Con đại gia Trung Quốc 'không đốt tiền'?
- 15 tháng 6 2016
Thế hệ tiếp theo của những người giàu có Trung Quốc đang cải thiện hình ảnh tầm thường của họ và ham mê nghệ thuật.
Lin Han, khi mới 26 tuổi, đã chi 1 triệu USD để mua tác phẩm nghệ thuật đầu tiên. Tác phẩm này, của nghệ sĩ Trung Quốc Zeng Fanzhi, ở trang bìa của một cuốn catalogue về nghệ thuật. Anh quyết định mua nó để giới truyền thông và thế giới nghệ thuật chú ý tới mình.
Nay, sau 4 năm, Lin hãnh diện là chủ và người thành lập của M-Woods, một bảo tàng ở khu nghệ thuật hiện đại ở Bắc Kinh.
Một nhóm người được chọn lọc kỹ lưỡng đang ngắm dẫy tác phẩm đa chủng loại từ tranh sơn dầu của Giorgio Morandi đến nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Thụy Điển Olafur Eliasson. Ở phòng chính có một tác phẩm điêu khắc của thời Đường (618-907 TCN) cùng với màn trình chiếu video cỡ đại “24 giờ ở Bắc Cực” của nghệ sĩ Hà Lan Guido van der Werve. Phần lớn những tác phẩm này là thuộc bộ sưu tập cá nhân của Lin Han.
Nhà kinh doanh trẻ này làm ra tiền sau khi thành lập và quản lý thành công một công ty tư vấn thiết kế khi mới hơn 20 tuổi. Anh tái đầu tư lợi nhuận có được này vào chứng khoán và bất động sản nhưng anh không thấy thích.
“Trước đây tôi thấy cuộc sống buồn tẻ,” Lin nói. “Tôi sưu tầm mác xe đạp rồi xe hơi. Nhưng việc đó không đủ thỏa mãn trí tưởng tượng của tôi. Thế rồi cách đây 2 năm rưỡi tôi bắt đầu sưu tầm nghệ thuật,” anh nói với BBC Capital khi vừa mới trở về từ chuyền đi châu Âu 10 ngày để thăm các tổ chức văn hóa và bảo tàng.
Chỉ trong vài năm anh đã mua hơn 200 tác phẩm. Anh dành 3 triệu USD một năm để mua tác phẩm mỹ thuật nhưng anh nói bao giờ anh cũng chi quá ngân sách đề ra lúc ban đầu.
Lin thuộc nhóm người đang tăng dần ở Trung Quốc, mới trên 20 tuổi và siêu giàu, không đặt đồng tiền của mình vào quần áo hàng hào nhoáng mà dành tiền cho các đồ điêu khắc, tranh vẽ và nghệ thuật sắp đặt.
Lớp trẻ giàu của thế hệ thứ 2 này ở Trung Quốc, gọi là phu ờ đai, đang bị giới truyền thông và xã hội chỉ trích về sự giàu có được thừa hưởng, lối sống phô trương và kiêu ngạo. Một số họ cố gắng sửa đổi hình ảnh này. Nhiều người có học vấn cao hơn và đi ra nước ngoài nhiều hơn cha mẹ, do vậy họ tìm cách khác để sử dụng thế vị thế cao của mình trong xã hội Trung Quốc.
“Tôi là người được rất nhiều đặc lợi và tôi muốn trả lại cho xã hội” Lin nói và dẫn chiếu tới ý tưởng ban đầu của việc mở bảo tàng là để chia sẻ cho mọi người bộ sưu tập của mình. Nơi này có cả khoảng sân dành cho công chúng xem biểu diễn và hòa nhạc miễn phí.
“Nghệ thuật đã làm tôi thay đổi cách nhìn nhận. Năm năm trước đây, tôi chủ yếu hiểu bề nổi của sự việc. Nay tôi đã hiểu sâu hơn,” anh nói.
Phần lớn con cái của những người mới giàu này có học vấn cao, đi nước ngoài rất nhiều và lớn lên trong môi trường giàu có. Đến cuối năm nay Trung Quốc sẽ có 1,12 triệu người có ít nhất 10 triệu NDT (1,5 triệu USD), theo dự tính của hãng Forbes và hãng quản lý tài chính Fu Hua Asset ở Bắc Kinh.
Một nhà sưu tầm nghệ thuật và chủ phòng tranh nữa ở Bắc Kinh, anh Frank Lin, 41 tuổi. học mỹ thuật ở Úc trước khi sống ở Canada 6 năm. Cha mẹ anh có một quỹ nghệ thuật quan trọng ở Đài Loan. “Bố mẹ tôi muốn mở một chi nhánh ở Bắc Kinh, tất nhiên tôi là người quản lý nó,”
Lin Han nói anh dự kiến chi khoảng 3 triệu USD năm nay, còn Frank Lin dự kiến bỏ ra 50.000-60.000 USD. Meg Maggio, người thành lập Pékin Fine Arts (Mỹ thuật Bắc Kinh), là phòng trưng bày nghệ thuật Trung Quốc hiện đại, nói rằng người mua trung bình Trung Quốc chi 10.000 bảng Anh (14.000 USD).
“Rõ ràng là có một xu hướng mới trong những nhà sưu tầm nghệ thuật ở Trung Quốc. Tuổi trung bình trước đây là 50 thì nay đã gần tới 20, Rebecca Wei, giám đốc của Christies, nói. “Nhiều người của thế hệ thứ hai tới thị trường này. Trong hai ba năm vừa qua tôi đã thấy nhiều gương mặt mới. Ở Trung Quốc có một sự ham mê chung về nghệ thuật.”
“Cha mẹ họ đang bận kiếm tiền trong khi họ bận mua nghệ thuật. Đó là những người mua rất có học, họ đã tới xem nhiều bảo tàng.”
Theo Wei thì một số yếu tố ẩn phía sau xu thế của năm nay. Trước hết, ngày càng có nhiều người Trung Quốc du lịch nước ngoài. Thứ hai là, những người sưu tầm mới này có hiểu biết hơn và hợp lý hơn trong lựa chọn: họ chọn cái họ thích và không chỉ coi nghệ thuật là một việc kinh doanh. Và mới đây thực trạng gia tăng của nghệ thuật trong khu vực có nghĩa là phòng tranh, nhà bán đấu giá và cơ sở nghệ thuật đang bùng phát ở Hồng Kông và Trung Quốc, trưng bày những kiệt tác đương đại và cổ hơn. “Tất cả những thứ này là vườn ươm cho các nhà sưu tầm” bà Wei nói.
“Người sưu tầm Trung Quốc ngày nay có quan niệm chiết trung, không gò bó. Họ mang bản tính của mọi thế hệ và mọi miền. Người mua điển hình là bất cứ ai trong lớp trung lưu khá giả muốn nâng cao chất lượng cuộc sống. Đó là một quá trình học hỏi,” Maggio nói thêm.
Họ chủ yếu tìm cách đa dạng hóa các lựa chọn đầu tư, nâng cao hình ảnh họ trong xã hội và học nhiều hơn về văn hoá nước họ và thế giới quanh họ thông qua nghệ thuật. Không giống những lớp người như họ nhưng nhiều tuổi hơn và thích mua các đồ cổ Trung Quốc, họ không ngần ngại mua ngoài phạm vi Trung Quốc. Họ phiêu lưu hơn, táo bạo hơn trong lựa chọn. Kết quả là sản phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ phương Tây đang vào thị trường Trung Quốc nơi mà trước đó đồ cổ Trung Quốc thống lĩnh.
Với ảnh hưởng của họ tăng trên khắp thế giới, những nhà sưu tầm Trung Quốc ngày càng được lên đầu đề trang báo nước ngoài. Trong đợt bán hàng mùa xuân năm ngoái ở Sotheby’s, ba khách hàng Trung Quốc đã mua tổng cộng 116 triệu USD. Một thí dụ nữa là việc nhóm Dalian Wanda Group mua tác phẩm “Bể tắm với các nữ thần, bụi hồng” của Monet với giá 29,9 triệu USD.
Năm ngoái, theo báo cáo cuối cùng của thị trường nghệ thuật TEFAF, tổng giá trị bán cho thị trường Trung Quốc là 11,60 tỷ USD. Tuy con số này có giảm đáng kể 23% so với năm 2014, một phần do kinh tế phát triển chậm lại, thị trường nghệ thuật Trung Quốc vẫn còn chiếm 19% của tổng số, chỉ sau Anh và Mỹ.
Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều người Trung Quốc mua ở nước ngoài, tới các hội chợ nghệ thuật khắp thế giới, trong khi các phòng trưng bày và nhà đấu giá ở Trung Quốc trưng bày ngày càng nhiều hơn tác phẩm nghệ sĩ nước ngoài.
Ngày nay 1/3 doanh số bán của Christies’ là từ châu Á, khoảng 2 tỷ USD, trong đó 1/3 là từ Trung Quốc lục địa, theo Wei, bà ước tính doanh số bán cho Trung Quốc năm nay là ổn định.
Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc chậm lại có thể làm các nhà đầu tư chứng khoán lo lắng, nhưng những nhà sưu tầm nghệ thuật của Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư.
“Thị trường này đang trưởng thành nhanh chóng. Nay nó không khác gì mấy so với thị trường London và New York”, Maggio nói, và nói thêm là doanh thu của bà đã tăng trưởng theo cùng nhịp độ với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital
Tin liên quan
- Nên đi làm vì tiền hay vì lý tưởng?
- Viên ngọc làm người Trung Quốc mê mẩn
- Câu 'thần chú' giúp giải mã mọi khó khăn
- Người Nhật họp hành hiệu quả nhất?
- Cơn ác mộng ở sân bay Trung Quốc
- Chửi thề có làm bạn thư giãn không?
- Lợi ích thú vị khi tạm nghỉ giữa nghề
- London có hầm cất trữ vàng 6000 tấn
- Người Mỹ 'xài đồ mượn' để vờ giàu có?
No comments:
Post a Comment