Mai Thái Lĩnh - Sự thật về Thác Bản Giốc (Phần II)
Mai Thái Lĩnh
(Tiếp theo và hết)
4. Đâu là vị trí thật sự của cột mốc số 53?
Nhìn vào tấm bản đồ trích từ Bản đồ giao thông năm 2004 (ảnh 16), chúng ta thấy dòng chính của sông Quây Sơn chảy vào lãnh thổ Việt Nam tại một điểm gần cửa khẩu Pò Peo và rời lãnh thổ nước ta tại một điểm gần cửa khẩu Lý Vạn. Điều đáng chú ý là tại một điểm ở gần Thác Bản Giốc, dòng sông lại trở thành đường biên giới (có nghĩa là trung tuyến của dòng sông chính là đường biên giới). Điểm đó có liên quan đến cột mốc số 53, vì thế cột mốc này là căn cứ chủ yếu để xác định chủ quyền đối với Thác Bản Giốc. Nói cách khác, nếu cột mốc này bị dời đến một vị trí khác thì chủ quyền của Việt Nam đối với Thác Bản Giốc sẽ bị ảnh hưởng.
Trong khi sưu tầm tài liệu về Thác Bản Giốc, tác giả Trương Nhân Tuấn đã tìm được một số chứng cứ quan trọng liên quan đến vị trí của cột mốc số 53 [13]:
- Trước hết là biên bản Pháp-Thanh ký ngày 19-6-1894 trong đó xác định: cột mốc số 53 có tên là Pan-Ngô (Bách-Nga Khẩu百峨口 ), được cắm “ bên lề một con đường, ở phía Tây-Nam và trên phần nối dài của một khu rừng nhỏ” (Au bord du chemin et au SO et sur le prolongement d’un petit bois). Cột mốc số 54 có tên là Lung Trang (Lũng Tằng Sơn 隴曾山) được đặt tại vị trí “giữa chân của các núi đá và ranh giới của các ruộng lúa phía trước mặt Ban Mong” (Entre le pied des rochers et la limite des cultures en face Ban-Mong).
- Cuốn “Nhật Ký của Trung Úy Détrie về đoạn biên giới từ Lũng-Ban đến Ðèo-Lương, nhân dịp đảm nhận việc cắm mốc (28-6-1894)”, trong đó có một đoạn xác định vị trí của các cột mốc, được trích dẫn như sau: “Après la porte de Dốc-Khánh la frontière est tracée à l’intérieur du massif rocheux, laissant au Tonkin de petit cirques peu importants débouchant dans Lung-Piac, près les deux cirques difficilement accessibles de Lung-Deng et Lung-Moi que traversent les chemins conduisant à Thin-Thang par Ai-Thin-Thap (56) et Lung-Moi (55) jusqu’à l’abornement, les habitants de Lung-Deng et Lung-Moi payaient l’impôt aux Chinois. La frontière regagne ensuite le pied des rochers en face du village de Ban-Mong (54) longe le pied de ces rochers et au pied du blockhaus chinois de Pia-Mu, suit la lisière d’un petit bois et coupe le chemin de Hang-Dong-Quan (53) pour atteindre la rivière qu’elle suivra jusqu’à Ly-Ban. Le chemin qui de la borne 53 conduit à Dốc-Khánh (57) à travers de très belles rizières devra être l’objet d’une surveillance constante. (…) A partir de la belle cascade de 50m qui se trouve un peu en aval de la borne 53, le sông Qui-Xuân coule resserré entre des mamelons élevés”. (Đoạn văn này sẽ được dịch ở phần sau)
Câu hỏi đặt ra là: cột mốc 53 nằm ở thượng lưu hay hạ lưu của thác? Theo suy luận của ông Trương Nhân Tuấn thì “cột mốc chỉ có thể ở phía hạ lưu của thác Bản Giốc”. Thế nhưng điều này lại mâu thuẫn với ý kiến của trung úy Détrie vì ông này ghi nhận thác nước “nằm cách một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53” (qui se trouve un peu en aval de la borne 53), nghĩa là “cột mốc nằm nhích một chút về phía thượng lưu của thác nước”.
- Về bản đồ: có một tấm bản đồ tìm được trong một thư khố ở Pháp liên quan đến vùng này (xem ảnh 18). Theo ghi chú của tác giả, đây là bản đồ có tỷ lệ 1/50.000 do Nha địa dư Đông Dương (Service géographique de l’Indochine) thực hiện. Thật ra, nếu so sánh tấm bản đồ này với các bản đồ của miền Nam Việt Nam phát hành trước năm 1975, chúng ta có thể thấy rõ đây không phải là bản đồ tỷ lệ 1/50.000.
Để độc giả dễ phân biệt, tôi đã trích đoạn và phóng to một phần nhỏ của bản đồ và xoay bản đồ cho đúng hướng bắc-nam (ảnh 19). Chúng ta có thể nhận thấy: từ cột mốc 54 (B.54) phía tây-bắc đến cột mốc 53 (B.53, chữ viết tắt của borne 53) phía đông-nam, có một dải đất ven sông nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Điều này giải thích lý do tại sao trước đây người Việt có thể qua lại giữa hai bờ sông một cách dễ dàng. Ngoài ra, còn có một chi tiết khiến chúng ta có thể bác bỏ ý kiến của ông Lê Công Phụng cho rằng “cột mốc nằm trên một cồn giữa suối cách thác vài trăm mét”. Trên tấm bản đồ này, cột mốc 53 (B.53) hoàn toàn nằm trên bờ trái (tả ngạn của sông Quây Sơn), không liên quan gì đến một “cồn” nào đó trên sông Quây Sơn. Tấm bản đồ này cũng cho thấy có một đồn của Trung Quốc (Fort Chinois) nằm trên đỉnh núi.
Nhược điểm của tấm bản đồ này là thiếu các vòng cao độ (contour lines, courbes de niveau) cũng như các tọa độ địa lý cần thiết để xác định một cách chính xác vị trí của cột mốc. Mặt khác, nó cũng không ghi rõ vị trí của Thác Bản Giốc, cho nên rất khó xác định vị trí của cột mốc số 53.
Thật ra, có một tấm bản đồ có thể giúp chúng ta tìm hiểu đường đi của biên giới từ cột mốc 57 cho đến cột mốc 53. Đó là tờ bản đồ địa hình (topographic map) mang tên Trung Khanh Phu, sheet 6354-4 được tìm thấy ở Thư viện của Đại học Texas ở Austin (The University of Texas at Austin).[14] Tờ bản đồ này (ảnh 20) có tỷ lệ 1/50000, do quân đội Hoa Kỳ in vào năm 1965, dựa vào thông tin thu thập được vào năm 1964.
Thật ra, có một tấm bản đồ có thể giúp chúng ta tìm hiểu đường đi của biên giới từ cột mốc 57 cho đến cột mốc 53. Đó là tờ bản đồ địa hình (topographic map) mang tên Trung Khanh Phu, sheet 6354-4 được tìm thấy ở Thư viện của Đại học Texas ở Austin (The University of Texas at Austin).[14] Tờ bản đồ này (ảnh 20) có tỷ lệ 1/50000, do quân đội Hoa Kỳ in vào năm 1965, dựa vào thông tin thu thập được vào năm 1964.
Ảnh 20: Trích bản đồ Trùng Khánh Phủ - sheet 6354-4 (U.S. Army Map Service)
Làm thế nào mà quân đội Hoa Kỳ có được tờ bản đồ này? Căn cứ vào ghi chú trên tờ bản đồ, chúng ta có thế ước đoán bản đồ này được biên soạn dựa trên dữ liệu của Nha Địa dư Đông dương (Service géographique de l’Indochine) trước kia và cả trên những thông tin do chính quân đội Hoa Kỳ thu thập được.
Ngoài ra, còn có một tờ bản đồ mang tên Trùng Khánh, số hiệu 6354-IV do Cục bản đồ thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980, rất giống với tờ bản đồ nói trên. Tờ bản đồ này nằm trong Bộ sưu tập Bản đồ Việt Nam (Vietnam Archive Map Collection) do Đại học Kỹ Thuật Texas (Texas Tech University) sưu tầm và công bố.[15] Tờ bản đồ này được “in lần thứ hai”(1980) dựa theo bản đồ 1/50.000 in năm 1976 đã được “chỉnh lý bổ sung thực địa vào năm 1979”. Chúng ta có thể phỏng đoán tờ bản đồ này được biên soạn dựa vào bản đồ Trung Khanh Phu, sheet 6354-4 của quân đội Hoa Kỳ, vì sau ngày 30-4-1975 quân đội miền Bắc đã tiếp quản toàn bộ kho bản đồ lưu trữ tại Nha Địa dư Quốc gia ở Đà Lạt.
Cần lưu ý là bản đồ này được in lần thứ nhất vào năm 1976 – cùng thời điểm với việc Trung Quốc tấn công cồn Pò Thoong, có lẽ vì thế trên bản đồ có ghi dòng chữ “quốc giới chưa xác định (vẽ sơ lược)”. Để độc giả dễ theo dõi, tôi trích bản đồ Trùng Khánh 6543-IV và phóng lớn thành hai tấm: từ mốc 58 đến mốc 54 (ảnh 21) và từ mốc 54 đến mốc 53 (ảnh 22).
Dựa vào bản đồ, chúng ta có thể thấy rõ đường biên giới từ cột mốc 57 (M. 57) đến cột mốc 55 (M.55) đúng như Détrie mô tả: “Sau cửa Dốc-Khánh, đường biên giới được vạch trong lòng dãy núi đá, để lại cho Bắc Kỳ các thung lũng hẹp ít quan trọng mở ra phía Lung-Piac (Lũng Phiắc). (Đường biên giới) chạy gần hai thung lũng rất khó thâm nhập là Lung-Deng (Lung Den) và Lung-Moi (Lung Noi); băng ngang qua các thung lũng này là những con đường dẫn đến Thin-Thang (T’ien-teng) qua ngõ Ai-Thin-Thap (mốc 56) và Lung-Moi (Lung Noi, mốc 55) đến tận vùng cắm mốc. Người dân của Lung-Deng (Lung Den) và Lung-Moi (Lung Noi) đóng thuế cho người Trung Hoa.”[16]
Détrie viết tiếp: “Tiếp đó, đường biên giới trở lại chân các núi đá trước mặt làng Ban-Mong (Bản Mom, mốc 54), chạy dọc theo chân của các núi đá ấy và dưới chân của đồn Pia-Mu của Trung Hoa, chạy dọc theo bìa của một khu rừng nhỏ và cắt con đường Hang-Dong-Quan (mốc 53) để đi đến dòng sông – dòng sông mà đường biên giới chạy xuôi theo cho đến tận Ly-Ban (Lý Vạn). Con đường đi từ mốc 53 dẫn đến Dốc-Khánh (mốc 57) đi ngang qua những ruộng lúa xinh đẹp sắp đến phải được giám sát thường xuyên. (…) Từ thác nước đẹp cao 50 m - nằm nhích một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53, sông Qui-Xuân[17] chảy thu hẹp lại giữa những ngọn đồi cao.”
Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy rõ con đường đi từ mốc 53 ở phía đông-nam đến mốc 57 ở phía tây-bắc “đi ngang qua những ruộng lúa xinh đẹp”. Con đường này chạy dưới chân các dãy núi đá, men theo các thung lũng, có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng; vì thế Détrie cho rằng “sắp đến cần phải canh phòng thường xuyên”. Chúng ta cũng có thể thấy rõ đường biên giới cắt ngang “con đường Hang-Dong-Quan” (le chemin de Hang-Dong-Quan) tại cột mốc số 53. Sau khi vượt qua biên giới ở mốc 53 gần Thác Bản Giốc, con đường Hang-Dong-Quan chạy men bờ sông (tả ngạn sông Quây Sơn), trên phần đất thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Vào thời kỳ đó (cuối thế kỷ 19) và có thể mãi cho đến năm 1979 (là lúc phát hành tờ bản đồ Trùng Khánh 6354-IV của QĐNDVN), con đường đó chỉ là đường đất hoặc đường mòn.
Có thể nói hai tờ bản đồ 6354-4 mang tên Trùng Khánh Phủ và Trùng Khánh hoàn toàn ăn khớp với những gì trung úy Détrie đã mô tả trong nhật ký. Cả hai tờ bản đồ này cũng cho thấy thác nước“nằm nhích một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53”. Điều đó có nghĩa là cột mốc “nằm nhích một chút về phía thượng lưu của thác”, nhưng không nằm sát bờ sông. Từ cột mốc 53, đường biên giới chạy theo hướng tây bắc-đông nam dựa theo đường rãnh giữa thác nước và ngọn đồi tiếp giáp, cắt một diện tích đất ở phía dưới chân thác cho phía Việt Nam trước khi nhập vào đường trung tuyến của dòng sông (xem ảnh 23).
Như vậy, toàn bộ thác Bản Giốc đều thuộc về Việt Nam, toàn bộ dải đất chạy dài từ dưới chân thác lên đến cột mốc 53, dọc theo chân dãy núi đá cho đến tận cột mốc 54 cũng thuộc phía Việt Nam. Điều này giúp chúng ta lý giải được tại sao toán lính người Việt dưới quyền chỉ huy của một người Pháp lại có thể đi tuần tra từ bên kia sông và quay trở về bờ bên này trong mùa nước cạn. Rõ ràng toán lính này đã tuần tra trên con đường mòn ở phía tả ngạn mà Détrie đã nhắc đến, đi từ phía trên thác để xuống chân thác, lội sông trở về phía hữu ngạn của sông Quây Sơn (xem bưu ảnh số 832 của P. Dieulefils). Cũng nhờ đứng trên mảnh đất này, nhà nhiếp ảnh mới chụp được tấm ảnh về Thác Bản Giốc được đăng trong cuốn sách của nhà địa lý học Lê Bá Thảo (ấn bản năm 1977). Ngày nay, chúng ta không thể đứng trên lãnh thổ Việt Nam để chụp được một tấm ảnh tương tự, bởi vì dải đất này đã bị cắt cho phía Trung Quốc.
Mặt khác, đường biên giới từ mốc 54 đến mốc 53 chạy dọc theo chân của dãy núi đá vôi. Với địa thế hiểm trở như ở vùng này (xem ảnh 24), cho dù phía Trung Quốc có thể đóng đồn ở trên núi cao (trong bản đồ của Hoa Kỳ ghi chữ fort, trong bản đồ của Việt Nam in chữ đồn), quân đội của họ cũng không thể xâm nhập vào các thung lũng bên dưới. Thế nhưng, tình hình hoàn toàn sẽ đổi khác nếu phía Trung Quốc đặt được một đầu cầu xuống vùng thung lũng bên dưới. Đầu cầu đó giúp họ có thể tấn công bất cứ điểm nào ở những thung lũng dọc sông Quây Sơn, với sự yểm trợ của pháo binh đặt trên những điểm cao. Điều đó giải thích được nguyên do tại sao phía Trung Quốc từ lâu đã có âm mưu chiếm cồn Pò Thoong, một cồn có diện tích khoảng 2,6 hec-ta nằm ngay phía trên thác.
5. Trung Quốc xâm chiếm Thác Bản Giốc như thế nào?
Dựa theo những tin tức do Đảng cộng sản Việt Nam công bố qua nhiều thời kỳ, chúng ta có thể tóm tắt quá trình xâm chiếm Thác Bản Giốc của phía Trung Quốc như sau:
Bước 1: Sửa bản đồ:
“Năm 1955-56, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong.”[18]
Đó là một đoạn được trích từ bản “bị vong lục” (hay còn gọi là giác thư, mémorandum) do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào năm 1979. Điều chưa được làm rõ là Trung Quốc đã “sửa ký hiệu” như thế nào? Cho đến nay đã trải qua hơn 30 năm, tài liệu này vẫn còn nằm trong vòng bí mật.
Việc bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1/100.000 bị Trung Quốc sửa chữa với ý đồ không tốt chính là lý do khiến cho phía Việt Nam lâu nay không dám công bố bản đồ của mình, hầu hết các bản đồ được công bố đều là bản đồ của Trung Quốc. Hơn thế nữa, vẫn còn một câu hỏi chưa được trả lời: phía Việt Nam đã biết được hành vi “sửa bản đồ” này vào thời điểm nào và tại sao mãi đến năm 1979 mới công bố?
Bước 2: Thực hành việc lấn chiếm:
Năm 1976, Trung Quốc bắt đầu tiến hành kế hoạch lấn chiếm mà họ đã chuẩn bị từ giữa thập niên 1950. Theo lời tố cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, “phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.”
Việc Trung Quốc chiếm cồn Pò Thoong 20 năm sau khi đã “sửa bản đồ” cho thấy kế hoạch xâm chiếm Thác Bản Giốc được chuẩn bị từ trước chứ không phải là hành động ngẫu nhiên.
Bước 3: Dời cột mốc 53:
Để tăng cường thêm bằng chứng cho “hồ sơ pháp lý” nhằm hợp pháp hóa việc lấn chiếm, nhà cầm quyền Trung Quốc đã dời cột mốc số 53 từ vị trí như ta đã thấy trên bản đồ đến một vị trí khác xa hơn về phía thượng lưu nhằm “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong”, đúng như kế hoạch đã hoạch định từ giữa thập niên 1950. “Cột mốc biết đi” này chính là căn cứ để“hai bên đàm phán” xác định cột mốc mới 835 như chúng ta đã thấy ở phần trên, bởi vì hai cột mốc 53 cũ và 835 mới nằm sát cạnh nhau.
Thử so sánh bản đồ về đường biên giới mới và các cột mốc mới tại vùng này (ảnh 25) với bản đồ“Trùng Khánh 6354-IV” năm 1979 do Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980.[19] Mặc dù địa hình của cồn Pò Thoong và khu vực lân cận cũng như vùng đất phía tả ngạn ở hạ lưu của Thác Bản Giốc đã bị phía Trung Quốc làm biến đổi khá nhiều nhằm che giấu việc chiếm đất, chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hai đường biên giới mới và cũ. Cột mốc số 53 đã bị dời về phía tây-nam để tạo ra cột mốc mới 835 đối diện với cồn Pò Thoong. Vì thế, đường biên giới đáng lẽ chỉ trùng với trung tuyến của dòng sông ở hạ lưu thác lại đi ngang cồn Pò Thoong ở phía thượng lưu và sau đó chia cắt một nửa phần thác chính cho phía Trung Quốc.
Hơn thế nữa, về phía tây-bắc của Thác Bản Giốc, ở gần Bản Mom, cột mốc mới 831 cũng xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam một cách hết sức rõ ràng. Việc thay đổi cột mốc này giúp cho phía Trung Quốc chiếm gọn cao điểm 787 (Yao Tan Shan) trong khi đường biên giới cũ chia đôi ngọn núi này, mỗi bên một nửa.
Tóm lại, cột mốc 53 cũ không nằm đúng vị trí của nó, và việc dời cột mốc chỉ nhằm để hợp lý hóa cho việc chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc. Thế nhưng ông Lê Công Phụng lại hết sức nhiệt tình che đậy sự vi phạm trắng trợn này của “nước bạn” bằng cách khẳng định rằng “Cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời nhà Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta.” Để củng cố cho lập luận của mình, ông ta còn biện bạch: “Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lý Thanh - Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả.” Không rõ “người dân địa phương” nào lại dám khẳng định cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi?
Cũng theo lời ông Lê Công Phụng: “Cuối cùng, lãnh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đòi hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được.” Vì không có một nhân vật cấp cao nào trong Đảng đính chính lại lời phát biểu này, chúng ta có thể hiểu đây chính là quan điểm chung của các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam chứ không phải là ý kiến riêng của một cá nhân nào.[20]
Có một điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cố tình tránh né: đó là ý nghĩa của cồn Pò Thoong và bờ bắc của sông Quây Sơn xét về mặt quốc phòng. Không cần phải là chuyên gia về quân sự, chúng ta có thể thấy rõ: với việc lấn chiếm 3 phần 4 cồn Pò Thoong và toàn bộ phần đất ở tả ngạn - từ thượng lưu cho đến hạ lưu Thác Bản Giốc, phía Trung Quốc chẳng những có được lợi thế từ trên cao mà còn có được một đầu cầu ngay phía trên thác (cồn Pò Thoong) để khi cần, có thể làm bàn đạp đưa quân từ phía hạ lưu nhằm tấn công vào bất cứ điểm nào trong vùng thung lũng dọc sông Quây Sơn (xem ảnh 28). Đó là chưa kể đến việc lấn chiếm cao điểm Yao Tan Shan (cao độ 787m) giúp cho phía Trung Quốc có được một vị trí để có thể dùng pháo binh khống chế vùng thung lũng này từ phía tây-bắc.
Bước 4: Hợp pháp hóa hành vi lấn chiếm:
Như trên đã dẫn chứng, trong thực tế quân Trung Quốc đã chiếm đóng cồn Pò Thoong kể từ năm 1976. Vì vậy việc đàm phán suy cho cùng chỉ xoay quanh vấn đề: Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng toàn bộ cồn Pò Thoong hay trả lại chút ít cho phía Việt Nam?
Tương tự như trường hợp ở Ải Nam Quan, nơi đây họ đã trả lại một phần: thay vì lấy tất cả cồn Pò Thoong, họ trả lại cho Việt Nam 1 phần 4; thay vì lấy “phần lớn” thác chính thì lấy một nửa thác chính. Các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo xem ra có phần khôn ngoan hơn cha ông của họ: làm ra vẻ nhún nhường, nhân nhượng để có tiếng là “ôn hòa”, nhưng vẫn thực hiện được mục đích “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong”.
Đường biên giới mới được hoạch định theo thế có lợi cho phía Trung Quốc đã được hiện đại hóa bằng một loạt các cột mốc dày đặc, được định vị bằng các kỹ thuật hiện đại. Điều này sẽ khiến cho các thế hệ người Việt Nam trong tương lai gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc đòi lại các phần đất đã bị chiếm đóng – nhất là khi “ván đã đóng thuyền” bởi hiệp ước 1999.
Cùng với Ải Nam Quan, trường hợp của Thác Bản Giốc cho thấy trong việc đàm phán về biên giới, phía Việt Nam đã nhượng bộ cho phía Trung Quốc đến mức cao nhất, phá bỏ hoàn toàn các nguyên tắc mà Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra trước đó trong bản bị vong lục năm 1979.
Bước 5: Thác Bản Giốc biến thành Thác Đức Thiên:
Ảnh 29: Thác nước Bản Giốc riêng của Việt Nam nay đã trở thành “Thác lớn xuyên - quốc gia Đức Thiên” (Đức Thiên khóa quốc đại bộc bố). Sự mất mát này là do ai?
Không rõ khi vạch kế hoạch chiếm một phần Thác Bản Giốc, các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai có nhắm đến mục tiêu kinh tế - du lịch hay không? Nhưng vào đầu thế kỷ 21, vài thập niên sau khi tiến hành đường lối cải cách do Đặng Tiểu Bình vạch ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương nhiên phải nghĩ ngay đến việc kinh doanh du lịch để góp phần phát triển kinh tế cho Tỉnh Quảng Tây, một vùng đất kinh tế còn kém phát triển[21] nhưng lại là địa bàn chủ yếu của dân tộc Choang – dân tộc thiểu số đông nhất ở Trung Quốc hiện nay.[22]
Ngay sau khi ký hiệp định 1999, phía Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch đưa Thác Bản Giốc vào khai thác du lịch chứ không chờ giải quyết trọn vẹn việc cắm mốc ở vùng này. Ngay từ năm 2003, họ đã bắt đầu xây dựng các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng như khách sạn, nhà nghỉ, thuỷ đình, nhà nổi, … bên bờ Bắc.
Mặt khác, để cắt đứt mối quan hệ xa xưa, xóa dấu vết của cuộc xâm chiếm bẩn thỉu, nhằm tô son trát phấn cho một lịch sử mới chỉ gồm toàn những yếu tố “hữu nghị, anh em”, họ đặt cho thác nước một cái tên mới: 德天 (Detian, Đức Thiên). Ngày nay, chỉ cần lên mạng Internet, dùng một công cụ tìm kiếm nào đó như Google hay Yahoo, chúng ta có thể thấy vô số bài viết của các du khách nước ngoài về “Detian Falls” hay “Detian Waterfall” (Thác Đức Thiên), được coi là thác nước biên giới lớn thứ tư trên thế giới sau các thác nước Iguazu (Argentina-Brazil), Victoria (Zambia-Zimbabwe) và Niagara (Hoa Kỳ-Canada), và là thác nước xuyên quốc gia lớn thứ nhất ở châu Á.[23]
Khi đặt tên mới cho Thác Bản Giốc, vẽ lại đường biên giới mới tại vùng này, các nhà lãnh đạo của Trung Hoa cộng sản hy vọng sẽ xóa sạch các vết tích đường biên giới cũ, để vài mươi năm nữa, các thế hệ trẻ người Việt cũng như người Hoa không còn nhớ gì đến quá trình xâm lược của một cường quốc chuyên thi hành chính sách đạo tặc đối với các quốc gia lân bang – nhất là các quốc gia nhỏ bé mà ngày xưa các hoàng đế Trung Hoa vẫn thường coi là “phiên thuộc”.
Thay lời kết:
Mặc dù sự thật đã dần dần được bộc lộ theo thời gian, nhưng câu chuyện về Thác Bản Giốc chưa hẳn đã đến hồi kết thúc. Vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ, nhiều câu hỏi cần được giải đáp:
1) Trước hết, về căn cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền của nước ta đối với Thác Bản Giốc, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng có trong tay ít nhất là 4 hồ sơ: [1] Tài liệu về việc Trung Quốc “sửa bản đồ” vào năm 1955-56 để âm mưu chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc, [2] Tài liệu về việc xây dựng trạm thủy văn trên cồn Pò Thoong vào thập niên 1960, [3] Tài liệu về việc Trung Quốc lấn chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và [4] Hai tờ bản đồ Trùng Khánh số hiệu 6354-IV do Quân đội Nhân dân Việt Nam in vào những năm 1976 và 1980.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi: tại sao các nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng đã bỏ qua, không sử dụng những tài liệu này trong đàm phán?
2) Việc Trung Quốc chiếm cồn Pò Thoong và Thác Bản Giốc không phải là hành động ngẫu nhiên, cũng không phải là chủ trương của một cá nhân hay một phe phái nào trong Đảng cộng sản Trung Quốc. Kế hoạch này đã được chuẩn bị ngay từ những năm 1955-56, nghĩa là vào lúc quan hệ Việt-Trung được coi là “hữu hảo”, và được thực hiện từng bước qua từng giai đoạn như đã trình bày ở phần trên. Điều này cho thấy đây là chủ trương chung của Đảng cộng sản Trung Quốc qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ lãnh đạo.
Nhưng Thác Bản Giốc không phải là trường hợp duy nhất. Căn cứ vào bản sơ đồ in ở trang 8 cuốn bị vong lục (giác thư) năm 1979, chúng ta được biết Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan chỉ là 2 trong số 12 trường hợp lấn chiếm điển hình. Nếu tính tất cả các vi phạm lớn nhỏ, tính từ 1949 đến 1979 phía Trung Quốc (tức Trung Hoa cộng sản) đã lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở 90 điểm trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung.[24] Như vậy không thể nói là quan hệ Việt-Trung chỉ xấu đi trong giai đoạn 1979-1989. Ngay từ giữa thập niên 1950, nghĩa là giữa lúc tình cảm cộng sản Việt-Trung còn nồng thắm, đã bắt đầu hình thành những mầm mống xấu, những âm mưu đen tối. Tương tự như thế, trong vấn đề lãnh hải, ngay khi công bố “hải phận 12 hải lý” vào năm 1958, Đảng cộng sản Trung Quốc đã nuôi dưỡng những mưu đồ quỷ quyệt. Ngay tại điều 4 của Bản tuyên bố, họ đã ghi rõ “Tây Sa” (tức Hoàng Sa) và “Nam Sa” (tức Trường Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đó chính là sự chuẩn bị cho việc hải quân Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và chiếm đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1988.
Vấn đề đặt ra là: trước một chính sách xâm lược nhất quán như thế, tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thừa nhận quan hệ “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và tinh thần “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt), coi đó như những nguyên tắc căn bản chi phối toàn bộ đường lối ngoại giao giữa hai quốc gia?
Có thể nói khi chấp nhận một chính sách đối ngoại như thế, Đảng cộng sản Việt Nam đã đặt quyền lợi của Đảng cao hơn quyền lợi của Tổ quốc, đã hy sinh quyền lợi của quốc gia – dân tộc để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Thử hỏi: với tình hình thực tế đó, làm sao nhân dân có thể tiếp tục tin tưởng vào “sự lãnh đạo của Đảng” trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông – nơi mà hàng ngày hàng giờ các thế lực dân tộc chủ nghĩa của Trung Hoa cộng sản đang lăm le tiếp tục thực hiện kế hoạch xâm lược mà họ đã chuẩn bị công phu từ hơn nửa thế kỷ?
3) Quá trình xâm lấn đường biên giới Việt-Trung đã diễn ra từ rất lâu, nhưng mãi đến ngày 15.3.1979, nghĩa là gần một tháng sau khi Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, người dân mới biết được phần nào sự thật thông qua bản “bị vong lục” do Bộ Ngoại giao công bố. Từ thời điểm đó cho đến nay, ngoài những chi tiết được công bố trong cuốn sách, nhân dân không được biết thêm điều gì khác. Không có công trình nghiên cứu mang tính độc lập nào để người dân có thể có thể so sánh, đối chiếu.
Thật ra, có một số công trình nghiên cứu có thể giúp người dân tìm hiểu vấn đề, nhưng những công trình này thường bị xếp vào ngăn kéo, không được công bố rộng rãi. Vào năm 1996, khi cộng tác với nhà xuất bản Thuận Hóa để tái bản cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của học giả Đào Duy Anh, Viện Sử học đã viết trong Lời dẫn như sau: “Năm 1975 tác giả có bổ sung và sửa chữa bản in lần thứ nhất, với ý định tái bản ở miền Nam. Sau khi xem lại tác giả đã bỏ chương nói về biên giới Việt Nam qua các đời vì thấy tài liệu chưa được đầy đủ. (…) Trong lần tái bản này, chúng tôi đã thực hiện theo di cảo của tác giả lưu lại sau khi qua đời.” (sđd, tr. 15). Việc lược bỏ chương về biên giới ấy là ý muốn thật của tác giả hay vì một áp lực nào khác? Đối chiếu với “sự quên lãng” được dành cho những trận chiến đẫm máu trong suốt thập niên 1980 như trận chiến tại dải đồi Núi Đất (Lão Sơn) ở Hà Giang năm 1984, cuộc xâm chiếm đảo Đá Gạc-Ma ở Trường Sa năm 1988, v.v… chúng ta có quyền hoài nghi tính chất tự nguyện của việc lược bỏ này.
Mãi cho đến ngày nay, hơn một thập niên sau ngày “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa” được ký kết (30-12-1999), thông tin về đường biên giới Việt-Trung vẫn là cái gì rất mờ mịt. Mặc dù người dân có thể truy cập vào Internet để xem hình ảnh vệ tinh của khu vực giáp giới giữa hai quốc gia, nhưng vẫn không thể nào xác định được đường biên giới mới một cách chính xác. Ngay cả khi truy cập vào Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ hay trang mạng của Ủy ban Biên giới Quốc gia, người ta cũng chỉ có thể tìm ra một thứ “bản đồ” mù mờ và kém chính xác như tấm “sơ đồ” xã Đàm Thủy đăng kèm theo đây (ảnh 31).[25]
Trong khi nhiều vị trí hiểm yếu ở vùng biên giới Việt-Trung đã trở thành “chợ trời biên giới” (vd: cửa khẩu Tân Thanh), trong khi hai bên đang tích cực thúc đẩy sự ra đời của các “khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới” thì bản đồ chi tiết về vùng biên giới Việt-Trung vẫn còn là “bí mật quốc gia”, thông tin về vùng này vẫn là thông tin một chiều, mù mờ và không có giá trị khoa học. Người ta có cảm tưởng các cấp có thẩm quyền vẫn tìm cách che giấu, không muốn cho người dân hiểu biết rõ ràng, cụ thể về tình hình đường biên giới mới. Việc vội vã nhổ bỏ các cột mốc cũ để đưa vào “viện bảo tàng” lại càng làm tăng thêm sự nghi ngờ đó.
Câu hỏi đặt ra là: trong tình trạng bưng bít, che giấu thông tin như thế, giới trí thức – nhất là các nhà khoa học nhân văn, phải làm gì để có thể bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền quốc gia? Trông chờ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam thành tâm thiện ý “nhìn thẳng vào sự thật” để thực hiện một đường lối cởi mở hơn? Tha thiết “cầu xin” nhà cầm quyền gia ân ban phát một “không gian tự do có giới hạn” để trí thức có thể góp ý hay phản biện? Hay trí thức phải noi gương cụ Phan Châu Trinh và các sĩ phu của Phong trào Duy Tân hồi đầu thế kỷ trước bằng cách tự mình vạch đường đi, nghĩa là mạnh dạn đảm nhận vai trò tiên phong trong công cuộc nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí bằng cách phá vỡ ách nô lệ tinh thần đã bao trùm đời sống tinh thần của cả nước ta từ gần nửa thế kỷ nay?
Có một bài học mà chúng ta có thể rút ra từ lịch sử: tự do có được bằng sự gia ân chỉ có thể là một thứ tự do bị kiểm soát, chân lý có được bằng sự thỏa hiệp chỉ là chân lý nửa vời hay một nửa của sự thật. Mà trong lĩnh vực khoa học thì tự do bị khống chế hay một nửa – sự thật chỉ có thể đem lại một thứ khoa học giả hiệu, một thứ khoa học hào nhoáng nhưng phù phiếm với những huy chương và phẩm hàm tuy bề ngoài rất “hoành tráng” và hấp dẫn, nhưng không thể trường tồn qua thời gian và hoàn toàn vô nghĩa nếu xét trên bình diện lợi ích của toàn dân tộc. Bài học của học thuyết Lysenko (Lysenkoism) đã từng ngự trị trong ngành sinh học Liên Xô từ cuối thập niên 1920 cho đến tận năm 1964 trước khi bị vứt vào thùng rác của lịch sử, là một ví dụ cực kỳ sinh động của thứ khoa học thừa nhận sự lãnh đạo của một đảng chính trị trong một chế độ độc tài toàn trị.
Đà Lạt, mùa xuân năm Nhâm Thìn, 9-2-2012
Mai Thái Lĩnh
________________________________________
________________________________________
Chú giải:
[13] Trương Nhân Tuấn, “Tìm hiểu chủ quyền thác Bản Giốc”, 01-11-2011
[14] Trung Khanh Phu (topographic) Sheet 6354-4, 1:50,000 U.S. Army Map Service 1964 (10.1MB) [GeoPDF]:
http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/trung_khanh_phu-6354-4.pdf
http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/trung_khanh_phu-6354-4.pdf
[15] AMS 1:50000 Maps in Vietnam Archive Map Collection:
http://www.vietnam.ttu.edu/resources/maps/maps1-50000.pdf
http://www.vietnam.ttu.edu/resources/maps/maps1-50000.pdf
[16] Những địa danh in nghiêng là địa danh ghi trên bản đồ.
[17] Do không có trong tay bản sao nhật ký của Détrie cho nên đoạn văn này hoàn toàn dựa vào nguyên văn do ông Trương Nhân Tuấn công bố. Trong bản văn này, dòng sông Quây Sơn được ghi là Qui-Xuan chứ không phải là Qui-Thuan như trong cuốn sách của Thiếu tá Famin. Nếu quả thật Détrie ghi là Qui-Xuan thì tên sông này đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 chứ không phải chỉ mới xuất hiện gần đây.
[18] Vấn đề biên giới..., sđd, tr. 14.
[19] Tấm bản đồ về đường biên giới mới đã được công bố trong bài viết của nhà văn Trần Nhương nhan đề “Bên cột mốc biên giới Bản Giốc”, Blog Trần Nhương 1-11-2011
[20] Ông Lê Công Phụng sau khi hoàn thành sứ mạng “đàm phán” đã được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ một thời gian trước khi về hưu.
[21] Theo thống kê năm 2010, mặc dù tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Quảng Tây xếp thứ 18, nhưng nếu tính GDP trên đầu người, thì Quảng Tây đứng thứ 27 trong tổng số 31 thành phố, tỉnh và khu tự trị, chỉ đứng trên Tây Tạng, Cam Túc, Vân Nam và Quý Châu.
[22] Người Choang (壯, âm Hán-Việt đọc là Tráng) là dân tộc thiểu số đông nhất Trung Quốc với dân số 18 triệu. Người Choang có cùng nguồn gốc với người Tày và người Nùng ở Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Quảng Tây. Tên gọi chính thức của tỉnh Quảng Tây là Khu tự trị dân tộc Choang (Guangxi Zhuang Autonomous Region).
[23] Trong các trang quảng cáo du lịch của Trung Quốc, chiều cao của thác nước được ghi là 60m, thậm chí 70m, trong khi những người Pháp đầu tiên viết về thác nước chỉ phỏng đoán đến mức 40-50m, và các sách địa lý của nước ta xác định con số 34m.
[24] Vấn đề biên giới...., sđd, tr.8.
[25] Bản đồ này là bản đồ được cung cấp bởi địa chỉ www.gis.chinhphu.vn
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Bảy, 11/02/2012
|
Bạn đánh giá bài viết này thế nào?
|
- 6753 lượt đọc
- bản in
- 0 cảm ơn
-------------
Delimitation of the Boundary between China and Tonkin
Mr. Ernest Constans, Deputy, former Minister of the Interior and Worship,
Commissioner of the Government, and special envoy of the French Republic, and His Highness Prince King, prince of the second rank, President of the Tsoung-li Yamen[1], assisted by His Excellency Souen-Yu Quen, member of the Tsoung-li Yamen, and First Vice President of the Ministry of Public Works;
Acting in the name of their respective Governments,
Have decided to record herein the following provisions for the official delimitation of the aforesaid boundary:
1. The reports, maps, and annexes prepared and signed by the French and
Chinese representatives have been approved.
2. The points on which the two commissions had been unable to reach
agreement and the amendments referred to Article 3(2) of the treaty of June 9, 1885 have been decided as follows:
At Kouang-Tong the disputed points located east and northwest of Monkai,
beyond the boundary determined by the delimitation commission, are awarded to China. The islands east of the Paris meridian 105°43’ east longitude, that is, of the north-south line that passes through the eastern point of the island of Tch’a Kou or Ouan-chan (Tra-co) and forms the boundary, are also awarded to China. The Gotho and other islands located west of this meridian belong to Annam.
Chinese guilty of or charged with crimes or offenses who seek refuge in the
islands shall, in accordance with the provisions of Article 17 of the Treaty of April 25,1886, be sought, arrested, and extradited by the French authorities.
On the Yunnan boundary the line of demarcation run as follows:
From Keou-teou-tchai (Cao-dao-trai) on the left bank of the Siao-tou-tcheou-ho (Tien-do-chu-ha), point M on the map of the second section, the line of demarcation runs for 50 lis (20 kilometers) directly west-east, leaving to China the localities Tsuikiang-choo or Tsui-y-cho (Tu-nghia-xa), Tsui-me-cho (Tu-mi-xa), Kiang-fei-cho or Y-feicho (Nghia-fi-xa), which are north of that line, and to Annam the locality Yeou-p’ong-cho (Hu-bang-xa), which is south of that line, up to the points marked P and Q on the attached map where the line crosses the two branches of the second right-hand tributary of the Hei-ho (Hac-ha) or the Tou-tcheou-ho (Do-chu-ha). From point Q the line proceeds southeast for about 15 lis (6 kilometers) to point R, leaving to China the territory of Nan-tan (Nam-don) north of point R. From point R the line runs northeast to point S, following the direction taken on the map by the line R-S, the course of the Nanteng-ho (Nam-dang-ha) and the territories of Man-mei (Man-mi), Meng-tong-changts’oun (Muang-dong-troung-thon), Mong-toung-chan (Muong-dong-son), Meng-toungtchoung-ts’oun (Muong-dong-troung-thon), and Meng-toung-chia-ts’ou (muong-dongha-thon) remaining as part of Annam.
From point S (Meng-toung-chia-ts’oun or Mung-dong-ha-thon) the boundary
follows the middle of the Ts’ing-chouei-ho (Than thuy ha) to its confluence with the Clear River at T.
From point T the boundary follows the middle of the Clear River to point X at
Tch’ouan’teou (Thuyen dan).
From point X it runs north to point Y and passes through Paiche-yai (Bach-thachgiai) and Lao-ai-K’an (Lao-hai-kan), leaving the eastern half of those two localities to Annam and the western half to China.
From point Y, the boundary runs north along the right bank of the small left-hand tributary of the Clear River, converging with the river between Pien-pao-kia (Dien-baokha) and Pei-pao (Bac-bao) and continuing thence to Kao-ma-pai (Cao-ma-bach), point Z, where it connects with the line of the third section.
From Long-po-tchai (fifth section) the common boundary between Yunnan and Annam follows the course of the Long-po-ho to its confluence with the Ts’ing-choueiho, marked A on the map. From point A it moves in the general northeast-southwest direction to the point marked B on the map, where the Mien-chouei-ouan flows into the Sai-kiang-ho, leaving the course of the Ts’ing-chouei-ho on the Chinese side of the boundary.
From point B the boundary runs east-west to point C where it meets the Teng-tiaotchiang below Ta-chou-tchio. Everything south of this line belongs to Annam and everything north of this line belongs to China.
From point C the bondary moves south following the middle of the Teng-tiao-
Tchiang River to its confluence at point D with the Tsin-tse-ho.
The line then follows the Tsin-tse-ho for approximately 30 lis and continues in an east-west direction to point D [sic] where it meets the small stream that empties into the Black River (Hei-tciang or Hac-giang) east of the Meng-pang trough. The middle of this stream serves as the boundary from point E to point F.
From point F the middle of the Black River serves as the west boundary.
The local Chinese authorities and the agent appointed by the Resident General of the French Republic at Annam and Tonkin will be instructed to mark the boundaries in accordance with the maps drawn and signed by the Commission of Delimitation and with the boundary line described above.
Attached hereto are three maps in two copies signed and sealed by both parties.
On the maps the new boundary is drawn in red and indicated on the maps of Yunnan with the letters of the French alphabet and the Chinese cyclic characters.
Constans
(Seal of the Legation of France at Peking)
(Signature and seal of the Chinese plenipotentiary)
No. 38 - 29 October 1964 CHINA–VIETNAM BOUNDARY
http://www.law.fsu.edu/library/collection/LimitsinSeas/IBS038.pdf )
------------------
(Tài liệu tiếng Anh và Pháp)
(L.S.) (SIGNED) SI TCHEN.
(L.S.) (Signed) Li Hong-Chang.
(L.S.) (SIGNED) TENG TCHENG SIEOU.
By the President of the Republic: The President of the Council, Foreign Minister,
(SIGNED) C. DE FREYCINET.
(L.S.) (Signé) SI TCHEN.
(L.S.) (Signé) LI HONG-CHANG.
(L.S.) (Signé) TENG TCHENG SIEOU.
Chúng ta đã biết theo Lin Yi Ji, từ khoảng cuối thế-kỷ thứ 5 đã có nhiều thương-thuyền đi dọc bờ biển của nước Chàm1, Biển-Ðông vì thế đã có nhiều thuyền-bè qua lại. Nhưng nếu ta tìm trong những sử-liệu của Chàm, của những thương-buôn Trung-Hoa, của Việt-Nam hay của thương-buôn các nước Tây-Phương, từ thế-kỷ thứ 18, thì dường như đã không ghi lại một chi-tiết nào liên-quan đến khái-niệm chủ-quyền về biển ở Biển-Ðông. Người ta cũng không tìm thấy qua các bản-đồ của Ả-Rập, Bồ-Ðào-Nha hay Hòa-Lan2 hay trong những nhật-ký hải-hành, bất-kỳ một hình-thức công-bố về chủ-quyền của một nước nào về Biển Ðông, là vùng biển bao-bọc nơi đây. Nếu việc công-bố chủ-quyền vùng biển này đã có thể xãy ra thì trong các quyển nhật-ký hải-trình của các tàu-bè qua lại nơi đây đã không thể không ghi lại, đặc-biệt tại vùng cận bờ của Chàm và Việt-Nam, bởi vì cho đến cuối thế-kỷ thứ 17, tất cả tàu-bè đi từ Poulo Condor cho đến Quảng-Ðông (Canton) đều đi theo chung một hải-trình: đi dọc theo bờ biển của hai nước nầy cho đến khoảng vĩ-tuyến thứ 15, mà không bao giờ mạo-hiểm đi ra ngoài biển khơi, vì họ tin-tưởng rằng ở ngoài khơi cách bờ khoảng 200 dặm có một vùng rộng lớn có đá ngầm nguy-hiểm.
Việc nầy cho thấy rằng từ thời-kỳ xa-xưa cho đến góc tư cuối của thế-kỷ thứ 19, giới-hạn lãnh-thổ của các xứ trong vùng tiếp-giáp vùng cực Tây của Biển-Ðông, thì có lẽ ngừng lại ở đường cận-duyên dọc theo bờ biển hay cận các hải-đảo. Nhưng, từ cuối thế-kỷ thứ 18, thì người ta thấy rằng triều-đình Việt-Nam đã phản-đối việc nhiều nhóm thuyền-bè của Trung-Hoa cặp bến ở các vùng bờ biển Việt-Nam, thí-dụ như vào năm 1832 vua Minh-Mạng đã từ-chối sự đề-nghị của chính-quyền Quảng-Ðông cho phép chiến-thuyền của Trung-Hoa vào dẹp bọn cướp biển Tàu đóng sào-huyệt trên các vùng biển Việt-Nam và vào năm 1833 nhà vua cũng ra lệnh cho một nhóm thuyền đánh cá Trung-Hoa phải rời khỏi vùng Vân-Ðồng. Một số các tác-giả vì thế cho rằng những nhà cầm-quyền thời đó đã có một khái-niệm rõ-rệt về một lãnh-hải3. Tuy-nhiên không có tài-liệu nào trong sử-sánh cho phép đặt giả-thuyết như vậy, nhưng những sử-gia trên vẫn giữ-nguyên quan-điểm về sự hiện-hữu của một khái-niệm về lãnh-hải vào cuối thế-kỷ thứ 18. Những người nầy dựa lên sự việc dân đánh cá Trung-Hoa bị phạm-tội đối với triều-đình Việt-Nam vì thuyền-bè của họ đã đi vào vùng cận bờ của Việt-Nam. Nhưng dường như, lo-ngại về sự phát-triển của vấn-đề di-dân hơn là về việc vi-phạm lãnh-hải, mà triều-đình Huế đã nảy-sinh ra khuynh-hướng chính-trị chống lại thuyền-bè của dân Trung-Hoa.
Nhưng cho dầu thế nào thì quan-niệm hiện nay của Việt-Nam về một biên-giới trên biển thì có nguồn-gốc mới đây, vì nó chỉ bắt đầu từ thời-kỳ Pháp-thuộc, nguyên-thủy đến từ nước ngoài, bởi vì nó bắt nguồn từ tập-quán luật-lệ của Tây-Phương.
Vừa khi đặt chân tại Việt-Nam thì người Pháp đã lo-lắng về sự phân-định biên-giới trên biển giữa thuộc-địa mới của họ với Trung-Hoa. Bởi vì trong vịnh Bắc-Việt, rải-rác có rất nhiều đảo dùng làm sào-huyệt cho bọn cướp4. Bọn nầy không những chỉ tấn-công và cướp bóc các tàu buôn ở ngoài biển khơi mà chúng còn mở ra các cuộc đánh phá trên bờ. Bởi thế, mong muốn cho thuộc-địa mới của họ tránh xa bọn cướp nầy mà sự đông-đảo của chúng đem lại từ sự hỗn-loạn thời đó đã làm khủng-hoảng nuớc Trung-Hoa, Pháp-quốc muốn xác-định nhanh-chóng giới-hạn lãnh-hải của Việt-Nam và Trung-Hoa ở vịnh Bắc-Việt. Vấn-đề nầy được nhập chung vào với công-việc thương-thảo về biên-giới giữa hai bên Pháp và Trung-Hoa, cuối cùng đuợc cụ-thể hóa vào ngày 26 tháng 6 năm 1887 qua việc ký-kết một công-ước, được biết qua tên Công-Ước Constans, mà qua điều 2 của nó, đường kinh-tuyến 105° 45’ kinh-độ Ðông so với kinh-độ Paris, có nghĩa là đường kinh-tuyến 108° 03’ 18’’ kinh-độ Ðông Geenwich, là đường biên-giới trong vịnh Bắc-Việt.
Nhưng chỉ rất lâu sau nầy Pháp-Quốc mới áp-dụng tại Ðông-Dương khái-niệm về lãnh-hải. Thật vậy, tới năm 1926 lãnh-hải ở Ðông-Dương mới được phân-định, trước tiên là 3 hải-lý cách bờ, phù-hợp theo luật-lệ thời đó. Ðến năm 1936 lãnh-hải được tính là 10 hải-lý, bắt đầu từ đường cơ-bản cận bờ.
Ở miền Nam, sau khi thiết-lập nền thuộc-địa tại Nam-Kỳ và nền bảo-hộ tại Cam-Bốt, nước Pháp đã rất chậm-trễ trong việc phân-định biên-giới trên biển giữa Việt-Nam và Cam-Bốt. Nắm cả hai xứ, nước Pháp đương-nhiên thấy không khẩn-cấp như là Việt-Nam hay Cam-Bốt vì hai bên cùng dành chủ-quyền một nhóm đảo nhỏ cận bờ và đảo Phú-Quốc. Những đảo nầy thì ở trong vùng nối dài của biên-giới trên bộ. Hơn nữa, phủ Toàn-Quyền thấy không có lợi để giải-quyết việc nầy, nó có thể sẽ gây bất-mãn cho quốc-vương Khmer, nước nầy dựa lên lịch-sử để dành chủ-quyền, hay gây sự phản-đối của cư-dân Việt-Nam đang sinh-sống trên đó. Sau cùng, vấn-đề hành-chánh thúc-đẩy, ngày 31 tháng 1 năm 1939, Toàn-Quyền Brévié xác-định đường phân-định chia khu-vực biển giữa hai xứ thuộc-địa Cam-Bốt và bảo-hộ Nam-Kỳ như sau: “một đường thẳng góc với đường bờ biển tạo thành một góc 140 Grade với đường vĩ-tuyến Bắc... đường phân-dịnh được xác-định như trên đi vòng qua phía Bắc đảo Phú-Quốc, cách những điểm cực Bắc của đảo nầy 3 Km”. Nhưng qua thông-tri nầy ông Brévié cũng đã thận-trọng chính-thức ghi thêm rằng đường nầy chỉ sử-dụng cho “hành-chánh và cảnh-sát” và nó không dùng để phân-định giữa xứ thuộc-địa Nam-Kỳ và xứ bảo-hộ Cam-Bốt. Những vấn-đề lãnh-thổ thuộc về xứ nào của các đảo phía trên và phía dưới đường nầy thì vẫn để nguyên-trạng. Ðiều nầy có nghĩa sâu xa là đường nầy không phải là đường phân-định lãnh-hải giữa Việt-Nam và Kam-Pu-Chia.
Tình-trạng nầy giữ nguyên như thế cho đến khi Việt-Nam dành lại được độc-lập. Trong thời-kỳ chia đôi đất nước, nếu phe Việt-Nam Cộng-Hòa nhiều lần ra tuyên-cáo chính-thức liên-quan đến vùng biển của họ thì Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Bắc-Việt), chắc là tập-trung vào chiến-tranh, đã có một thái-độ im-lặng về lãnh-hải ở Biển-Ðông. Thật vậy, từ ngày cách-mạng tháng 8 năm 1945 cho đến lúc thống-nhứt đất nước, người ta không thấy một tuyên-bố nào của VNDCCH về biên-giới trên biển. Họ chỉ xác-định lãnh-hải là 12 hải-lý, tính từ bờ. Ngược lại, từ khi được thành-lập cho đến ngày sụp đổ, chính-phủ VNCH đã xác định năm 1964 lãnh-hải 12 hải-lý tính từ bờ biển (nước ròng) trên đất liền hay là bờ của các đảo do VNCH kiểm-soát hay thuộc chủ-quyền của VNCH. Sau đó năm 1965, VNCH thành-lập một thêm “vùng tiếp-cận”, lãnh-hải mở rộng hơn 12 hải-lý và trong vùng nầy VNCH cho cảnh-sát và quan-thuế tuần-tiểu. Năm 1972 VNCH tuyên-bố một vùng đánh cá độc-quyền rộng 62 hải-lý và cho tàu chiến canh-phòng để can-thiệp các tàu vi-phạm. Cuối cùng VNCH cũng xác-định thềm lục-địa của mình tương-ứng độ sâu 200 thước, phù-hợp với công-ước Genève 1958.
Quan-hệ ngoại-giao giữa Sài-Gòn và Cam-Bốt mỗi lúc một tệ-hại, Chính-phủ VNCH cũng nhìn-nhận chủ-quyền các đảo ở phía trên đường Brévié (văn-thư ngày 9 tháng 3 năm 1960), vì thế mở rộng lãnh-hải thêm trong vịnh Thái-Lan nhờ diễn-dịch nội-dung của thông-tri 31 tháng 1 năm 1939 của ông Brévié theo ý của mình.
(Cuộc tranh-chấp biên-giới ở Biển-Ðông)
Quần-đảo Paracels, ngày xưa gọi theo tiếng Việt-Nam là Cát-Vàng hay Tây-Sa, hôm nay gọi là Hoàng-Sa, hiện-thời ghi trên bản-đồ Trung-Hoa dưới tên Xisha. Quần-đảo nầy gồm có 15 đảo cũng như một số dãi cát và đá ngầm. Nó kéo dài từ 15° 45’ đến 17° 05’ vĩ-tuyến Bắc và 111° đến 113° kinh-tuyến Ðông. Tại điểm gần nhất thì cách 170 dặm Ðà-Nẵng và đảo Hải-Nam. Quần-đảo Spratley, ngày xưa được gọi theo Việt-Nam là Nam-Sa và hiện nay là Trường-Sa, gọi theo Trung-Hoa là Nansha. Gồm có khoảng 100 đảo lớn nhỏ rải-rác trong một vùng kéo dài từ 6° 50’ đến 12° vĩ-tuyến Bắc và từ 111° 30’ đến 117° 20’ kinh-tuyến Ðông, chiếm một diện-tích khoảng 160.000 cây-số vuông và trung-tâm của nó thì ở giữa khoảng-cách hai bờ biển Việt-Nam và Phi-Luật-Tân.
Nhiều quốc-gia trong vùng Biển Ðông tranh-chấp hiện nay chủ-quyền trên hai quần-đảo nầy. Quần-đảo Hoàng-Sa thì hoàn-toàn ở trong tay nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa. Nước nầy dùng vũ-lực tấn-công quân-đội Việt-Nam Cộng-Hòa trấn giữ nơi đây để chiếm Hoàng-Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam lên tiếng nhìn-nhận chủ-quyền và đòi hỏi phải trả lại toàn-bộ. Ðài-Loan cũng lên-tiếng đòi chủ-quyền. Quần-đảo Trường-Sa, các nước Việt-Nam, Phi-Luật-Tân, Ðài-Loan và Mã-Lai chiếm-đóng một hay nhiều đảo, Việt-Nam dành chủ-quyền trên toàn-bộ các đảo tại đây, cũng như Trung-Cộng và Ðài-Loan. Phi-Luật-Tân thì đòi hỏi tất-cả các đảo, trừ một. Mã-Lai thì chỉ đòi hỏi các đảo ở phía Nam.
Tình-trạng vì thế rất phức-tạp. Người ta có thể đặt câu hỏi vì sao có tới bấy nhiêu các nước lại quan-tâm đến những đảo san-hô không có người sinh-sống, đất-đai thì không thích-hợp cho việc trồng-trọt, nước-nôi thiếu-thốn, còn chịu-đựng những điều-kiện thời-tiết khắc-nghiệt (thống-kê từ năm 1911 dến 1965 cho thấy rằng trung-bình có tới 9,6 cơn bão hàng năm trong vùng Biển Ðông) và xây-dựng một cách tốn-kém những công-sự quân-độ tại các đảo mà họ đã chiếm. Chắc-chắn việc nầy không nhằm để bảo-vệ những ngư-phủ lui tới đánh cá trong vùng nầy từ thời rất xa-xưa, hay là vì những mỏ phosphates 1- ước-lượng khoảng 10 triệu tấn – có ở trên một vài đảo. Trọng-tâm vấn-đề chắc-chắn phải có tầm quan-trọng khác.
Trước hết, tầm quan-trọng các đảo nầy là tự-tại. Thật vậy, các đảo không người sinh-sống nầy 2 được các nước trong vùng quan-tâm vì lý-do vị-trí của nó, bởi vì sẽ dễ-dàng từ Hoàng-Sa kiểm-soát việc thông-thương hàng-hải vùng phía Bắc của Biển-Ðông, và từ Trường-Sa những hải-trình nối Thái-Bình Dương hay Ðông-Á với Ấn-Ðộ Dương. Việc nầy giải-thích tại sao nước Pháp – lúc đó ở Ðông-Dương – đã chiếm đóng hai quần-đảo nầy từ thập-niên 30 và vì sao mà quân-đội Nhật đã chiếm đóng trong khoảng thời-gian Ðệ-Nhị Thế-Chiến. Khi cuộc-chiến nầy kết-thúc, sự phát-triển vượt bực của ngành hàng-không cũng như những tiến-bộ về các kỹ-thuật quốc-phòng đã làm cho tầm quan-trọng về chiến-lược của hai quần-đảo nầy tăng hơn. Bởi vì nước nào kiểm-soát hai quần-đảo nầy không những kiểm-soát Biển Ðông mà còn sử-dụng chúng như những căn-cứ không-quân chống lại các nước chung-quanh.
Sau gần ba thập-niên, sự phát-triển nhanh-chóng luật-lệ về biển và những khám-phá các túi dầu khí có thể khai-thác được dưới thềm lục-địa của các đảo nầy đã làm cho vùng nầy có thêm một tầm quan-trọng mới. Không những tranh-chấp chỉ vì các đảo, mà vì các đảo nầy còn là phương-tiện để có thể đòi hỏi sở-hữu vùng biển bao quanh đảo. Thật vậy, luật mới về biển cho phép các quốc-gia có chủ-quyền tại các hải-đảo hay quần-đảo có được quyền sở-hữu về những nguồn tài-nguyên thiên-nhiên ở dưới nước (cá), dưới đáy biển (nodules) hay dưới thềm đáy biển (dầu hỏa, khí đốt) thuộc các đảo nầy cho tới 200 dặm tính từ bờ. Vì vậy các quốc-gia chung-quanh Biển Ðông khẳng-định chủ-quyền của mình ở các đảo nầy, họ dựa lên lịch-sử, luật quốc-tế hay dựa lên công-ước liên-quan luật về biển 1982 để công-bố lập-trường; nhiều bản-đồ của các quốc-gia được in ra, vẽ lại đường biên-giới bao gồm luôn những vùng biển vào trong lãnh-thổ quốc-gia 4.
Sự quan-trọng về chính-trị, chiến-lược và kinh-tế của hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa lớn đến nỗi không có một sự nhìn-nhận chủ-quyền mà không gây những phản-đối dữ-dội. Cũng vậy, những vấn-đề liên-quan tại đây thì được đưa vào trong một tranh-chấp tổng-quát về biên-giới, việc nầy đã làm xấu đi những liên-hệ ngoại-giao trong vùng nầy. Tranh-chấp gay-gắt nhất là tranh-chấp giữa Trung-Cộng và Việt-Nam, hai bên cùng dành chủ-quyền trên toàn-bộ hai quần-đảo và đưa ra những chứng-cớ lịch-sử cũng như luật-pháp.
Vấn-đề Hoàng-Sa và Trường-Sa đặt ra không giống nhau. Sẽ hợp lý nếu nghiên-cứu hai vấn-đề này riêng rẽ với nhau.
Trung-Hoa dựa trên sự việc “khám-phá”, droit de la découverte, để cho rằng Hoàng-Sa thuộc chủ-quyền của mình. Nếu sử-sách của Trung-Hoa có những dòng chữ lâu đời nhất để mô-tả, dưới nhiều tên khác nhau 5, quần-đảo Hoàng-Sa - bộ Fu Nam Zhuan viết vào thế-kỷ thứ 3 mô-tả đó là “những hòn đảo san-hô, trên những nền đá bằng phẳng”; bộ Nan Zhou Yi Wu Zhi, cũng viết vào thế-kỷ thứ 3, xác-định vị trí những đảo nầy trên hải-trình nối miền Hoa-Nam cho đến bán-đảo Mã-Lai, trong một vùng “nước không sâu” – thì người ta cũng biết là những đảo đó cũng đã được ngư-nhân Tàu cũng như Việt-Nam lui tới từ thời-kỳ xa-xưa nhất, như đã được ghi lại trong Phủ-Biên Tạp-Lục, viết vào thế-kỷ thứ 18, khai-mào cho việc đối-thoại về vấn-đề biển cả.
Cho đến thế-kỷ thứ 18, ngược lại với những gì mà hai bên đã trình-bày, không có gì cho phép để nói rằng quần-đảo thuộc về Trung-Hoa hay về Việt-Nam. Bởi vì không phải là những cuộc thám-hiểm chính-thức của người Tàu như vào thế-kỷ thứ 13 với ông Shi-Bi hay vào thế-kỷ 15 với thủy-sư đô-đốc Zheng-He - việc nầy đã được ghi lại tỉ-mỉ trong Hai Gou Wen Jian Lu – đã đi ngang qua vùng biển, hay đi gần, đến quần đảo Hoàng-Sa; hoặc là tại vì nhà Nguyễn đã gởi chính-thức hàng năm vào cuối mùa đông một đội thuyền chèo để thu-nhặt ở đó những phẩm-vật của các tàu bị chìm như đã ghi trong Toàn-Tập Thiên-Nam Tứ Chí Lộ Ðồ Thư - tiền bán thế-kỷ thứ 18 – hay trong Phủ-biên Tạp-Lục, mà người ta có thể kết-luận quần-đảo nầy đã thuộc về nước nầy hay nước kia.
Ghi chú đầu tiên chỉ-định chủ-quyền của Hoàng-Sa thì tìm thấy trong một bản pháp-ngữ (Lettres édifiantes et curieuses, Vol. III), là một nhà truyền-giáo đi ngang vùng biển nầy vào năm 1701, trên chiếc thuyền mang tên “Amphitrite”, ghi lại vỏn-vẹn: “Le paracels est un archipel qui dépend de l’empire d’Annam” mà không ghi chú thêm chi-tiết hay nguồn tin nầy xuất-phát từ đâu. Riêng về những sử-liệu có thể được xem là một sự nhìn-nhận chủ-quyền, phía Trung-Hoa được ghi lại trong Quangdong Tong Zhi, đệ trình lên vua năm 1731, trong Wanzhou Zhi và Qiong-zhoufou Zhi, viết: “Wanzhou (một huyện thuộc Hải-Nam) bao gồm Qianlichangsa và Wanlishitang (có thể là tên cũ của hai quần-đảo)”. Về phía Việt-Nam, năm 1833, Ðại-Nam Thực Lục Chính Biên (đệ nhị kỷ, quyến thứ 104), ghi lại một biến-cố có thể xem như là một hành-động nhìn-nhận chủ-quyền tại quần đảo Hoàng-Sa. Ðó là vào thời-điểm nầy, vua Minh-Mạng ra lệnh dựng một đền thờ thần đảo trên đảo Bạch-Sa, dựng một bia đá và đóng cừ vùng đất nầy. Việc nầy chỉ được hoàn-thành vào năm 1835 6. Vào năm sau, cũng do sách nầy ghi, vua Minh-Mạng ra lệnh cho viên chỉ-huy lực-lượng thủy-quân lấy trắc-đồ Hoàng-Sa đồng-thời cắm trên 10 đảo của quần-đảo nầy 10 mốc giới bằng gỗ, ghi trên đó như sau “vào năm Bính-Thân, tức năm Minh-Mạng thứ 17, Thủy-Sư Ðô-Ðốc Phạm Hữu Nhật nhận chiếu-chỉ lãnh sứ-mạng đi Hoàng-Sa để vẽ bản-đồ, đến đây cắm mốc nầy để ghi dấu muôn đời”. Từ lúc đó, mỗi năm lại có gởi đoàn công-tác ra Hoàng-Sa, quần-đảo nầy vì vậy chính-thức chiếm đóng và kiểm-soát bởi Việt-Nam, như Gutzlaff ghi: “We should not mention here the Paracels (Katvang)... if the king of Cochichina did not claim these as his property... The Annam government, perceiving the advantage wich it might derive if a toll was raised, kept revenue cutters and a small garrison on the spot to collect the duty on all visitors, and to ensure protection to its own fishermen7”. Việc đáng nói là trong cả thế-kỷ thứ 19, việc sát-nhập nầy không hề gây một sự chống-đối nào từ Trung-Hoa.
Lúc mới đặt chân lên Ðông-Dương thì người Pháp không mấy quan-tâm đến Hoàng-Sa, mặc dầu đã có lúc Trung-Hoa tuyên-bố chính-thức là quần-đảo nầy không thuộc về mình, vào các năm 1895 và 1896, 8 các năm này có hai thuyền lớn bị đắm ở đây. Nhưng vào tháng 6 năm 1909, nhân cơ-hội người Pháp lơ-là tại đây, Tổng-Ðốc Canton gởi một đội ghe thuyền đến cắm cờ Trung-Hoa trên đảo nầy và ngày 20 tháng 3 năm 1921 ra sắc-lệnh số 831, ban chỉ-đạo quân-đội Hoa-Nam sát nhập quần-đảo nầy vào Hải-Nam. Pháp không lên tiếng gì về vấn-đề nầy, bởi vì theo công-ước 1896, Trung-Hoa đã từ bỏ quyền thượng-quốc tại An-Nam mà quần-đảo nầy tùy-thuộc vào An-Nam. Ngược lại, vào năm 1931, lúc Trung-Hoa khai-thác các mỏ Phosphates tại đây thì Paris đã hai lần phản-đối, dựa trên những lý-do đảo nầy thuộc Việt-Nam, là xứ bảo-hộ của Pháp. Trung-Hoa bác-bỏ phản-đối của Pháp vào ngày 29 tháng 9 năm 1932, trả lời rằng nước Việt-Nam là chư-hầu của họ lúc vua Gia-Long sát-nhập quần-đảo nầy vào Việt-Nam, lý-lẽ nầy đứng trên quan-điểm luật-học thì không có một giá-trị nào. Nước Pháp vì thế sát-nhập hành-chánh quần-đảo nầy vào tỉnh Thừa-Thiên. Pháp cũng đề-nghị với Trung-Hoa một trọng-tài giải-quyết việc bất-đồng vào ngày 18 tháng 1 năm 1937, nhưng không được Trung-Hoa trả lời. Pháp đổ quân chiếm đóng quần-đảo mà tại đây Trung-Hoa nhắc lại chủ-quyền của họ ở các đảo đó.
Trong khoảng thời-gian Ðệ-Nhị Thế-Chiến quân-đội Nhật chiếm đóng Hoàng-Sa. Sau khi đầu-hàng, theo các điều-khoản trong các thỏa-ước, Trung-Hoa có bổn-phận giải-giới quân-đội Nhật tại quần-đảo nầy mà tại đó Pháp đã chiếm-đóng tạm-thời vào tháng 5 năm 1946. Sau đó, thấy Pháp không còn lên tiếng về các đảo nầy phe Trung-Hoa Quốc-Gia (Tưởng Giới Thạch) đổ quân lên đảo Boisée (Phú-Lâm) ngày 7 tháng 1 năm 1947. Trước hành-động nầy chính-phủ Pháp lên tiếng phản-đối - tích-cực hơn Tuyên-Ngôn tại Caire ngày 27 tháng 11 năm 1943. Hội-nghị tại Caire được hội-đàm San Francisco năm 1951 tiếp-nối mà kết-quả hội-đàm nầy không hề ghi Hoàng-Sa và Trường-Sa là những vùng đất bị quân-đội Mikado chiếm đóng phải trả lại cho Trung-Hoa. Tuy-nhiên, vì không thành-công trong việc buộc Trung-Hoa phải rời khỏi nơi đây, Pháp mới gởi một đạo-quân hỗn-hợp Việt-Pháp lên đóng tại đảo Hoàng-Sa (Pattle), việc nầy gây sự phản-đối mãnh-liệt ở chính-phủ Tưởng Giới Thạch (tiếp-tục từ-chối một sự trọng-tài giải-quyết do Pháp đề-nghị), cho đến lúc chính-phủ nầy sụp-đổ, dẫn đến việc thay-thế tại đây bằng quân-đội Trung-Cộng vào tháng 4 năm 1950, và họ vẫn chiếm-đóng liên-tục ở đó.
Năm 1954, lúc rút khỏi Việt-Nam, quân-đội Pháp rời đảo Hoàng-Sa (Pattle) và được quân-đội Việt-Nam Cộng-Hòa thay-thế tức-khắc sau đó.
Từ lúc đó, Trung-Cộng và VNCH cùng dành chủ-quyền trên toàn quần-đảo, trở thành hai địch-thủ đối-đầu.
VNCH mở rộng sự kiểm-soát của mình trên những đảo khác thuộc nhóm Nguyệt-Thiềm (Croissant), mà tại đây ngư-dân Tàu tiếp-tục tới đánh cá, đã gây ra nhiều căng-thẳng. Song-song với những hoạt-động kiểm-soát, chính-quyền VNCH tổ-chức phân-bổ hành-chánh Hoàng-Sa, làm như họ kiểm-soát hoàn-toàn vùng nầy. Sau đó, đặc-biệt là vào ngày 15 tháng 7 năm 1971, xác-định chủ-quyền của mình tại Hoàng-Sa, nhắc lại những lý-do như đảo nầy đã từng do “Công-Ty Hoàng-Sa” khai-thác từ năm 1702, quần-đảo nầy có trên bản-đồ VN từ 1834 do triều-đình Huế 9 thực-hiện, và Việt-Nam “thỏa-mãn tất-cả những điều-kiện đặt ra do công-ước 1885, liên-quan đến vấn-đề chủ-quyền về lãnh-thổ”, có nghĩa là có một sự chiếm-đóng thực-sự và có những tài-liệu chính-thức.
Sau khi Hoa-Kỳ rút quân, trong lúc cuộc tấn-công của quân miền Bắc vào miền Nam vẫn liên-tục thì Trung-Cộng mở cuộc tấn-công vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 lên các đảo do quân-đội VNCH kiểm-soát, việc nầy đã gây một sự chống-đối liên-tục và vô cùng dữ-dội ở bộ Ngoại-Giao VNCH, cho đến khi VNCH sụp-đổ.
Như vậy, khi mà CSVN chiếm được miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung-Cộng đã chiếm hoàn-toàn Hoàng-Sa.
Nhưng dường như cho đến thời điểm trên, mặc dầu bận-rộn trong công-việc “giải-phóng” miền Nam, phe CSVN không hề quan-tâm đến những phần lãnh-thổ ở ngoài biển, thậm-chí, nếu chúng ta dựa trên những lý-lẽ của Trung-Cộng, thì CSVN đã ba lần công-nhận chủ-quyền của Trung-Cộng tại đó.
CSVN đầu tiên đã công-nhận vào năm 1956, dựa trên một tài-liệu do Bắc-Kinh công-bố ngày 30 tháng 1 năm 1980, mà bản dịch tiếng Pháp được thấy trên Bản Tin Bắc-Kinh - Beijing Information (N° 7, 1980, trang 22) ghi lại như sau:
“Ngày 15 tháng 6 năm 1956, thứ-trưởng bộ Ngoại-Giao Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa là Ung Văn Khiêm, tiếp-kiến Ðại-Sứ lâm-thời của Trung-Hoa tại Việt-Nam là Li Shimin, chính-thức tuyên-bố như sau: “theo những tài-liệu mà Việt-Nam hiện có, những quần-đảo Tây-Sa (Xisha) và Nam-Sa (Nansha), trên quan-điểm sử-học, thì thuộc về Trung-Hoa”. Ông Lê-Lộc, chủ-tịch lâm-thời Châu-Á Sự-Vụ, cũng có mặt... đã nói rằng: “trên quan-điểm lịch-sử, các quần-đảo Xisha và Nansha đã thuộc về Trung-Hoa từ thời nhà Tống”10.
Cũng theo Trung-Cộng, CSVN đã công-nhận lần thứ hai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 tiếp theo sự việc công-bố của Bắc-Kinh vào ngày 4 tháng 9 năm 1958. Lời công-bố nầy được dịch ra tiếng Việt trên trang nhất tờ Nhân-Dân ngày 6 tháng 9 năm 1958. Người ta đọc và thấy rằng Trung-Cộng quyết-định mở vùng biển nội-địa của họ lên 12 dặm và việc mở rộng nầy áp-dụng cho toàn-bộ lãnh-thổ của Trung-Cộng, bao gồm luôn các “đảo Bành-Hồ, Ðông-Sa, Tây-Sa (tên cũ Việt-Nam để chỉ Hoàng-Sa), Trung-Sa, Nam-Sa (tên cũ của VN chỉ Trường-Sa) cũng như tất-cả những đảo khác thuộc Trung-Hoa...”. Từ việc tuyên-bố nầy, thủ-tướng CSVN trả lời vào ngày 14 tháng 9 năm 1958: “Chúng tôi trân-trọng thông-báo đến quí-vị rằng: Chính-Phủ nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa ghi-nhận và công-nhận tuyên-bố vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 của nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa liên-quan đến lãnh-hải của Trung-Hoa. Chính-Phủ nước VNDCCH tôn-trọng quyết-định nầy và sẽ ra lệnh cho các cơ-quan liên-hệ phải triệt-đễ tôn-trọng vùng biển nội-địa của Trung-Hoa được xác-định là 12 hải-lý trong mọi tương-quan trên biển với Trung-Hoa. Thưa Ðồng-Chí Thủ-Tướng, xin nhận nơi đây lời chào trân-trọng của tôi.”11
Cũng theo Trung-Cộng, CSVN đã công-nhận lần thứ 3, lúc cho đăng trên trang nhất tờ Nhân-Dân, bài tuyên-bố bằng tiếng Việt như sau: “Chính-phủ của chúng ta tuyên-bố rằng: Chủ-quyền của nước Việt-Nam thuộc về dân-tộc Việt-Nam. Chính-phủ Hoa-Kỳ không được quyền đem quân vào chiến-đấu ở bất-kỳ một nơi nào thuộc lãnh-thổ Việt-Nam, kể cả vùng biển kế-cận nước Việt-Nam”, bài báo nầy bắt đầu như sau: “Ngày 24 tháng 4 năm 1965, Tổng-Thống Hoa-Kỳ ông Johnson đã quyết-định rằng toàn-bộ lãnh-thổ Việt-Nam và vùng biển của nước nầy tính từ bờ ra 100 hải-lý, cũng như một phần lãnh-hải của Trung-Cộng trong quần-đảo Hoàng-Sa, sẽ quân-lực hoa-Kỳ xem như là “vùng chiến-đấu” - “zone de combat”.”
Mặc dầu cơ-quan ngôn-luận chính-thức của đảng CSVN chỉ đăng lại trong tờ ra ngày 6, tháng 9 năm 1958, lời tuyên-bố của Bắc-Kinh, và trong tờ số ra ngày 10 tháng 5 năm 1965 chỉ nhắc lại quyết-định của Tổng-Thống Hoa-Kỳ, vấn-đề là qua bài viết vào ngày 14 tháng 9 năm1958, hay qua bài tuyên-bố ngày 9 tháng 5 năm 1965, Hà-Nội đã không công-bố một lời phòng-hờ (réserve) nào, và cũng không công-bố một bản điều-chỉnh nào về hai bài viết công-nhận hai quần-đảo hoàng-Sa và Trường-Sa là của Trung-Hoa, việc nầy có thể được hiểu như là CSVN mặc-nhiên nhìn-nhận các quần-đảo nầy thuộc Trung-Hoa. Và Trung-Cộng không bỏ một dịp nào để khơi lên việc nầy trong tất-cả những văn-thư chính-thức mà họ sẽ công-bố sau đó, tệ nhất là CSVN đã không lên tiếng gì qua lời tuyên-bố của Trung-Cộng đúng 8 ngày trước khi tấn-công Hoàng-Sa, tức ngày 11 tháng 1 năm 1974, rằng Hoàng-Sa và Trường-Sa thuộc về lãnh-thổ Trung-Hoa và Trung-Cộng sẽ không tha-thứ mọi hành-động xúc-phạm đến lãnh-thổ của họ.
Năm 1975, sau khi thống-nhứt được Việt-Nam, CSVN mới nghĩ đến việc xác-định biên-giới của quốc-gia. Vấn-đề chủ-quyền ở các đảo nầy làm cho quan-hệ với Bắc-Kinh bị xấu đi. Nhưng để không làm tan-rã sự đoàn-kết trong phe xã-hội chủ-nghĩa, hai bên không bên nào tiết-lộ sự khác biệt nầy. Chỉ đến khi sự bất-đồng về lý-tưởng trở nên trầm-trọng thì hai bên mới lên tiếng ám-chỉ, nhưng cố-gắng không đề-cập tới đối-tượng 12. Phải chờ cho đến năm 1978, trong lúc ngoại-giao giữa hai nước đang ở bên bờ sự đỗ-vỡ, thì vào ngày 30 tháng 12, có nghĩa là đúng 7 ngày sau khi quân Khmer đỏ đánh Tây-Ninh, CSVN xác-nhận trước công-luận chủ-quyền của Việt-Nam tại Hoàng-Sa. Chỉ hai tháng sau cuộc tấn-công của Trung-Cộng 17 tháng 1 năm 1979 qua lãnh-thổ Việt-Nam, CSVN cho rằng Trung-Cộng không còn nằm trong khối xã-hội chủ-nghĩa đồng-thời đưa ra công-luận quốc-tế những mâu-thuẫn về biên-giới với Trung-Cộng qua việc công-bố một giác-thư thiết-lập lại những sự việc Trung-Cộng lấn đất của Việt-Nam từ năm 1954. CSVN tố-cáo trong đó việc chiếm-đóng quần-đảo Hoàng-Sa “thuộc lãnh-thổ Việt-Nam”, “dân-tộc Việt-Nam đã khám-phá và khai-thác”, trên quần-đảo nầy “Chúa Nguyễn hợp-thức hóa chủ-quyền lãnh-thổ của việt-Nam”, trên quần đảo nầy “nước Pháp đã nhân-danh Việt-Nam thành-lập hai đơn-vị hành-chánh và một trạm thời-tiết mà trạm nầy đã cung-cấp không ngưng-nghỉ trong nhiều thập-niên những dữ-kiện cho Tổ-Chức Thời-Tiết Quốc-Tế”. CSVN cũng đưa ra, như chính-phủ VNCH đã trình-bày, những quan-hệ lịch-sử lâu đời chứng-minh quần-đảo thuộc Việt-Nam. Bản giác-thư nhấn mạnh trên vấn-đề là Việt-Nam đã sử-dụng (exercer) liên-tục chủ-quyền của mình một cách rõ-ràng và không thể chối cãi ở các đảo nầy.
Trung-Cộng phản-biện lại những lời tuyên-bố nầy vào ngày 26 tháng 4 năm 1979, vào Ðại-Hội khoá hai Thương-Thuyết Việt-Trung, trong một “đề-nghị cơ-bản để giải-quyết những liên-hệ giữa Trung-Hoa và Việt-Nam”, điểm 5 có ghi như sau: “Những quần-đảo Xisha (tức Hoàng-Sa) và Nansha (Trường-Sa) luôn là một phần lãnh-thổ bất-khả chuyển-nhượng của Trung-Hoa. Phía Việt-Nam sẽ trở lại quan-điểm cũ của mình đó là nhìn-nhận sự việc nầy. Việt-Nam sẽ tôn-trọng chủ-quyền của Trung-Hoa tại hai quần-đảo nầy và rút về tất-cả nhân-sự của họ đóng tại Nansha (Trường-Sa)”. Trả lời việc nầy, vào ngày 4 tháng 5 năm 1979, trưởng-đoàn thương-thuyết Việt-Nam cho rằng “đề-nghị” nầy chứa đựng những đòi-hỏi “phi-lý và xất-xược” đó là đòi hỏi Việt-Nam phải chối bỏ chủ quyền của mình trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa “mà chúng đã luôn luôn thuộc về Việt-Nam”.
Ba tháng sau, ngày 30 tháng 7 năm 1979, Trung-Cộng công-bố trong một “Bạch-Thư”, một số tài-liệu để bào-chữa cho sự chiếm đóng quần-đảo nầy và làm một bộ hồ-sơ nhằm dựa lên đó để cho rằng Hoàng-Sa thuộc về họ. Việt-Nam trả lời ngày 7 tháng 8 năm 1979, qua hình-thức một “Bạch-Thư” khác nhằm phản-biện lại những lý-lẽ của Trung-Cộng.
Từ đó, sự tranh-luận tiếp-diễn. CSVN phản-đối dữ-dội mỗi khi Bắc-Kinh có một quyết-định liên-quan đến quần-đảo. Sự tranh-luận vẫn tiếp-tục trong những buổi họp của đại-hội thương-thuyết vấn-đề giữa Việt-Nam và Trung-Hoa, hay là xuyên qua những hồ-sơ được hai bên công-bố. Cuối cùng vào tháng 9 năm 1979, sự tranh-cãi đưa ra trước Liên-Hiệp-Quốc cũng như trước những tổ-chức chuyên-ngành trực-thuộc cơ-quan nầy. Từ khi Hội-Ðàm Hành-Chánh Quốc-Tế về Truyền-Thông của U.I.T, tổ-chức tại Genève vào tháng 3 năm 1978 quyết-định rằng “những băng-tầng phân-bổ cho vùng 6 G chỉ được sử-dụng độc-quyền cho những trạm hàng-không của Trung-Cộng”, dựa vào việc nầy Trung-Cộng cho rằng đây là một sự công-nhận “thực-tại” - de facto – trên bình-diện quốc-tế chủ-quyền của họ tại các quần-đảo.
Những lý-lẽ mà Ðài-Loan – nhân-danh Trung-Hoa - dựa vào để dành chủ-quyền đó là quyền khám-phá và việc ngư-dân Trung-Hoa đã lui tới vùng nầy từ nhiều thế-kỷ. Họ cũng dựa vào việc sau khi Nhật-Bản đầu-hàng năm 1945 để tuyên-bố rằng hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa thuộc về họ vì hai quần-đảo nầy được giao cho họ quản-lý. Nhưng họ nói vậy không đúng vì trong Tuyên-Ngôn tại Caire năm 1943 cũng như Hiệp-Ước Hòa-Bình 1951 không hề ghi như vậy. Vào thời đó Tưởng-Giới-Thạch chỉ được, nhân-danh Ðồng-Minh, lãnh nhiệm-vụ giải-giới quân-đội Nhật-Bản ở về phía Bắc vĩ-tuyến 16, việc nầy không có nghĩa những phần đất nầy thuộc về Trung-Hoa và cũng không cho phép họ đổ quân tại Trường-Sa vì đảo nầy ở phía Nam vĩ-tuyến 16. Nhưng họ Tưởng vẫn đổ quân vào đây và ở từ năm 1946 đến 1950.
Sau khi Tưởng-Giới-Thạnh chạy ra Ðài-Loan, xứ nầy tuyên-bố rằng quần-đảo Trường-Sa thuộc về Trung-Hoa từ thế-kỷ thứ 15 và đổ quân chiếm đảo Thái-Bình (Itu Aba) (còn chiếm đến hôm nay). Ngày 9 tháng 2 năm 1982 Ðài-Loan tuyên-bố chủ-quyền của mình tại hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, việc nầy VN có phản-đối mạnh-mẽ.
Về phần Phi-Luật-Tân, viện lý-do ở gần, tổng-thống Quirino năm 1951 đã tuyên-bố chủ-quyền của Phi tại Trường-Sa, có tên Phi là Kalayan. Dựa lên lý-do gần-gũi địa-lý và lý-thuyết “terra nullius”, Phi chiếm đóng 7 đảo, ngày 11 tháng 6 năm 1978 chính-phủ Phi tuyên-bố chủ-quyền trên toàn quần-đảo Trường-Sa, ngoại trừ đảo Trường-Sa. Việt-Nam và Trung-Cộng phản-đối mạnh-mẽ việc nầy.
Một vấn-đề khác, đó là sự tranh-chấp giữa Mã-Lai và Việt-Nam về đảo An-Bang (Caye d’Amboine) và các bãi san-hô Commodore và Swallow. Ðảo ghi trên thì VN chiếm-đóng nhưng bãi san-hô Swallow thì Mã-Lai chiếm-đóng. Hai nước đều dựa vào lý-do ở gần và dựa lên luật về biển để cho rằng ba đảo nầy thuộc về mình. Nhưng hai bên cùng đồng-ý rằng sẽ giải-quyết vấn-đề bằng đường-hướng ngoại-giao.
Việt-Nam thì tuyên-bố chủ-quyền trên toàn quần-đảo Trường-Sa sau khi đưa ra nhiều lý-do, như ngày xưa ngư-dân VN đã từng tới-lui tại các đảo nầy, cũng như chúng đã được vẽ trên bộ Ðại-Nam Nhất-Thống Toàn Ðồ. Vào thời-kỳ sau nầy, trước 1945, thì nước Pháp, nhân-danh Việt-Nam, đã chiếm-hữu thực-sự quần-đảo Trường-Sa vào năm 1933, việc làm nầy không gây phản-đối ở một nước nào, ngoại trừ chính-phủ Nhật-Bản14. Sau đó Nhật-Bản có tuyên-bố ngày 31 tháng 3 năm 1939 rằng họ đã đặt các đảo dưới quyền kiểm-soát của họ vào ngày hôm trước, nhưng Pháp đã phản-đối và việc nầy được Foreign Office công-nhận trước Hội-Ðồng vào ngày 5 tháng 4 năm 1939, vì thế Pháp vẫn giữ nguyên chủ-quyền của mình trên các đảo nầy. Vào thời-kỳ sau Thế-Chiến Thứ Hai, Việt-Nam đặt căn-bản trên Hiệp-Ước Hoà-Bình ký tại San Francisco ngày 5 tháng 9 năm 1951 trên điều-khoản Nhật-Bản từ bỏ mọi đòi hỏi chủ-quyền của họ tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. Việt-Nam cũng dựa lên lý-lẽ địa-lý vì các đảo nầy ở gần và tuyên-bố rằng đảo gần nhất thì ở trên thềm lục-địa Việt-Nam và cách bờ 200 hải-lý. Việt-Nam cũng dựa vào những lý-do từ sự chiếm-hữu liên-tục và trên chúng-cứ lịch-sử. Hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa sau khi Pháp rút lui thì được Việt-Nam Cộng-Hòa tiếp-thu vào tháng 8 năm 1956 - việc nầy Trung-Cộng có phản-đối – sau đó là chính-phủ Cách-Mạng Lâm-Thời Miền Nam vào ngày 5 và 6 tháng 5 năm 1975, cuối cùng là do Cộng-Hòa Xã-hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam (chiếm-đóng các đảo ở trung-tâm và về phía Tây, gồm có đảo Trường-Sa).
Trung-Cộng cũng dành chủ-quyền trên toàn quần-đảo Trường-Sa. Họ không những dựa lên những lý-do về “quyền khám-phá” từ thế-kỷ thứ 11 cũng như ngư dân của họ tới lui tại đây từ thời-kỳ xa xưa, nhưng họ cũng tuyên-bố rằng “những chính-quyền nối tiếp của Trung-Hoa đã liên-tục kiểm-soát tại Hoàng-Sa và Trường-Sa” 15 . Trong những năm sau nầy Trung-Cộng cũng dựa lên vị-trí địa-lý của quần đảo, họ tuyên-bố rằng Trường-Sa thì ở trên thềm lục-địa của Trung-Hoa (tuyên-bố của bộ Ngoại-Giao Trung-Cộng ngày 21 tháng 7 năm 1980). Trung-Cộng cũng dựa lên công-hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của thủ-tướng Phạm Văn Ðồng về vấn-đề Hoàng-Sa cho rằng VN đã nhìn-nhận chủ-quyền của Trung-Cộng tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. Trung-Cộng cũng dựa lên sự việc xãy ra vào tháng 10 năm 1955, tổ-chức hàng-không dân-sự quốc-tế đã yêu-cầu Ðài-Loan “củng-cố thêm việc quan-sát thời-tiết trên đảo Nam-Sa” (Beijing Information, số 7 năm 1980, trang 20), Trung-Cộng cho rằng đây là một hành-động của quốc-tế hàm-ý công-nhận chủ-quyền của Trung-Cộng trên đảo nầy.
Tương-tự như trường-hợp của quần-đảo Hoàng-Sa, việc tranh-chấp về chủ-quyền tại Trường-Sa vẫn tiếp-tục. Nếu việc nầy có ảnh-hưởng đáng kể lên sự ngoại-giao giữa Việt-Nam và Trung-Cộng, nhưng sẽ không mấy đúng thực tế khi mỗi bên xác-nhận thường-xuyên rằng sẽ thương-lượng những khác biệt với phe bên kia. Riêng về phần Ðài-Loan, sự tranh-chấp giữa nơi nầy với Việt-Nam thì hai bên cương-quyết giữ-nguyên lý-lẽ của mình. Ðối với Mã-Lai và Phi-Luật-Tân, những tranh-chấp với Việt-Nam chắc-chắn sẽ được giải-quyết theo thời-gian bằng sự thương-lượng hòa-bình.
Theo luật quốc-tế, khái-niệm về chủ-quyền lãnh-thổ của một quốc-gia đã có những thay-đổi, vì nó đã bước qua từ “quyền khám-phá” (droit de la découverte), đến sự chiếm-đóng giả-định (occupation fictive), để đi đến nguyên-tắc chiếm-đóng thực sự (occupation effective). Nhằm chứng-minh chủ-quyền của mình tại Hoàng-Sa và Trường-Sa, Trung-Cộng dựa lên những lý-lẽ, vào thời-kỳ xa xưa, là quyền khám-phá. Việt-Nam đã phản-bác lý-lẽ nầy trong quyển Bạch-Thư năm 1981 “về sự khám-phá của Trung-Hoa, nếu như việc nầy đúng, thì nó cũng không có giá-trị pháp-lý nào để chứng-minh rằng, từ thời-kỳ đó, những quần-đảo mà Trung-Hoa gọi là Tây-Sa (Xisha) và Nam-Sa (Nansha) thì thuộc về chủ-quyền của Trung-Hoa” (trang 31), và trong hồ-sơ “Quần-Ðảo Hoàng-Sa và Trường-Sa” ghi “giả-sử rằng người Trung-Hoa đã khám-phá thực-sự Hoàng-Sa và Trường-Sa, ý-nghĩa nào người ta có thể dành cho sự việc nầy... Làm thế nào sự khám-phá của một quốc-gia nào đó về một vùng đất lại có thể cho rằng nước đó duy-nhất có chủ-quyền tại vùng đất nầy ? Mặc khác, có vô-số thuyền-bè của nhiều nước qua lại ở Biển-Ðông ...”. Trung-Cộng cũng đưa ra lý-lẽ, liên-quan đến Hoàng-Sa, một lý-thuyết về sự chiếm-đóng giả-định: “Trên những đảo Tây-Sa vẫn còn những miểu thờ âm-hồn vất-vưỡng dựng lên vào thời nhà Minh và nhà Thanh17”. Việt-Nam phản-biện việc nầy viện-dẫn lý-do là có nhiều dấu-vết về văn-hóa Trung-Hoa hiện-hữu ở mọi nơi tại các nước Ðông-Nam Châu-Á và đây không phải là một nền-tảng pháp-lý về việc Trung-Hoa chiếm đóng đảo nầy. Mặc khác, vua Minh-Mạng cũng có dựng ở đảo Hoàng-Sa một ngôi đền và một bia đá đồng-thời trồng những cột mốc trên các đảo, và nước Pháp đã dựng vào năm 1938 một cột trụ chủ-quyền18. Trung-Cộng cũng nhắc lại sự việc năm 1909 đã đổ bộ lên Hoàng-Sa trong vòng 24 tiếng đồng-hồ và trong thời-gian nầy hải-quân hoàng-gia đã cắm một lá cờ lên một đảo tại đây. Việt-Nam trả lời bằng sự việc gởi lại bài viết của H. Cucherousset19, theo đó sự việc nầy hoàn-toàn không có giá-trị - tương-tự như việc sát-nhập năm 1921 - bởi vì chính-quyền địa-phương tỉnh Quảng-Ðông chưa bao giờ được Pháp công-nhận như là một chính-quyền tự-trị và độc-lập. Trung-Cộng cũng viện-dẫn thêm lý-lẽ về quần-đảo Hoàng-Sa, về sự chiếm-đóng thực-tế sau khi dựa lên những khám-phá do những nhà khảo-cổ Trung-hoa ở đảo nầy đó là “dấu-vết sinh-sống từ thời Tang (Tần) và Song (Tống)”, hay là giếng nước, miếu-đền và mồ-mả “có từ thời Minh và Thanh”, có (bình, lọ) sứ làm từ Trung-Hoa và những đồng tiền đồng. Việc khám-phá nầy làm động-lực cho tờ Nhân-Dân - Renmin Ribao - ngày 25 tháng 11 năm 1975, viết rằng những vật trên góp phần chứng-minh rằng người Hoa đã sinh-sống trên các đảo nầy từ một thời-kỳ xa xưa nhất. Việt-Nam trả lời việc nầy, thứ nhứt “về phương-diện khoa-học, khoa khảo-cổ không có một vài-trò nào trong việc công-nhận hay phản-biện chủ-quyền của một quốc gia về một vùng đất nào đó”, thứ hai là đời sống con người trên đảo san-hô sẽ gặp rất nhiều khó-khăn thời-tiết và thổ-nhưỡng, chưa nói đến việc thiếu nước ngọt, để mà có thể sống thường-trực, vì thế mà “Công-Ty Hoàng-Sa” không ở tại đây suốt năm, và mặc khác, trong những cổ-sử của Việt-Nam cũng như những sử-liệu của những nhà du-hành tây-phương thì ghi-nhận rằng những đảo nầy không người sinh-sống mà chỉ có dân đánh cá lui tới.
Vào thời-kỳ hiện-đại thì Trung-Cộng chứng-minh chủ-quyền của họ tại Hoàng-Sa bằng cách dựa lên những bộ địa-dư-chí xuất-bản dưới thời Minh và Thanh, theo đó Hoàng-Sa thuộc về Trung-Hoa. Việt-Nam phản-đối việc diễn-giải của Trung-Cộng ở một vài trích-dẫn, bằng cách dựa lên bộ địa-dư-chí chính-thức của Trung-Hoa năm 1842 mà theo bộ nầy thì không hề nhắc đến các đảo trên, cũng như trên các bản-đồ của đế-quốc Trung-Hoa các đảo nầy cũng không hiện-hữu. Mặc khác, Việt-Nam cũng đặt nghi-vấn về sự hiện-hữu của những bản-đồ mà qua đó Trung-Cộng dựa lên làm chứng-cớ, nhưng Trung-Cộng đã không công-bố những bản-đồ nầy. Trung-Cộng cũng đưa ra các bản-đồ do các nước khác in ra, đặc-biệt là bản-đồ của Liên-Xô, Nhật-Bản và của các nước Ðông-Âu – theo kiểu-mẫu của Bắc-Kinh – cho Hoàng-Sa và Trường-Sa những cái tên của Tàu và chúng thì thuộc về Trung-Hoa. Việt-Nam ghi-nhận dữ-kiện nầy và cho rằng “lịch-sử của các quần-đảo thì cực-kỳ phiền-phức”, nhưng một bản-đồ của Anh-Quốc năm 1969 thì cho rằng các quần-đảo nầy thuộc Việt-Nam. Trung-Cộng công-bố một tài-liệu ngày 30 tháng 1 năm 1980, cho rằng các đảo mà Việt-Nam gọi là Hoàng-Sa và Trường-Sa chỉ có thể là “những đảo và những cồn cát gần bờ biển miền Trung của Việt-Nam”, chúng không phải là Nam-Sa và Tây-Sa mà Bắc-Kinh đề-cập. Trung-Cộng căn-cứ một mặt lên bộ Hồng-Ðức Bản-Ðồ mà Việt-Nam có trích-dẫn, cho rằng người ta không thể từ bờ đi ra Hoàng-Sa trong một ngày hay một ngày rưỡi, vì thế “đây là việc bất-khả cho thuyền buồm” để đến Tây-Sa; một mặt Bắc-Kinh dựa lên bộ Phủ-Biên Tạp-Lục mà Việt-Nam cũng có trích-dẫn để chứng-minh chủ-quyền, trong đó có ghi rằng Hoàng-Sa có “tổng-cộng hơn 300 đỉnh”, trong lúc Tây-Sa thì “thấp và bằng-phẳng” và “chỉ có 35 đảo”; “đảo Hoàng-Sa có chiều dài ước-lượng 30 lý” trong lúc “đảo lớn nhất của Tây-Sa của Trung-hoa chỉ đo không quá 2 cây số (4 lý) chiều dài và diện-tích chỉ có 1,85 Km². Hà-Nội bắt-bẻ lại rằng tất-cả những bộ sách của Việt-Nam thì có phân-biệt một cách rõ-ràng giữa Hoàng-Sa và những đảo ven bờ đồng-thời trích-dẫn trong Phủ-Biên Tạp-Lục cho thấy Hoàng-Sa cách bờ ba ngày ba đêm (đi thuyền). Việt-Nam đưa vào thêm bản-đồ của Giám-Mục Tabert cho thấy có sự phân-biệt rõ-rệt – cũng như những bản-đồ của Tây-Phương – các đảo ven-bờ và các đảo “Cát-Vàng”, tức Hoàng-Sa. Trung-Cộng cho rằng, quan-trọng nhất, là văn-kiện ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ-Tướng Ph ạm Văn Ðồng, công-nhận chủ-quyền của Trung-Hoa tại hai quần-đảo nầy. Ngày 7 tháng 8 năm 1979 Việt-Nam có đưa bản tuyên-bố, điều 2, cho rằng sự diễn-dịch của nhà cầm-quyền Trung-Cộng là “bóp méo sự thật một cách vụng-về, bởi vì theo tinh-thần và ý-nghĩa từ chữ của văn-bản nầy thì chỉ công-nhận lãnh-hải của Trung-Cộng là 12 hải-lý”. Và trong hồ-sơ “Hoàng-Sa và Trường-Sa” xuất-bản năm 1981, người ta cũng có thể đọc được ở trang 33, liên-hệ đến tuyên-bố của Trung-Cộng ngày 4 tháng 9 năm 1958 nhằm mở rộng lãnh-hải lên 12 hải-lý: “Họ đưa vào một cách nhẹ-nhàng (sic) rằng điều qui-định nầy áp-dụng trên toàn lãnh-thổ Trung-Cộng, kể cả các đảo ... Ðông-Sa, Tây-Sa, Zhongsha, Nam-Sa và những đảo khác thuộc Tàu. Thực sự qua cái trò xảo-thuật nầy đã thấy cái ý-đồ xấu của Trung-Cộng”. Và xa hơn “... qua sự tuyên-bố nầy họ “bắt bí” Việt-Nam, một nước đang ở trong tình-trạng vừa mới qua khỏi cuộc kháng-chiến chống Pháp, phải làm mọi cách có thể được để tránh cảnh một lúc đối-đầu nhiều kẻ thù.Vì thế cho nên văn-bản của Thủ-Tướng Phạm Văn Ðồng ngày 14 tháng 9 năm 1958 gởi cho Chu Ân Lai, qua đó, bằng những ngôn-từ vắn-tắt nhưng rõ-rệt, Phạm Văn Ðồng xác-nhận rằng Việt-Nam tôn-trọng chiều rộng của lãnh-hải Trung-Hoa và cố ý bỏ qua những danh-từ Nansha, Xisha có ghi trong văn bản của phe Trung-Cộng”. Trung-Cộng, cũng trong Bạch-Thư công-bố ngày 30 tháng 7 năm 1979, cho rằng lời tuyên-bố của Việt-Nam ngày 9 tháng 5 năm 1965 (Nhân-Dân 10 tháng 5 năm 1965) như là một tài-liệu công-nhận chủ-quyền của Tàu tại Hoàng-Sa. Về việc nầy, Bộ-Trưởng Bộ Ngoại-Giao Việt-Nam, tuyên-bố ngày 7 tháng 8 năm 1979 (điểm 3), trả lời, sau khi tóm gọn quyết-định của Hoa-Kỳ - nhưng không nhắc đến câu “lãnh-hải của Trung-Cộng ở đảo Hoàng-Sa” - rằng “Vào lúc đó nhân-dân Việt-Nam đang chống Mỹ cứu nước nên phải chiến-đấu bằng mọi cách để bảo-vệ toàn-vẹn lãnh-thổ. Vã lại, vào thời-kỳ đó Việt-Nam và Trung-Cộng dính liền với nhau do tình hòa-hảo bạn-bè. Vì thế bản tuyên-bố của chính-phủ Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa ngày 9 tháng 5 năm 1965 chỉ có giá-trị trong khung-cảnh lịch-sử đó”.
Về thời-kỳ sau khi Nhật-Bản thua trận, hai bên Việt-Nam và Trung-Cộng cùng viện-dẫn lý-lẽ đã chiếm đóng Hoàng-Sa thực-sự - nhưng thật ra mỗi bên chiếm một nhóm đảo – và đòi chủ-quyền trên toàn quần-đảo, mà việc nầy - Việt-Nam cũng đã nhắc lại – là đã được Pháp chuyển-giao lại vào năm 1954. Nhưng Trung-Cộng đã lên tiếng về việc nầy như sau “di-sản về một lãnh-thổ đã chiếm từ một nước khác bằng một phương-tiện xâm-lăng thì không hợp-lệ, như vậy nó không có giá-trị nào trong tương-lai”. Việt-Nam cũng phản-biện lại rằng việc xâm-chiếm bằng vũ-lực của Trung-Cộng quần-đảo Hoàng-Sa vào năm 1974 không thể “thiết-lập tính chính-thống về lãnh-thổ của quốc-gia chiếm đóng”. Về quần-đảo Trường-Sa, các nước Việt-Nam, Phi-Luật-Tân và Ðài-loan đều đòi hỏi chủ-quyền trên toàn quần-đảo, các lý-do dựa vào là đã thực-tế chiếm-đóng một số đảo. Ở điểm nầy thì Việt-Nam chiếm trước hai nước kia do trung-gian của Pháp. Về phía Trung-Cộng thì cho đến năm 1987 thì vắng mặt tại đây, nhưng họ viện-dẫn lý-do lịch-sử, cũng như Việt-Nam và Ðài-Loan, để đòi hỏi chủ-quyền. Phi-Luật-Tân thì dường như không đưa ra những bằng-chứng lịch-sử.
Về quần-đảo Hoàng-Sa, Việt-Nam cũng như Trung-Cộng đều dựa lên việc gần-gũi địa-lý và thềm lục-địa21 để đòi chủ-quyền ở đây. Hai nước đều cho rằng quần-đảo Hoàng-Sa thì nằm trên thềm lục-địa của nước mình.
Về quần-đảo Trường-Sa, Phi-Luật-Tân dựa vào khoảng-cách gần để đòi chủ-quyền, bởi vì một số đảo chỉ cách Palawan có 100 hải-lý. Vì thế nước nầy vội-vã chiếm thêm một số đảo bởi vì hố sâu chia cách Palawan và Trường-Sa không cho phép nước nầy dựa lên lý-thuyết về thềm lục-địa. Việt-Nam cũng dựa lên lý-do khoảng-cách địa-lý; đảo Trường-Sa hiện do Việt-Nam chiếm đóng, theo nước nầy thì ở trên thềm lục-địa và chỉ cách Việt-Nam có 200 hải-lý. Trung-Cộng vì không thể dựa vào lý do gần-gũi, cho rằng Trường-Sa nằm trên thềm lục-địa của mình (theo tuyên-bố của bộ ngoại-giao Trung-Cộng ngày 21 tháng 7 năm 1980), nhưng Trung-Cộng không thể dựa trên lý-thuyết về 200 hải-lý để dành chủ-quyền. Ðài-Loan thì không thể viện-dẫn lý do gần-gũi cũng như thềm lục-địa. Riêng Mã-Lai, nước nầy đòi đảo Caye d’Amboine, viện dẫn lý-do đảo nầy ở gần Bornéo và dẫn trên Công-Ước mới của Luật về Biển.
Cuối cùng, để việc phúc-tạp hơn, luật về biển ghi-nhận rằng một quốc-gia xây-dựng một hải-đăng trên một hải-đảo hay một bãi san-hô thì các đảo nầy có thể được xem là một “địa-phận”, và vì thế chúng có thể đòi-hỏi một lãnh-hải 12 hải-lý và vùng khai-thác kinh-tế 200 hải-lý, như là lãnh-thổ của quốc-gia đó.
Nếu ta hướng về vấn-đề “de facto”, người ta phải ghi-nhận rằng sự chiếm-đóng thực-tế là một căn-bản tốt nhất cho một quốc-gia nhằm đòi hỏi chủ-quyền ở một lãnh-thổ, vì nó có ưu-điểm hơn quyền khám-phá. Mặc khác, sự chinh-phục vẫn còn là một phương-thức để chiếm-hữu một lãnh-thổ, vì nó được luật quốc-tế công-nhận.
1 L. Aurousseau. Tường-trình của G. Maspero “Vương-Quốc Chàm” trong BEFEO XIV – 9 (1914), p. 13.
2 P. Y. Manguin. Les Portugais sur les côtes du Vietnam et du Chapa. Etude sur les routes maritimes et les relations commerciales, d’après les sources portugaises (XVIe, XVIIe, VVIIIe siècles), Paris (Publi. EFEO) 1972.
3 G. F. Mourachev... Mouscou 1980, p 347
4 Linh-Mục Jean Louis trong quyển “Geographico Imperii Annamitici” in năm 1838, đặt tên các đảo ngoài khơi Quảng-Ninh hiện nay là “Iles des Pirates” Ðảo Cướp Biển.
1 M. Clerget. Constribution à l’étude des iles Paracels. Les Phosphates, (Institut Océanographique de l’Indochine. Note 20), 1932.
2 Xem các bài viết của Sơn Hồng Ðức, Nguyễn Huy, Trịnh Tuấn Anh trong “Ðặc-khảo về Hoàng-Sa và Trường-Sa” trong tập-san Sử-Ðịa số 29 (Saigon 1975) về tính-chất thiên-nhiên và các nguồn tài-nguyên tại đây.
4 Những bản-đồ do Bắc-Kinh công-bố – cũng như Ðài-Loan - đặt 4/5 toàn-thể vùng Nam biển Trung-Hoa thuộc về lãnh-thổ Trung-Hoa, trong đó có cả hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa (là nơi có nhiều phản-đối)
Năm 1976, Việt-Nam công-bố, nhằm gây chú-ý hòa-đàm luật về biển sẽ được tổ-chức tại Nữu-Ước, những bản-đồ bao-gồm hai quần-đảo hoàng-Sa và Trường-Sa vào nước mình (việc nầy đã gây nhiều chống-đối).
Mã-Lai cho công-bố năm 1979 một bản-đồ biển nội-địa của nước nầy bao gồm đảo Caye d’Emboine và các bãi đá ngầm Commodore và Swallow (việc nầy gây nên sự phản-đối của Việt-Nam, ngày 25-3-1983, tuyên-bố rằng các đảo nầy thuộc về Việt-Nam). Phi-Luật-Tân cũng công-bố một bản-đồ cho thấy phần phía Ðông của vùng biển nầy thuộc Phi (việc nầy gây sự phản-đối ở Trung-Hoa và Việt-Nam, nhất là vào ngày 27 tháng 9 năm 1979).
5 Vào năm 1947 chính-quyền tỉnh Nanking đặt tên Xisha cho quần-đảo Hoàng-Sa và tên Nansha cho quần-đảo Trường-Sa. Hai tên nầy đã được Trung-Cộng dùng lại.
6 Việc xây-cất đền thờ và dựng bia trên đảo nầy được xác-định trong Khâm-Ðịnh Ðại-Nam Hội-Ðiền Sự-Lệ và trong Ðại-Nam Nhất-Thống Chí tỉnh Quảng-Ngãi.
Vào năm 1820, J.B Chaigneau ghi lại trong quyển sách của ông Mémoire sur la Cochinchine (B.A.V.H 1923-2) rằng vua Gia-Long đã chiếm quần-đảo Hoàng-Sa năm 1816. Giáo-sĩ J. Lasan Tabert, khâm-sứ Giáo-Hoàng tại Cochichine ghi lại trong The Journal of The Asiatic Society of Bengal (9-1837): “năm 1816 vua Gia-Long đã đến tận nơi (Hoàng-Sa), long-trọng cắm một ngọn cờ của hoàng-gia, vì thế chính-thức chiếm-hữu những đảo nầy mà không ai có quyền tranh-cãi được”. Nhưng các quyển sử-ký của việt-Nam đã không ghi lại chính-xác việc nầy, chỉ ghi đơn-giản là vào năm 1816 một công-tác tại Hoàng-Sa đã được “công-Ty Hoàng-Sa” hoàn-tất như mọi năm để thu-nhặt những tàu bè bị đắm (Ðại-Nam Thực-Lục Chính-Biên (Ðệ-nhất kỷ, quyển thứ 52).
7 “Geography of th Cochinchinese Empire” , trong “Journal of th Geographical Society of London, 1849, Vol XIX, p. 93.
8 theo P. Pasquier qua bài “L’histoire moderne des iles Paracels”, trong “l’Eveil économique de l’Indochine” so^ó 741 (12 juin 1932).
9 trong Ðịa-Dư Chí (1821) và Hoàng-Việt Ðịa-Dư Chí (1833) của Phan Huy Chú, có ghi rằng Hoàng-Sa trực-thuộc tỉnh Quảng-Ngãi.
Trên bản-đồ “Ðại-Nam Nhất-Thống Toàn Ðồ” được vẽ vào các năm 1838 và 1862 lãnh-thổ của Việt-Nam, có vẽ không xa bờ hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa (Võ Long Tê, Hoàng-Sa và Trường-Sa theo cổ-thư Sử-Ký và Ðịa-Lý của Việt-Nam, SAigon, 1974, bản số XXXVI – thì dựa lên Hồng-Ðức Bản-Ðồ, Saigon, 1962, trang 94-95)
10 Ngày 15 tháng 5 năm 1979 tờ Da Gong Bao, ra tại Hồng-Kông, có đăng một bài viết nội-dung cho rằng ngày 15 tháng 6 năm 1956, thứ-trưởng bộ Ngoại-Giao CSVN đã chính-thức công-nhận rằng dựa theo lịch-sử thì hai quần-đảo nầy thuộc Trung-Hoa.
11 Hình chụp lá thư nầy được đăng trên Beijing Information số 7, 1980, trang 22.
12 Xem các tựa đề các bài báo tượng-trưng trong Tạp-Chí Quân-Ðội Nhân-Dân tháng 11 năm 1975, Renmin Ribao ngày 25 tnáng 11 năm 1975, Nhân-Dân ngày 22 tháng 12 năm 1975.
13 Sau khi bộ Ngoại-Giao Trung-Cộng tuyên-bố ngày 15 tháng 1 năm 1987 xác-nhận lần nữa chủ-quyền nước nầy tại quần-đảo Trường-Sa thì nhà cầm-quyền Việt-Nam cũng lần nữa tuyên-bố, vào ngày 16 tháng 4 năm 1987, là hai quần-đảo Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa thì thuộc chủ-quyền của Việt-Nam. Ngày 14 tháng 6 năm 1987, VN lên án hành-động của Trung-Cộng gởi tàu “thám-hiểm cũng như có những hành-động bất-hợp-pháp trong vùng biển của Việt-Nam” chung quanh quần-đảo Trường-Sa và “tổ-chức ngày 16 tháng 5 đến 5 tháng 6 những buổi tập-trận quân-sự trong vùng biển của mình”. Ngày 20 tháng 2 năm 1988, VN đã lên án hành-động của Trung-Cộng “đã gởi nhiều chiến-hạm vi-phạm vùng biển nội-địa của VN ở quần-đảo Trường-Sa”. Trả lời những tuyên-bố của VN, Trung-Cộng xác-định quyền “thám-hiểm, nghiên-cứu và đi tuần-tiễu” trong vùng chung-quanh, hay trong vùng quần-đảo Trường-Sa, là lãnh-thổ Trung-Hoa thuộc tỉnh Hải-Nam. Và những việc nầy liên-tục được hải-quân Trung-Cộng thực-hiện từ 1987, bằng-chứng là đã có sự đụng-chạm với hải-quân VN vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Kể từ lúc nầy không còn một tin-tức nào khả-tín để kiểm-nhận rằng Trung-Cộng có chiếm một hay nhiều đảo thuộc quần-đảo nầy.
14 Trong một bài viết mang tựa-đề “Chineses Islands in the South China Sea”, đăng năm 1956 trên People’s China (N°13), có ghi ở trang 26 rằng chính-phủ Trung-Hoa đã có một dự-án phản-đối nhưng ngươi ta không tìm ra được một dấu vết nào về việc nầy.
15 Theo tài-liệu của bộ Ngoại-giao Trung-Cộng công-bố ngày 20 tháng 6 năm 1980 trên tờ Beijing Information (số 7, 1980), Trung-Cộng cũng nhắc đến việc khai-thác và tầm quan-trọng của các đảo nầy. Việt-Nam trả lời việc nầy qua tờ “Courrier du Viet-Nam số 7 năm 1984, trang 8, là VN đã khai-thác các đảo nầy với công-ty Hoàng-Sa.
16 Nếu sự đòi hỏi chủ-quyền của Ðài-Loan tại Trường-Sa thì không thể bỏ qua vì xứ nầy chiếm đóng đảo Itu Aba, việc nầy sẽ không giống trường-hợp Hoàng-Sa, Ðài-Loan lên tiếng đòi chủ-quyền nơi đây chỉ do sự cần-thiết nhắc lại sự “hiện-hữu” của đảo-quốc nầy.
17 “Bản Sơ-Thảo về cuộc khảo-cứu khảo-cổ lần thứ hai thực-hiện tại đảo Tây-Sa thuộc tỉnh Quảng-Ðông” trong Wen Wu, số 9, tháng 9 năm 1976, hay xem Beijing Information, số 7, 1980, trang 16.
18 Trong Bạch-Thư mà Hà-Nội công-bố năm 1979 có đăng một tấm hình ở trang 35.
19 “La Question des Paracels”, đăng trong l’Eveil Economique de l’Indochine, số 777 (26 tháng 2 năm 1933)
20 Mặc dầu là thái-độ của người Pháp thì chỉ có tính-cách “không liên-tục” và “do-dự trong hành-động”, nhưng nó cũng “đem lại một giá-trị bảo-lưu mà hiệu-quả chỉ thấy được sau khi nó hoàn-tất” (Ch Rousseau, Revue Générale de Droit Internationale Public, Juillet-Septembre 1972 p 836)
21 Tìm hiểu định-nghĩa của “thềm lục-địa” đọc Third United Nation Conference on the Law of the Sea; Official Records, Vol. IV, Part VII, pp 155 et 162. Công-Ước về Luật về Biển ngày 30 tháng 4 năm 1882 ghi-nhận rằng chủ-quyền của một quốc-gia có thể mở rộng 200 hải-lý tính từ bờ hay là đến 350 hải-lý trong những trường-hợp đặc-biệt.
(11 tháng 2 năm 02)
4 Charles Fourniau, đã trích dẫn tr. 90.
Nghiên-cứu vấn-đề " bán đất và nhượng biển" của đảng CSVN.
Lời chứng-minh này thay lời biện-hộ cho những người yêu nước hiện còn đang trong vòng tù-tội vì đã dám nói lên sự-thật về lãnh-thổ quốc-gia.
CUBG 1887 : « Từ điểm chấm dứt đoạn biên-giới thứ nhứt trên sông Qua-Sách (Qua Sách Hà 戈 索 河 ), đường biên giới từ điểm này xuôi dòng chảy cho đến hợp-lưu với sông Chảy (Hắc Hà 黑河), đường biên-giới rời sông Qua-Sách bắt qua sông Chảy, đi ngược sông cho đến điểm hợp-lưu với sông Nam-Len (Ðông-Nhai Hà 銅 街 河)[13]. »
Ðây là đoạn « biên-giới theo đường đỏ » gần mốc giới 54 của HUBG 1999. Vì chưa biết được hình-dạng « đường đỏ » phân-chia vùng này thế nào nên không thể kết-luận. Theo tài-liệu thì có tới 40 vùng như thế trên biên-giới. Người thông-hiểu tình-hình trong nước nói rằng Việt-Nam mất 750km² đất.
Khảo-sát các tài-liệu ta cũng biết cột mốc bị dời đi đã bắt đầu từ khi đường biên-giới phân-định vừa xong (1897). Hồ-sơ SGI (xem phụ-lục chương 9, phần SGI) cho phép ta khẳng-định như thế. Thực-dân Pháp làm ngơ chuyện này vì đối với họ là chuyện nhỏ, vì không phải là đất của cha-ông họ để lại.
[2] Chủ-Tịch Ủy-Ban phân-giới vùng Vân-Nam 1895-1897.
[3] Chủ-Tịch Ủy-Ban phân-giới vùng Quảng-Tây 1893-1894.
[4] Chủ-Tịch Ủy-Ban Phân-Định Pháp 1885-1886.
[5] Sĩ-quan phụ-trách cắm mốc vùng Quảng-Tây dưới quyền ông Galliéni.
[6] Idem.
[7] Chủ-Tịch Ủy-Ban phân-giới vùng Quảng-Tây 1891-1893.
[8] Chủ-Tịch Ủy-Ban phân-giới vùng Quảng- Đông 1889-1891.
[9] Lời giới thiệu : Bài viết này trích trong sách « Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000 - lịch-sử thành-hình và những tranh-chấp », sẽ xuất-bản khoảng tháng 10 năm 2005. Sách dày 850 trang, trình bày cụ-thể đường biên-giới lịch-sử và đường biên-giới theo Công-Ước 1887, với đầy-đủ tài-liệu gốc. Giá bán 32 $US hay 28 Euros (cộng thêm cước-phí : Hoa-Kỳ 13 $US, Châu-Âu 8 Euros). Liên-lạc : truongnhantuan@yahoo.fr hay viết thư về địa-chỉ : Ngô Quốc Dũng, N° 3 parc du Château, 78 rue des Polytres, Marseille 13013, France.
[10] Việc so-sánh đặt trên những điều-kiện của công-ước 1887.
[11] Xem La Nouvelle Frontière Lao-Vietnam, tác-giả Bernard Gay (Histoires des frontière de la Péninsule indochinoise – 2. Sous la direction de P.B. Lafont). NXB Harmattan, Paris.
[12] Xem biên-bản số 2 : Từ hợp-lưu sông Long-Bác với sông Hồng đến sông Qua-Sách. Chương 4.
[13] Xem biên-bản số 3 : Từ Qua-Sách Hà đến Cao-Mã Bạch thuộc Bắc-Kỳ đến Tân-Nhai thuộc Vân-Nam. Chương 4.
[14] Như ghi chú 3.
[15] Bản-đồ do ông Nguyễn Ngọc Giao công-bố trên internet.
[16] Tài-liệu này do ông Thái Văn Cầu gởi cho. Tác-giả trân-trọng cám-ơn.
[17] Tổng Đèo-Lương trên bản-đồ tương-ứng với lỗ hổng phía Đông-Bắc Cao-Bằng, giáp giới với Lạng-Sơn.
TỌA ĐỘ CỦA CÁC ĐIỂM TẠO THÀNH CÁC ĐOẠN THẲNG CỦA ĐƯỜNG CƠ SỞ
TỪ ĐÓ BỀ RỘNG CỦA LÃNH HẢI CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC ĐO ĐẠC
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam)
KINH ĐỘ (Đ)
O Trên đường phân định biên giới
Tây-Nam của vùng biển lịch sử của
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam và nước Cộng Hoà Nhân
Dân Kampuchia.
tỉnh Kiên Giang…… 09 o 15’0 103 o
27’0
Nam của Đảo Hòn Khoai, tỉnh
Minh Hải………… 08 o 22’8 104 o
52’4
Côn Đảo, Khu Hành Chánh
Côn Đảo Vũng Tàu……. 08 o 37’8 106 o
37’5
Đảo Côn Đảo…… 08 o 38’9 106 o
A5 Tại Đảo nhỏ Bảy Canh,
Đảo Côn Đảo……. 08 o 39’7 106 o
A6 Tại Đảo nhỏ Hòn Hai (nhóm
Phú Quí), tỉnh Thuận Hải… 09 o 58’0 109 o
A7 Tại Đảo nhỏ Hòn Dơi, tỉnh
Thuận Hải………….. 12 o 39’0 109 o
A8 Tại Mũi Đại Lãnh, tỉnh
Phú Khánh……….. 12 o 53’8 109 o
A9 Tại Đảo nhỏ Ông Căn, tỉnh
Phú Khánh……….. 13 o 54’0 109 o
A10 Tại Đảo Lý Sơn, tỉnh
Nghĩa Bình……….. 15 o 23’1 109 o
A11 Tại Đảo Cồn Cỏ, tỉnh
Bình Trị Thiên……… 17 o 10’0 107 o
20’’6
THE CO-ORDINATES OF THE POINTS ESTABLISHING THE STRAIGHT BASELINE
FROM WHICH THE BREADTH OF THE TERRITORIAL SEA OF VIET NAM IS MEASURED
(Attached to the 12 November 1982 Statement by the
Government of the Socialist Republic of Viet Nam)
LONGITUDE (E)
O On the south-western demarcation
line of the historic waters of
the Socialist Republic of Viet
Nam and the People’s Republic of
Kampuchea.
Archipelago, Kien Giang province 09 o 15’0 103 o
27’0
East of Hon Khoai Island, Minh
Hai province………… 08 o 22’8 104 o
52’4
Islands, Con Dao Vung Tau
Administrative sector……. 08 o 37’8 106 o
37’5
Islands…………. 08 o 38’9 106 o
A5 At Bay Canh Islet, Con Dao
Islands…………. 08 o 39’7 106 o
A6 At Hon Hai Islet (Phu Qui group),
Thuan Hai province…….. 09 o 58’0 109 o
A7 At Hon Doi Islet, Thuan Hai
province………….. 12 o 39’0 109 o
A8 At Dai Lanh Cape, Phu Khanh
province………….. 12 o 53’8 109 o
A9 At Ong Can Islet, Phu Khanh
province………….. 13 o 54’0 109 o
A10 At Ly Son Island, Nghia Binh
province………….. 15 o 23’1 109 o
A11 At Con Co Island, Binh Tri
Thien province…………… 17 o 10’0 107 o
20’’6
2. Sous réserve du paragraphe 3, la mer territoriale, la zone contiguë, la zone économique exclusive et le plateau continental d'une île sont délimités conformément aux dispositions de la Convention applicables aux autres territoires terrestres. (Một đảo có hải-phận, vùng tiếp-cận, vùng kinh-tế độc-quyền và thêm lục-địa riêng, ngoại trừ điều-kiện ghi dưới phần 3)
3. Les rochers qui ne se prêtent pas à l'habitation humaine ou à une vie économique propre, n'ont pas de zone économique exclusive ni de plateau continental. (Những bãi đá (cồn đá) mà người ta không thể sinh-sống, hoặc tạo một nền kinh-tế tự-tại thì không có vùng kinh-tế độc quyền cũng như không có thềm lục-địa).
Vì thế, nguy-cơ mất nước Việt-Nam hiện nay chỉ có 2 : sự tồn-tại của đảng CSVN và sự phát-triển mạnh-mẽ về mọi phương-diện của Trung-Cộng.
________________________________________
[1] Charles Fourniau, Agrégé d’histoire, Docteur d’Etat en Histore. La Frontière sino-vietnamienne et le face à face franco-chinois à l’époque de la conquête du Tonkin, Biên-giới Việt-Trung và sự đối-đầu của hai nước Pháp-Trung vào thời-kỳ chinh-phục Bắc-Kỳ, trang 85 đến trang 103, trong quyển Les Frontière du Vietnam, nxb Harmattan, Paris 1989. Trang 92
[2] François Joyaux, Géopolitique de l’Extrême Orient.
[3] Công-trình nầy bắt đầu từ tháng 4 năm 1885, hồ-sơ CAOM, GGI, INDO, 65355.
[4] Những địa-phận nầy là : Vùng mũi Pak-lung (Bạch-Long) ở phía bắc Móng-Cái, tiếp-giáp với tỉnh Quảng-Ðông; vùng được gọi là “section 2”, tức là tổng Tụ-Long và vùng gọi là “section 5”, tức toàn vùng hữu-ngạn sông Hồng. Hai vùng sau tiếp-giáp với tỉnh Vân-Nam. Công-ước 26-6-1887 quyết-định nhượng vùng mũi Bạch-Long và toàn-bộ tổng Tụ-Long (hai vùng nầy đều thuộc Việt-Nam) cho Tàu. Một số xã thuộc tổng Phương-Ðộ, gần Tụ-Long và 9 xã rưỡi thuộc tổng Bát-Tràng (thuộc tỉnh Quảng-Ninh) thì bị nhượng sau nầy do đại-tá Pennequin (phụ-trách phân-giới vùng Vân-Nam) và đại-tá Gallieni (phụ-trách phân-giới vùng Lưỡng-Quảng).
[5] Xem www.ifrance.com/truongnhantuan
[6] CAOM, GGI, INDO, 65355.
[7] La Frontière sino-vietnamienne et le face à face franco-chinois à l’époque de la conquête du Tonkin, Biên-giới Việt-Trung và sự đối-đầu của hai nước Pháp-Trung vào thời-kỳ chinh-phục Bắc-Kỳ, trang 85 đến trang 103, trong quyển Les Frontière du Vietnam, nxb Harmattan, Paris 1989. Trang 92.
[8] “Ðường Biên-Giới Trên Biển của Việt-Nam”, La Frontière maritime du Vietnam, Pierre-Bernard Lafont, từ trang 235 đến trang 243, trong quyển Les Frontières du Vietnam, do chính ông làm chủ-biên, nxb Harmattan, Paris 1989. Trang 236-237.
[9] Xem biên-bản “Proces-verbal de délimitation N° 1: De Tchouk-san à Chima” ở trang nhà ghi trên.
[10] trích từ La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys, nxb Harmattan 1996, Monique Chemillier-Gendreau.
[11] Ðọc Lettre du Commandant Chiniac de Labastide, Président de la Commission d’abornement des frontières sino-annamites, à Monsieur le Gouverneur Général de l’Indochine. Au sujet des travaux de l’abornement. đọc thêm Lettre du Commandant Chiniac de Labastide, Président de la Commission d’abornement des frontières sino-annamites, à Monsieur le Gouverneur Général de l’Indochine. Objet: Inconvénients et dangers de la frontière admise entre Kalong et Bac-Cuong-Ai par la Commission française de délimitation. Ðăng trongwww.ifrance.com/truongnhantuan
[12] M. Chemillier-Gendreau, Giáo-Sư các ngành Khoa-Học Chính-Trị và Công-Pháp tại trường Ðại-Học Paris VII, tác-giả quyển La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys, nxb Harmattan 1996.
[13] Một trường-hợp tương-tự: Án-lệ 14 tháng 2 năm 1985 giữa Cộng-H òa Guinée và Guinée-Bissau. Công-ước 12-5-1886 Pháp-Bồ bị đặt vấn-đề. Công-Ước nầy có vẽ một đường vòng trên biển để phân-biệt những đảo thuộc P áp với những đảo thuộc Bồ-Ðào-Nha. Nước Cộng-Hòa Guinée cho rằng đường nầy có giá-trị như là một đuờng biên-giới trên biển. Tòa-án không chấp-nhận vì công-ước 1886 chỉ quan-hệ đến biên-giới trên đất liền.
[14] Paul-Marie Neis sinh ngày 28 tháng 2 năm 1852, tốt-nghiệp trường Y-Sĩ Hải-Quân Brest, đến Tonkin năm 1879.
Lướt Sóng viết tóm lược như sau:
Tại sao mà luật-lệ lại không đồng-nhất (universal) và Việt-Nam lại bị thiệt-thòi quá nhiều như vậy. Chính-quyền Hà-Nội rồi ra sẽ phải trả lời câu hỏi được đặt ra rất hợp-lý này.
2/ Ngoại trừ như đã quy định bởi đoạn 3, vùng lãnh hải, vùng hải phận, vùng kinh tế dành riêng và thềm lục địa của một hải đảo được phân định đúng theo những điều khoản của Công Ước được áp dụng cho các vùng đất liền khác.
3/ Các rặng đá không có người ở và có một sinh hoạt kinh tế riêng biệt, không có vùng đặc quyền kinh tế.
Tôi bác cùng chung nợ kiếm cung.
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng sắp thành công
Thứ nhì, từ đầu đến ngày hôm nay, họ đã và còn tiếp tục lừa gạt nhân dân ta để phục vụ cho họ.
Thứ ba, họ cam tâm bán rẻ tổ quốc để đánh đổi lấy sự che chở, hậu thuẫn của Bắc Kinh hầu củng cố độc tài thống trị trên đất nước ta.
Thứ tư, toàn bộ tập đoàn lãnh đạo đảng và Nhà Nước cộng sản Việt Nam đã tự đứng ra ngoài vòng dân tộc Việt Nam, đã tha hóa, tham ô, bóc lột, bán nước cầu vinh, làm tay sai cho ngoại bang.
2/ Ngoại trừ như đã quy định bởi đoạn 3, vùng lãnh hải, vùng hải phận, vùng kinh tế dành riêng và thềm lục địa của một hải đảo được phân định đúng theo những điều khoản của Công Ước được áp dụng cho các vùng đất liền khác.
3/ Các rặng đá không có người ở và có một sinh hoạt kinh tế riêng biệt, không có vùng đặc quyền kinh tế.
Tôi bác cùng chung nợ kiếm cung.
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng sắp thành công
Thứ nhì, từ đầu đến ngày hôm nay, họ đã và còn tiếp tục lừa gạt nhân dân ta để phục vụ cho họ.
Thứ ba, họ cam tâm bán rẻ tổ quốc để đánh đổi lấy sự che chở, hậu thuẫn của Bắc Kinh hầu củng cố độc tài thống trị trên đất nước ta.
Thứ tư, toàn bộ tập đoàn lãnh đạo đảng và Nhà Nước cộng sản Việt Nam đã tự đứng ra ngoài vòng dân tộc Việt Nam, đã tha hóa, tham ô, bóc lột, bán nước cầu vinh, làm tay sai cho ngoại bang.
- Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh,
- Chủ tịch Nước Trần Ðức Lương,
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An,
- Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải,
Sao kỳ lạ thế ? Vịnh Bắc Bộ (Golfe du Tonkin) là của Việt Nam cơ mà !
Trung Quốc là nước lớn nhưng không phải dễ dàng uy hiếp được ta. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh trong 10 thế kỷ vừa qua, Phương Bắc đã 10 lần mang quân sang xâm lược nước ta, nhưng cả 10 lần phong kiến Phương Bắc đều thất bại thảm hại. Kể cả trận mới đây nhất, tháng 2/1979, cộng sản Trung Quốc đã mang quân đánh nước ta, định dạy cho Việt Nam một bài học, trái lại họ đã học được bài thất bại cay đắng.
Tôn trọng biên thùy nước mới an
Dân tộc ta có một nền văn hiến sáng ngời, trung dũng tuyệt vời.
Ðảng ta, dân tộc ta đã làm cuộc Cách mạng Tháng 8-1945 vĩ đại, sau đó đã đánh thắng 2 đế quốc hung bạo nhất của thời đại, mà lại chịu để cho Trung Quốc ép ký một hiệp định bất bình đẳng như vậy sao ?
Khai phá ngàn năm giống Lạc Hồng
Xương máu bao đời mới có được
Xin đừng để thẹn với non sông.
Tôi tin tưởng Quốc hội Chính phủ sẽ làm được việc này. Nhân dân Việt Nam sẵn sàng đoàn kết xung quanh Quốc hội, Chính phủ và Ðảng để đòi Trung Quốc phải công nhận Hiệp định Pháp - Thanh đồng thời trả lại cho Việt Nam các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hội viên CLB Bạch Ðằng.
ÐC : 26/14-125 Tô Hiệu - Hải Phòng
ÐT : 031.739039
Qua bài thơ này độc giả có thể thấy được sự phẫn nộ ở trong nước lên cao đến mức độ nào. Các vị này đều là đảng viên Cộng sản nhưng họ đã dõng dạc chửi thẳng "Cộng Sản Việt Nam" là bọn bán nước. Những tiếng "cuối đời" và "không thể bỏ qua" cũng thực ý nghĩa.
kỳ họp thứ X, tháng 12-2001.
Nhại thơ Bút Tre:
Mà không ai dám chất vần lấy nửa câu (chất vấn)
Biên giới hiệp định lõm sâu
Đất đai bị mất, vẫn vểnh râu quai hàm !
Hoan hô cộng sản Việt Nam,
Cuối đời bán cả giang san nước nhà.
Bản Giốc cảnh đẹp của ta, (1)
Nay còn đâu nữa để mà ngắm trông.
Trường Sa mù mịt biển Đông,
Cả Hoàng Sa nữa mất tong còn gì. (2)
Mục Nam quan giữa biên thùy,
Nay lùi xa tắp thấy gì nữa đâu. (3)
Ngước trông lệ nhỏ rầu rầu,
Suối Phi Khanh cũng qua cầu người ta. (4)
Mấy nghìn năm! Thật xót xa!
Trách ai cắt đất để mà vinh thân.
Mặc cho cuộc thế xoay vần,
Cuối đời đầy túi, cóc cần cái chi.
Quốc hội một lũ ù lì,
Nhưng còn bia miệng sẽ ghi muôn đời,
Việc này không thể buông trôi!
Các lão thành Hà Nội
(2) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta tháng 1-1974, bấy giờ còn trong tay quân đội Sài Gòn. Sau này chiếm nhiều đảo trong quần đảo Trường Sa của ta vào tháng 3-1988.
(3) Trước ở cổng Mục Nam quan, ta và Tàu gác chung. Bên này cổng là đất ta, bên kia cổng là đất Tàu. Không biết thế nào mà bây giờ đất ta lại lùi mãi về phía Đồng Đăng gần 1 kilômét. Đứng ở cái vạch trắng phân chia ranh giới không nhìn thấy Mục Nam quan nữa.
(4) Đấy là một vạt đất lõm xuống trước Mục Nam quan. Tương truyền Nguyễn Trãi tiễn Phi Khanh biệt nhau ở đây. Phi Khanh khuyên con về rửa nhục cho nước. Cả hai cha con đều khóc, thành vạt suối ở chỗ đất lõm, dân gian gọi là suối Phi Khanh.
Bên giường một giấc ngủ ngon lành" [8]
Bộ sách "Đại Nam Nhất Thống Chí" được Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn ra bằng chữ Nho, tương tự như chữ Hán của Tàu, gồm 25 quyển, đến năm 1971 đã được dịch ra tiếng Việt [14]. Căn cứ vào tập 3, trang 366 và 367 (hình 10, 11), có những chi tiết trái ngược với sự tuyên truyền của CSVN và của hai vị "ký giả" và "bình luận gia" từng viết bài cho rằng "Ải Nam Quan thuộc Tàu". Sau đây là những chi tiết đó:
"Năm Đinh Dậu (1537) vua nhà Minh sai Cừu Loan làm Đô Đốc đem quân đến đóng gần cửa Nam Quan rồi sai đưa người thư sang bảo Mạc Đăng Dung phải đưa sổ ruộng đất sang nộp và chịu tội thì được tha cho khỏi chết" [15].
"Ngày hôm ấy (mùng năm tết Kỷ Dậu 1789) vua Quang Trung dốc quân đánh giặc, áo ngự bào bị thuốc súng bắn vào đen như mực. Đến trưa thì vào thành Thăng Long, sai tướng đem binh đuổi đánh quân Thanh đến cửa Nam Quan. Những dân Tàu ở gần Lạng Sơn sợ khiếp, đàn ông, đàn bà dắt díu nhau mà chạy, từ cửa ải về mé Bắc hơn mấy trăm dặm, tịnh không nghe thấy một người nào!" [16]
"Cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 30 dặm về phía bắc, ở địa phận Du Thôn xã Bảo Lâm châu Văn Uyên, phía bắc giáp thôn Điếu -sách, châu Thượng Thạch nước Thanh, từ ải này đến Trấn Nam Quan đi theo đường núi, ước hết hai trống canh rưỡi, phàm việc giao tống công văn và khách buôn đi lại, đều do cửa ải này." [19]
http://goasia.about.com/gi/dynamic/offsite.htm?site=http://home.vnn.vn/english/map/
(2) "The issue of South China Sea", Ministry of Foreign Affairs Peoplés Republic of China, June 2000.
(3) BBC News Online: "China Ends Huge Mine Clearing Programme," Asia-Pacific, August 12, 1999.
BBC "China Clears Thousands of Landmines on Vietnamese Border", January 6, 1998; ("Qiu Daxiong, deputy commander of the Guangxi Military Area Command, said the mine clearing operation, is expected to clear 120 zones on nearly 20 million sq.m. of ground").
(4) Datacom Ad Network, "China, Vietnam Pledge To Resolve Border Dispute", Apr 5, 2000
(5) Bản dịch biên bản Pháp-Thanh năm 1891 về HĐ 1887 (đã được phổ biến trên các diễn đàn).
(6) Bài phỏng vấn LCP tháng 10-02, lời LCP
(7) Nước Tôi Dân Tôi, Đông Tiến, 1989, Vũ Nguyệt Minh, trang 52.
(8) Các Triều Đại Việt Nam, Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng, NXB Thanh Niên, 1995, trang 109.
(9) Việt Sử Tân Biên - Quyển 2, Phạm Văn Sơn, NXB Văn Hữu Á Châu, 1958, trang 442
(10) Phương Đình Dư Địa Chí - Nguyễn Văn Siêu, NXB Tự Do Sài Gòn, 1959, trang 451
(11) Phương Đình Dư Địa Chí, trang 452
(12) Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, Đào Duy Anh, NXB Thuận Hóa - Huế, 1995, trang 71&72
(13) Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời, trang 15
(14) Đại Nam Nhất Thống Chí, Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Khoa Học Xã Hội, 1971, Tập 3, trang 366-367
(15) Việt Nam Sử Lược, Quyển 2, Trần Trọng Kim, Bộ Giáo Dục VNCH, trang 16
(16) Việt Nam Sử Lược, quyển 2, trang 134
(17) Các Triều Đại Việt Nam, Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng, NXB Thanh Niên, 1995, trang 231. Tuy nhiên, theo Việt Nam Sử Lược, quyển 2, trang 143, "sau khi nghe tin Quang Trung mất thì các quan sứ dìm vụ cầu hôn và đòi đất lưỡng Quảng đi, không cho Thanh Triều biết", tức là không có chuyện vua Càn Long đồng ý gả con và trả đất cho Quang Trung.
(18) Phương Đình Dư Địa Chí, trang 453.
(19) Đại Nam Nhất Thống Chí, trang 367
(20) Nước Tôi Dân Tôi, trang 12.
(21) Viet Nam, Robert Storey, trang 506
- 1862 Pháp chiếm miền Nam.
- 1884 đặt ách thống trị trên toàn quốc Việt Nam.
- 1895 Pháp vẽ bản đồ Ðông Dương sau khi ký hiệp ước với triều đình Mãn Thanh ấn định biên giới dài 1300 km giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Nằm nhiều ít trên thềm lục địa.
- Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.
- Bảo đảm quyền lợi và an ninh cho giới khai thác tài nguyên đáy biển.
(Cao Trào Nhân Bản Việt Nam)
Cần nhó tuyên bố của Hồng Lỗi “hối thúc” Việt Nam là vào ngày 27/2, đúng ngày Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân, mà nội dung quan trọng là về “quan hệ song phương và vấn đề biên giới lãnh thổ.” Phía Việt Nam thì công khai thông báo cho toàn dân rằng trong cuộc hội đàm đó, “Hai bên nhất trí quán triệt thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như các thỏa thuận liên quan, duy trì các chuyến thăm cấp cao, đi sâu hợp tác trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng những vấn đề tồn tại, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực và thế giới.” Như thế, Việt Nam “nhất trí” cho Trung Quốc có chủ quyền, có quyền lợi, có quyền cai quản Trường Sa và Hoàng Sa ư? Rất khó tin. Nhưng trong thời đại Internet, nói năng theo cái cung cách tránh né, che mắt dân của Bộ Ngoại giao Việt Nam trong so sánh với thái độ của phía Trung Quốc, chỉ đưa đến một kết quả: người dân thấy nhục nhã về sự ươn hèn của người đại diện đất nước!
Paris 14-11-2008.
—-
Mời quí vị tìm đọc thêm vấn đề biên giới qua 2 cuốn sách do Nhà xuất bản Sự Thật phát hành tại Hà nội năm 1979:
- Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua.
- Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
TQ sẽ gia nhập WTO vào tháng 11 ngày. nên đã thu hút nhiều nguồn vốn hơn.
Ðến năm 2006 Hiệp định AFTA có hiêụ lực, hàng hoá của các nước trong khu vực sẽ ùa vào VN, vì các hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ, sẽ đánh bật các hàng hoá của VN ngay tại thị trường VN. Hàng hoá của chúng ta thông thường có giá cao hơn từ 5%-40% các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực. Mà không chỉ hàng hoá của các nước trong khu vực, hàng hoá của các nước thứ ba, nhập cảng vào các nước ASEAN đóng gói và xuất sang VN miễn là có 40% định lượng được sản xuất tại nước đó cũng được miễn thuế Hải quan, vì đó là quy định của AFTA.
Tiếp sau đó là hàng loạt các hành động đàn áp những tiếng nói dân chủ tại VN, như việc câu lưu Tướng Trần Ðộ lên CA, tịch thu tập bản thảo của Ông, cùng hàng loạt các vụ đàn áp tôn giáo như Nguyễn Văn Lý; Thích Quảng Ðộ; Thích Huyền Quang; Lê Quang Liêm;...
nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "
Ðiện thoại : 8.514000.
VOA phỏng vấn Mai Thái Lĩnh
'Sự thật về Thác Bản Giốc'
| 22.2.12
Còn trên Bản Đồ cắm mốc Pháp-Thanh năm 1894, thì địa danh Nam Quan ở phía Bắc đường biên giới.
Như vậy, đường biên giới ở phía Nam của Nam Quan....
Đối với đọan đường sắt, phía Trung Quốc cho rằng đường biên giới đi qua điểm nối ray, nhưng qua đàm phán, hai phía đã đi đến giải pháp là đường biên giới nằm ở phía Bắc điểm nối ray 148m"
Vào thời điểm này Ủy Ban đã thấy có cửa Ải Nam Quan. Cửa ải này được Bác sĩ Neis, một thành viên của Ủy Ban cắm mốc người Pháp đề cập trong cuốn "Sur les Frontìères du Tonkin," Le tour du Monde, 1887 như sau trong một hình chụp: Ải này nằm ở khe núi, giữa 2 ngọn núi trọc, cao, mỗi bên cao từ 50 rới 60 thước. Ải này chỉ là một bức tường bằng đá ong, xây nối hai quả núi lại với nhau, ở giữa có một cổng, hình cánh cung ở phía trên, làm lối đi, đủ rộng cho một cỗ xe ngựa. Vì ải nằm ở giữa núi, nên việc cắm mốc trên hai ngọn núi không thực hiện được. Phía Trung Hoa trong Ủy Ban đề nghị xuống một miếng đất phẳng ở phía Nam, cách ải Nam Quan 150 m về phía Nam để cắm mốc phân định ranh giới. Phía người Pháp đi thị sát khu vực, thấy có một con suối chạy theo chân núi và có một miếng đất phẳng cạnh đó, nên đã chấp thuận chọn địa điểm đó để cắm mốc. Như vậy, ranh giới này chạy theo con suối, nằm ở chân núi. Sau khi có đường ranh biên giới mới theo Công ước 1887, thì ải ấy di chuyển về phía Nam so với vị trí cũ. Do vậy, theo công ước 1887, ải ấy nằm ở phía Bắc ranh giới của 2 nuớc, mà Biên bản, cũng như trên Bản đồ ghi và tham chíếu vào đó để xác định vị trí mốc biên giới. Đây là cửa ải có trước 1885.
"Từ giữa xã Bảo lâm, biên giới chạy theo hình một cái túi qua khu vực Đồng Đăng, xã Tân Uyên, Tân Thành ( mốc 21,...13) miệng túi là 2 mốc 21 và 13 cách nhau có 3km500; gần đáy túi là cửa Mục Nam Quan, gần 2 mốc số 18 và 19Ạ; ở hẳn đáy túi cách miệng túi tới 7 km là mốc số 16 trên đỉnh núi đá vôi, cách quốc lộ 4 có 200m. Ngày trước, bên này Nam Quan có đồn Đồng Đăng cách Nam Quan 3 km 500 về Tây nam, bên kia Nam Quan có đồn Cao Cấp cách Nam Quan 4km về phía Bắc ( tr. 15).
Tóm lại, theo cách mô tả trên thì cửa Mục Nam Quan kể từ công ước 1887 nằm trên đường biên giới.
b) Điểm Nối Ray (nơi giáp nhau giữa hai đường tàu xe lửa).
Tóm lại qua lời thú nhận của Phụng, Việt nam đã nhượng 352 m trong địa phận Nam Quan.
Các chi tiết này cần được trả lời.
http://www.lenduong.net/ -mangluoi@lenduong.net)________________________________________
Gần đây, AEI có sáng kiến mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Điều này, xuất phát từ thực tế là Việt Nam đã có một số thay đổi khá rõ nét so với thời kỳ đóng cửa, bao cấp và đề ra nhiều chủ trương mà phía Mỹ cho là chính đáng như : xóa đói giảm nghèo ; thu hẹp khoảng cách về phát triển với các nước lân bang ; cam kết hòa nhập với thế giới, xây dựng một đất nước thượng tôn pháp luật. Kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ khá, quan hệ Việt-Mỹ được cải thiện rõ, đã bình thường hóa, tổng thống Mỹ thăm chính thức Việt Nam v.v.
Tuy nhiên Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng : đà phát triển chưa cao, chưa vững ; khoảng cách lạc hậu so với các nước láng giềng vẫn mở rộng, chưa có khả năng thu hẹp ; bất công xã hội còn nhiều ; khoảng cách giàu nghèo tăng rõ ; thiếu vốn lớn, thiếu kỹ thuật hiện đại để đổi mới cơ sở hạ tầng cũ kỹ ; giáo dục, y tế quá thấp kém. Phía Việt Nam đang tìm kiếm ít nhất từ 20 đến 25 tỷ USD đầu tư cho mười năm tới. Trong điều kiện ấy, nếu như Việt Nam đáp ứng yêu cầu của một số cơ quan và một số nhà hoạch định chính sách của Mỹ hiện nay là thực hiện mối quan hệ thân hữu Mỹ-Việt, điều ấy có thể là một yếu tố cơ bản để thực hiện thuận lợi những mục tiêu tốt đẹp của xã hội Việt Nam và phía Mỹ có thể huy động đến 50 tỷ USD đầu tư không mấy khó khăn. Sự hợp tác này không nhằm chống phá Việt Nam, cũng không nhằm lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam, mà trái lại chỉ làm cho Việt Nam có thể thực hiện được những mục tiêu xã hội tốt đẹp do chính họ đề ra. Đảng cộng sản có mất chăng chỉ mất một số khái niệm chưa thành sự thật (như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản), mất đi điều đã trở thành lạc lõng giữa thế giới ngày nay là độc quyền cai trị đất nước.
Quan hệ đặc biệt số một là quan hệ với Lào và Campuchia do vì Đảng Cộng Sản Đông Dương trước kia, rồi ông Hồ Chí Minh từng được coi là lãnh tụ chung của ba nước và Đông Dương được coi là một chiến trường, những điều này vẫn được họ giữ cho tới nay. Tình hữu nghị là tốt nhưng trên thực tế, quan hệ này nhằm khống chế Lào và Campuchia, tự coi là nước đàn anh.
Quan hệ mức thứ hai là quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa cũ là quan hệ dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin, dựa trên định hướng xã hội chủ nghĩa v.v., đó là quan hệ với Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên.
Quan hệ mức thứ ba là quan hệ với các nước Asian là Thái Lan, Philipin v.v.
Quan hệ mức thứ tư là đến các nước dân tộc chủ nghĩa như Ấn Độ, Ai Cập, Algeria, Iran, Iraq v.v.
Mức quan hệ thứ năm là đến các nước phương Tây và Nhật, Úc. Và mức quan hệ cuối cùng mới đến Hoa Kỳ, vì Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ còn nuôi ý định "diễn biến hòa bình" và vì Hoa Kỳ còn ép Việt Nam về các vấn đề nhân quyền. Sau chuyến đi thăm của tổng thống Clinton thì phía Mỹ thấy rằng nhân dân, tuổi trẻ, nhiều trí thức và các nhà kinh doanh Việt Nam thì nghĩ khác, nhưng chỉ vì họ vẫn bị sự khống chế của một nhóm lãnh đạo rất bảo thủ, cổ hủ của đảng cộng sản.
Phía Mỹ mong muốn hợp tác với Việt Nam, họ nói thẳng rằng đó là do nhu cầu chiến lược ngăn chặn sự bá quyền và bành trướng của Trung Quốc, lành mạnh hóa quan hệ giữa các nước Châu Á. Cuộc hội thảo của AEI đã đưa ra bản đề nghị một Lộ Trình (Road map) cho bang giao Việt-Mỹ với nhận định : "Bản Lộ Trình đề nghị Việt Nam thực hiện những bước hiện đại hóa dân chủ theo bản sắc truyền thống dân tộc của mình, thì Hoa Kỳ sẽ thực hiện những bước tương ứng nhằm trợ giúp Việt Nam phát triển kinh tế và khả năng quân sự tự túc tự cường. Một nước Việt Nam thịnh vượng và tự tin sẽ có khả năng bảo vệ được nền độc lập của mình hơn trước áp lực của Trung Quốc muốn chiếm lấn lãnh thổ và cưỡng đoạt quyền hành trên biển Nam Hải. Bản Lộ Trình đặt giả định sự trợ giúp của Hoa Kỳ cho Việt Nam trên căn bản cân nhắc thận trọng về thành tích đổi mới chính trị tại Việt Nam".
Cần thấy rõ rằng Trung Quốc tuy là một nước lớn đông dân nhưng còn yếu về mọi mặt. Nước Trung Quốc cần một khoảng thời gian từ 15 đến 20 năm nữa mới có thể thực sự trở thành cường quốc. Trung Quốc quá đông dân, như một gia đình nghèo đông con, làm được gì cũng phải chia ra, mỗi đứa chỉ được hưởng tí chút. Điều này trở thành một gánh nặng. Phía Mỹ thấy rằng, hiện nay, Trung Quốc đang phải chịu năm nguy cơ, như năm quả bom nổ chậm.
Nguy cơ thứ nhất là tội ác chiếm đóng rồi hán hóa Tây Tạng, cũng như các dân tộc Uigur, Tadjik, Kirghiz... ở Trung Á; tội ác tiêu diệt các đền thờ tôn giáo, nền văn hóa ở đó. Các dân tộc Tây Tạng và Trung Á khác cùng thế giới ngày nay đang chống lại âm mưu bành trướng này.
Quả bom nổ chậm thứ hai là Pháp Luân Công. Số người theo Pháp Luân Công đông gấp nhiều lần số người theo Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Những người này theo một động cơ tôn giáo, không phải là mê tín mà họ rất thức tỉnh, nếu nói họ ngu muội thì phải nói rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc còn mê muội hơn. Những người theo Pháp Luân Công rất bất khuất và tự tin ; không tuần lễ nào là không có đấu tranh. Hơn nữa Pháp Luân Công Trung Quốc còn được những người theo Pháp Luân Công ở Hồng Kông, Nhật Bản, Triều Tiên và các nước phương Tây ủng hộ.
Gánh nặng thứ ba là sự kiện và phong trào Thiên An Môn vẫn còn âm ỉ, những chiến sĩ dân chủ trong và ngoài nước đang kết hợp nhau để thức tỉnh dân chủ trong nhân dân.
Quả bom nổ chậm thứ tư là nạn thất nghiệp và sự chênh lệch về mức sống ghê gớm giữa vùng nông thôn và thành thị, khiến người dân không thể chịu được. Hiện nay một bên có mức thu nhập lên đến 2.000 đến 2.500 USD một năm tính theo đầu người như ở Thẩm Quyến, Thượng Hải; còn ở nhiều vùng rừng núi, trong nội địa chỉ có mức thu nhập từ 100 đến 150 USD một năm. Sự chênh lệch này mang tính chất bùng nổ. Nạn thất nghiệp và sự chênh lệch quá xa của các vùng đã tạo nên các cuộc đấu tranh bao gồm hàng chục ngàn, thậm chí đã có tới gần một trăm ngàn người tham gia, điển hình như ở Tứ Xuyên, Thành Đô, Quý Châu, Vân Nam v.v.
Và quả bom nổ chậm thứ năm, hay gánh nặng thứ năm, mà Trung Quốc đang gánh chịu là nạn tham nhũng ngay trong lòng của chế độ Trung Quốc, ngay cả ủy viên bộ chính trị Trần Hỷ Đồng cũng bị xử tử. Ngoài ra có hàng vạn vụ việc có liên quan tới các cán bộ cao cấp của nhà nước và Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Quốc nạn bất trị này là con đẻ của chế độ độc đảng , đảng ngồi trên luật.
Từ các gánh nặng trên phía Mỹ cho rằng Trung Quốc không đáng sợ, bị nhiều mâu thuẫn nội bộ, chưa là một cường quốc kinh tế và quân sự. Để sánh được như Nga hiện nay, Trung Quốc phải cần tới hai thế hệ và để sánh được với Mỹ hiện nay thì Trung Quốc phải mất tới ba thế hệ. Và như vậy khi nhìn Trung Quốc ta chớ nên chỉ nhìn đó là một nước lớn đông người, vì trong thời đại hiện nay sức mạnh của một đất nước không tùy thuộc vào số dân mà là đường lối đúng đắn và chế độ đó có được lòng dân hay được sự quý trọng của thế giới hay không ?
Sự việc mới xảy ra gần đây nhất, đó là ngày 6-6, đài Quảng Châu Trung Quốc thông báo cấm biển từ 0 giờ ngày 8-6 đến 17 giờ ngày 13-6, để Trung Quốc tiến hành bắn đạn thật trong các khu vực mà theo người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố: "Khu vực biển theo tọa độ mà đài Quảng Châu, Trung Quốc, thông báo có nơi vào sâu trong các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam", cho thấy mặc dù đã cắt lãnh thổ trên đất liền cũng như trên biển để cầu hòa, chính quyền Hà Nội không bao giờ được Trung Quốc tôn trọng chủ quyền và cũng không bao giờ thỏa mãn được tham vọng không hạn độ của ông "bạn lớn" xấu bụng và xảo trá này.
Tôi cần nói rõ rằng : phía Mỹ không xui ta đương đầu căng thẳng với Trung Quốc ; họ chỉ mong ta có quan hệ bình thường, bình đẳng với Trung Quốc, quan hệ láng giềng tốt, tôn trọng nhau, thế thôi.
Theo phía Mỹ, hiện nay Việt Nam chưa có độc lập đầy đủ vì còn phụ thuộc vào chủ nghĩa Mác-Lênin, một chủ nghĩa từ ngoài Việt Nam đưa vào ; Việt Nam vẫn còn phụ thuộc và chịu sức ép của Trung Quốc nên chưa tự quyết định được vận mệnh của mình ; Việt Nam chịu sự cai trị độc quyền của đảng cộng sản, dân Việt Nam vẫn chưa có tự do và dân chủ. Tuy gần đây nhà nước có nới ra quyền tự do đi lại, người dân có hộ chiếu, được đi du học, người dân có điện thoại... nhưng những quyền tự do căn bản nhất là quyền tự do báo chí, quyền tự do lập tổ chức và đặc biệt là quyền tự do bầu cử vẫn chưa có. Và như vậy thì không thể nói Việt Nam là một nước dân chủ được. Phía Mỹ biết là khi họ đưa ra các điều này sẽ gặp nhiều khó khăn và phía lãnh đạo Việt Nam sẽ khó lòng chấp nhận, nhưng nếu nhân dân, những người trí thức, giới trẻ không bị gánh nặng quá khứ và các nhà kinh doanh Việt Nam am hiểu được điều này sẽ tán thành và hướng hợp tác Việt-Mỹ được ngày càng đông đảo dư luận ủng hộ thì có thể có chuyển biến tốt đẹp.
Hoa Kỳ rất mong người dân Việt Nam được lựa chọn trên cơ sở tự do, việc kết bạn này là hoàn toàn bình đẳng. Nếu người Việt Nam thật sự tán thành thì AEI sẽ đứng ra vận động xã hội, quốc hội, các viện nghiên cứu, các bộ máy tuyên truyền – người Mỹ gọi là làm lobby - để hình thành một ý muốn chung của nhân dân Mỹ, thực hiện một chính sách giao lưu, kết bạn thân thiết, tin cậy với nhân dân Việt Nam.
Mỹ là một đất nước có tiềm năng kinh tế, tài chính, đầu tư số một của thế giới. Ngày nay Mỹ có lực lượng vũ trang số một thế giới, nhưng Mỹ không sử dụng để xâm lược mà chỉ để chống khủng bố. Nếu Việt Nam trở thành một nhà nước có pháp luật và gây được niềm tin với nước Mỹ, kết bạn một cách sòng phẳng rõ ràng, thì chắc chắn Việt Nam sẽ được nhà nước và các công ty lớn của Mỹ đầu tư vào với quy mô lớn và sẽ phát triển rất nhanh và vững về mọi mặt. Quan hệ kinh tế với Mỹ là một bước khởi đầu tốt nhưng hiện nay nó còn quá thấp, quá chậm và đem về quá ít lợi ích cho Việt Nam.
Theo tin mới nhất tôi nhận được, trong tháng 6-2002, tiến sĩ Hilton L. Root, cố vấn cao cấp Bộ Tài chính Mỹ, trưởng ban nghiên cứu toàn cầu của Viện Milken (California) trong cuộc gặp gỡ báo chí tại Hà Nội đã nhận định Mỹ có thể viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Theo ông Root, cơ sở cho dự đoán này là quan hệ Việt - Mỹ thời gian qua có tiến triển và kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng. Mới đây, Mỹ đã dành thêm 5 tỷ USD viện trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển, tăng gấp bốn lần so với trước.
Tuy nhiên, các nước là đối tượng được nhận viện trợ sẽ phải đáp ứng không ít những tiêu chí mà Mỹ đề ra. Ba tiêu chí cơ bản, theo cố vấn Root, đó là phải chứng minh những tiến bộ trong việc tạo lập sự lãnh đạo công bằng (quản lý tốt, chống tham nhũng, tôn trọng quyền con người) ; chú trọng đầu tư cho con người (coi trọng giáo dục, sức khỏe con người) và khuyến khích sự phát triển của kinh tế tư nhân và tự do hóa thị trường.
Ba tiêu chí này của Mỹ không quá khó đối với một nước dân chủ nhưng thật sự khó cho một chế độ độc đảng như Việt Nam hiện nay. Thật sự là nếu Việt Nam có đầy đủ ba tiêu chí này thì chắc chắn sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong phát triển. Tuy vậy, để giúp cho Việt Nam vượt qua thời gian quá độ để phát triển, phía Mỹ thành tâm công nhận những tiến bộ dù còn hạn chế đã đạt được. Trên thực tế, nếu không có sự đồng ý của Mỹ, thì Việt Nam trong thời gian qua khó có thể nhận được những sự giúp đỡ tài chính của các tổ chức quốc tế. Vì vậy, có thể nói, trong thời gian tới Việt Nam có thể sẽ nhận thêm những khoản giúp đỡ khác nhiều hơn từ phía Mỹ.
AEI và các nhà học giả đều có ý định tốt với Việt Nam. Họ không có tham vọng về quân sự, đất đai gì hết. Đó chỉ là cảm tình và mong muốn cho Việt Nam được phát triển. Đây là một cơ hội và nếu như bị bỏ lỡ thì Việt Nam không thể tìm được bạn tốt, và sẽ rất khó để tìm ra được con đường phát triển. Họ thực lòng quý trọng những đức tính cần cù, thông minh của người dân, rất cảm thông những khó khăn, éo le dân ta phải chịu đựng. Họ cũng rất tin ở thế hệ trẻ, ở trí thức Việt Nam mà một số nhân vật tiêu biểu can đảm và sáng suốt đã công khai lên tiếng.
Đời một con người là phải biết chọn bạn tốt mà chơi, nếu như anh mà chọn phải bạn xấu, thì anh sẽ bị suy sụp cả cuộc đời nếu như bạn xấu đó luôn tìm cách phá hoại tài sản, của cải, gia đình của anh. Còn nếu anh có bạn tốt, có lòng nhân ái mong cho minh có điều tốt thì khi đó cả cuộc đời anh có thể sẽ nhờ vào người bạn tốt mà phát triển lên. Số phận của một dân tộc cũng vậy.
Tôi xin nhấn mạnh là những quan chức Hoa Kỳ đã nói với tôi rằng : Họ chỉ muốn những người trí thức Việt Nam hiểu rằng, không có một tình cảm nào là cứng nhắc cả. Ngay như nước Mỹ với nước Anh, trong thế kỷ trước, đã xảy ra một cuộc chiến tranh chống thực dân Anh nhưng bây giờ Anh và Mỹ lại là đồng minh thân thiết nhất. Họ vẫn nhớ tới cuộc chiến tranh đó nhưng dưới khía cạnh lịch sử. Hoặc như quan hệ giữa Đức và Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai khiến cho hễ nói tới Đức là người Pháp lại nổi cơn thịnh nộ, nhưng bây giờ Đức và Pháp lại là hai nước thân thiết nhất châu Âu. Hay như Nhật cũng vậy, nếu như trong chiến tranh bom nguyên tử của Mỹ đã nổ trên đất Nhật và Mỹ đã chiếm đóng và bắt nhiều tù binh thuộc quân đội phát xít Nhật, thì đến nay không có một liên minh nào ở châu Á mạnh bằng liên minh Nhật-Mỹ. Đó là bài học lịch sử, và những nhà lãnh đạo phải khôn khéo thay đổi theo các điều kiện cho phù hợp. Điều này chính do phía Mỹ đã nhắc nhở mình như vậy. Hãy chọn bạn mà chơi !
Làm bạn với Hoa Kỳ không dễ đâu (cười). Tôi đã nói chuyện rất lâu với một số thượng nghị sĩ và thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng khó tính khi kén bạn. Chính qua chiến tranh mà họ hiểu người dân Việt Nam, đánh giá cao một số trí thức và thế hệ thanh niên mới. Họ rất tiếc là một dân tộc tuyệt vời như Việt Nam lại bị cầm giữ để không có tự do lựa chọn, và do đó bị lỡ tàu hoài. Vì quý Việt Nam mà nay họ chủ động giang tay bè bạn. Tôi rất lo là khéo mà ta lại lỡ tàu, chuyến tàu tốc hành hòa nhập vời thế giới hiện đại đang phóng nhanh vào thế kỷ mới.
Ðáng lẽ với những tài-liệu, mà ông Giao cho là “tài-liệu mật của đảng CSVN”, là “bản-đồ khu-vực 249 C” (Nam-Quan) và “bản-đồ 186 C (thác Bản-Giốc), ông Giao phải khai-thác chúng một cách đứng-đắn hơn để “chân-lý” không luôn luôn là nạn-nhân như ông đã viết trong bài của mình. Bởi vì chân-lý đã và đang bị chà-đạp thô-bỉ bởi đảng CSVN, những người đang lãnh-đạo đất nước. Không hiểu sao ông Giao lại a-tòng với những người lãnh-đạo độc-tài kia để bóp cổ “chân-lý”. Tuy-nhiên, chân-lý thường-xuyên bị chết rất tức-tưởi tại nước ta, cho nên lần nầy nếu nó có chết oan thì cũng không phải là ngoại-lệ để quan-trọng hóa vấn-đề. Nhưng ác-độc là ông Giao “qua nhiều nguồn tin đáng tin-cậy”, đã “hình-dung nguyên-thủy câu chuyện”, cho rằng những người lên tiếng về vấn-đề biên-giới thì có liên-quan đến các phe thuộc đảng CSVN (sic!). Ông Giao “hình-dung” như thế, thì người viết đây cũng như nhiều vị khác ở hải-ngoại, khi viết về biên-giới Việt-Trung, đều thuộc một trong các phe đang tranh-chấp quyền-lực trong đảng CSVN. LS Lê Chí Quang trong nước, đang gỡ 4 cuốn lịch vì dám lên tiếng “Cảnh Giác Bắc Triều”, vì vậy cũng thuộc một nhóm của đảng nầy. Ông Bùi Minh Quốc lò-mò lên Nam-Quan để tìm hiểu sự thật liền bị quản-chế tại-gia, cũng thuộc đảng nầy luôn. Ông Trần-Khuê, ông Phạm Quế Dương v.v.. hiện đang bóc lịch trong lao, hay đang bị quản-chế ở một nơi nào đó, vì có quan-điểm về lãnh-thổ, họ cũng thuộc đảng CSVN đấy. Thưa ông Nguyễn Ngọc Giao, ông hình-dung vậy, thì ai sẽ “hình-dung” ra ông đang thuộc phe nào ? Ông cũng đang viết về vấn-đề biên-giới đấy!
« Một số bài báo Việt ngữ vừa qua thường vạch rõ sự khác biệt giữa tuyên bố của Thứ trưởng Lê Công Phụng và chứng từ của bác sĩ Paul Néis. Trong bài trả lời phỏng vấn của VASCOrient nói trên, ông Lê Công Phụng nói "chúng ta công nhận Mục Nam Quan là của Trung Quốc, cách cột mốc số 0 trên 200m. Tính cột mốc số 0 trở về phía Nam là lãnh thổ của Việt Nam. Từ cột mốc số 0 trở về phía Bắc là của Trung Quốc ". Còn bác sĩ Paul Néis lại nói năm 1886, đường biên giới đã được quy định " khoảng 150m " phía nam " Porte de Chine " (tức là cửa ải Nam Quan). Bác sĩ Néis là một bác sĩ quân y, tham gia phái đoàn Chaffray, đã chứng kiến cuộc đàm phán hoạch định biên giới Lạng Sơn - Quảng Tây .
Câu nói của thứ trưởng Lê Công Phụng quả là thiếu chính xác : "trên 200m " là bao nhiêu ? Và so sánh với chứng từ đã công bố của bác sĩ Néis, như một số tác giả ở nước ngoài đã viết trong thời gian qua, thì lãnh thổ Việt Nam ở ải Nam Quan đã bị thụt lùi ít nhất 50m.
Tuy nhiên, chứng từ của Néis không có giá trị pháp lí. Tài liệu có giá trị pháp lí là bản đồ biên giới mang chữ kí của đại diện chính quyền Pháp và chính quyền nhà Thanh. Tại Trung tâm Văn khố Hải ngoại của Pháp (CAOM, Aix en Provence), chúng tôi đã tìm ra hai bản đồ liên quan tới biên giới Việt Trung ở Nam Quan (phía tây và phía đông), nhưng đó chỉ là những bản sao. Cuối cùng, chúng tôi đã được phép xem và chụp bộ bản đồ chính thức còn lưu trữ tại Phòng bản đồ Bộ ngoại giao Pháp. Trên hai bản đồ (I và II) vẽ theo tỉ lệ 1/50000, đường biên giới cách cửa ải Nam Quan khoảng 1cm, nghĩa là khoảng 500m. »
D’après le Docteur Néis, “la frontière devrait suivre le ruisseau qui passe à 150 mètres environ de la porte de Chine”. Je suppose qu’il s’agit toujour de la porte de Nam-Quan, à l’Est et à l’Ouest de la quelle la carte de la région au 1/100.000 accuse, en effet des cours d’eau, tandis qu’il n’en existe pas aux portes de Ki-Da et de Ki-Lech. Mais ce ruisseau passe à Dong-Dang, et je ne vois pas, en suivant cette carte, comment il pourrait servir de limite...”. Tạm dịch: “Từ việc phân-giới cho thấy phần biên-giới thuộc vùng Nam-Quan có thể vẽ không đúng trên bản-đồ 1/100.000 của vùng Lạng-Sơn và Thất-Khê kèm theo đây. Theo vị cựu tri-huyện Ðồng-Ðăng, tên Hoang Mai Trinh, thì đường biên-giới, thay vì đi thẳng từ Nam-Quan sang hướng Tây, thì phải đi về hướng Nam, cho đến khi cách Ðồng-Ðăng chừng 1 cây-số thì đi ngược lên lại phía Bắc tại cửa ải Ki-Lech (?). Làng có tên Lang-Nien vì thế có thể thuộc về Tàu.
Theo ông Bác-Sĩ Néis, “đường biên-giới phải theo con suối cách cổng Tàu khoảng 150 thước.” Tôi giả-sử cổng nầy là cổng Nam-Quan, phía Ðông và phía Tây cổng nầy, trên bản-đồ 1/100.000 thì cho thấy có sông suối, nhưng tại các cửa Ki-Da và Ki-Lech, theo bản-đồ, thì không có. Nhưng con suối đó chảy qua Ðồng-Ðăng, tôi không hiểu được, theo bản-đồ nầy, thì làm sao mà con suối đó có thể dùng để làm biên-giới...”
“Trên vùng phía Bắc (vùng II Quân-Sự), sông Qui-Thuận chảy qua Trùng-Khánh Phủ. Ðây là một phụ lưu của sông Tây-Giang (Si-Kiang). Có chiều rộng khoảng 60 thước, chảy vào Tonkin qua cửa Ải Lung và chảy vào lại đất Tàu ở gần công-sự Tàu, có tên Nam-Ton, sau khi đã tưới một thung-lũng rộng lớn và rất trù-mật. Hai cây số trước khi rời khỏi đất Tonkin, sông nầy chảy xuống một bậc đá và tạo thành một cái thác tuyệt-đẹp cao khoảng 40 thước. Từng cột nước khổng-lồ, trước hết rơi xuống vang rền trên một trũng nước, sau đó dội ngược lên thành những chùm tua đầy bọt nước, chảy trên những bậc thềm đá bóng láng. Vào mùa mưa, thác nầy mang một hình-thái tuyệt-trần, tiếng động của nó âm vang ra tận ngoài thật xa, dội vào vách núi đá nghe như là sấm động, trong lúc những đám mây hơi nước được tạo thành ở các bên bờ tan ra tạo thành một đám mưa lâm-râm thật sự.
Con sông nầy có một phụ-lưu, là con suối Bản-Tước. Suối chảy dọc theo con đường từ Hà-Lang đến Trùng-Khánh Phủ. Trước khi tới công-sự ghi trên không lâu, con đuờng và dòng suối đi vào một hang động, song song nhau trong khoảng 300 thước, dưới một vòm đá, có lúc khá cao. Con đường ra khỏi hang bằng những bậc thềm tạo thành một cầu thang, đẽo vào đường rãnh của một tảng núi đá (cheminée) hầu như thẳng đứng, trong lúc dòng suối thì chảy khuất vào trong đá và chỉ lộ ra khá xa trong đồng-bằng.”
Hai trang cuối ghi sau: Các cột mốc biên-giới, như vừa thấy, đều mang một con số, từ 1 đến 67 cho đoạn một và từ số 1 cho đến số 140 cho đoạn hai, đã được cắm tại các địa-điểm được chỉ-định ở trên, với sự hiện-diện một ủy-viên Pháp và một viên quan Tàu. Không một cột mốc nào được dời đi kể từ bây giờ mà không có sự ưng-thuận hỗ-tương giữa hai nước.”
Xác nhận thác Bản-Giốc của Việt-Nam:
....
Ở về phía Bắc của các ngọn đồi Bồng-Sơn là xứ Trùng-Khánh. Ðây là nơi có thể được xem như là một trong những địa-điểm diễm-lệ nhất của vùng xinh-đẹp nầy. Nó biểu-lộ trước hết về phía Tây một chòm núi đá vôi cây mọc um-tùm mà đỉnh cao nhất là Deou-Leou (889 m). Chòm núi nhỏ nầy giới-hạn ở phía Ðông bằng những ngọn đồi phiến-nham thuộc Trà-Lĩnh, thực-tế là vùng nối dài về phía Tây-Bắc của Quảng-Yên. Nó tự giới-hạn về phía Tây qua một vùng trũng không rõ rệt, phân-biệt bằng một vùng rất đặc-thù: cao-nguyên Hang-Ga. Cao-nguyên nầy được biểu-lộ qua những ngọn đồi cỏ thấp và các núi đá nhỏ có hình-dáng lạ-kỳ, chia-cách ở giữa là một chuổi những thung-lũng được trồng lúa.
Những ngọn đồi của cao-nguyên Hang-Ga, cao tới 809 m. Phía Tây-Bắc của cao-nguyên, chúng hạ thấp dần dần về hướng Ðông-Nam, đến cao-độ chừng 650 m. Bờ rìa phía Ðông của cao-nguyên thì xuôi thoải xuống bằng một dốc cao hướng về Nam-Ta.
Sông Nam-Ta là một con sông rất đẹp từ đất Tàu đổ vào Tonkin ngay tại vùng chung-quanh lô-cốt Bong-Giao, có độ cao 575 m. Thung-lũng của nó, trước hết thắt hẹp lại ở cửa vào bởi hai bờ đầy bóng cây giẻ che mát, mở rộng ra sau khi qua cầu Ban-Bao. Sông chảy cho đến những ngọn đồi ở Bồng-Sơn, làm cho ruộng-rẫy trù-mật. Sông củng đổ qua Tong-Hue mà ta nhắc đến tại đây có cây cầu thật tráng-lệ.
Ở tả-ngạn sông Nam-Ta là một vùng đá vôi quan-trọng, dường như là nối tiếp với vùng đá vôi Quảng-Yên, qua trung-gian của rặng núi nhỏ Bình-Lang (802 m). Vùng đá vôi nầy bắt đầu ở phía Nam, dựa vào những ngọn đồi Bồng-Sơn, thuộc vùng chung-quanh Tụ-Mỹ, tại đây nó bị soi mòn và tạo thành một chuổi những lũng tròn, những lũng nầy thông-thương giữa chúng với nhau, và đáy của chúng thì có chung một mặt nghiêng, độ cao 600 gần ở Tụ-Mỹ và độ cao 470 trong thung-lũng Nam-Ta. Phần lớn những lũng nầy có người Thổ sinh-sống, bằng nghề làm nông. Bao bọc chung-quanh là những thành đá có cây mọc, bờ dốc thẳng đứng, cao chừng 200 m.
Vùng đá vôi có cùng một đặc-tính tiếp-tục lan về hướng Bắc bên tả ngạn sông Nam-Ta, sau đó suốt chiều dài đoạn biên-giới, chạy lên hướng Ðông-Bắc.
Ðá vôi nầy cấu-tạo thành một khối gần như nằm ngang, bị cắt thành nhiều lũng cao đều, nối tiếp nhau và có chung mặt phẳng cao-độ khoảng 600 m. Sau đó các lũng nầy cách rời nhau bằng những ngọn đèo không cao lắm, hay kết-hợp thường-xuyên lại với nhau bằng những vết cắt có cùng mực cao, tạo-thành như là những thung-lũng thật sự. Phía dưới đáy lũng chứa đầy đất sét không chất vôi, trồng-trọt rất nhiều. Ðỉnh cao nhất, là đèn báo Lũng-Ðinh, cao 914 m. Các thung-lũng soi mòn nằm theo hướng Tây-Bắc đến Ðông-Nam. Cận hướng Ðông-Bắc thì khu đá vôi Phong-Nam tạo thành một chòm núi đặc-thù. Kể từ hành-lang hùng-vĩ do sông Qui-Xuân (Kouei Chouan) xoáy mòn tạo thành đến điểm sông nầy chảy vào Tonkin, và con suối ở cột mốc số 76 chảy vào sông Qui-Xuân. Chòm núi nầy mọc sừng-sững lên giữa dòng sông, cao độ khoảng 500 m cho đến hơn 900 m. Sự nước soi mòn đã tạo chúng thành những đỉnh-khuy (piton), hoặc những khối vuông gần sát nhau, chồng lên thành những bậc thềm từ dưới chân lên đến đỉnh. Khắp nơi cây cối mọc đầy, hiểm-trở không thể leo lên được.
Sông Qui-Xuân theo hướng Ðông-Bắc trong vùng núi nầy, chảy ở giữa hai tường đá rất cao. Bờ tả-ngạn, có chung phong-thái với Phong-Nam, chỉ là sự nối dài từ bên Tàu. Nhiều bằng-chứng đá vôi, được đẽo thành đỉnh nhọn cao thấp đủ cỡ, rải-rác khắp nơi trong thung-lũng.
Trung-tâm của xứ Trùng-Khánh thì đồi cỏ chiếm đầy, và chúng khác với bộ-dạng với vùng đồi ở xứ Bồng-Sơn.
Phần phía Tây của vùng nầy thì được tạo thành do những ngọn đồi tương-đối thấp, che phủ cỏ lau. Phần ở giữa, trải dài vài cây số ở phía Bắc và phía Nam của Chi-Choi, thì biểu-lộ dưới dạng những đồi nhỏ, bụi rậm phủ đầy, cắt ngang bằng nhiều khu rừng nhỏ.
Vùng nầy con sông Qui-Xuân chảy qua gần ở Chi-Choi. Sông nầy sau khi ra khỏi vùng đá vôi Phong-Nam, mở rộng phía dưới hạ-lưu thung-lũng của nó. Tại đây dân bản xứ tưới nước rất nhiều bằng một hệ-thống tưới bằng ống tre. Con sông này mở một con đường ngoằn-ngoèo trong vùng phía Ðông của phủ Trùng-Khánh và chảy xuống hết ghềnh thác nầy qua ghềnh thác khác để đến biên-giới Ðông-Bắc, kế-cận Bản-Giốc, trước khi chảy qua vùng đồi Bồng-Sơn. Công-sự Bản-Giốc, hiện nay bỏ trống, cheo-leo trên một núi đá cao khoảng 30 thước, nhìn xuống những ghềnh thác của con sông và vùng đồng-bằng rất đông-đảo dân-cư, với những tường cao bao quanh. Ðây là một trong những vùng đẹp nhất của Tonkin, nếu không vì xa-xôi và vì khó-khăn phương-tiện lưu-thông, nó rất xứng-đáng để du-khách đến thăm-viếng với những hang-động, những cây cầu hình chữ Z bắt lên những tảng đá để băng qua sông, và nhất là cái thác hùng-vĩ, gọi là thác bậc-thềm có tên Tụ-Tổng, được người Châu-Âu biết nhiều qua tên Thác Bản-Giốc.
Một con đường tốt, xe đi được, chen giữa những khối đá bạch-vân hình dáng kỳ lạ, nối phủ Trùng-Khánh và Bản-Giốc. Ðường đi qua, kề-cận Po-Tau, một vùng rất bị soi mòn, mà đá vôi chỉ còn lại những đỉnh-khuy nhỏ, lẽ loi. Ðó là con đường nối tiếp của con đường từ Trà-Lĩnh đến Trùng-Khánh. Nó chạy uốn khúc từ lũng nầy qua lũng khác, xuyên qua những chòm núi đá Deou-Leou, sông Nam-Ta và cao-nguyên Hang-Ga.
Vùng Trùng-Khánh có nhiều dân Thổ và Nùng, họ trồng lúa trong những vùng thấp dễ dẫn nước và mặc khác là bắp, lúa mạch đen, cây thầu (làm thuốc phiện) và một ít lúa mì tại các nơi khác.”
Gửi phản hồi mới (xin gõ tiếng Việt có dấu và tuân thủ Nguyên tắc Dân Luận để được chấp nhận)