Chuyên mục / Tranh chấp Biển Đông
Trung Quốc gây nhiều hư hại cho hệ sinh thái Biển Đông
Đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc tỏa ra khắp Biển Đông. Trong nhiều năm qua, việc đánh bắt quá độ ở Biển Đông đã làm cho nguồn cá trong khu vực bị tổn hại nghiêm trọng.
Tin liên hệ
Tổng thống Đài Loan đến thăm đảo Ba Bình
Ông Mã Anh Cửu đáp máy bay đến một hòn đảo có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mà Việt Nam gọi là đảo Ba Bình còn Đài Loan, Trung Quốc gọi là đảo Thái BìnhÐường dẫn
Shannon Sant
28.01.2016
HỒNG KÔNG—
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy sự phá hoại chưa từng có đối với các rạn san hô ở Biển Đông. Thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA tại Hồng Kông gửi về tường thuật, những hoạt động xây đảo nhân tạo mà Trung Quốc thực hiện ở vùng biển có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ này đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho môi trường.
Trong nhiều năm qua, việc đánh bắt quá độ ở Biển Đông đã làm cho nguồn cá trong khu vực bị tổn hại nghiêm trọng. Nhưng từ năm 2012, hệ thống sinh thái của vùng biển có tranh chấp này đã bị tán phá bởi các hoạt động xây đảo nhân tạo.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh, được phổ biến hồi gần đây, cho thấy ít nhất 28 rạn san hô bị hư hại vì những hoạt động của con người.
Ông Terry Hughes, giáo sư sinh học hải dương của Đại học James Cook ở Australia, cho biết như sau.
Ông Hughes nói: "Nhiều nước dính líu tới Biển Đông trong quá khứ hoặc hiện tại đã xây đảo nhân tạo và điều đó tạo ra một tác động rất lớn. Tác động của việc nạo vét và lấp biển lấy đất đang làm nghiêm trọng thêm gấp bội những ảnh hưởng trước đó của hoạt động ngư nghiệp."
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, ngư dân Trung Quốc đã dùng những cánh quạt lớn gắn vào tàu đa dụng để chặt san hô và chuẩn bị cho việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, ngư dân Trung Quốc đã dùng những cánh quạt lớn gắn vào tàu đa dụng để chặt san hô và chuẩn bị cho việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, ngư dân Trung Quốc đã dùng những cánh quạt lớn gắn vào tàu đa dụng để chặt san hô và chuẩn bị cho việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Những người đó cũng lùng sục khắp đáy biển để bắt những con sò khổng lồ, được dùng để làm đồ trang sức và chế tạo những món hàng đắt tiền và có thể bán với giá 150.000 đô la một con.
Ông John McManus, giáo sư sinh học hải dương và ngư nghiệp của Đại học Miami ở Mỹ, cho biết những hoạt động xây dựng tại các đảo san hô không phải là một việc mới mẻ, nhưng những dự án xây dựng qui mô lớn của Trung Quốc - như xây căn cứ quân sự và sân bay, đã gây ra những thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với những gì đã xảy ra trước đây.
No comments:
Post a Comment