam:
Bản đồ Nam Quét (10)
Một số cột mốc nằm lệch về phía Trung Quốc (thuộc khu vực đồi núi cao):
Và cũng có các cột mốc khác lệch về phía Việt Nam:
Bản đồ Na Kung (11)
Một vài cột mốc lệch về phía Trung Quốc.
____________________________________________
1 Thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
2 Cộng tác viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Ba, 08/10/2013
Bạn đánh giá bài viết này thế nào?

Dương Danh Huy gửi lúc 18:42, 10/10/2013 - mã số 99905
Về thí dụ này trong các thí dụ trên
"Ở một số địa phương, do địa hình phức tạp, điềi hiê.n sinh hạot của dân cư TQ gặp khó khăn, theo yêu cầu cảu phía TQ, VN đã cho TQ mượn đường đi lại, cho dùng mỏ nước, cho chăn trâu, lấy củi, đặt mồ mả ... trên đất VN. Nhưng la+.i dụng thiện chí đó của VN, họ đã dần dần mặc nhiên coi những vùng đất mượn này là đất của TQ. Khu vực Phia Un (mốc 94-95) thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng là điển hình cho kiểu lấn chiếm này."
Ngày nay khu vực này có một số cột mốc mới xanh lõm về phía VN.
Một thí dụ khác là sách này viết
"Trên thực tế, trong bao nhiêu đời qua, những người dân Trình Tường, những người TQ sang quá canh ở Trình Tường đề đóng thuế cho nhà đương cục VN. Nhưng từ năm 1965, phía TQ tìm cách ... Nhà đường cụac TQ nghiễm nhiên biến một vùng lãnh thổ VN dài 6 km, sâu hơn 1.3 km thành sở hữu tập thể của một công xã TQ."
Và các cột mốc ngày nay là như sau:
Một trong những việc bất cứ độc giả Dân Luận nào cũng có thể làm là đọc quyển sách 1979 đó và dò theo bản đồ của chúng tôi xem rốt cuộc ra sao.
Tuy nhiên tôi cũng phải nhắc là sách 1979 không phải là tài liệu pháp lý, nó có nói đúng hay không thì người đọc phải tự quyết định cho mình. Và dĩ nhiên là sách đó chỉ nói về những điểm mà TQ có thể đã lấn về phía VN, chứ không nói về những điểm mà VN có thể đã lấn về phía TQ, thí dụ như

Hồ Gươm gửi lúc 23:36, 08/10/2013 - mã số 99642
Cảm ơn bác Huy đã phát hiện ra lỗi tôi đưa nhầm bản đồ, hôm qua một lúc tôi dàn cả hai bài nên râu ông nọ cắm cằm bà kia, bây giờ tôi mới đọc phản hồi của bác nên mới rà soát lại.
Xin lỗi các tác giả và bạn đọc Dân Luận vì sơ xuất này của tôi.
HG

Dương Danh Huy gửi lúc 15:16, 08/10/2013 - mã số 99557
Chào bác Hồ Gươm,
Cảm ơn bác và Dân Luận đã đăng các bài này.
Trong bài này, khi cho lên Dân Luận, có một số lỗi. Dưới đây là vài thí dụ. Nhờ bác xem và sửa lại giùm.
Cảm ơn bác,
Huy
Bản đồ Bình Liêu
Sau chú thích "Và có chỗ cột mốc mới đi theo biên giới trên bản đồ Mỹ:" thiếu bản đồ này
Bản đồ Đinh Lập (2)
Thiếu chú thích "Một thí dụ về cột mốc mới đi theo biên giới trên bản đồ Mỹ:", và bản đồ sai - đáng lẽ phải là bản đồ này:
Bản đồ Lạng Sơn (3)
Cần có chú thích "Một thí dụ về không có sự sai lệch lớn hơn sai số (từ cột mốc cũ 25 đến 29):"
rồi đến bản đồ
v/v ...

Gửi phản hồi mới (xin gõ tiếng Việt có dấu và tuân thủ Nguyên tắc Dân Luận để được chấp nhận)


Bạn có thể bịa một địa chỉ email bất kỳ, ví dụ test@gmail.com. Thông tin này sẽ không xuất hiện công khai khi phản hồi được đăng.


  • Bạn có thể sử dụng các thẻ BBCode trong bài. Các địa chỉ URL sẽ được tự động chuyển thành liên kết.
  • Bạn có thể trích bài của người khác bằng thẻ [quote], ví dụ: [quote]Nội dung muốn trích dẫn[/quote]
  • Bạn có thể sử dụng những thẻ HTML sau: <a> <em> <strong> <ins> <b> <i> <u> <br> <cite> <code> <ul> <ol> <li> <dl> <dt> <dd> <h1> <h2> <h3> <h4> <h5> <table> <tbody> <td> <tr> <pre> <img> <div> <span> <object> <hr> <center> <font> <blockquote> <strike> <embed> <param> <del> <ins> <sub> <sup>
  • Bạn có thể chèn video vào bài viết bằng thẻ [video:địa_chỉ_url_của_video]
  • Cách dòng và cách đoạn sẽ được tự động chuyển thành xuống dòng.
CAPTCHA
Bạn bắt buộc phải trả lời câu hỏi kiểm tra dưới đây. Nó giúp chúng tôi nhằm lọc bỏ các nội dung spam do robot tự động thực hiện.
4 + 1 = 
Giải bài toán đơn giản này và nhập kết quả vào ô phía trên. Ví dụ, nếu thấy 1+3, thì hãy nhập 4.

No comments:

Post a Comment