Sunday, August 24, 2014

Một số thí dụ về những sự khác biệt giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc và bản đồ của Quân đội Mỹ (Bài 2/ii)

Một số thí dụ về những sự khác biệt giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc và bản đồ của Quân đội Mỹ (Bài 2/ii)

Chia sẻ bài viết này
Dương Danh Huy1, Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song2
Lưu ý
Trước khi xem các bản đồ dưới đây, cần phải đọc lời giới thiệu trong phần 1 của bài này.
Bản đồ Na Lay (12)
Đa số các cột mốc mới ở đoạn này không sai lệch nhiều so với đường biên giới trên bản đồ AMS:
Bản đồ Hà Giang (13)
Khu vực giữa Núi Đất (cao điểm 1509) và cửa khẩu Thanh Thủy: cột mốc mới 260 (gần chữ “Nieou”, nhìn không rõ trong hình vì điểm xanh bị số 260 che) lấn về phía Việt Nam:
Cột mốc 260 (được khoanh tròn) với biên giới theo bản đồ 15 đính kèm với Nghị định thư (đường đỏ):
Núi Đất (cao điểm 1509): Tuy trên bản đồ thì chênh lệch giữa cột mốc mới và biên giới trên bản đồ Mỹ là nhỏ so với sai số, nhưng TS Trần Công Trục đã xác nhận rằng trong khu vực này Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc khu vực nghĩa trang quân đội Trung Quốc.
Bản đồ nhỏ, tỷ lệ 1:5000, trên bản đồ 15 đính kèm với Nghị định thư vẽ đỉnh 1509 như sau:
Phía tây Núi Đất (cao điểm 1509), các cột mốc đi theo biên giới trên Bản đồ Mỹ, và có chỗ lõm về phía Trung Quốc (gần cột mốc Pháp - Thanh số 12):
Bản đồ Pa Kha (Bắc Hà) (14)
Một số chỗ lệch trong bản đồ Pa Kha:
Bản đồ Ngai Fong Tion (Ngải Phóng Chồ) (15)
Nhiều cột mốc mới lệch về phía Việt Nam:

Bản đồ Mường Hum (17)
Khi các cột mốc mới bám theo sông, có thể thấy sai số trên bản đồ:
Bản đồ Phong Thổ (18)
Lệch về phía Việt Nam:
Một đoạn biên giới dài đi theo đường phân thủy:
Bản đồ Tà Phìng (19)
Các cột mốc mới đi theo đường phân thủy, gần với biên giới trên bản đồ Mỹ:
Bản đồ Mường Boum (20)
Có vẻ như biên giới đi theo đường phân thủy:
Bản đồ Bản Là Sin (21)
Biên giới đi theo đường phân thủy, cột mốc nằm cách nhau đến khoảng 11 km:
Bản đồ Bản Mé Rắng (22)
Dọc theo sông suối, các cột mốc mới bám sát theo đường biên giới tự nhiên này thưa ra (có thể đối chiếu vói mảnh bản đồ thứ 2 kèm theo Nghị Định thư):

________________________________________________
1 Thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
2 Cộng tác viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Ba, 08/10/2013
Bạn đánh giá bài viết này thế nào?
Visiteur (khách viếng thăm) gửi lúc 02:27, 10/10/2013 - mã số 99791
VN2006A viết:
Theo dõi mục biên giới mấy hôm nay thấy nản cho công sức của anh Dương Danh Huy và cộng sự!!!
Tưởng các nhà "yêu nước" phải đọc và cho bình luận, phân tích sôi nổi chứ!!??? Nhưng không, được mỗi ông "Khách Qua Đường" là có vẻ quan tâm.
Chỗ nào có cái để chửi bới, là các nhà "yêu nước" bu lại đông hơn quân Nguyên. Chỗ nào không có gì để chửi thì lèo tèo, ít người đọc. Dù thực ra khá quan trọng, như bài này.
Cái tâm không hiểu mặt mũi đầu cua tai nheo ra sao???
Đoán mò rồi.
Mấy hôm nay đau răng làm nhức đầu, nghỉ phép nằm nhà, làm biếng đọc viết, có vậy thôi.
Phải yêu mình trước khi yêu cái khác
Các bác Trương Nhân Tuấn, Khách về hưu, ... có ý kiến gì về các bài viết cuả bác Huy ?
Dương Danh Huy gửi lúc 01:57, 10/10/2013 - mã số 99787
VN2006A viết:
Theo dõi mục biên giới mấy hôm nay thấy nản cho công sức của anh Dương Danh Huy và cộng sự!!!
Tưởng các nhà "yêu nước" phải đọc và cho bình luận, phân tích sôi nổi chứ!!??? Nhưng không, được mỗi ông "Khách Qua Đường" là có vẻ quan tâm.
Chỗ nào có cái để chửi bới, là các nhà "yêu nước" bu lại đông hơn quân Nguyên. Chỗ nào không có gì để chửi thì lèo tèo, ít người đọc. Dù thực ra khá quan trọng, như bài này.
Cái tâm không hiểu mặt mũi đầu cua tai nheo ra sao???
Những bản đồ đó không phải là câu trả lời mì ăn liền "Cộng Sản làm mất đất của tổ tiên!" hay "Cộng Sản không làm mất đất của tổ tiên!"
Nhưng người quan tâm có thể hỏi, bàn và tìm cách trả lời những câu hỏi như sau:
1. Bản đồ quân đội Mỹ đã vẽ biên giới VN-TQ đúng sai thế nào, mức độ đáng tin cậy thế nào?
2. "Tôi thấy chỗ này có vẻ như VN bị thiệt hại, thử bàn xem có đúng không, và nếu thiệt hại thì diện tích là bao nhiêu, các giá trị khác là thế nào?"
3. "Tôi thấy chỗ này có vẻ như có lợi cho VN, thử bàn xem có đúng không, và nếu có lợi thì diện tích là bao nhiêu, các giá trị khác là thế nào?"
Mỗi người tự tìm trả lời cho mình, cộng đồng Dân Luận cùng nhau tìm trả lời cho mình. Những ý kiến của ông này, quỹ nọ, hay quan điểm của CP VN cũng chỉ là ý kiến để mình tham khảo, sàng lọc, đánh giá thôi - tất cả họ đều có thể sai.
VN2006A gửi lúc 17:35, 09/10/2013 - mã số 99737
Theo dõi mục biên giới mấy hôm nay thấy nản cho công sức của anh Dương Danh Huy và cộng sự!!!
Tưởng các nhà "yêu nước" phải đọc và cho bình luận, phân tích sôi nổi chứ!!??? Nhưng không, được mỗi ông "Khách Qua Đường" là có vẻ quan tâm.
Chỗ nào có cái để chửi bới, là các nhà "yêu nước" bu lại đông hơn quân Nguyên. Chỗ nào không có gì để chửi thì lèo tèo, ít người đọc. Dù thực ra khá quan trọng, như bài này.
Cái tâm không hiểu mặt mũi đầu cua tai nheo ra sao???
Dương Danh Huy gửi lúc 15:26, 09/10/2013 - mã số 99727
Chào các bác,
Như đã nói ở đây
Lưu ý bản đồ AMS thiếu một số đoạn ngắn dọc biên giới, thí dụ như x1, x5, và công trình này không bao gồm những đọan đó.
Bác Khách Vãn Lai,
Bác xem thử bản đồ dưới đây (khu vực Ải Nam Quan) như 1 thí dụ về cách đọc những bản đồ này:
Các điểm xanh hình vuông = cột mốc mới
Đường vạch đen = biên giới theo bản đồ quân đội Mỹ
Những điểm ghi kiểu "Boundary marker (16)" = cột mốc Pháp-Thanh theo bản đồ quân đội Mỹ.
Đường đỏ = Biên giới theo CIA nhưng không chính xác cho nên nên bỏ qua.
DVM2013 (khách viếng thăm) gửi lúc 13:23, 09/10/2013 - mã số 99695
Hãy lập ra một trang web về địa hình địa lý,cột mốc biên giới Việt nam.
Phần nào đã xác định thì ghi đã xác định.
Phần nào còn tranh chấp thì ghi còn đang tranh chấp
Tọa độ cột mốc trước khi phân định với TQ và sau khi đã phân định với TQ.
Như vậy con cháu chúng ta ai cũng biết và nói có sách mách có chứng. Có đáng bao nhiêu tiền đâu mà không in ấn phát hành công khai cho nhân dân hiểu, cho giáo viên dạy học.Hay lại kêu gọi xã hội hóa bản đồ,kêu gọi nhắn tìn đóng góp để lấy tiền in ấn sách và bản đồ.
Thôi cũng được, tôi xin ủng hộ mấy tin nhắn để có bản đồ và sách địa lý Việt nam để con cháu có cái mà xem.Ok
Khách Kẹt Đường (khách viếng thăm) gửi lúc 01:58, 09/10/2013 - mã số 99654
Đề nghị quý vị tác giả BỎ HẲN cái đường vẽ hình đỏ (theo CIA) và nối các điểm mốc trong Hiệp định 1999 để chỉ còn lại 2 đường biên giới (tạm gọi là CŨ của Quân đội Mỹ, và MỚI, theo Hiệp định 1999) chạy suốt từ cột mốc GIAO ĐIỂM ba biên giới Việt Lào Trung đến điểm mốc cuối (ở bãi Dậu Gót). Như vậy, người bình thường mới thấy được TOÀN BỘ việc được hay mất của VN. Hay, nói như ông Mai Thái Lĩnh trước đây, điều quan trọng là ta MẤT ở đâu (có phải là nơi tuyệt đối trọng yếu cho sự TỒN VONG của Tổ quốc về lịch sử, văn hóa, quốc phòng, thắng cảnh, v.v...) và "ĐƯỢC" ở đâu (có phải là nơi khỉ ho cò gáy, hoàn toàn không có giá trị).
Nói tóm lại, xin cho biết bản đồ hai đường biên giới toàn bộ từ đông sang tây, và nếu được, xin công bố các dữ kiện (như con số các tọa độ đã chuyển đổi từ bản đồ của Quân đội Mỹ 1964 sang tọa độ kiểu mới để SO SÁNH, như thế những người khác mới có cơ hội KIỂM CHỨNG độ khách quan, khoa học và chính xác của công trình này của quý vị). Xin thành thật cám ơn 3 vị.
Khách vãn lai (khách viếng thăm) gửi lúc 23:53, 08/10/2013 - mã số 99644
tôi chỉ là một người dân đen bình thường làm sau hiểu được cách coi cột mốc bản đồ. Xin các bác vẽ lại bản đồ theo cách bình dân để tiện cho dân đen như tôi xem. Nếu các bác đính kèm theo bản đồ trước và sau phân chia biên giới thì dân đen dễ vàng so sánh. Nhà nước đã cắt đất trã nợ cho TQ rồi. Mình cũng muốn biết là mất bao nhiêu, còn bao nhiêu. Hy vọng nhà nước không hèn thêm một lần nữa.

Gửi phản hồi mới (xin gõ tiếng Việt có dấu và tuân thủ Nguyên tắc Dân Luận để được chấp nhận)

Bạn có thể bịa một địa chỉ email bất kỳ, ví dụ test@gmail.com. Thông tin này sẽ không xuất hiện công khai khi phản hồi được đăng.
  • Bạn có thể sử dụng các thẻ BBCode trong bài. Các địa chỉ URL sẽ được tự động chuyển thành liên kết.
  • Bạn có thể trích bài của người khác bằng thẻ [quote], ví dụ: [quote]Nội dung muốn trích dẫn[/quote]
  • Bạn có thể sử dụng những thẻ HTML sau: <a> <em> <strong> <ins> <b> <i> <u> <br> <cite> <code> <ul> <ol> <li> <dl> <dt> <dd> <h1> <h2> <h3> <h4> <h5> <table> <tbody> <td> <tr> <pre> <img> <div> <span> <object> <hr> <center> <font> <blockquote> <strike> <embed> <param> <del> <ins> <sub> <sup>
  • Bạn có thể chèn video vào bài viết bằng thẻ [video:địa_chỉ_url_của_video]
  • Cách dòng và cách đoạn sẽ được tự động chuyển thành xuống dòng.
CAPTCHA
Bạn bắt buộc phải trả lời câu hỏi kiểm tra dưới đây. Nó giúp chúng tôi nhằm lọc bỏ các nội dung spam do robot tự động thực hiện.
5 + 12 = 
Giải bài toán đơn giản này và nhập kết quả vào ô phía trên. Ví dụ, nếu thấy 1+3, thì hãy nhập 4.

No comments:

Post a Comment