Thursday, January 21, 2016

Đảng cộng sản Việt Nam bầu lãnh đạo mới cho quốc gia

Thứ sáu, 22/01/2016

Tin tức / Việt Nam

Đảng cộng sản Việt Nam bầu lãnh đạo mới cho quốc gia

Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.
Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.
Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay khai mạc Đại hội lần thứ 12, bầu chọn dàn lãnh đạo mới cho quốc gia.
Đại hội khai diễn sáng 21/1 tại Hà Nội, quy tụ 1.510 đại biểu đại diện cho 4,5 triệu đảng viên toàn quốc bầu ra các nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong 5 năm tới.
Cuộc họp kín kéo dài 8 ngày sẽ đánh giá thành tựu và đề ra chính sách trước khi chọn ra những gương mặt cho 4 vị trí cao cấp nhất bao gồm Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, và Tổng Bí thư.
Báo chí không được tham dự và kết quả chính thức dự kiến được công bố vào ngày 28/1, nhưng tới thời điểm này, có nhiều đồn đoán cho rằng đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, có nhiều khả năng sẽ tiếp tục nắm giữ vị trí này, đánh bật đối thủ hàng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 66 tuổi.  
Nếu ông Dũng trở thành Tổng Bí thư, dù xác suất đó hiện nay khá nhỏ, ông không thể có đầu óc chiến lược để giải quyết vấn đề quốc gia. Trước mắt cũng chỉ là những cuộc trả đũa lẫn nhau và ông Dũng sẽ tiếp tục để cho các nhóm lợi ích sinh sôi. Ông Trọng là một nhà bảo thủ kiên định, bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chế độ một đảng một cách thành tâm. Bù lại, ông là người có tiếng là thanh sạch. Trường hợp ông Trọng thắng cử cũng không phải là điều xấu nhất.
Giới quan sát không kỳ vọng sẽ có những bất ngờ lớn từ đại hội này và cũng không trông đợi dàn lãnh đạo sắp tới của Việt Nam sẽ mang lại những thay đổi cần thiết cho đất nước.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, từng là đảng viên và cán bộ tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP.HCM, nhận định những gì đang diễn ra cho thấy cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng chưa tới hồi kết thúc và dự kiến sẽ còn căng thẳng hơn sau đại hội bầu chọn nhân sự quan trọng này. Tiến sĩ Dũng phân tích:
"Đại hội 12 chưa thể giải quyết xong toàn bộ vấn đề nhân sự và vấn đề phe phái. Trong vài năm tới, Việt Nam vẫn tiếp tục sa đà vào những cuộc tranh dành quyền lực liên miên và kinh tế ngổn ngang có thể dẫn tới khủng hoảng. Các nhóm lợi ích có thể sẽ còn tung hoành hơn nữa, đời sống người dân sẽ còn khốn khổ hơn nữa. Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư, dù xác suất đó hiện nay khá nhỏ, ông không thể có đầu óc chiến lược để giải quyết vấn đề quốc gia. Trước mắt cũng chỉ là những cuộc trả đũa lẫn nhau và ông Dũng cũng sẽ tiếp tục để cho các nhóm lợi ích sinh sôi. Ông Nguyễn Phú Trọng là một nhà bảo thủ kiên định, bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chế độ một đảng một cách thành tâm. Bù lại, ông là người có tiếng là thanh sạch. Trường hợp ông Trọng thắng cử cũng không phải là điều xấu nhất. Người ta thường theo quy luật là trong hai cái dở nên chọn cái nào đỡ dở hơn. Đó là ý kiến của một số dư luận như vậy. Riêng tôi thấy quả là rất khó kỳ vọng cả ông Dũng, ông Trọng, ông Sang, hay ông Hùng. Tôi thấy quá khó để các ông có thể hành động một điều gì đó vì nhân dân vào thời điểm này vì tình hình lúc này không phải thuận lợi như trước đây nữa, mà các ông trước mắt sẽ phải đối phó với nhau."
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lễ khai mạc chính thức Đại hội đảng CSVN 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lễ khai mạc chính thức Đại hội đảng CSVN 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.


Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, một ngòi bút cổ súy cho dân chủ-nhân quyền trong nước được nhiều người biết tiếng, cho rằng nhân vật nào thắng trong cuộc tranh đua này cũng không có gì khác biệt cho sự phát triển quốc gia trong chính sách cai trị độc đoán, độc tài, bất dung đối lập của đảng cộng sản Việt Nam.
Mong là tất cả người dân Việt Nam, dù có là đảng viên có theo lý tưởng cộng sản hay không, hãy nhìn vào những sự thật diễn ra trên đất nước này mà lựa chọn cho mình một hành động để làm sao có thể cứu nguy cho dân tộc...Cái nguy thứ nhất là nguy cơ mất nước vì Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang các hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam. Nguy cơ thứ hai là sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức, văn hóa, xã hội.
Anh Thắng nói luồng gió mới cho tình hình đất nước và vận mệnh dân tộc không từ những người lãnh đạo mới:
"Ai có thể giành được vị trí quyền lực nhất sau đại hội cũng không quan trọng. Ai lên nắm quyền thì nhân dân vẫn cứ khổ thế thôi. Theo tôi, quan trọng là nhận thức của người dân và hành động của người dân sau đại hội này như thế nào khi người ta đã chứng kiến được tất cả những sự thối nát cũng như những điều mà đảng cộng sản đã gây ra trên đất nước này. Vận mệnh quốc gia không thể từ một nỗ lực cá nhân hay một nhóm. Tôi không bao giờ trông chờ, hy vọng, hay đặt niềm tin vào cá nhân hay hội nhóm nào, đặc biệt là vào những người cộng sản. Quan trọng là sự chuyển biến nhận thức và tinh thần công dân của tất cả nhân dân Việt Nam."
Blogger này chia sẻ nguyện vọng:
"Mong là tất cả người dân Việt Nam, dù có là đảng viên có theo lý tưởng cộng sản hay không, hãy nhìn vào những sự thật diễn ra trên đất nước này mà lựa chọn cho mình một hành động để làm sao có thể cứu nguy cho dân tộc và đưa nhân dân thoát ra khỏi vũng lầy này càng nhanh càng tốt. Cái nguy thứ nhất là nguy cơ mất nước vì Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang các hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam. Nguy cơ thứ hai là sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức, văn hóa, xã hội."
Đảng cộng sản Việt Nam bầu lãnh đạo mới cho quốc gia
Lãnh đạo sắp tới của Việt Nam sẽ đóng vai trò then chốt quyết định nhịp độ cải cách kinh tế, định hướng mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong diễn văn khai mạc đại hội đảng 12 hôm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đảng cộng sản Việt Nam kiên định với chủ nghĩa Mác-Lê, chủ nghĩa xã hội, dù quyết tâm theo đuổi đường lối đổi mới.

Đại hội sẽ bầu chọn Tổng Bí thư ngày 27/1 trước khi tân Tổng bí thư họp báo ra mắt vào ngày bế mạc đại hội 28/1.
0:00:00
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (8)
Ý kiến
     
bởi: Không ghi tên
21.01.2016 22:56
Chi phi cho nhung cuoc Dai Hoi Dang nhu the nay len den bao nhieu ty dong? chua ke la con vo so chi phi tieu xai du thu khac cho cac hoat dong cua Dang CS nua!!

Ngan sach de Dang tieu xai mot cach hoanh trang nhu the nay co duoc cong khai trong ngan sach quoc gia va duoc nhan dan dong y hay khong???

Day la mot cau hoi rat thuc te va rat dan chu ma nguoi dan duoc Dang Lanh Dao chac chan "khong co quyen" ban luan va gop y???

bởi: DÂN SEN từ: QB
21.01.2016 22:37
Tôi đồng ý với những quan điểm,đánh giá và nhận xét của Phạm Chí Dũng và Nguyễn Lân Thắng!

bởi: Vui từ: Caltech Cali
21.01.2016 22:29
- Tổng bí thư vẫn 'kiên định Mác-Lê' -

Nội dung bản báo cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc tại phiên khai mạc Đại hội Đảng XII hôm 21/1 được ghi nhận vẫn 'kiên định Mác-Lê'.

Hôm 21/1, Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam công bố toàn văn báo cáo về văn kiện của Tổng Bí thư.

Theo đó, ông Trọng nhấn mạnh: “Trước hết phải kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội; kiên định đường lối đổi mới”.

Tổng Bí thư đánh giá “Nền kinh tế vượt qua nhiều thách thức. Tuy nhiên đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện”.

Đáng lưu ý hai trong số các bài học được ông Trọng rút ra qua 30 năm đổi mới là: “Đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân”.

Báo cáo của Tổng Bí thư cũng nhìn nhận “tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên biển Đông sẽ còn diễn ra gay gắt, phức tạp”.

'Phần tử xấu lợi dụng'

Đề cập về lĩnh vực kinh tế, Tổng bí thư đặt ra các mục tiêu: “Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước;

Cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công;

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước;

Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Có cơ chế tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển. Tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển”.

Về khoa học, ông Trọng nêu hướng “Phấn đấu đến 2020, khoa học công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm dẫn đầu Asean; đến 2030 có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trên thế giới”.

Đề cập về nội bộ Đảng Cộng sản, ông cũng thừa nhận: “Một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, hành động, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước.

Công tác xây dựng Đảng bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm làm cho Đảng chưa thật sự trong sạch, vững mạnh, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ”.

Cũng tại phiên khai mạc, ông Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư được báo Tuổi Trẻ hôm 21/1 dẫn lời từ báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành trung ương Khóa 11: "Vẫn còn những đồng chí chưa gương mẫu hoặc để vợ, con, người thân, cấp dưới lợi dụng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.

Tuy vậy ông không nêu rõ danh tính của "những đồng chí chưa gương mẫu".

Hôm 20/1, trong cuộc trao đổi với BBC, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà quan sát từ Hà Nội, cho hay: “Nói thật là tôi chẳng quan tâm đến Đại hội 12, vì tôi là người không đảng phái.

Tôi cho rằng những người điều hành đất nước là phải là những lãnh đạo do người dân bầu ra, ở trong bộ máy chính quyền do người dân lựa chọn.

Có như thế thì đất nước mới thịnh vượng được. Chứ đại hội của một đảng thì có gì khiến tôi quan tâm đâu?”.

BBC 21-01-2016

bởi: Đại Khái từ: USA
21.01.2016 22:24
Mấy chục năm rồi bầu tới bầu lui,cải tiến cải lùi có thấy khá chi mô,đề nghị các ngài cao cấp hãy đặt để tương lai dân tộc lên trên hết và giải tán đi,nhờ vậy dân tộc hy vọng sẽ khá hơn

bởi: Không ghi tên
21.01.2016 22:14
Thì ra ảnh hưởng của Tầu đè lên đầu Ba Đình nặng nề gấp 10 lần so với các mong ước cải cách của toàn dân Việt Nam trong nước và hải ngoại. Bóng đen của Búa Liềm CSCN vẫn sẽ phủ đậy quê hương, che khuất ánh sáng mặt trời rất dài lâu.

bởi: Không ghi tên
21.01.2016 22:10
Đảng CSVN hình thành rồi lên ngôi gần thế kỷ nay đã làm cho nước Việt điêu đứng,suy tàn từ giáo dục ,đạo đức ,kinh tế,xã h̀ội nhuốm màu bạo lực và gian dối. Giờ đây còn phải đối diện với tranh chấp quyền lực phe phái để tiếp tục phá hủy hoàn toàn 4 ngàn năm văn hóa của dân Việt . Còn bầu bán làm gì nữa hỡi bọn độc tài kia ?

bởi: Không có đảng
21.01.2016 22:08
Thực đơn của đại biểu dự đại hội 12 này là Rùa 7 món?

bởi: NguyenNguyen từ: Hoa Ky
21.01.2016 21:49
Đại hội Đảng: Tham nhũng cản trở đổi mới

Các ông có bằng chứng gì, ai tham những sao không trưng ra ?
Các ông cũng chỉ là bọn cán bộ CCRĐ dơ bẩn, chỉ muốn cướp những gì của người khác. Người ta giàu hơn, có nhà cao hơn, có miếng ruộng vuông hơn ....là các ông đấu tố, các ông cướp sạch .

Các ông có biết : Chính cái đảng Cộng Sản , độc tài, đảng trị, với lý thuyết lỗi thời, cơ chế kệch kỡm, bè phái liếm gót giày Tàu là nguyên nhân đưa đất nước dân tộc đến bên bờ vực thẳm của nô lệ, của diệt chủng .

Đảng cử, dân BẦU ........, Đảng đẻ ra!
Toàn là ma quỷ , chẳng người ta
Bao năm dân tộc này tăm tối
Đảng tưởng lừa dân mãi thế a ?

No comments:

Post a Comment