Phương cách ứng xử của Hà Nội trong quan hệ với Bắc Kinh?
2008-01-22
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Trao huân chương Sao vàng cho hai nhân vật từng ký những Hiệp định Biên giới Lãnh hải không mấy thuận cho quốc gia dân tộc là các ông Lê Khả Phiêu - Trần Đức Lương vào một thời điểm khá nhạy cảm trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cho dư luận thấy điều gì?
Từ những chủ trương nào mà khởi thủy báo chí tại Việt Nam bị kèm tỏa khi loan tin, nhưng nay thì lại được loan tin, hay thậm chí cho các phóng viên ra tận Trường Sa để viết bài tường thuật. Mời quí vị theo dõi phần cuối cuộc trao đổi của Việt Hùng với tiến sĩ chính trị học Âu Dương Thệ từ Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Xin được nhắc lại, ý kiến của Tiến sĩ Âu Dương Thệ không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Việt Hùng: Tiếp tục từ buổi phát thanh trước thưa tiến sĩ Âu Dương Thệ, trong một diễn tiến đáng chú ý, mới đây đảng CSVN quyết định trao huân chương Sao vàng cho cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và ông Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước vào một thời điểm khá nhạy cảm khi vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa đang la đề tài nổi bật trong dư luận tại Việt Nam, trong khi có những ý kiến phát xuất từ Hà Nội nói rằng chính ông Lương và ông Phiêu phải chịu trách nhiệm về những Hiệp định ký với Trung Quốc khi hai ông này còn đương nhiệm, ông nhìn vấn đề này như thế nào?
TS Âu Dương Thệ: Đúng như ông đã nhận xét, cách đây không lâu ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư và ông Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước đã được trao tặng huân chương Sao vàng là huân chưong cao nhất của chế độ. Trong dịp này đều có sự xuất hiện của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Dư luận nhân dân và trong đảng rất thắc mắc các ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười đã lập được công trạng gì cho đất nước để được trao huân chương cao nhất của nhà nước, bởi vì trong thời gian ông Phiêu là, Tổng bí thư từ năm 1997 – 2001 và ông Lương làm Chủ tịch nước từ năm 1997 – 2006 thì chính Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương đã ký với Bắc Kinh về hai Hiệp định biên giới và lãnh hải với Trung Quốc rất thua thiệt cho Việt Nam.
Câu hỏi thứ hai ông đặt ra, sự hiện diện của Đỗ Mười và Lê Đức Anh trong dịp này có dụng ý gì? Ai cũng biết hai ông này là những người đã môi giới để cầu hòa với Bắc Kinh vào cuối thập niên 80 đầu 90 thế kỷ trước nhằm mục tiêu nắm ghế Tổng bí thư và Chủ tịch nước cũng như cứu chế độ vào thời điểm (Đông Âu sụp đổ 89-90) ngàn cân treo sợi tóc. Họ đã bất chấp và hi sinh nhiều quyền lợi của đất nước và danh dự của Tổ quốc, bởi vì sau khi cầu hòa với Bắc Kinh thì Đỗ Mười đã nhảy lên Tổng bí thư, Lê Đức Anh thì nhảy lên chức Chủ tịch nước.
Trong lúc này giữ lúc Trung Quốc đang ngang nhiên chiếm Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam thì chế độ Hà Nội lại đứng ra trao huân chương cao nhất cho hai người là ông Phiêu và ông Lương là hai người đã nhượng bộ Bắc Kinh về vấn đề lãnh thổ, lãnh hải. Không những thế lại còn để cho Đỗ Mười và Lê Đức Anh tham dự lễ này. Dư luận trong nhân dân, giới trí thức và thành phần đảng viên tiến bộ trong đảng đang phê bình giới lãnh đạo hiện nay đã chọn sai người trao huân chương và chọn sai thời điểm.
Ngoài ra như đã trình bày ở trên tại Hội nghị Hội đồng lý luận Trung ương ngày 8-1, ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật thân Bắc Kinh trong Bộ chính trị vẫn chủ trương giữ vững cương lĩnh năm 1991 của Đại hội 7. Bối cảnh hiện nay giữa lúc Bắc Kinh có thái độ ngang ngược về lãnh thổ thì Hà Nội vẫn muốn cột chặt ý thức hệ thân với Bắc Kinh.
Việt Hùng: Liên quan đến vấn đề thông tin báo chí, thời gian qua báo chí tại Việt Nam có những bài viết nói về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa nhưng sau đó vấn đề này được lưu ý nhắc nhở để rồi sau đó hơn tuần lễ baá chí không đề cập tới nữa, nhưng nay báo chí trong nước lại bắt đầu đề cập trở lại, với cái nhìn của ông hiện tượng này có thể hiểu như thế nào?
TS Âu Dương Thệ: Vào đầu tháng 12 sau khi có tin Bắc Kinh sát nhập Trường Sa – Hoàng Sa vào lãnh thổ của Trung Quốc đã gây phẫn nộ trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Các cuộc biểu tình bộc phát không xin phép chính quyền của thanh niên và sinh viên đã nổ ra trước các cơ quan ngoai giao của Trung Quốc. Một số báo đã đưa tin nhưng liền đó giới lãnh đạo đã ra lệnh cấm các báo loan tin về những cuộc biểu tình, hoặc phạt tiền và dự tính cách chức Tổng biên tập báo điện tử VietnamNet.
Trong những ngày gần đây chế độ đã để cho báo chí đi thăm Trường Sa và viết bài tường thuật và đặc biệt là một số bài được phổ biến ngay trên tờ Quân đội Nhân dân và tờ Nhân dân. Đáng chú ý nữa là nhiều phóng viên của những tờ báo được giới trẻ đọc nhiều như Tuổi trẻ, Thanh niên, Vietnam Net, Tiền phong đã được cử phóng viên đi thăm Trường Sa, đưa bài và hình ảnh cũng như tư liệu về Trường Sa.
Ở đây người ta thấy rõ dụng ý của Ban Tuyên giáo Trung ương là mở phong trào tuyên truyền rộng rãi trên báo chí để tạo một cảm tưởng là nhóm lãnh đạo không ươn hèn quan tâm đến quyền lợi của đất nước để qua đó họ tìm cách xoa dịu sự bất mãn của thanh niên sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ cũng như những đảng viên còn biết tự trọng trước hành động xâm lược của Bắc Kinh. Nhưng cùng lúc đó họ lại tăng cường công an ngăn cấm những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên trước cửa các cơ quan ngoại giam Trung Quốc.
Việt Hùng: Nhưng với những dự kiện như vậy, thật sự các nhà lãnh đạo có để cho báo chí nói đến vấn đề này một cách có hệ thống hay không? Hay đó chỉ là những toan tính có tính đoản kỳ mang tính chiến thuật hơn là chiến lược? Ông nhìn vấn đề này như thế nào?
TS Âu Dương Thệ: Theo cái nhìn của chúng tôi những loạt bài hiện nay là chính sách của Ban Tuyên giáo Trung ương nhằm tuyên truyền với dư luận tạo cảm tưởng là nhóm lãnh đạo hiện nay quan tâm và không hèn nhát trong việc này để đánh lừa dư luận, chứ thực sự ra họ vẫn muốn báo chí im lặng đối với những thái độ ngang ngược của Bắc Kinh.
Việt Hùng: Như vậy với những toan tính của các nhà lãnh đạo Việt Nam mà ông vừa đề cập đến người ta có thể hiểu về thái độ và lập trường của Bộ chính trị trong vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa tính đến thời điểm này như thế nào?
TS Âu Dương Thệ: Chúng tôi thấy như thế này, trong thời gian hơn 6 tuần vừa qua sau khi Trung Quốc công khai sát nhập Hoàng Sa - Trường sa vào lãnh thổ Trung Hoa, Bộ chính trị đảng CSVN đã có những cuộc họp để nhận định tình hình và tìm cách đối phó. Chúng tôi thấy có một số những điểm rõ ràng như thế này, thứ nhất, 4 nhân vật cầm đầu chế độ đã thực hiện chủ trương 4 không, vẫn giữ thái độ im lặng đáng sợ và chỉ để cho thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, tức là cấp thứ 3 trả lời, nhưng cách trả lời của ông ta vẫn quanh co mập mờ, vẫn tin vào thiện chí của Bắc Kinh và chủ trương tiếp tục đàm phán song phương, đồng thời một vấn đề nóng bỏng thời sự tính như vậy mà lại phải chờ đến năm 2009 mới đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc.
Nhận xét thứ hai, ông Nguyễn Phú Trọng, người có quyền lực trong Bộ chính trị thân Bắc Kinh tuyên bố giữ vững Cương lĩnh năm 1991 vì đây là Cương lĩnh chủ trương thân Bắc Kinh và kết hợp chặt chẽ ý thức hệ giữa đảng CSVN và đảng CS Trung Quốc.
Nhận xét thứ ba, nhóm lãnh đạo hiện nay chọn lầm người và nhầm thời điểm trao huân chương cao nhất cho hai nhân vật Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương là những người từng nhượng bộ lãnh thổ Việt Nam cho Trung Quốc.
Nhận xét thứ tư, để đánh lạc thái độ ươn hèn của chính mình, nhóm lãnh đạo bảo thủ của đảng CSVN hiện đang tung ra một loạt bài về Trường Sa nhằm đánh lừa và xoa dịu sự bất mãn của thanh niên sinh viên, nhưng mặt khác lại ra lệnh cấm sinh viên, thanh niên được biểu tình chống bành trướng của Bắc Kinh.
Từ những thái độ trên cho thấy qua những cuộc họp của Bộ chính trị phe bảo thủ vẫn chiếm thượng phong và đang được sự hỗ trợ đắc lực của hai người vẫn còn uy quyền lớn là Đỗ Mười và Lê Đức Anh và thứ hai họ hiểu sự lựa chọn này sẽ gây ra thế kẹt và mất uy tín lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhưng mặt khác giới lãnh đạo Hà Nội lại đang chịu sức ép rất lớn của Bắc Kinh. Và thứ ba, cách hành xử, các động thái của họ vô cùng lúng túng, mâu thuẫn, hoàn toàn không làm hài lòng nhân dân Việt Nam, nhưng cũng không được Bắc Kinh hả hê vì thế cho nên Bắc Kinh sẽ tiếp tục lấn tới xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam.
Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả cám ơn tiến sĩ Âu Dương Thệ.
© 2008 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
- Điểm cuốn sách “Biên Giới Việt Trung 1885-2000, Lịch sử thành hình và những tranh chấp”
- Đêm thắp nến yểm trợ tinh thần đấu tranh cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
- Công an lại trấn dẹp và bắt giữ các sinh viên biểu tình chống Trung Quốc
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 18-1-2008)
- Nhận định của Sử gia Dương Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa
- Vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa tại Hội nghị Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
- Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội điều tra việc tàu TQ bị ngư phủ Việt Nam tấn công
- Việt Nam cần làm gì để sống còn trước hiểm hoạ ngoại xâm?
- Sinh viên Việt Nam tại Texas vận động biểu tình chống Trung Quốc
No comments:
Post a Comment