CÁC QUẦN ĐẢO VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH BIỂN Ở BIỂN ĐÔNG
Vandyke & Bennett,
Bài viết phân tích về tranh chấp ở Biển Đông, yêu sách và hoạt động của các bên liên quan; nghiên cứu các quy định pháp lý và thực tiễn quốc tế về ảnh hưởng của các đảo đá nhỏ lên việc phân định biên giới biển giữa các quốc gia, qua đó đưa ra các gợi ý cho vấn đề Biển Đông. Kết luận chính: các đảo đá ở Hoàng Sa và Trường Sa quá nhỏ, không đáp ứng được đời sống kinh tế riêng nên không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, chỉ có lãnh hải tối đa là 12 hải lý.
---------------------------------------
Biển Đông là một vùng biển nửa kín. Phần lớn khu vực là một thềm lục địa nông có tiềm năng về tài nguyên hydrocarbon. Những đảo nhỏ bé nằm dầy đặc trên biển này. Trong toàn bộ quá trình lịch sử, những đảo nhỏ này hầu như bị bỏ qua hoặc xem như những nơi nguy hiểm cho hàng hải. Ngày nay, chúng lại được coi là có tầm quan trọng thực sự bởi vì quyền sở hữu chung có thể dẫn tới quyền sở hữu các tài nguyên biển nằm kế cận chúng. Trong những năm gần đây đã có nhiều cuộc đụng độ quân sự xảy ra ở khu vực này.
Tuy nhiên, các đảo nhỏ này không thể được coi là có tầm quan trọng trong việc hoạch định các ranh giới biển trong Biển Đông. Vì hầu hết tất cả chúng không có người sinh sống và không thể duy trì một đời sống kinh tế riêng, do đó chúng không thể được xem như có thể tạo ra các vùng đặc quyền về kinh tế hoặc các thềm lục địa. Ngay cả khi những hòn đảo đó có người định cư thì chúng chỉ có thể được quyền đòi hỏi “một phần hiệu lực” trong việc tạo ra các vùng biển. Bởi vậy, những nhân tố khác sẽ đóng vai trò lớn hơn cho một giải pháp hoạch định ranh giới trong vùng biển này, và các quốc gia trong khu vực cần xem xét đến phương sách cùng phát triển một khi cuộc tranh chấp về biên giới vẫn tiếp tục mà dường như không thể tìm thấy lối thoát.
ĐỊA LÝ BIỂN ĐÔNG
Biển Đông kéo dài từ đường biên gới phía Tây Nam dọc theo vĩ tuyến 3 Nam giữa Sumatra và Kalimantan tới đường chạy theo hướng Đông Bắc nối từ mũi phía Bắc của Đài Loan tới bờ biển Phúc Kiến của Trung Quốc. Đường biên giới này tạo ra một vùng biển nửa kín rộng khoảng 35 triệu km2 với 90% chu vi của nó nằm trên các vùng đất liền của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonexia, Brunei, Philippin (Hình 1).
Căn cứ vào độ sâu mực nước của vùng biển, Biển Đông có thể được chia làm hai khu vực riêng biệt. Bồn sâu biển Trung Hoa nằm ở phần Đông Bắc và là vùng rộng khoảng 17,55 triệu km2 hoặc chiếm 52% tổng diện tích biển. Phần còn lại 48% là một thềm lục địa rộng có độ sâu nhỏ hơn 200m. Nơi sâu nhất ở phía ngoài bờ biển Palawan là 5.016m và có bình nguyên sâu thẳm với độ sâu trung bình 4.300m[1].
Biển Đông còn có nhiều đảo nhỏ bé khó nhìn thấy trên bản đồ thông thường [2]. Phần lớn những đảo nhỏ này không có gì hơn ngoài các rạn san hô bao xung quanh hoặc những bãi đá không đảm bảo cho con người đến ở. Về khía cạnh lịch sử, chúng không được sử dụng cho bất cứ mục đích nào ngoài làm chỗ núp tạm hoặc những điểm mốc cho những người đi biển hoặc những người đánh cá [3]. Những đảo nhỏ này hợp thành những bãi như bãi ngầm Macclesfield; quần đảo Hoàng Sa nằm ở bồn sâu của Biển Đông; và nhóm Nguy Hiểm bao gồm những bãi đá, bãi ngầm và các đảo, cả nhóm Trường Sa[4].
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
Quần đảo Hoàng Sa nằm ở khoảng giữa 160 và 170 vĩ Bắc, và 1110 và 113 kinh Đông, ở phía Đông Nam đảo Hải Nam[5]. Quần đảo này có 15 đảo rất nhỏ với tổng diện tích khoảng 3km2.
Những người Trung Hoa dân quốc tiếp quản quần đảo Hoàng Sa từ tay người Nhật vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng vào năm 1949 họ đã rút khi họ về Đài loan. Sau đó, Chính phủ Nam Việt Nam chuyển quân đến, nhưng đến năm 1974 họ buộc phải rút sau mổt trận đánh với lực lượng quân sự của Trung quốc lục địa[6]. Được biết, hiện nay có khoảng 4.000 người Trung Quốc đang sống ở quần đảo Hoàng Sa, phần lớn họ sống ở đảo Phú Lâm (Woody), đảo lớn nhất trong quần đảo này[7] và là đơn vị đồn trú chính của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa. Những bức ảnh đã được Trung Quốc đưa ra cho thấy có nhiều nhà được xây dựng trên một số đảo của quần đảo này. Thêm vào đó được biết, ở một vài đảo đã có cảng đáp ứng cho các hoạt động hàng hải và đánh cá. Một vài đảo có kênh, đập, trạm quan sát khí tượng thuỷ văn và những nhà lưu niệm[8].
Từ năm 1974, Trung Quốc và Việt Nam đã giao tranh nhiều lần trên ở quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã bắt giữ 24 lính Việt Nam ở phía ngoài quần đảo Hoàng Sa vào ngày 10/4/1979[9]. Vào ngày 23/7/1979, Trung Quốc đã tuyên bố bốn vùng khác phía ngoài đảo Hải Nam gần quần đảo Hoàng Sa là những vùng nguy hiểm và cấm tất cả các chuyến bay qua đó ở độ cao giữa 1.000m và 20.000m. Vùng nguy hiểm ở quần đảo Hoàng Sa bao trùm lên cả đá Bắc là khu vực Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận hải quân và không quân[10]. Hành động này đã bị Việt Nam và Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới phản đối vì tuân theo tuyên bố của Trung Quốc có nghĩa là đóng cửa một tuyến hàng không dân dụng chủ chốt[11].
Sự kiện tiếp theo giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến quần đảo Hoàng Sa xảy ra vào tháng 3/1982 khi lực lượng biên phòng của Trung Quốc bắt giữ tàu do thám của Việt Nam và 10 thuỷ thủ của chiếc tàu này[12]. Có thể việc bắt giữ này nhằm để trả đũa cho một sự kiện đã xảy ra vào ngày 3/3/1982 trên Biển Đông, khi hai tàu chiến của Việt Nam đã bao vây 11 tàu đánh cá của Trung Quốc. Phía Trung Quốc nói rằng một trong số những chiếc tàu đánh cá với đoàn thuỷ thủ 18 người đã bị nổ là kết quả của cuộc bao vây. Một thuyền đánh cá khác đã bị pháo của Việt Nam băn 14 lần, làm thuyền trưởng và 5 thành viên của đoàn thuỷ thủ bị thương, còn chiếc tàu thứ ba bị bốc cháy sau khi bị tấn công bằng đạn pháo còn đoàn thuỷ thủ của tàu bị Việt Nam bắt giữ[13].
Vào ngày 10/6/1988, Trung Quốc thông báo sẽ xây dựng hai trung tâm kiểm soát không lưu để phục vụ cho các quần Hoàng Sa và Trường Sa. Trung tâm thứ hai sẽ được xây dựng trên đảo Hoàng Sa (Xisha) ở quần đảo Hoàng Sa để giám sát bầu trời trên quần đảo Hoàng Sa. Bằng cách đưa ra lời tuyên bố này Trung Quốc đã thể hiện rõ rằng họ làm mọi cách giữ vị trí của họ trên quần đảo Hoàng Sa[14].
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Quần đảo Trường Sa được mô tả trên các hải đồ là “Nhóm đảo nguy hiểm”. Các nhà địa lý không chấp nhận cách định nghĩa đơn giản như vậy cho một khu vực có nhiều đảo tạo thành một nhóm đặc biệt này, nhưng phần lớn những nhà quan sát gộp những đảo trong Biển Đông ở phái Nam vĩ tuyến 120 Bắc và phía Đông của kinh tuyến 1110 Đông vào quần đảo Trường Sa trừ những đảo nằm trong phạm vi 40 hải lý cách bờ biển Brunei và Malaysia và nằm trong các ranh giới của hiệp ước vê quần đảo Philippine[15].
Nhóm đảo này bao gồm 33 đảo, bãi cạn và đảo đá luôn luôn nổi trên mặt nước, trong số đó có 22 vị trí đảo nằm dọc theo đường trục giữa kinh tuyến 1130 30 và 1150Đông. Trục này dài 315 hải lý chạy từ bãi đá ngầm Louisa ở phía Nam tới đảo Song Tử Đông ở phía Bắc[16].
Việc tranh chấp quyền sở hữu quần đảo này đã và đang diễn ra trong nhiều năm qua. Trong năm 1978, có ít nhất 13 trong số 33 đảo đã bị chiếm giữ: Philippine chiếm 7 đảo, Việt Nam chiếm 5 đảo và Đài Loan chiếm 1 đảo ở quần đảo Trường Sa[17]. Từ đó đến nay, nhiều cuộc đụng độ thưởng xuyên xảy ra giữa các quốc gia ganh đua nhau kiểm soát quần đảo này và vùng biển nằm kế cận nó. Ví dụ, ngày 20/6/1979, Việt Nam đã giết chết 85 người tị nạn Việt Nam khi thuyền của họ mạo hiểm đi sát vào một trong số những đảo Việt Nam có đơn vị đồn trú. Được biết các lực lượng quân sự ở đó đã sử dụng vũ khí hạng nặng gồm cả súng cối để xử lý việc này[18]. Trong năm 1976, Philippine đã thông báo máy bay trực thăng của họ bị phía Việt Nam bắn cháy trong khi đang bay gần đảo Song Tử Tây[19].
Trung Quốc cũng đang cố gắng củng cố sự hiện diện của họ trong khu vực, thường xuyên đưa tàu chiến vào khu vực này[20]. Ngày 14/3/1988, các tàu của Việt Nam và của Trung Quốc đã đấu pháo ở khu vực quần đảo Trường Sa làm ba bộ đội Việt Nam chết và hơn 70 người mất tích[21]. Báo Trung Quốc sau đó đã đưa tin rằng Trung Quốc xây dựng một trạm quan sát biển và chỗ ở cho các nhà quan trắc và khoa học làm việc trên một bãi san hô trong quần đảo Trường Sa[22]. Malaysia cũng nhắc lại mối quan tâm của họ trong quần đảo và vào tháng 6/1988 họ đưa tin rằng họ có lực lượng vũ trang trên ba đảo san hô ở khu vực tranh chấp này[23]. Trong tháng 7/1988, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, Abu Hassan Omar, đề nghị năm quốc gia có yêu sách đối với các đảo trong quần đảo Trường Sa cùng tổ chức đàm thoại để giảm bớt sự căng thẳng trong khu vực này[24]. Vào tháng 12, 19 quan chức Trung Quốc khi đi tham dự một diễn đàn tổ chức ở Quảng Châu để kỷ niệm lần thứ 42 ngày lấy lại các quần đảo trong Biển Đông từ tay Nhật Bản, đã hứa giúp Đài Loan bảo vệ đơn vị đồn trú của họ trên đảo họ đang chiếm giữ - đảo Ba Bình - nếu bị Việt Nam đe doạ[25]. Lời tuyên bố đó đưa ra rằng 21 đảo trong quần đảo Trường Sa đạng bị Việt Nam chiếm đóng, 11 đảo khác bị Philippine và Malaysi kiểm soát[26].
CÁC YÊU SÁCH HIỆN NAY LIÊN QUAN TỚI CÁC QUẦN ĐẢO
Yêu sách của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Trung Quốc vẫn kiên trì với tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa[27]. Yêu sách lịch sử này dựa trên nhiều tài liệu được ghi chép từ thế ký thứ hai sau công nguyên[28]. Trung Quốc lập luận rằng bằng chứng lịch sử chứa đựng sự thật là người Trung Quốc là người đầu tiên sớm nhất phát hiện, khia thác và phát triển quần đảo Trường Sa. Tuy thế, không ai biết Biển Đông và các quần đảo ở đó thoạt đầu đã được coi như là là một bộ phận của thế giới Trung Quốc như thế nào và khi nào. Biển Đông chắc hẳn không có trong từ điển địa lý Trung Quốc ở bất cứ triều đại nào sớm hơn triều đại nhà Hán cùng với sự để ý của Trung Quốc về phương Nam[29]. Trong thời đại đó, Mã Viện đã dẫn một hạm đội khoảng 2.000 chiếc thuyền thực hiện việc xâm chiếm Jih – Nan (Bắc Việt Nam )- một đất nước chắc chắn đã đi đầu vươn ra đến các quần đảo ở Biển Đông trở thành một khu vực nằm trong sự chú ý của các nhà lịch sử và địa lý Trung Quốc[30], nhưng họ lại không có những giải thích cụ thể nào về các quần đảo và các bãi san hô của Biển Đông trong vài thế kỷ[31].
Việc mô tả gián tiếp lần đầu tiên được biết đến về các đảo san hô ở trên Biển Đông xuất hiện vào năm 1178[32]. Công việc này được Chau Ju – kua làm tiếp tục vào giữa những năm 1225 và 1242 trong tài liệu Chu Fan Chin (ghi nhận những người nước ngoài), trong đó việc mô tả cụ thể các tuyến đường đi qua Biển Đông được thể hiện rất chi tiết. Trong đó cũng mô tả những bãi cát dài nằm trong các quần đảo được phát hiện ở Biển Đông. Căn cứ vào những toạ độ do Chau Ju – kua cung cấp, những bãi cát đựơc mô tả đó ám chỉ đến quần đảo Hoàng Sa và bãi ngầm Macclesfield[33].
Tuy đã sớm có những mô tả về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng dường như cho đến tận cuối thế kỷ 19 Trung Quốc vẫn không chính thức khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo trong Biển Đông[34]. Vấn đề chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo ở Biển Đông lần đầu tiên xuất hiện vào 25 năm cuối của thế kỷ này là nhằm phản ứng lại việc mở rộng khu vực ảnh hưởng của Pháp, Anh và Nhật. Vào năm 1876, đại sứ quán đầu tiên của Trung Quốc tới Anh có nhiệm vụ thông báo về đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa như là lãnh thổ của Trung Quốc. Năm 1883, xuất hiện yêu sách ám chỉ đến quần đảo Trường Sa khi chính phủ Ch’ing đưa lời phản đối chính thức về một cuộc thám hiểm dưới sự bảo trợ của Đức tới quần đảo này. Trong cả hai sự kiện, Trung Quốc đã không khẳng định một yêu sách chủ quyền nào đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa[35].
Năm 1884, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa của Pháp. Ngày 26/6/1887, Trung Quốc và Pháp đã ký một công ước về hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ (Việt Nam). Điều 3 của công ước này cho thấy biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc là một đường Bắc Nam tại kinh tuyến 105043’ Bắc. Như thể hiện trong công ước, các quan chức của Trung Quốc cũng như những nhà quan sát viên độc lập đã nhiều lần khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía Đông của đường phân định này biên giới đặc biệt này là lãnh thổ của Trung Quốc[36].
Trong năm 1907, một thương gia Nhật Bản đã tìm cách điều tra tài nguyên có thể có trên đảo Pratas, nhưng đã bị Trung Quốc trục xuất. Từ sự việc này, Trung Quốc đã phái ba tàu chiến đi tuần tra quần đảo Hoàng Sa. Họ chỉ thấy những dân cư là người Trung Quốc. Trong lần kiểm tra này, Trung Quốc đã đạt một cột mốc lãnh thổ trên đảo Duy Mộng để đánh dấu yêu sách của Trung Quốc. Khoảng giữa những năm 1921 và 1932, ít nhất cũng năm lần chính quyền tỉnh Quảng Đông đã phê duyệt những đơn xin phép của những công dân Trung Quốc muốn ra thăm dò và khai thác phân chim và các tài nguyên khác đã được phát hiện ở quần đảo Hoàng Sa[37].
Trong những năm 1930, khi Pháp khẳng định lại yêu sách của họ về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chính phủ Trung Quốc đã thông báo cho chính phủ Pháp rằng họ sẽ bảo lưu tất cả các quyền của họ đối với việc xâm chiếm của Pháp. Sau đó, Trung Quốc đã chính thức phản đối hành động của Pháp trên cơ sở dân Trung Quốc đã định cư trên các quần đảo này. Ngày 23/9/1993, phía Pháp đã đáp lại và trong công hàm gửi tới toà công sứ Trung Quốc ở Paris, họ khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía Đông cách đường phân định 200 hải lý và nằm ngoài phạm vi giải quyết của công ước Trung Quốc – Pháp, bất cứ lời giải thích nào khác đi sẽ dẫn đến kết quả là phần lớn các đảo của Việt Nam sẽ bị rơi vào lãnh thổ Trung Quốc[38].
Sau khi Nhật đầu hàng năm 1945, Cộng hoà Trung Hoa (CH Trung Hoa) đã điều một phân đội hải quân đến kiểm soát quần đảo này. Một cuộc khảo sát khác về các đảo nhỏ đã được tiến hành và các đơn vị đồn trú đã được thiết lập ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong tháng 5/1950, các lực lượng quân đội của Trung Hoa dân quốc đã rút khỏi các quần đảo này và chuyển về Đài Loan. Ngày 15/8/1952, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa), thông qua Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chu Ân Lai, đã đưa ra lời tuyên bố rằng chủ quyền bất khả xâm phạm của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ không bị ảnh hưởng về bất cứ phương diện nào bởi những điều khoản của hiệp ước hoà bình Nhật Bản[39].
Vào ngày 4/9/1958 CHND Trung Hoa đưa ra một tuyên bố mở rộng giới hạn lãnh hải ra tới 12 hải lý theo phương pháp đường cơ sở thẳng, và tuyên bố rằng tuyên bố sẽ được áp dụng cho tất cả các đảo thuộc chủ quyền của Trung Quốc[40]. Trong những năm 1950 và 1960, CHND Trung Hoa đưa ra một loạt lời cảnh báo Mỹ về việc vi phạm vô cớ vùng trời trên quần đảo Hoàng Sa[41].
Yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa hoàn toàn giống với yêu sách của họ đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc lập luận rằng yêu sách chủ quyền của họ đã được thiết lập trên hai quàn đảo này từ thời xa xưa[42].
Yêu sách của Đài Loan
Yêu sách của Đài loan về quần Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định trên cơ sở lịch sử giống như CHND Trung Hoa đã khẳng định. Đài Loan còn đưa ra thêm một yêu sách nữa là quyền chiếm hữu được thực hiện theo luật pháp quốc tế trên cơ sở những sự kiện xảy ra trong những ngày đầu sau Chiến tranh thế giới thế giới thứ hai[43].
Chính phủ Trung Hoa dân quốc đã phái những đơn vị quân đội ra chiếm đóng cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đúng 15 tháng sau khi quân Nhật đầu hàng. Vào năm 1950, những đơn vị hải quân này đã rút lui cùng với sự rút lui của những người dân tộc chủ nghĩa từ lục địa Trung Quốc ra Đài Loan. Sau đó, Đài Loan Và Nhật Bản đã ký hiệp ước hòa bình song phương vào năm 1952. Một trong những điều khoản của Hiệp ước hòa bình này, tương tự như những điều đã ghi trong hiệp ước của Liên hợp quốc là Nhật từ bỏ bất cứ một yêu sách, quyền hoặc danh nghĩa nào đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Hiện nay Đài Loan khẳng định rằng học có chủ quyền đối với tất cả các quần đảo ở Biển Đông phù hợp với quyền chiếm hữu nêu trong luật pháp quốc tế trên cơ sở sự hiện diện của họ trong giai đoạn những năm 1946 – 1950 trên tất cả các quần đảo và sự chiếm giữ hiện nay của họ ở đảo Ba Bình[44].
Những hoạt động và yêu sách của Anh và Pháp, 1843 – 1939
Việc “phát hiện” đầu tiên của người phương Tây liên quan tới quần đảo Trường Sa có lẽ do tàu săn cá voi Cyrus của Anh trong năm 1843[45], nhưng sự phát hiện này không dẫn tới bất kỳ một đòi hỏi nào đối với quần đảo này. Trong năm 1864, chiếc tàu HMS Rifleman dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Ward đã tới thăm quần đảo Trường Sa nhưng không cắm cờ Anh quốc hoặc làm một việc nào khác để quy thuộc quần đảo này và đế quốc Anh[46]. Tháng 9/1877, hai nhân vật người Anh là Simpson và Jame cùng với một người Mỹ có tên là Graham đã hành trình tới Labuan, thuộc địa của Anh, để xin phép cắm cờ của Anh trên đảo Trường Sa và đảo An Bang[47].
Vào năm 1927, Pháp đã khẩn trương tiến hành việc khảo sát khoa học để tìm mỏ phốt phát ở quần đảo Trường Sa[48]. Trong năm 1930, Pháp đã tổ chức một chuyến đi khác và đã cắm cờ Pháp trên một hòn đảo của quần đảo này[49]. Pháp đòi quyền sở hữu toàn bộ quần đảo Trường Sa nằm trong một hình bốn cạnh tạo bởi các kinh tuyến 111o và 117o Đông và các vĩ tuyến 7o và 12o Bắc.[50]
Ngay sau đó, Anh đã thông báo cho Pháp biết yêu sách của họ đối với quần đảo Trường Sa[51]. Tuy nhiên, Pháp vẫn giữ lập trường của họ và vào ngày 13/4/1930 tiếp tục khẳng định rằng quyền sở hữu của họ đối với đảo Trường Sa đã tạo cho Pháp có danh nghĩa thích hợp để có quyền sở hữu đối với đảo này[52]. Việc dương cao cờ Pháp trên đảo Trường Sa cũng như việc sáp nhập đảo này vào một tỉnh thuộc quyền quản lý hành chính của xứ Đông Dương đã tạo ra một yêu sách vững chắc về chủ quyền đối với tất cả các đảo, đảo đá nhỏ và các bãi nằm trong khu vực giữa vĩ tuyến 7o và 12o Bắc về phía Tây của vùng theo hiệp ước Philippine[53].
Vào ngày 12/7/1933, Bộ Ngoại giao của Anh thông báo rằng họ đã ra lệnh cho ban hành ngay yêu sách của Anh đối với hoặc đảo Trường Sa hoặc đảo An Bang[54]. Chính phủ Pháp đủ căn cứ kết luận rằng họ đã dành quyền sở hữu quần đảo Trường Sa trước cả khi Anh quyết định không phản đối các yêu sách của Pháp. Thông báo về yêu sách của Pháp đã được nêu trong sắc lệnh số 4762, ngày 21/7/1933. Theo các điều khoản của sắc lệnh này, quần đảo Trường Sa mà đang bị tranh chấp đã được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa[55]. Để đảm bảo tính pháp lý của sắc lệnh này, Bộ Ngoại giao Pháp cũng đã cho đăng một thông báo trong Journal Officiel (công báo) của Pháp ngày 23/7/1993[56]. Từ ngày 24/7/ đến ngày 25/9/1933, Pháp đã hoàn thành tiến trình thông báo cho tất cả các quốc gia có quyền lợi ở quần đảo Trường Sa về yêu sách của họ[57].
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đã mở rộng sự kiểm soát của họ đến Biển Đông và vào ngày 30/3/1939 ra thông báo rằng Nhật đã thế vào chỗ quần đảo Trường Sa cũng như các quần đảo khác mà Pháp đòi hỏi là đặt dưới quyền quản lý hành chính của chính phủ Formosa[58]. Sau cuộc chiến tranh này, như đã nêu ở trên[59], CH Trung Hoa đã ra chiếm quần đảo bị Nhật bỏ lại này.
Yêu sách của Việt Nam
Yêu sách của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được tuyên bố như sau:
Từ lâu, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Qua các triều đại, Nhà nước phong kiến Việt Nam trước kia là người đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu, thực hiện chủ quyền, khai thác với tư cách Nhà nước hai quần đảo này trước dó chưa hề nằm trong địa lý hành chính của một nước nào. Việc chiếm hữu này là thật sự, phù hợp luật pháp và tập quán quốc tế. Các chính quyền kế tiếp theo đã tổ chức các quần đảo đó thành những đơn vị hành chính thuộc các tỉnh lục địa của Việt Nam.
Chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi được. Nhân dân Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, căn cứ lịch sử và thực tế đã chứng minh chủ quyền của mình. Nhiều nhà hàng hải, địa lý, giáo sĩ của phương Tây đã xác nhận sự thật đó từ những thế kỷ trước[60].
Trong năm 1956, đứng trước những thách thức của Trung Quốc và Philippine, CH Việt Nam (Nam Việt Nam) bước đầu có những nỗ lực bảo vệ các yêu sách của họ đối với quần đảo Trường Sa. Tháng 8/1956, Nam Việt Nam đã đưa tàu chiến Tuy Đông (HQ-04) ra quần đảo Trường Sa nhằm mục đích chính là dựng các bia chủ quyền trên hầu hết các đảo của quần đảo này và xây các bệ cột cờ để cắm cờ Việt Nam[61].
Vào ngày 8/9/1951, Nhật Bản đã từ bỏ mọi yêu sách đối với quần đảo Trường Sa qua việc ký hiệp ước hoà bình của Liên hợp quốc ở San Francisco[62]. Sau đó, Pháp tiếp tục khẳng định yêu sách của họ trên quần đảo Trường Sa cho khi họ rút khỏi Việt Nam năm 1956. Vào cuối tháng 5/1956, một quan chức Philippine, Tomas Cloma, đã đưa ra yêu sách đối với quần đảo Trường Sa và tuyên bố nó là “Đất tự do” (Freedomland). Được biết, đại sứ Pháp ở Malina đã lưu ý chính phủ Philippine về yêu sách và quyền của Pháp đối với quần đảo Trường Sa trên cơ sở Pháp đã chiếm giữ quần đảo này từ năm 1933[63].
Vào khoảng thời gian này, mặc dù Pháp đã rút khỏi Việt Nam nhưng vẫn đưa tàu hải quân Dumond d’Uruville của họ ra đảo Ba Bình (Itu Abe) để tỏ rõ sự quan tâm của Pháp - Việt đối với quần đảo này. Ngày 1/6/1956, Bộ trưởng Ngoịa giao CH Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định lại mối quan tâm và các quyền của họ[64].
Năm 1961, Nam Việt Nam đã đưa hai tàu tuần viễn Vạn Kiếp và Vân Đồn tới các đảo Song Tử Tây, Thị Tứ, Loại Ta và An Bang. Năm 1962, các tầu tuần tiễu Tuy Đông và Tây Kết đã đến các đảo Trường Sa và Nam Yết. Năm 1963, các thuỷ thủ của các tàu Hương Giang, Chi Lăng và Kỳ Hoà đã xây dựng lại những cột mốc chủ quyền trên các đảo chính của quần đảo Trường Sa[65]. Sau năm 1963, vì đang xảy ra chiến tranh ở Việt Nam nên số lượng những cuộc tuần tiễu ra quần đảo Trường Sa đã giảm bớt[66].
Việt Nam khẳng định quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa đã có từ năm 1802 trong thời kỳ nhà Nguyễn và những triều đại kế tiếp thông qua “các biện pháp mang tính hệ thống được thực hiện trong lĩnh vực quản lý hành chính, quân sự, giao thông và khai thác kinh tế”[67]. “Từ thời xa xưa, ngư dân Việt Nam đã thường xuyên lui tới {quần đảo Hoàng Sa} để bát rùa, ốc biển và những hải sản khác. Trong thời gian gần đây, quần đảo Hoàng Sa đã được những người khai thác phốt pho quan tâm… khai thác phân chim… và đá san hô”[68].
Theo những quan chức của CH Việt Nam (Nam Việt Nam) trước đây, những người đã viện dẫn Đại Nam nhất thống chí (Biên niên sử của Việt Nam) xuất bản vào thời đại vua Tự Đức (1847-1883), vua Gia Long (1802 – 1820) đã thành lập đội Hoàng Sa - một tổ chức đặc biệt bao gồm 70 ngư dân giàu kinh nghiệm thuộc làng Vĩnh An - nhằm mục đích chính là khai thác quần đảo Hoàng Sa. Nỗ lực này của người Việt Nam liên quan đến việc phái những người trong nhóm tổ chức đó ra quần đảo Hoàng Sa hàng năm trong khoảng thời gian tới 6 tháng. Trong thời gian họ ở quần đảo Hoàng Sa, họ sẽ thu thập các sản vật biển chờ về cảng Tư Hiền[69]. Tuy thế, cho đến trước năm 1816 quần đảo Hoàng Sa vẫn chưa chính thức được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam[70].
Trong năm 1835, Vua Minh Mạng (1820-1841) đã xây dựng một ngôi chùa trên đảo đá Bàn Than Thạch cũng như dựng bia ghi nhận sự kiện này[71]. Năm 1837, Jean Louis Taberd đáng kính đã viết một bài in trên Journal of the Royal Asiatic Society of Bengal, India, trong đó đã kể lại chi tiết những sự kiện nhà nước phong kiến Việt Nam kéo cờ trên quần đảo này[72]. Năm 1838, Bộ pháp ở thành Huế trong thời vua Minh Mạng đã cho xuất bản bản đồ quần đảo Hoàng Sa đầu tiên trong tập Bản đồ chi tiết về Địa Nam, đặc biệt trong đó còn mô tả chi tiết gần 130 đảo nhỏ khác[73].
Năm 1867, Pháp đã kiểm soát toàn bộ miền Nam Việt Nam và đến cuối năm 1880 đã thiết lập sự bảo hộ của Pháp trên phần còn lại của Việt Nam[74]. Trong thời kỳ chiếm đóng, như đã thảo luận ở phần trên, người Pháp đã duy trì và tăng cường yêu sách của họ đối với các quần đảo trong Biển Đông[75].
Vụ xung đột ý nghĩa với Trung Quốc xảy ra vào đầu những năm 1930 khi Trung Quốc thông báo ý định của họ về biểu giá thu từ việc khai thác phốt pho ở các đảo trong quần đảo Hoàng Sa. Như một đòn phủ đầu, Pháp đã phái tàu La Malicieuse đi tuần tra các quần đảo Hoàng Sa nhằm mục đích rõ ràng là cắm cờ và dựng cột mốc chủ quyền[76]. Ngày 4/12/1931, theo cách làm của Trung Quốc, chính phủ Pháp đã gửi thư phản đối cho đại sứ quán Trung Quốc ở Paris. Pháp đã khẳng định các quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa bằng cách trích dẫn lại quá trình lịch sử của quần đảo này. Trong lời đáp lại ngày 12/4/1932, Trung Quốc đã bác bỏ lời phản đối của Pháp trên cơ sở cho rằng khi vua Gia Long Việt Nam sở hữu đảo Hoàng Sa vào năm 1816, Việt Nam vẫn là nước chư hầu của Trung Quốc[77].
Trong văn kiện ngoại gửi tới Trung Quốc ngày 28/2/1937, Pháp đã đề nghị rằng những yêu sách đối nghịch nhau về quần đảo Hoàng Sa cần được giải quyết thông qua phân xử ở toà án. Trung Quốc đã đáp lại Pháp bằng việc khẳng định lại yêu sách họ đối với quần đảo Hoàng Sa. Trước tình hình đó, Pháp đã điều những đơn vị quân đội là những trung đội lính Việt Nam trong lực lượng quân viễn chinh Đông Dương tới đóng tại quần đảo trong quần đảo Hoàng Sa. Một trong những nhiệm vụ của các đơn vị này là xây dựng các cột mốc chủ quyền trên các đảo khác nhau mà họ đã được phái đến[78].
Dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Pháp, những đơn vị lính Việt Nam đã giữ nguyên vị trí ở quần đảo Hoàng Sa cho đến năm 1956, trừ khoảng thời gian quân Nhật chiếm đóng từ năm 1941 – 1945. Không lâu sau khi quần đảo Hoàng Sa trở về tay người Pháp vào năm 1946, những đơn vị lại được phái ra chiếm lại quần đảo Hoàng Sa. Vào năm 1946, vì cuộc chiến tranh Việt – Pháp nên những đơn vị này đã bị gọi về đất liền[79].
Vào ngày 13/1/1947, khi Pháp biết được rằng nhiều đảo trong quần đảo Hoàng Sa đã bị quân đội Trung Hoa dân quốc - những người được cử ra quần đảo để tước vũ khí quân đội Nhật thất trận - chiếm đóng, Pháp đã đưa ra lời phản đối chính thức. Thêm vào đó, Pháp đã cử tàu chiến Le Tonhinois tới quần đảo Hoàng Sa. Khi đến đảo Phú Lâm, họ phát hiện thấy nhiều đơn vị lính Trung Quốc đang chiếm giữ đảo nhưng họ lại bỏ qua. Vì lực lượng lính Pháp - Việt ít hơn nhiều nên họ rút về đảo Hoàng Sa để thiết lập sở chỉ huy. Một trong những việc làm đầu tiên của họ là xây dựng lại trạm khí tượng đã hoạt động trên đảo Hoàng Sa trong những năm 1938 -1944. Trạm khí tượng quốc tế mang số hiệu 48860 này đi vào hoạt động trong những tháng cuối năm 1947 và duy trì như vậy cho tới khi quân đội Trung Quốc đến xâm chiếm ngày 20/1/1974[80].
Vào ngày 14/10/1950, việc sự phòng thủ quần đảo Hoàng Sa đã được chính phủ Pháp chuyển giao cho phía Việt Nam[81]. Trong năm 1956, Bộ Kinh tế Việt Nam đã cấp giấp phép đầu tiên cho phép một thương gia Sài Gòn khai thác phốt pho ở các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Hoàng Sa. Năm 1959, một giấy phép được cấp cho Công ty phân bón Việt Nam để khai thác phốt pho và chuyển cho một công ty ở Singapore. Đầu những năm 1960, một giấy phép được cấp cho Công ty phốt pho Việt Nam để khai thác phốt pho ở đảo Hoàng Sa. Vì thua lỗ, vào năm 1963, hoạt động đặc biệt này đã chấm dứt[82]. Tháng 8/1973, Công ty Công nghiệp phân bón Việt Nam cùng với một công ty của Nhật – Công ty Marubeni Tokyo – đã thực hiện một cuộc nghiên cứu tính khả thi khôi phục lại việc khai thác phốt pho ở quần đảo Hoàng Sa[83].
Ngày 19/1/1974, CHND Trung Hoa đã tiến hành hoạt động quân sự và chiếm quần đảo Hoàng Sa. Trong hành động quân sự này, quân đội Trung Quốc đã ném bom xuống các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc và Hoàng Sa, và các đơn vị lính Trung Quốc đã đổ bộ lên và chiếm quần đảo này[84]. Từ tháng 1/1974 cho đến nay, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát của CHND Trung Hoa[85].
Yêu sách của Malaysia
Hiệp định ký kết với Indonesia ngày 27/10/1969 về việc xác định ba đoạn biên giới khác nhau đã đưa các yêu sách của Malaysia ở quần đảo Trường Sa thành tiêu điểm chú ý. Những đoạn này có khả năng đem lại cho Malaysia các quyền đối với một khu vực quan trọng ở Biển Đông, chỉ trừ khi Malaysia hoặc kiểm soát được một cách chắc chắn các đảo nằm kế cận trong quần đảo Trường Sa hoặc các đảo này không được để ý đến khi vạch các đường biên giới này[86].
Trong năm 1979, Malaysia đơn phương mở rộng đường biên giới của họ từ điểm 109o33’ Đông và 6o18’ Bắc theo đường nằm vắt ngang hướng trên Đông – Đông Bắc. Với việc đơn phương vạch đường biên giới này, các đảo An Bang và bãi ngầm Jeams ở phía ngoài bờ biển Sarawak trờ thành nằm phái trong đường biên giới của Malaysia yêu sách[87]. Không còn nghi ngờ gì nữa, động cơ thúc đẩy chính phủ Malaysia làm việc này là nhằm tăng cường giành lấy các khu vực dầu mỏ ngoài khơi trong Biển Đông[88].
Vào đầu những năm 1970, thị trường dầu lửa trên toàn thế giới thay đổi đột ngột và tính kinh tế trong việc khai thác dầu khí ngoài khơi đã khuyến khích việc bành trướng ra các khu vực trên Biển Đông. Qua tổng hợp các số liệu địa chấn đã phát hiện ra tiềm năng trữ lượng dầu lửa to lớn trên thềm lục địa từ Singapore đến Seoul mà có thể đưa vào khai thác có hiệu quả[89]. Vào đầu những năm 1970, một thông tin về việc phát hiện một trữ lượng dầu khí khổng lồ ở ngoài khơi bờ biển Brunei cũng đã đẩy nhanh việc thăm dò. Để khuyến khích các công ty dầu lửa vào tìm kiếm dầu khí ngoài khơi, trong năm 1971 – 1972 Malaysia cũng như Philippine, Thái lan, Campodia và Nam Việt Nam đã tỏ ý cho phép thăm dò tự do và đặc nhượng. Việc khuyến khích này chỉ làm tăng thêm sự tẩy chay của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vào giữa năm 1973, năm giếng dầu đã được khoan trong vùng biển Malaysia[90].
Gần đây, Malaysia đã đóng quân trên ba hòn đảo san hô ở phía Nam quần đảo Trường Sa. Ngày 27/6/1988, Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Abdullah Fadzil Chewan đã thông báo rằng đất nước của ông đã chiếm giữ đá Hoa Lau (Turumbu- Layang) trong tháng 5/1983[91]. Ngày 2/7/1988, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Abu Hassan Omar đã đưa ra lời kêu gọi công khai với năm quốc gia có yêu sách ở quần đảo Trường Sa. Quan điểm của ông ta là năm quốc gia nên cố gắng giải quyết những bất đồng giữa họ ngay lập tức để giảm bớt sự căng thẳng ở Biển Đông[92].
Yêu sách của Philippine
Trong tháng 2/1979, Philippine đã chính thức đưa ra yêu sách đối với các đảo trong quần đảo Trường Sa mà họ gọi là nhóm đảo Kalayaan[93]. Như đã nêu ở phần trước[94], Philippine đã bố trí một lực lượng quân sự hùng mạnh để bọc lót cho yêu sách của họ đối với một số của quần đảo Trường Sa. Năm 1971, Philippine đã bắt đầu bộc lộ việc chiếm đống một cách hình thức ở nhóm đảo Kalayaan. Hành động này được tiến hành theo cách đặt vấn đề cho rằng nhóm đảo này là res nullius (vô chủ) và không thuộc quyền sở hữu của bất cứ quốc gia nào khác[95]. Trong năm 1976, Philippine đã phản đối CHND Trung Hoa cho rằng việc thăm dò dầu khí trước đấy ở bãi Cỏ Rong là một hành động vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc và lập luận rằng bãi Cỏ Rong nằm bên trong khu vực thuộc thềm lục địa của Philippine[96].
CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN VÀ KHẢ NĂNG GIẢI QUYẾT
Chưa bao giờ có bất kỳ một cuộc đàm phán nào giữa Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia và Philippine để giải quyết cuộc tranh chấp này bắt nguồn từ thực tế là không một bên nào có đủ tính mềm dẻo để tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho việc giải quyết cuộc tranh chấp này. Phần lớn các vấn đề được đưa ra xem xét đều nằm ngoài khuôn khổ pháp lý, chúng có thể làm giảm rất lớn vai trò mà luật pháp quốc tế có thẻ giúp đi đến một giải pháp[97]. Đó chính là cốt lỗi của cuộc tranh chấp này.
Các đảo không nên là một nhân tố chính trong việc hoạch định ranh giới
Dù vấn đề nói trên đã cho thấy luật pháp quốc tế không có thể đóng một vai trò quyết định trong việc giải quyết cuộc chiến tranh này, nó vẫn có thể có ích để xem xét một số tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế liên quan đến khu vực này. Phần còn lại của bài này sẽ kiểm nghiệm vai trò của các đảo trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp về biên giới và khuyến nghị rằng quyền sở hữu các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không nên là một nhân tố quyết định trong việc phân chia không gian biển ở Biển Đông.
Nhìn chung, phù hợp với điều 121 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982[98], các đảo có thể tạo ra không gian biển giống như khối lục địa có[99]. Tuy nhiên, khoản 3 của điều 121 đã định hình tiêu chuẩn của các đảo không có quyền định ra các vùng biển là “những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng”. Những thuật ngữ được sử dụng trong đoạn này không được định nghĩa theo nghĩa khác trong công ước này và những nhà bình luận cho rằng trong một số trường hợp những thuật ngữ này phải được hiểu như thế nào[100]. Trên cơ sở địa lý, thuật ngữ “các đảo” có thể bao hàm một một nhóm mang đặc tính đảo, từ bãi cát đến khối lục địa rộng lớn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng theo chức năng[101]. Để đáp ứng cho những mục đích đòi hỏi các vùng biển bao quanh, thuật ngữ “đảo” đã được xem xét ngay từ đầu tại Hội nghị Pháp điển hoá luật quốc tế của Hội quốc liên trong năm 1930, ở đó nó được định nghĩa là “một vùng đất thường xuyên nhô cao trên mực nước nước cường”[102]. Định nghĩa này sau đó được sửa đổi lại trong Công ước về Lãnh hải là “một vùng đất hình thành tự nhiên, có nước bao bọc, nhô cao trên mặt nước khi thuỷ triều lên”[103]. Tương tự, dự thảo Công ước về Thềm lục địa cũng sử dụng thuật ngữ “các đảo” khi mô tả các địa hình có thể tạo ra một thềm lục địa nhưng nó lại không định nghĩa thuật ngữ này[104] . Rõ ràng, cho dù đã chấp nhận định nghĩa này trong phần giải thích Công ước về Lãnh hải, thì Công ước về Thềm lục địa đã định ra những hạn chế trong khi sử dụng các đảo để tạo ra các thềm lục địa. Trước hết, những tranh chấp về các vùng biển do các đảo tạo ra phải được giải quyết bằng thoả thuận giữa các bên có liên quan[105]. Thứ hai, “các hoàn cảnh đặc biệt” có thể yêu cầu có những hạn chế về không gian biển do các đảo tạo ra[106].
Vấn đề định nghĩa các đảo để đáp ứng cho các mục đích xác định các vùng biển bị tranh chấp một lần nữa lại nổi lên tại Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển (Hội nghị III). Các đại biểu của Hy Lạp và ở các đảo trong Thái Bình Dương đã đưa ra đề nghị là cho tất cả đảo có quy chế như các quốc gia lục địa[107]. Mặt khác, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm các quốc gia Châu Phi đã đề nghị hạn chế các vùng biển của các đảo căn cứ vào các yếu tố như kích thước, dân cư và dân số[108]. Kết quả của việc dung hoà là ngôn từ được sử dụng không rõ ràng ở điều 121. Đièu 121 (1) đã định nghĩa đảo là “một vùng nước”[109]. Mặc dù thuật ngữ “đảo đá” không được định nghĩa trong Công ước 1982, nhưng rõ ràng nó cũng xuất hiện trong nội dung văn bản, một đảo đá là một đảo đặc biệt. Vì công ước không đưa ra định nghĩa cụ thể thuật ngữ “đảo đá”, nên một số người có thể coi là hợp lý rằng những định nghĩa trước đây về thuật ngữ này có thể được áp dụng[110].
Có thể lập luận rằng, thuật ngữ “đảo đá": chỉ là một định nghĩa địa lý thuần tuý. Theo cách tiếp cận này, những địa hình có tính chất đảo nhưng cằn cỗi và không có khả năng định cư như là bãi cát và đảo san hô, thì chúng vẫn được coi là “đảo”, cho dù chúng nhỏ bé và chúng vẫn có vùng đặc quyền về kinh tế bất luận chúng có hay không có khả năng cho con người đến ở hoặc đời sống kinh tế ổn định[111]. Cách đề cập này không thể được coi là một cách giải thích hợp lý vì nếu không sẽ dẫn tới kết quả rất vô lý, nói cách khác, cụ thể là một địa hình nhỏ bé mang tính đảo nhưng không có người ở mà có thể tạo ra một vùng đặc quyền về kinh tế trong khi đó đảo khác lại không có. Một cách hợp lý đòi hỏi là thuật ngữ “đảo đá” phải được định nghĩa không phải là một trường hợp địa lý ngoại lệ và phải phù hợp với cách sử dụng theo nghĩa thông thường như định nghĩa trong từ điển – bao hàm cả bất kỳ một đảo nhỏ cằn cỗi nào.
Trong số những định nghĩa về “đảo đá” nêu trong Từ điển quốc tế mới lần thứ ba của Webster là: “Một khối đá nằm tại hoặc gần mặt nước” và “một đảo nhỏ cằn cỗi”[112]. Từ điển hàng hải[113] - một ấn phẩm chính thức ở Mỹ do những người đi biển biên soạn một cách chi tiết - định nghĩa một “đảo” là một “dải đất nhỏ hơn lục địa, hoàn toàn bị nước bao bọc”[114]. Từ điển hàng hải còn định nghĩa một “đảo nhỏ” là “một đảo bé và rất nhỏ”[115] và một “đảo đá” là “một khối đá nằm cách biệt hoặc một tảng đá lớn nằm đơn độc, thường xuyên tạo nên mối nguy hiểm cho hàng hải. Nó có thể luôn luôn chìm dưới nước, luôn luôn nhô lên hoặc lúc ẩn lúc hiện do thuỷ triều lên xuống. Đỉnh cao là điểm nhọn nhô lên từ đáy”[116].
Những định nghĩa này gợi ý hai hướng để có thể hiểu ý nghĩa của điều 121 (3). Định nghĩa thể hiện trong Từ điển hàng hải đưa ra cách mô tả theo khái niệm địa lý thuần tuý. Trong lịch sử, đã có một vài đề nghị sử dụng những yếu tố địa lý đơn thuần để xác định kích thước, hình dáng và chất liệu của một địa hình có dạng đảo. Thường những định nghĩa này cũng chỉ chú ý tới điều kiện cho khả năng định cư của con người[117].
Trong điều 121(3), việc giải thích về “thích hợp cho con người đến ở” và “đời sống kinh tế” cho thấy đôi khi thuật ngữ “đảo đá” đòi hỏi phải có những điều kiện nhiều hơn định nghĩa địa lý thuần tuý khách quan[118]. Thực ra, những thuật ngữ này cho thấy rằng việc xác định “đảo đá” theo nghĩa địa lý – văn hoá là cần thiết. Nếu nhấn mạnh đến hoạt động thực sự hay khả năng có thể của con người, thì tiêu chuẩn quan trọng nhất trong định nghĩa “đảo đá” nên chăng là địa hình dạng đảo đáp ứng được một cộng đồng dân cư ổn định là những người sử dụng vùng biển xung quanh nó[119]. Điều tất yếu là tiêu chuẩn này không thể đòi hỏi một địa hình dạng đảo tự bản thân có thể đảm bảo cho con người định cư vĩnh cửu, nhưng ít nhất thì nó cũng phải là chỗ dựa cho cộng đồng dân cư ổn định ở cạnh đó. Chẳng hạn, có thể địa hình loại này là nơi lui tới của các ngư dân ở những đảo gần đó, sử dụng nó làm cơ sở đánh bắt tài nguyên sinh vật ở khu vực này. Theo nghĩa đó, cụm từ “thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” là khái niệm đơn giản[120].
Dù thế nào đi nữa, tiêu chuẩn này đòi hỏi xem xét mối liên kết với tài nguyên có ở xung quanh cấu trúc dạng đảo nhiều hơn là việc thỉnh thoảng phái các nhà thăm dò và khoa học đến những phần nổi của cấu trúc này. Cũng nên lưu ý đến việc sử dụng đảo cho mục đích khác hơn là chỉ cân nhắc đến mối quan tâm mới có gần đây của dân cư sống ở xa đối với tài nguyên bao quanh bãi san hộ, bãi ngầm và đảo đá không có người định cư. Đối với những địa hình mang tính đảo mà thích hợp cho con người đến ở hoặc cho những cộng đồng sống ổn định ở gần đó, việc định giới hạn những vùng biển cho chúng ta cần tránh biện minh cho việc tuyên bố sau đó về một vùng biển rộng lớn để nhằm mục đích tạo ra một đời sống kinh tế cho địa hình dạng đảo này[121].
Thuật ngữ “cộng đồng ổn định” có thể cung cấp một chỉ dẫn có ích cho việc đánh giá số lượng dân cư sống gần đó. Cách tiếp cận theo nghĩa thông thường sẽ đưa ra được một số chỉ dẫn về những gì cần được ưu tiên xem xét. Rõ ràng, năm người sẽ là quá ít để thiết lập một cộng đồng ổn định, nhưng 50 người có thể là đủ số lượng thích hợp. Việc lui tới không thường xuyên của những nhà khoa học ham hiểu biết sẽ không thể hình thành một cộng đồng ổn định để có được một vùng đặc quyền về kinh tế cho các đảo đá, đảo nhỏ, bãi cạn hoặc san hô. Tuy nhiên, việc sử dụng mang tính lịch sử vùng nước bao quanh cũng có thể cung cấp một chỉ dẫn có ích, đáng tin cậy cho khu vực này và vì vậy có thể đáp ứng cho việc ngăn chặn những yêu sách đối nghịch đối với tài nguyên của vùng biển nằm tiếp giáp[122]. Dĩ nhiên, với giả định là các địa hình mang tính đảo không có người định cư không thể có thềm lục địa hoặc vùng đặc quyền về kinh tế[123], thì quốc gia yêu sách phải chấm dứt điệp khúc thiết lập những yêu sách như thế. Cuối cùng, những thuật ngữ này sẽ được giải thích như thế nào còn phụ thuộc vào chiều hướng của những yêu sách trên biển hiện nay do các quốc gia đại diện cho những địa hình dạng đảo không có người định cư đưa ra và vào phạm vi các vùng biển yêu sách mà được các quốc gia khác chấp nhận.
CÁCH XỬ LÝ CÁC ĐẢO NHỎ TRONG NHỮNG QUYẾT ĐỊNH QUỐC TẾ GẦN ĐÂY LIÊN QUAN TỚI CÁC ĐƯỜNG BIÊN GIỚI
Các yêu sách đối với các vùng biển của các đảo xa bờ nằm trong số các xung đột thường xuyên xảy ra nhất, chúng đòi hỏi phải thương lượng hoặc phân xử[124]. Những giải pháp cho những cuộc xung đột này đã tạo ra một số lượng lớn các quan điểm quốc tế phong phú về những địa hình dạng đảo. Những nhà bình luận và những nhà ngoại giao từ lâu đã thừa nhận là hình thái các đảo có thể làm ảnh hưởng đến việc hoạch định các ranh giới biển theo nghĩa là chúng có thể bị nhìn nhận là không công bằng, và trong nhiều trường hợp thấy rằng các đảo bị bỏ qua hoặc tìm cách giảm ảnh hưởng của chúng khi vạch các ranh giới biển[125].
Những phán quyết và việc phân xử của toà án
Với quan điểm cho rằng các đảo không phải lúc nào cũng có đầy đủ các vùng biển đã được toà án nhận mạnh trong Vụ Thềm lục địa Biển Bắc[126]. Đây là một phán quyết nổi tiếng vì đã nhấn mạnh đến khái niệm “sự kéo dài tự nhiên” của thềm lục địa[127]. Từ khía cạnh này, thềm lục địa dưới đáy biển được coi như phần mở rộng của lục địa, nó dẫn tới kết luận rằng các đảo nhô lên từ thềm lục địa không có cùng khả năng tạo ra các vùng biển như khối lục địa có được. Thực ra, toà án đã phát biểu rõ ràng trong Vụ Biển Bắc là việc hoạch định ranh giới nên “bỏ qua sự hiện diện của các đảo nhỏ, đảo đá và các địa hình nhỏ nhô ra khỏi bờ biển”[128].
Trong việc phân giữa Anh và Pháp năm 1977[129], toà án đã chú ý nhiều đến ảnh hưởng của các đảo lên việc hoạch định ranh giới thềm lục địa. Sự tranh chấp này đòi hỏi xác định (1) liệu quần đảo Channel của Anh có quyền có thềm lục địa cho riêng từng đảo và (2) chúng sẽ có ảnh hưởng gì về việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa Vương quốc Anh và Pháp.
Quần đảo Channel có bốn nhóm đảo với các đảo chính là Jersey, Guersey, Alderney, Sark, Herm và Jethou cũng như vô số những đảo đá và các đảo nhỏ bé mà trong số đó có nhiều đảo có người ở[130]. Quần đảo này thuộc chủ quyền của Anh nhưng lại nằm ngay sát và cách bờ biển Normandy của Pháp 6.6 km[131] (nghĩa là “nằm bên trái đường trung tuyến)[132].
Toà án đã chấp nhận có những dải biển rộng 12 hải lý bao quanh quần đảo Channel[133] nhưng dù thế nào đi nữa toà án quy định rằng các đảo đó không được ảnh hưởng đến việc hoạch định ranh giới ban đầu và vì vậy những khu vực nằm xung quanh bên ngoài những dải này sẽ thuộc về Pháp. Trên cơ sở đường trung tuyến, toà án đã bác bỏ đề nghị của Anh rằng đường trung tuyến “mặc nhiên lệch về phía Nam bao quanh quần đảo Channel”[134]. Toà án cũng giải thích rằng khái niệm pháp lý của sự kéo dài tự nhiên đòi hỏi xem xét các hoàn cảnh địa lý để làm rõ “bất kỳ một việc cân nhắc nào của luật pháp và tính công bằng”[135]. Vấn đề có ý nghĩa to lớn là toà án đã bỏ qua toàn bộ đảo đá nhỏ và các đảo trong quần đảo Channel không có người ở”[136].
Một vấn đề khác trong việc phân xử Anh – Pháp liên quan tới hiệu lực của nhóm đảo Scilly nằm ngoài bờ biển Anh gần mũi Land, và đảo Ushant (Ouessant) của Pháp ở ngoài bờ biển Tây Bắc của Pháp. Nhóm đảo Scilly nằm cách đất liền khoảng 21 hải lý (34km) là “một nhóm gồm 48 đảo, trong đó 6 đảo có người định cư”[137].
Toà đã giải quyết vụ tranh chấp này bằng cách cho các nhóm đảo nói trên “nửa hiệu lực”. Toà đã xây dựng một hệ thống đường cơ sở và cách đều trên cơ sở dùng các nhóm đảo này, và bỏ qua các đường khác. Sau đó chia đôi hình tam giác đã được hình thành để tạo ra đường chia nửa có hiệu lực[138]. Trong một chừng mực nào đó, Toà đã lập luận việc sử dụng cách giải quyết nửa hiệu lực này của họ trên cơ sở vì nhóm đảo Scilly nằm cách mũi Land xa gấp hai lần so với nhóm đảo Ushant cách Finistere[139], và phần nào vì cả những điều kiện kinh tế và chính trị trên quần đảo này[140].
Về hình thức, khái niệm nửa hiệu lực đã được vận dụng trong nhiều trường hợp khác mà ở đó cũng đạt được kết quả tương tự thông qua đàm phán. Chẳng hạn, Ý và Nam Tư có rất nhiều đảo rất nhỏ nằm ở giữa hai nước ở Địa Trung Hải được cho nửa hiệu lực trong khi hoạch định ranh giới[141]. Tương tự, trong hoạch định ranh giới giữa Iran và Saudi Arabia, đảo của Kharg đã được cho nửa hiệu lực[142].
Một năm sau vụ phân xử Anh- Pháp, trong năm 1978, Úc và Papna New Guinea đã thương lượng được một giải pháp “giàu trí tưởng tượng”[143] để giải quyết tình huống do sự hiện diện của các đảo của Úc nằm gần bờ biển đất liền của Papna New Guinea[144] gây ra, các đảo này cũng nằm “bên trái” đường trung tuyến. Cả hai quốc gia chấp nhận rằng các đảo nhỏ bé này Úc sẽ tạo một “ranh giới không công bằng nếu cho chúng hiệu lực toàn phần”[145], và vì vậy họ đã quyết định các đảo này chỉ có những vùng đánh cá chứ không ảnh hưởng đến ranh giới thềm lục địa. Bằng cách đó, các bên đã đồng ý rằng các đảo của Úc được xem như nằm trên thềm lục địa của Papna New Guinea[146].
Từ năm 1982, trong ba phán quyết của Toà quốc tế về ranh giới biển, trong mỗi trường hợp toà đều có quan điểm cho rằng các đảo chỉ nên có một phần hiệu lực trong việc hoạch định các ranh giới này. Phán quyết đầu tiên Vụ Thềm lục địa Tuninsia – Libya năm 1982[147], ở đó toà đã dựa vào phán quyết của toà án khi phân xử trường hợp Anh- Pháp và chỉ cho nhóm đảo Kerkennah của Tunisia nửa hiệu lực khi hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa hai quốc gia này. Đảo chính của Kerkennah rộng 180km2 (69 hải lý vuông) và có số dân là 15.000 người[148].
Tương tự, các đảo Seal và Mud của Canada và các đảo nhỏ nằm kế cận khác trong vùng lân cận mũi Sable ở Nova Scotia cũng chỉ có nửa hiệu lực trong Vụ vịnh Maine[149]. Giống như trong việc hoạch định ranh giới Tunisia – Libya, thẩm phán đã dùng một đường có hai đoạn, đoạn thứ nhất gần như vạch theo phương pháp đường cách đều. Đoạn thứ hai phân chia vùng biển giữa Mỹ và Canada theo tỷ lệ giữa chiều dài các đường bờ biển của hai nước trong vịnh[150]. Đảo Seal và các đảo nhỏ nằm kế cận nó không có hiệu lực, tỷ lệ giữa vùng biển của Mỹ so với vùng biển của Canada sẽ là 1,38/1 trên cơ sở tỷ lệ giữa các đường biển của họ[151]. Toà án quyết định mặc dầu đảo Seal và các đảo gần nó “không có thể bỏ qua” nhưng vì kích cỡ và vị trí địa lý của chúng[152] nên sẽ là “quá mức” nếu cho chúng thực hiệu lực toàn phần[153]. Vì vậy, toà đã quyết định rằng là điều hợp lý khi cho các đảo này nửa hiệu lực và kết quả đã tạo ra tỷ lệ vùng biển giữa Mỹ và Canada là 1,32/1[154].
Trong Vụ thềm lục địa Libya-Malta năm 1985[155], toà đã chỉ ra rằng nguyên tắc công bằng đòi hỏi đảo nhỏ không người định cư Filfa của Malta và nằm về phía Nam đảo chính 3 hải lý (5km) không nên được tính đến trong bất cứ cách nào khi vạch rạn giới giữa hai quốc gia[156]. Điều quan trọng hơn cả là toà nêu rõ đảo chính Lalta chỉ có khả năng nhất định để có các vùng biển so với đường bờ biển rất dài của Libya.
Toà đã bắt đầu bằng đường trung tuyến giữa hai quốc gia và dịch đường này lên phía Bắc khoảng 18’ vĩ tuyến để tính đến “sự khác biệt rất lớn giữa chiều dài các đường bờ biển”[157] gây ra do Malta thật sự chỉ là một đảo nhỏ so với đường bờ biển rất dài Libya[158]. Sau đó, toà đã khẳng định tính hợp lý của giải pháp này bằng cách kiểm tra “tính tương xứng” giữa chiều dài đường biển của hai quốc gia[159] và “tính công bằng của kết quả”[160].
Diện tích bề mặt của đảo chính Malta là 122 hải lý (gấp hai lần Washington D.C.) và có dân số hơn 350.000 người. Vì vậy, trong khả năng vận dụng các yếu tố của đảo để đưa ra yêu sách đối với vùng biển nằm kế cận, ngay cả các đảo có số lượng dân cư đông và ổn định cũng không thể tương đương với khối lục địa.
Cũng vậy, trong phán quyết về vụ tranh chấp ranh giới biển giữa Guinea và Guinea-Bissau năm 1985[161], toà trọng tài đã đưa ra hai quyết định liên quan tới các đảo phù hợp với sự phân tích. Trước hết, toà giải thích đảo nhỏ Alcatraz của Guinea không có vai trò tạo ra một vùng biển nào, mặc dù đảo nhỏ này này đã được đưa ra xem xét ở vài nơi. Đường dích dắc mà đã được toà chấp nhận rất sát đảo Alcatraz. Dường như toà cũng đã cân nhắc đến vị trí của đảo Alcatraz là nằm ở phía “bên phải” (bên phía Guinea) của ranh giới này nhưng lại không thấy rằng đảo Alcatraz tự nó cũng phải có một vùng biển[162].
Thứ hai, toà đã tính cả các đường bờ biển của các đảo lớn nằm xa bờ của Guinea-Bissau vào việc xác định các đường bờ biển tổng thể của hai nước để xem xét “tính cân xứng” của chúng và cũng vậy để đánh giá liệu có thể đưa đến một “giải pháp công bằng” không khi chấp nhận ranh giới này[163].
Những hiệp ước song phương
Những việc hoạch định ranh giới thông qua đàm phán trong thời gian qua cũng hỗ trợ tích cực cho quan niệm là các đảo thường không đủ hiệu lực để tạo ra các vùng biển. Ví dụ, những hiệp ước Nam Tư- Ý và Úc- Papua New Guinea đã được nêu ở trên[164]. Một quyển sách gần đây[165] gồm hơn 100 trang mô tả các ranh giới biển đã được giải quyết thông qua đàm phán có liên quan đến các đảo, trong đó đã cung cấp những minh hoạ sống động về phần lớn các hiệp ước không cho các đảo hiệu lực đầy đủ.
Những trường hợp điển hình về ranh giới biển nói trên là các ranh giới giữa Abu Dhabi và Qatar[166], và giữa Ý và Tunisia[167]., cả hai trường hợp đều vạch các rnah giới bao quanh các đảo nằm ở phía “bên trái” đường trung tuyến, nói một cách khác là không cho phép các đảo này ảnh hưởng đến việc vạch ranh giới biển. Các vòng tròn bao quanh đó tạo cho các đảo này có lãnh hải rộng 12 hải lý[168].
Trong việc hoạch định ranh giới biển ở Biển Đông, Indonesia và Malaysia đã cam kết giảm bớt giá trị của nhóm đảo Natuna của Indonesia rõ ràng do vì kích cỡ và sự cách biệt của chúng và rất có thể tạo ra cảm giác là không công bằng đối với Malaysia là quốc gia không có một “địa hình dạng đảo tương ứng” ở ngoài bờ biển của họ[169]. Tương tự, Colombia và Panama đã cam kết “ giảm bớt ảnh hưởng” của đảo Malpelo của Colombia khi họ hoạch định ranh giới biển trong khu vực Thái Bình Dương, “có lẽ vì xét kích cỡ nhỏ và vị trí xa cách của nó”[170].
Đường ranh giới giữa đảo Jan Mayen hẻo lánh và lộng gió của Na Uy và Iceland đã được hoạch định một đoạn bằng thoả thuận và một đoạn do Uỷ ban hoà giải của hai quốc gia thiết lập[171]. Đảo Jan Mayen dài 30 hải lý và rộng 2 hải lý. Na Uy lại xây dựng một trạm phát thanh và khí tượng trên đảo này, tuy nhiên về mặt khác đảo này không có người định cư ở đó. Đảo Jan Mayen chí cách Iceland 190 hải lý, nhưng uỷ ban này đã chấp thuận thoả thuận giữa hai quốc gia là Iceland có vùng biển rộng 200 hải lý, mặc nhiên thừa nhận rằng đảo nhỏ Jan Mayen chắc chắn có khả năng ít hơn nhiều so với Iceland để tạo ra một vùng biển như vậy.
Một vụ tranh chấp khác liên quan đến các đảo xa bờ là trường hợp giữa Argentina và Chile, cả hai đều đã tuyên bố vùng lãnh hải rộng 200 hải lý xung quanh toàn bộ lục địa bờ biển các đảo[172]. Gần đây, họ đã giải quyết được một vụ tranh chấp kéo dài hàng thế kỷ liên quan tới các đảo nằm phía ngoài bờ biển Tierra del Fuego trong kênh đào Beagle trên cơ sở lời đề nghị hoà giải của giáo hoàng[173]. Các đảo lớn hơn có người định cư ở trong kênh này bị rất nhiều đảo đá và đảo nhỏ hơn không có người định cư bao bọc xung quanh. Giải pháp cuộc tranh chấp này đã giới hạn yêu sách về biển của Chile bằng cách cho các đảo nhỏ hơn của Chile ở Đại Tây Dương phái ngoài bờ biển Tierra del Fuego của Argentians chỉ có hiệu lực nhỏ hơn hiệu lực toàn phần[174].
Những trường hợp khác về các đảo có hiệu lực một phần hay không có hiệu lực trong các thoả thuận hoạch định ranh giới bao gồm các thỏa thuận giữa Indonesia và Singapore[175], Iran và Qatar[176], Bahrain và Saudi Arabia[177], Iran và United Arab Emirates (Dubai)[178], Canada và Đan Mạch (Greenland)[179]. Trong số những trường hợp này, những trường hợp trong khu vực vịnh Persian hoàn toàn có thể làm sáng tỏ tình hình Biển Đông bởi vì cả hai khu vực này đều là biển nửa kín.
Tóm lại, những việc phân xử gần đây, phán quyết của toà án và các cuộc đàm phán gần như kiên quyết bác bỏ việc cho các đảo có hiệu lực đầy đủ trong hoạch định ranh giới biển[180]. Vụ phân xử Anh – Pháp, những quan điểm của toà án và nhiều hiệp ước song phương tất cả đều có thể thể hiện rằng các đảo không có quyền có các vùng biển giống như khối lục địa. Ngay cả các đoả có người định cư như Jersey và Guernsey ở eo biển nước Anh, đảo Kerkennah gần Tunisia, đảo Seal trong vịnh Maine, đảo chính là Malta cũng không tạo ra những vùng biển mở rộng hoàn toàn khi tác động của việc mở rộng đó mâu thuẫn với yêu sách của quốc gia khác thuộc khối lục địa.
TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN
Cuộc tranh chấp về ranh giới biển ở Biển Đông là một trong những cuộc tranh chấp về ranh giới biển có tác động gây chia rẽ nhất trên thế giới, và nó là một trong số vài nơi đã xảy ra đụng độ quân sự liên quan đến vấn đề ranh giới biển. Tất cả các quốc gia nằm bao quanh vùng biển nửa kín này đều muốn có phần nguồn tài nguyên hydrocarbon tiềm tàng trong vùng biển này, và mỗi quốc gia dường như nghĩ rằng việc kiểm soát một vài hay tất cả những địa hình dạng đảo nằm cách biệt và rải rác trên biển là yếu tố quyết định cho đòi hỏi của họ đối với nguồn tài nguyên này. Trong vài năm gần đây, tình hình căng thẳng trong khu vực đã và đang tăng lên, và vị trí pháp lý, chính trị và quân sự của mỗi quốc gia đã và đang vững mạnh hơn[181].
Luật quốc tế không có thể đóng vai trò chính trong việc tháo gỡ cuộc tranh chấp này, nhưng ít nhất nó cũng có tầm quan trọng là tất cả các quốc gia nắm được các tiêu chuẩn luật quốc tế để giải quyết tình huống loại này. Không thể chấp nhận các đảo rất nhỏ ở Biển Đông lại có vai trò quyết định trong việc xác định các ranh giới của khu vực này phải được vạch như thế nào. Thực tế, phần lớn các đảo rất nhỏ này chưa bao giờ có dân cư sinh sống và tự chúng không có đời sống kinh tế riêng. Hiện nay, chỉ có đảo Phú Lâm (Woody) ở quần đảo Hoàng Sa có một lượng nhỏ dân cư sinh sống[182]. Còn lại tất cả những đảo khác hầu hết là các đơn vị quân đội hoặc trạm khí tượng, thường được thiết lập hoàn toàn cho mục đích khẳng định chủ quyền đối với các đảo nổi và tài nguyên ở vùng biển xung quanh.
Hiện nay, điều quan trọng hơn là không thể biến một địa hình dạng đảo kiểu như một “đảo đá” không có quyền có một vùng đặc quyền về kinh tế hay thềm lục địa[183] thành một “đảo” có quyền đó[184]. Địa hình loại này phải đảm bảo có được một lượng dân số ổn định trong mọi thời điểm, những người sống trên đất liền có những nguyên nhân khác hơn là chỉ để bảo vệ yêu sách của dân cư ở xa đối với các tài nguyên của vùng biển nằm tiếp giáp. Các vùng biển mở rộng được trao cho các quốc gia vì lẽ tự nhiên người dân sống vùng ven biểnphải được quyền quản lý nguồn tài nguyên ở vùng biển tiếp giáp nhằm đáp ứng cho lợi ích kinh tế của họ[185]. Ở nơi nào không có dân cư ven biển sống thực sự thì không thể vận dụng lý do đó, và những nhân tố khác sẽ xác định ranh giới biển nên vẽ như thế nào như toà án quốc tế và tài trọng tài khác đã ấn định.
Trong Biển Đông, những nhân tố như chiều dài đường bờ biển, số lượng dân cư vùng ven biển và quá trình sử dụng biển đã có trong lịch sử nên đóng vai trò đáng kể, quan trọng hơn quyền sở hữu các đảo rất nhỏ ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong việc hoạch định ranh giới biển. Các đảo nhỏ này chỉ có quyền lãnh hải rộng 12 hải lý[186], vì vậy nên vẽ các dải biển rộng 12 hải lý xung quanh các đảo đó, nói một cách khác chúng không đóng vai trò to lớn để quyết định ranh giới biển nên được vẽ ở đâu. Ngay cả đảo Phú Lâm cũng chỉ nên có bán hiệu lực hoặc một phần hiệu lực trong việc giải quyết ranh giới ở khu vực biển quanh đảo này.
Vì cuộc tranh chấp về ranh giới biển này rất khó giải quyết, do đó với các nỗ lực thiết lập các ranh giới biển hiện nay, các quốc gia xung quanh Biển Đông có thể nên cố gắng hình thành sự hợp tác phát triển để các tài nguyên có thể được khai thác cho tất cả các dân tộc trong khu vực này. Trong bất cứ trường hợp nào và trong nỗ lực nhằm giành phần phân chia tài nguyên, các quốc gia không nên quá chú ý đến các đảo nhỏ của khu vực này.
Jon M. Vandyke, Trường Luật William S. Richardson,Đại học tổng hợp Hawaii.
Dale L. Bennett, Moon, O’Connor, Tam & Yuen, Honolulu
Nguồn: John M. Van Dyke and Dale L. Bennett, "Islands and the Delimitation of Ocean Space in the South China Sea," 10. Ocean Yearbook, (1993), p.54-98
Bản dịch tiếng Việt: Kim Thủy, www.nghiencuubiendong.vn
[1] Mark J. Valencia, “Biển Đông” Chính sách Biển 2 (4/1978): 87, trích dẫn Klaus Wyrtky, Hải dương học tự nhiên của các vùng biển Đông Nam Á, Những kết quả nghiên cứu khoa học biển ở Biển Đông và Vịnh Thái Lan 1950-1961, Báo cáo của NAGA, tập 2, (La Jolla: Viện Hải dương học Scrppis, trường Đại học tổng hợp Califorlia , 1961), trg. 10-11; và John C. Marr, Quản lý tài nguyên thuỷ sản ở Đông Nam Á, tài liệu về Các tài nguyên cho tương lai, Bản ghi nhớ số 7, Chương trình nghiên cứu quốc tế về các thoả thuận nghề cá (tháng 2/1976), trg.4.
[2] Choon – Ho Park, “Những tranh chấp ở Biển Đông: Ai là chủ nhân của các quần đảo và tài nguyên thiên nhiên”, Phát triển đại dương và luật pháp quốc tế 5 (1978): 28.
[3] Tài liệu đã dẫn.
[4] Valencia (chú giải số 1ở trên), trg .88.
[5] Carolyne La Grange, Những tranh chấp ở Biển Đông: Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Philippin, Tài liệu nghiên cứu của Viện Môi trường và Chính sách, Trung tâm Đông – Tây, Honolulu (1980), trg. 32-33, Hình 8.
[6] Chritopher S. Wern, “ Ai là những người ngoại quốc ở Biển Đông?” Thời báo New York (9/2/1983): 2, cột 3.
[7] Tài liệu đã dẫn
[8] La Grange (chú giải số 5), trg.32. Quần đảo Hoàng Sa gồm bãi đá ngầm phía Bắc, bãi Bình Sơn (bao gồm cụm An Vĩnh và đảo Phú Lâm), cụm Lưỡi Liềm, đá Lồi, đá Bạch Quy, đảo Tri Tôn, đá Bông Bay, bãi Châu Nhai và đảo Linh Côn (Hình 8). Về tổng thể, xem Marwyn S. Sammuels, Cuộc chiến Biển Đông (New York: Methuen, 1982), trg. 183-187: Dieter Heinzig, Các quần đảo tranh chấp ở Biển Nam (Hamburg: Học viện các vấn đề Châu Á, 1976).
[9] Geoffrey Marston, “Việc từ bỏ yêu sách lãnh thổ: Các trường hợp Bouvet và quần đảo Trường Sa”, Niên giám luật Quốc tế của Anh năm 1986 (Oxford: Nhà xuất bản Clarendon, 1987), trg. 337, 354, trích dẫn Thời báo Kinh tế Viễn Đông (ngày 22/2/1980): 5.
[10] Marton (chú giải số 9), trg. 354.
[11] La Grange (chú giải số 5), trg. 32 -33.
[12] Christopher S. Wren, “Trung Quốc bắt giữ thuyền Việt Nam gần quần đảo tranh chấp”, Thời báo New york, (ngày 12/3/1982): 10, cột 6, trích dẫn nguồn Tân Hoa xã.
[13] Tài liệu đã dẫn, Thông báo của Việt Nam về sự cố này, đài Hà Nội và Thông tấn xã Việt Nam đưa tin sớm hơn, khẳng định rằng Trung Quốc đã điều 40 tàu chiến vào vùng biển Việt Nam chỉ cách từ 4 đến 10 hải lý ngoài bờ biển tỉnh Bình Trị thiên. Việt Nam đã tố cáo rằng sự có mặt của Trung Quốc ở vùng biển Việt Nam là cho mục đích hoạt động gián điệp cũng như phá hoại hoạt động của ngư dân Việt Nam, Việt Nam cũng đưa tin là Trung Quốc đã làm thiệt hại một tàu đánh cá Việt Nam trong khi thâm nhập vào vùng biển Việt Nam.
[14] Hãng thông tấn xã Pháp, Trung Quốc xây dựng những trung tâm kiểm soát không lưu để khống chế quần đảo Trường Sa (ngày 10/6/1988, 03:4:20).
[15] Xem ví dụ, J. R. V. Prescott, Quyền tài phán trên biển Đông Nam Á: Bình luận và bản đồ, Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách và Môi trường Đông – Tây, số 2 (Honollu, 1981), trang 30.
[16] Tài liệu đã dẫn. Xem bảng 1 về vị trí, mô tả chi tiết và tên gọi các đảo, bãi, cồn cát bằng tiếng Trung Quốc, Việt Nam, Philippine.
[17] Tài liệu đã dẫn, trg, 31. Quần đảo Trường Sa có 13 bãi không bị chiếm đóng.
Từ tháng 4/1978, Philippine chiếm 7 đảo sau: đảo Thị Tứ, Vĩnh Viễn, Bình Nguyên, Bến Lạc, Loại Ta, Song Tử Đông và đá Loại Ta). Ước tính Philippine có khoảng 1.000 lính thuỷ đóng trên các đảo này. Tổng diện tích mặt đất của các đảo Philippine chiếm vào khoảng 112ha. Đảo Thị Tứ là căn cứ đầu tiên của Philippine ở quần đảo Trường Sa: “ Nó có một đường băng dài 5.500 bộ thường dùng cho các máy bay chiến đấu” cũ loại T – 28 và máy bay vận tải Hercule C-47 cũng như máy bay dân dụng thực hiện một tuần hai chuyến đến đó. Ở đó cũng có bến đậu và kho lạnh 10 tấn cho tàu đánh cá. Có khoảng 100 thường dân - phần lớn những người dự báo thời tiết và đánh giá chuyên nghiệp - sống ở đảo Thị Tứ… Đảo Vĩnh Viễn được tiếp tế thông qua một đường băng nhỏ” (trg, 20).
Tiếp theo, Việt Nam chiếm các đảo hoặc bãi trong quần đảo Trường Sa như sau: đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, An Bàng và Trường Sa. Trong tháng 4/1978, ViệtNam có khoảng 350 lính đóng ở Song Tử Tây, Nam Yết và Sinh Tồn. Tổng diện tích bề mặt các đảo Việt Nam chiếm giữ khoảng 80 ha.
Trong tháng 4/1978, Đài Loan đã có 600 lính trên đảo duy nhất mà họ chiếm đóng, đảo Thái Bình (Itu Abe). Đây là đảo rộng nhất trong quần đảo Trường Sa, khoảng 4 ha (xem các trg, 29-39).
[18] Tài liệu đã dẫn, trg.21.
[19] Tài liệu đã dẫn, trg, 21-22. Trong đó năm 1980, có tin là Việt Nam và Philippine đang tăng cường sức mạnh quân sự của họ trên các đảo họ chiếm. Philippine có khoảng 1.000 lính thuỷ đóng trên bảy đảo họ chiếm đóng. Đường băng được xây dựngtrên hai trong số bảy đảo này. Philippine có các căn cứ quân sự lớn ở Puerto Princesa, Palawan. Được biết Palawan có lực lượng gồm 500 lính với máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng tuần tra cũng như căn cứ hải quân và đào tạo lính thuỷ ở phía Tây của đảo. Từ Puerto Princesa, máy bay trực thăng của Philippine bay tuần tra vùng trời hai lần một ngày trên khắp quần đảo. Hải quân Philippine tiến hành tuần tra thường xuyên trong khu vực này. Chính phủ Marcos đã thể hiện sức mạnh quân sự và sự có mặt của họ ở quần đảo Trường Sa nhằm ngăn chặn Việt Nam và Liên Xô tìm cách kiểm soát trên khu vực này.
Năm 1980, Việt Nam đã có một đơn vị chủ chỉ với 350 lính đóng trên đảo Song Tử Tây, Nam Yết và Sinh Tồn. Chỉ huy sở đóng tại Song Tử Tây, cáhc doanh trại chính của Philippine ở đảo Thị tứ chỉ 25 hải lý về phía Tây Bắc. Vì hai doanh trại rất gần nhau, được biết rằng Việt Nam phòng thủ đảo của họ bằng vũ khí chống máy bay và pháo bờ biển hạng nặng. Mặc dù không khẳng định, nghe nói rằng Việt Nam được Liên Xô xây dựng cho một đường băng trên đảo này. Trong năm 1980 được tin Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 3 triệu đôla một ngày.
[20] Xem, ví dụ, Christopher S. Wren, “ Các yêu sách đối nghịch làm lu mờ cuộc chiến Trung Quốc – Việt Nam “, Thời báo New York (ngày 13/5/1984): 20, cột 4.
[21] Thông tấn xã Pháp, Trung Quốc xây dựng các trung tâm kiểm soát không lưu (chú giải số 14 ở trên), trích nguồn thông tin của Việt Nam.
[22] Thông tấn xã Pháp, Trung Quốc tăng cường lực lượng Hải quân và Không quân ở quần đảo Trường Sa (ngày 26/5/1988, 03: 04: 05), trích báo Ta Kung Pao của Trung Quốc.
[23] Thông tấn xã Pháp, Malaysia có quân đội trên ba đảo ở quần đảo Trường Sa (ngày 27/6/1988, 23: 52: 49) trích - Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia, Adbullah Fadzil Chewan.
[24] Thông tấn xã Đức - Đại diện, Bộ trưởng Malaysia kêu gọi đàm phán về quần đảo Trường Sa (ngày 2/7/1988, 06: 57: 29).
[25] Thông tấn xã Pháp, Trung Quốc cam kết hợp tác với Đài Loan bảo vệ quần đảo Trường Sa (ngày 16/12/1988, 01: 15: 36)
[26] Tài liệu đã dẫn
[27] La Grange (chú giải số 5 ở trên), trg. 23. Nhìn chung, xem Hungdah Chiu và Choon – Ho Park, “Bản chất pháp lý của các quần Hoàng Sa và Trường Sa “, Phát triển Đại dương và Luật Quốc tế 1, số 1 (1975): 9 – 20.
[28] La Grange (chú giải số 5 ở trên), trg. 23, trích “ Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với các quần đảo Tây Sa và Nam Sa”, Tạp chí Beijing (ngày18/2/1980): 15 – 16.
[29] Sammuels (chú giải số 8 ở trên), trg. 10.
[30] Tài liệu đã dẫn
[31] “Mặc dù những phát hiện khảo cổ học gần đây ở quần đảo Hoàng Sa khẳng định vài mối quan hệ với quần đảo ngay từ thời đầu triều đại Wang Mang (9 – 23 sau C.N), không có bằng chứng cho rằng mối quan hệ như vậy chỉ liên quan tới Trung Quốc. Ngược lại, tuyến đường biển nối Tiên – Chu (Ấn Độ) và Fu – uan (Cambodia) vớiCanton (được biết đó là Nan – hai chun hay dịch nghĩa là Biển Nam) được thiết lập ở thế kỷ đầu, nhưng không phải là thuỷ thủ Trung Quốc chiếm vị trí độc tôn trong nhiều thế kỷ sau đó. Ngay cả khi tầm quan trọng về thương mại ở Biển Nam tăng lên trong thế kỷ thứ ba và thứ 4, chỉ có chứng cứ thành văn thô sơ nhất nói đến sự phân biệt chính thức nào đó của Trung Quốc về các đảo san hô. Qủa thực, sẽ là không công bằng nếu nói khác đi rằng việc nay đã được ghi kỹ lưỡng vào biên niên sử của những chuyến đi biển xa của nhóm tu sĩ Fa Hsien (44 sau C.N) và I Ching (689 – 695 sau CN.) đã gián tiếp ghi nhận, đề cập duy nhất một cách cụ thể đến các đảo ở Biển Đông” (Tài liệu đã dẫn, trg. 10 -11). Nhìn một cách tổng quan, với thái độ tôn trọng các phát hienẹ khảo cổ học ở quần đảo Hoàng Sa, His-sha-wen-win (Những di tích văn hoá quần đảo Hoàng Sa, 1974: có thể xem ở Viện bảo tàng tỉnh Quảng Đông).
[32] Sammuels (Chú giải số 8 ở trên), trg. 15 trích Cl.ou Ch’u-fei, Ling – wai tai – ta (thông tin về cái tồn tại từ cổ xưa, 1178).
[33] Sammuels (Chú giải ở số 8 ở trên), trg. 15.
[34] “Khái niệm ‘chủ quyền’ là một nguyên tắc được quốc tế thừa nhận để định rõ bức tường thẩm quyền ‘pháp lý’ bao quanh không gian chính trị, nó hoàn toàn không tương đồng với pháp lý Đông Á và lịch sử chính trị. Việc kiểm soát lãnh thổ bằng cách vạch đường biên giới và phạm vi quyền lý hành chính là một công cụ cổ xưa của chế độ quan liêu theo thuyết Khổng Tở ở Trung Quốc và trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác, nhưng khái niệm trìu tượng về lãnh thổ quốc gia… không chỉ là một phần trên bản đồ nhận thức của các học giả theo thuyết Khổng Tử truyền thống. Phạm vi một quốc gia (kuo) và những vùng khác nhau của nó không có một hình thức giới hạn pháp lý nào ngoại trừ tổ chức xã hội, lịch sử và lòng trung thành của thần dân. Hệ thống luật lệ theo thuyết Khổng Tử đòi hỏi đức tính trung thành với vua, với đại diện của vua, và phần lớn liên quan tới hệ thống hành chính quan liêu kiểu phong kiến… Không có sự tương đồng trong truyền thống của người Trung Quốc như học thuyết của Phương Tây về “biển công” giữa thế kỷ 19 là không phải res nullius (vô chủ). Không có khái niệm truyền thống tương đồng với học thuyết phương Tây về giới hạn quyền tài phán của quốc gia ven biển. Dù sao, với sự trỗi dậy của hệ thống cảng thiết lập theo hiệp ước sau năm 1842, các hiệp ước này và những luật lệ, qui định hàng hải rồi cũng trở thành một bộ phận của xã hội Trung Quốc … Cuối cùng, trong năm 1931, chính sách về quốc gia ven biển có quyền độc lập tương đối đã nổi lên với một lời tuyên bố chính thức ‘lãnh hải’ giới hạn trong 3 hải lý và một đáp ứng cho những mục đích đặc biệt, vùng biển chống buôn lậu có giới hạn tới 12 hải lý… Trong quá trình này, một trong những cố gắng sớm nhất do Trung Quốc thực hiện là khẳng định danh nghĩa pháp lý đối với không gian biển dưới tên biển Nam Trung Hoa” (Tài liệu đã dẫn, trg. 51- 52).
[35] Tài liệu đã dẫn, trg. 52.
[36] Chiu và Park (chú giải số 27 ở trên), Trích Ling Ch’un- shen, “Quan hệ tay ba giữa Trung Quốc, “Fan-chin-yueh-k’am (Nguyệt san Địa lý, Nam Kinh) 4, số 2 (ngày1/4/1934).
[37] Chiu và Park (Chú giải số 27 ở trên), trg. 11 – 12.
[38] Tài liệu đã dân, trg. 13: “Thêm vào đó, mãi tới năm 1909 (thực ra là 1907), đã được tuyên bố rằng Trung Quốc có ngụ ý sát nhập các đảo nhỏ khi tiểu hạm đội hải quân của đô đốc Lý Chuẩn được đưa tới quần đảo Hoàng Sa để nghiên cứu, trong khi đó Việt Nam đã đòi quyền sử dụng chúng sớm hơn trong năm 1816. Với sự tông tọng hoạt động của đoàn đại biểu Pháp ở Hội nghị Khí tượng Viễn Đông năm 1930, Pháp đã nói ngắn gọn rằng đây là hội nghị khoa học và không giải quyết những câu hỏi chính trị. Hội nghị đã không hưởng ứng lập luận trong công hàm ngoại giao của Trung Quốc ngày 29/9/1932. Sau đó, vào ngày 20/3/1934, Trung Quốc đã gửi một công hàm khác cho Pháp thông qua toà công sứ của họ ở Paris với nỗ lực bác bỏ lập luận do Pháp đưa ra. Pháp đã không trả lời công hàm này. Không có gì xảy ra thêm nữa cho đến tận tháng 7/1037 khi Pháp đã biết được Trung Quốc chiếm trước quần đảo Hoàng Sa để chống lại Nhật chiếm quấn đảo này”. Xem các chú giải 48 – 57 ở phần sau và văn bản đi kèm cho thảo luận chi tiết hơn các hoạt động của Pháp.
[39] Tài liệu đã dẫn, trg. 14, trích Tuyển tập những tư liệu liên quan đến những quan hệ ngoại giao của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1951-53), trg. 2.
[40] Chiu và Park (Chú giải số 27 ở trên), trg.14.
[41] Tài liệu đã dẫn, trg. 15 – 16.
[42] La Grange (Chú giải số 5 ở trên), trg. 33.
[43] Tài liệu đã dẫn, trg. 24, trích Lee Lai – to, “Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Biển Đông”, Current Scene 15, số 2 (tháng 2/1977): 6
[44] La Grange (chú giải số 5 ở trên), trg. 33 – 34; xem chú giải số 17 ở trên và văn bản kèm theo.
[45] Marston (Chú giải số 9 ở trên), trg. 350.
[46] Tài liệu đã dẫn, trg. 348.
[47] Tài liệu đã dẫn, trg. 334. Sau khi xem xét đòi hỏi, Văn phòng Thuộc địa đã khẳng định rằng các đảo này không nằm trong lãnh thổ có thể được thừa nhận của thuộc địa Labuan. Do đó, đã gợi ý rằng yêu sách sẽ được ghi nhận một cách thích hợp với Tổng lãnh sự Anh ở Borreo đã công bố một thông báo về yêu sách trên các báo của Chính phủ ở Hồng Kông và…
Trong những năm 1880, Công ty Quốc gia Borreo - một công ty có khả năng khai thác phân chim khác, đã quyết định bắt đầu khai thác phân chim trên đảo Trường Sa và An Bàng. Sau đó, sự đầu tư này đã được giải thích rằng những người được cấp giấy phép trước đã từ bỏ đòi hỏi của họ và rằng hai đảo này không có người định cư hay chiếm đóng. Nó đã được văn phòng Thuộc địa và Cơ quan Ngoại giao nhượng lại hợp đồng khai thác phân chim trong năm 1889. Tuy nhiên, không có gì hơn được ghi lại trong hồ sơ của Cơ quan Ngoại giao Anh về việc liệu những người được cấp giấp phép đặc biệt này có tiến hành hoạt động ở một trong hai đảo này hay không.
[48] Chiu và Park (Chú giải số 9 ở trên), trg. 344.
[49] Tài liệu đã dẫn, trg. 24 chú giải số 30: “Theo tư liệu của Trung Quốc, lá cờ Pháp đã được gắn trên đảo Storm (Trường Sa hay Nam Uy theo tên Trung Quốc), nhưng sau khi Pháp rời đảo, những người đánh cá Trung Quốc từ đảo Hải Nam đã thay cờ Pháp bằng cờ Trung Quốc.
[50] Marston (Chú giải số 9 ở trên), trg. 344.
[51] Ngày 21/5/1930, đại sứ Anh ở Paris đã gửi một văn bản cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Pháp. Văn bản có đoạn tuyên bố rằng “yêu sách đã được ghi nhận trong năm 1887, theo đó giấy phép do Vương quốc Anh cấp chính thức đã khẳng định vấn đề này, các đảo được đề cập đến vẫn là lãnh thổ Anh trừ khi Vương quốc Anh khẳng định việc từ bỏ chúng…Không có việc từ bỏ như vậy xẩy ra và do đó Đại sứ của Nữ hoàng đã trực tiếp đề nghị Bộ Ngoại giao vui lòng thông báo cho Cơ quan đại diện ở Đông Dương sự thật rằng quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Anh”. (Tài liệu đã dẫn, trg, 345).
[52] Tài liệu đã dẫn, Pháp đã xem xét việc đăng ký tên trong năm 1877 vì chưa có gì hơn ngoài hành vi mang tính cách cá nhân và lập luận rằng không có bằng chứng về bất cứ những người khai thác phân chim đã cắm cờ Anh trên đảo Trường Sa hay An Bang hay thay mặt Vương quốc Anh sở hữu một trong hai đảo này. Pháp đã nhấn mạnh rằng đảo Trường Sa không thuộc quyền quản lý hành chính của Vương quốc Anh, ngoại trừ những vấn đề cụ thể đã được Tổng lãnh sự Anh ở Borrneo giải quyết.
[53] Đối với khu vực của Philippine nêu trong hiệp ước, xem điều 3 của hiệp ước hào bình giữa Mỹ và Tây Ban Nha (ngày 10/12/1898), Statuetes at Large 30 (1898): 1754. Thêm vào đó, yêu sách của Pháp đối với quần đảo Trường Sa và các đảo nhỏ nằm kế cận nó bao gồm bãi Đinh Ba, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, cụm Nam Yết, đá Lớn (Nhỏ), bãi đá Chữ Thập, cụm Trường Sa, đảo An Bang, bãi Vũng Mây, Bãi Kiệu Ngựa và đá Hoa Lau (Marston { Chú giải số 9 ở trên}, trg. 346).
[54] Marston (chú giải số 9 ở trên), trg. 351. Văn phòng Ngoại giao đã kết luận rằng nước Anh không có một hành động sử dụng nào trên thực tế ở một trong hai đảo nhỏ này. Được biết rằng Anh đã yêu cầu được quyền sử dụng một số đảo san hô, đảo đá và vũng ở phía Đông đảo Trường Sa để có thể làm các căn cứ cho thuỷ phi cơ khi có chiến tranh xảy ra.
[55] Chiu và Park (chú giải số 27 ở trên), trg. 8-9. Xem tổng quát, Sách trắng về các quần đảo Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly) (Sài gòn: Cộng hoà Việt Nam, Bộ Ngoại giao, 1975), trg. 70-75 (có thể xem ở thư viện Hamiton, đại học Tổng hợp Hawai, Manoa Campus). Vào năm 1933, ba tàu Alerte, Astrolabe và Delanessan đã được đưa ra quần đảo Trường Sa. Khi đến quần đảo, Pháp phát hiện ra sự có mặt của những người đánh cá Trung Quốc và đã không lấy thiết bị khai thác quặng của Nhật dùng để chiết phôt pho – phân chim. Sau khi kết thúc chuyến đi, Chính phủ Pháp đã đặt sáu đảo trong quần đảo Trường Sa dưới sự kiểm soát của Pháp.
[56] Sách trắng (chú giải số 55 ở trên), trg.71-73, trích Journal Officiel (ngày 26/7/1933): 7837: “Chính phủ Pháp đã tiến hành các biện pháp để các đảo nhỏ và rất nhỏ được đề cập dưới đây thuộc sự kiểm soát của các đơn vị hải quân Pháp: 1. Đảo Trường Sa ở vị trí 8o39 vĩ tuyến Bắc và 111o 55 kinh độ Đông Greenwich, cùng các đảo trực thuộc nó (chiếm ngày 13/4/1930). 2. Đảo Anh Bang ở vị trí 7o 52’ vĩ tuyến Bắc và 114o 21’ Đông Greenwich cùng các đảo trự thuộc nó (36) (chiếm ngày 14/4/1933). 5. Đảo Loại Ta ở vị trí vĩ tuyến 10o42’ Bắc và kinh độ 114o 25’ Đông Greenwich, cùng các đảo trực thuộc nó (chiếm ngày 12/4/1933). Những đảo nói trên và các đảo nhỏ từ nay thuộc chủ quyền của Pháp (thông báo này huỷ bỏ thông báo trước đây nêu trong Official Journal ngày 25/7/1933, trg.7784)”.
[57] Tài liệu đã dẫn, trg.73-74. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan đã không phản đối sự chiếm đóng của Pháp , Nhật đã phản đối hành động của Pháp xâm chiếm lãnh thổ mà công nhân Nhật đã khai thác Quặng phốt pho trên một số đảo ở quần đảo Trường Sa. Nhật đã hoạt động ở quần đảo Trường Sa mà không cần biết hay tán thành của Pháp hay bất cứ nước khác và họ có thể mở rộng yêu sách của họ tới quần đảo này.
[58] Marston (chú giải số 9 ở trên), trg. 354, trích Những cuộc tranh luận tại Nghị viện Hansard, Commons, xuất bản lần thứ 5, tập 345 cột 2988.
[59] Xem nội dung chú giải 44 ở trên.
[60] La Grange (chú giải số 5 ở trên), trg. 24-25, trích Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tư liệu Liên hợp quốc A/34/541/S/13565 (ngày 19/10/1979), trg.7. Phiên bản khác những yêu sách của Việt Nam như sau: “Trong quá trình lịch sử, nhân dân Việt Nam có mối quan hệ gián đoạn với (quần đảo Trường Sa)… Không giống như trường hợp quần đảo Hoàng Sa (Paracel), những triều đại phong kiến trước đây của Việt Nam đã không có thời gian tăng cường mối liên hệ thông qua tổ chức luật pháp hành chính. Dù thế nào đi nữa, Pháp, nước đã chiếm đóng miền nam Việt Nam, dưới tên gọi là xứ Nam Kỳ, đã dùng tất cả những biện pháp cần thiết để thiết lập cơ sở pháp lý nhằm sở hữu quần đảo Trường Sa. Vào năm 1933, quần đảo Trường Sa đã được sát nhập vào thuộc địa Nam Kỳ của Pháp và từ đó trở đi đã có một cơ cấu hành chính thích đáng” (La Grange) {chus giải số 5 ở trên}. Trg.25, trích từ sách trắng {chú giải số 55 ở trên}, trg.67).
[61] Sách trắng (chú giải số 55 ở trên), trg.67.
[62] Hiệp ước hoà bình với Nhật (ngày 8/9/1951), chương 2, điều 2 (f), tuyển tập hiệp ước của Liên hợp quốc, (UST) 3: 3172, Tuyển tập các hiệp ước và văn bản quốc tế khác 2490, có hiệu lực 28/4/1952.
[63] C. Rousseau, Revue Géneral de Droit international Public (tháng 7/1972): 830. yêu sách của Anh cũng được một số người xã hội cánh tả nên lại giống trường hợp năm 1956, nhưng được đánh giá là yếu. Khi trả lời việc thẩm tra, Bộ Ngoại giao Anh đã gửi bức điện sau đây vào ngày 12/6/1956: “Yêu sách của chúng tôi về quần đảo Trường Sa không bao giờ bị từ bỏ nhưng cũng chưa bao giờ bị coi là nó quá yếu cho dù là có thiếu xót trong việc thực thi chủ quyền một cách có hiệu quả, ngay cả để giành chiến thắng trước toà án quốc tế” (Marston{chus giải số 9 ở trên}, trg. 356).
[64] Sách trắng (chú giải số 55 ở trên), trg. 81. Ngày 15/6/1956, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Văn Mậu đã khẳng định lại quyền và sự quan tâm của dân tộc mình ở quần đảo Trường Sa. Ông tuyên bố, trong số những vấn đề khác mà trong quá trình đàm phán về hiệp ước hoà bình với Nhật năm 1951, với tư cách là người phát ngôn chính cho đoàn đại biểu Việt Nam, đã trịnh trọng khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa (Spratly). Trong diễn biến của hội nghị về hiệp ước hoà bình này, sự khẳng định của Việt Nam không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối, kể cả Trung Quốc và Philippine.
[65] Tài liệu đã dẫn, trg. 80-81. Mốc giới được đặt vào ngày 19/5/1963 trên đảo Trường Sa vào ngày 20/5/1963 ở An Bang: vào ngày 22/5/1963 ở đảo Thị Tứ và Loại Ta: vào ngày 24/5/1963 trên Song Tử Đông và Song Tử Tây.
[66] Tài liệu đã dẫn.
[67] Tài kiệu đã dẫn, trg. 27.
[68] Chiu và Park (chú giải số 27 ở trên), trg. 6-7, trích dẫn Tờ Sự thật (ngày 28/1/1974), một tạp chí do sứ quán Việt Nam phát hành ở bang Wasington.
[69] Chiu và Park (chú giải số 27 ở trên), trg. 6-7.
[70] Tài liệu đã dẫn, trg. 7.
[71] Tài liệu đã dẫn.
[72] Sách trắng (chú giải số 55 ở trên), trg. 27 “Quần đảo Hoàng Sa … là một cụm gồm nhiều đảo nhỏ, đá và bãi cát trải rộng tới tận vĩ tuyến 11o Bắc, kinh tuyến 107oParis. Đi ngang qua những bãi ngầm này, chỉ là những người đi biển có lòng dũng cảm theo định mệnh hơn là thận trọng, nhưng những người khác là một sự quả cảm. Những người ở Đông Dương gọi họ là Con – uang. Mặc dù loại quần đảo này không cho thấy gì ngoài đảo đá và nước rất sâu, chứa đựng nhiều khó khăn hơn là thuận lợi, nhưng vua Gia Long đã nghĩ đến việc mở rộng thêm lãnh địa tại phần đất buồn tẻ này. Vào năm 1816, vua đã đi cùng đội quân danh dự đến cắm cờ và chính thức ghi nhận chủ quyền tại những đảo đá này, nơi mà không chắc rằng một người nào đó sẽ tranh chấp với vua” (Sách trắng { chú giải số 55 ở trên}, trg. 27, trích J. Taberd Tạp chí Xã hội vua chúa châu Á ở Bengan, Ấn Độ (tháng 4/1837): 737-745).
Vào năm 1834, vua đã phái viên cai đội Trương Phúc Sĩ cùng 20 xuất binh tới quần đảo Hoàng Sa vẽ bản đồ khu vực này. Trong năm 1836, Bộ Công tâu với vua rằng trước kia đã phái vẽ bản đồ mà hình thể nó xa rộng, mới chỉ được một nơi, cũng chưa rõ ràng. Cuối cùng, vua được tâu rằng hàng năm nên phái người ra thám hiểm toàn bộ quần đảo và để nhận biết lộ trình trong khu vực này. Được bíêt rằng nhiệm vụ được giao là vẽ bản đồ và mô tả tất cả các đảo lớn, đảo nhỏ, bãi cát để nhận biết tất cả các toạ và khoảng cách của chúng. Kế hoạch này đã được vua phê và phái một đội thuyền ra quần Hoàng Sa để thực hiện sứ mệnh này (Sách trắng {chus giải số 55 ở trên}, trg. 29-31, và xem Đại nam thực lục chính biên (biên niên sử), tập 165, trích dẫn trang. 31.
[73] Chiu và Park (chú giải số 27 ở trên), trg. 7.
[74] Sách trắng (chú giải số 55 ở trên), trg. 36.
[75] Xem chú giải 48 -57 ở trên và văn bản kèm theo.
[76] Sách trắng (chú giải số 55) trg. 41. Tư liệu này ghi rằng lúc đầu Trung Quốc đòi quyền sử dụng quần đảo Hoàng Sa không liên tục. “Từ năm 1909, lâu lâu Trung Quốc lại đưa ra yêu sách đối với quần đảo này. Một lần trong năm đó, những nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Đông đã phái những thuyền chiến tiến hành hoạt động trinh sát ở đó. Ngày 21/3/1921, tỉnh trưởng Quảng Đông đã ký sắc lệnh sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào đảo Hải Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, hành động của ông ta không được chú ý vì nó chỉ được đăng trong công báo địa phương do đó không ai có thể biết để bình luận hay phản đối. Mặc dù tiếp theo hành động đó đã không có một hành vi chiếm đóng dưới bất cứ dạng nào…” (trg. 40-41).
[77] Việt Nam đã đáp lại yêu sách này của Trung Quốc như sau: “Sự thật có thể là, trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, Việt Nam có lúc là nước chư hầu của Trung Quốc (mặc dù chưa thật chắc chắn rằng để đáp lại này, Trung Quốc hoàn toàn thừa nhận Việt Nam đã khẳng định yêu sách của họ đối với quần đảo Hoàng Sa). Cũng chính tự bản thân Chính phủ Trung Quốc đã lẫn lộn điểm khác biệt pháp lý giữa quyền bá chủ và chủ quyền: ngay cả nếu Việt Nam là nước chư hầu của Trung Quốc vào năm 1816, mối quan hệ chính thức về quyền bá chủ cũng không có thể loại bỏ chức năng chủ quyền Việt Nam như sáp nhập lãnh thổ” (Tài liệu đã dẫn).
[78] Cột mốc trên đảo Hoàng Sa có đoạn như sau: “République Francaise/Empire d’ Annam/Archipel des Paracel/1818-Iie de Pattle – 1938” (tài liệu đã dẫn, trg. 40-41).
[79] Tài liệu đã dẫn, trg. 43.
[80] Tài liệu đã dẫn.
[81] Tài liệu đã dẫn, trg. 47-52.
[82] Tài liệu đã dẫn, trg.54.
[83] Tài liệu đã dẫn.
[84] Tài liệu đã dẫn, trg. 90-93: “Trong trận hải chiến, lính Cộng hoà Việt Nam … có ít người và súng đạn hơn. Họ có 18 người chết và 43 người bị thương, và thêm vào đó là 48 nhân viên Việt Nam bị lính của CHND Trung Hoa bắt. Trong số đó có 4 nhân viên trạm khí tượng Hoàng Sa”.
[85] La Grange (chú giải số 5 ở trên), trg. 32.
[86] Xem Prrescott, Quyền tài phán trên biển (chú giải số 15 ở trên), trg. 39-41.
[87] Tài liệu đã dẫn, trg. 40. Cũng xem Sammules (chú giải số 8 ở trên), trg. 162-63: “Rất có thể tranh chấp giữa Trung Quốc và Malaysia ở phía Nam khu vực yêu sách Trung Quốc về quần đảo Trường Sa là nguyên nhân để Malaysia sử dụng đường đẳng sâu 200m làm ranh giới thềm lục của họ - một ranh giới gối lên vùng Trung Quốc yêu sách. Các mỏ dầu ở Sarawak đóng một vai trò to lớn ngày một tăng trong việc làm cho Malaysia trở thành một nước sản xuất dầu khí lớn tỏng khu vực Đông Nam Á và tự nó nói lên tầm quan trọng của ranh giới Malaysia. Theo một báo các trong năm 1979, các công ty Exxon và Royal Duth Shell đã đưa ra chỉ số tăng sản lượng ở những mỏ Sarawak tới 300.000 b/d. Rất có thể vì lý do này mà Kuala Lumpur và Bắc Kinh đã tránh chạm trán công khai đối với những yêu sách riêng của họ, mà thay vào đó, từ năm 1974 họ tìm kiếm những mối quan hệ khăng khít hơn. Về vấn đề đó, ngoại trừ bãi Tăng Mẫu và một số bãi cát ngầm khác, Trung Quốc chưa bao giờ phác hoạ yêu sách của họ trong khu vực này một cách cẩn thận. Và rất có thể bằng cách dung hoà, tất cả các bản đồ CH Trung Hoa và CHND Trung Hoa về khu vực này đều thể hiện một đường ranh giới gần như đi vào giữa bãi ngầm Tăng Mẫu và hai bãi cát ngầm nhỏ hơn thuộc vùng biển của Malaysia.
[88] Sammules (chú giải 8 ở trên), trg. 154-55: “Trữ lượng dầu thực tế hay dự đoán ngoài khơi ở Biển Đông là… một nhân tố chủ chốt trong tranh chấp đối với các quần đảo và vùng biển xung quanh nó. Quả thực, đối với nhiều nhà phân tích, chỉ điều này cũng đủ tạo nên động cơ thúc đẩy xung đột trong khu vực”.
[89] Tài liệu đã dẫn, trg. 155.
[90] Tài liệu đã dẫn, trg. 155 – 156.
[91] Hãng Thông tấn xã Pháp, Malaysia có các đơn vị đồn trú (chú giải số 23 ở trên). Đó là lần đầu tiên của Malaysia công nhận về việc chiếm đống bằng quân sự trên một số đảo trong quần đảo Trường Sa. Có hai sĩ quan và 25 lính đóng ở bãi đá Hoa Lau (Turumbu Layang). Thêm vào đó một sĩ quan và 8 lính đổ bộ lên một đảo cùng nhóm là đá Kỳ Vân (Turumbu Matanani), và một tiểu hạm đội với số quân tương đương đổ bộ lên đá Kiệu Ngựa (Turumbu Ubi) vào tháng 11/1986. Vào thời điểm đưa ra thông báo này, Thứ trưởng Ngoịa giao đã tuyên bố rằng chính phủ của ông sẵn sàng thương lượng với CH Trung Hoa về các yêu sách đối nghịch của họ liên quan đến quần đảo đang bị tranh chấp này trong Biển Đông. Cho dù đưa ra giải pháp hoà giải này, quan điểm của Malaysia vẫn bị là tìm cách chiếm đóng ba đảo san hô trên cơ sở thực tiễn và luật pháp quốc tế.
[92] Thông tấn xã Đức (chú giải số 24 ở trên).
[93] La Grange (chú giải số 5 ở trên), trg. 25, trích dẫn Sắc lệnh của Tổng thống số 1596, Công báo (Cộng hoà Philippine) 75, số 8 (ngày 19/2/1979): “Xét rằng, vì tính kế cận của chúng, các đảo lớn và nhỏ trong Biển Đông nằm trong ranh giới này có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn về an ninh và kinh tế của Philippine; Xét rằng, những khu vực không chính thức thuộc bất cứ quốc gia hay dân tộc này, mà vì lý do lịch sử, nhu cầu không thể bỏ qua và chiếm đóng có hiệu quả và việc kiểm soát đang tiến hành phù hợp với luật quốc tế, những vùng như vậy bây giờ phải được quy về và thuộc chủ quyền của Philippine; Xét rằng, trong khi các quốc gia khác đã đưa ra các yêu sách đối với một đảo trong những khu vực này, các yêu sách của họ không có giá trị và không thể mạnh hơn đòi hỏi của Philippine trên các phương diện pháp lý, lịch sử và công bằng”.
[94] Xem chú giải số 17 ở trên và các văn bản kèm theo.
[95] La Grange (chú giải số 5 ở trên), tr. 26, trích dẫn Leo Lai – to, “CHND Trung Hoa và Biển Đông”, Theo dòng thời cuộc 15, số 2 (tháng 2/1977): 6.
[96] La Grange (chú giải số 5 ở trên), trg.26.
[97] Tài liệu đã dẫn, trg. 19.
[98] Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (ngày 10/12/1982), tài liệu của Liên hợp quốc A/HN 62, tái bản trong văn bản pháp lý quốc tế 21 (1982): 1261, từ sau trở đi gọi là Công ước 1982. Xem Luật biển: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển cùng những giải thích Văn bản cuối cùng của Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ ba về Luật biển, tư liệu LHQ A/HN 62?122, Sales số E.83.V.5.
[99] Công ước 1982 (chú giải số 98 ở trên), điều 121: “Chế độ các đảo: 1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. 2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được hoạch định theo đúng các qui định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. 3. Những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.
[100] Xem, ví dụ, Derek Bowett, Chế độ pháp lý của các đảo trong luật quốc tế (Dobbs Ferry, New York: Nhà xuất bản Đại dương, 1979), trg. 8-9, 33-34, 248; Jon M. Van Dyke và Robert A. Brooks, “Các đảo không có người ở: Ảnh hưởng của chúng tới quyền sở hữu những tài nguyên biển, Phát triển đại dương và luật quốc tế 12 (1983): 265. Về cuộc thảo luận đáng chú ý về mối quan hệ giữa một số vấn đề không được nêu trong Công ước 1982, xem Robert L. Friedhemim và Robert E. Bowen, “Những vấn đề không được chú ý tới ở Hội nghị luật biển lần thứ ba của Liên hợp quốc, “Luật biển: Những vấn đề bị bỏ qua, biên tập J. K. Gramble, Jr. (Honolulu: Viện Nghiên cứu Luật biển, 1979), trg. 2-36.
[101] Xem Joseph R. Morgan, “Các vùng biển và chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á, “Chính sách biển 8 (1984): 299,300. Ngoài ra xem Jon M. Van Dyke, Joseph R. Morgan, và Jonathan Gurish, “Vùng đặc quyền về kinh tế của các đảo ở phía Tây bắc Hawaii: Khi nào thì các đảo không có người ở có vùng đặc quyền kinh tế?” Tạp chí Luật San Diego 25 (1988): 425, 433-35. Một phần của cuộc thảo luận này sẽ tiếp tục được phân tích trong bài này, nó đã được chấp nhận là thích hợp.
[102] Hội nghị của Hội nghị liên về pháp điển hoá luật quốc tế, hội quốc liên, tư liệu C 230. M. 117. 1930. V (1930), trg. 219.
[103] Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp (29/4/1958), điều 10 (I), UST 15: 1606, TIAS 5639, Tuyển tập các hiệp ước của Liên hợp quốc (UNTS) 516: 205.
[104] Xem điều 1 (b) của Công ước về Thềm lục địa, làm tại Geneva (29/4/1958), UST 15: 471, TIAS 5639, Tuyển tập các hiệp ước của Liên hợp quốc (UNTS) 499: 311.
[105] Tài liệu đã dẫn, điều 6.
[106] Tài liệu đã dẫn, điều 6 (1). Xem ví dụ, Vụ liên quan đến hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa Vương quốc Anh và Bắc Ailen, và Cộng hoà Pháp (phán quyết ngày 30/6/1977), điều 202 (vị trí của nhóm đảo Channel tạo ra một “hoàn cảnh đặc biệt”), tái bản Các văn bản pháp lý quốc tế 18 (1979): 379, từ sau gọi là Vụ phân sử Anh – Pháp.
Mặc dù thuật ngữ “hoàn cảnh đặc biệt” không được định nghĩa trong Công ước về Thềm lục đia, nhưng tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ nhất tại Geneva, một đoàn đại biểu đã nêu lên rằng “kích cỡ, vị trí và tầm quan trọng có thể là tiêu chuẩn quyết định để khẳng định liệu một đảo cụ thể nào đó sẽ được tính đến khi xem xét một đường ranh giới biển” (lời phát biểu của H.R.Kennedy, đại biểu của Hội gnhị cỉa Liên hợp quốc lần thứ nhất về Luật biển, tái bản trong Van Dyke và Brooks (chú giải số 100 ở trên), trg.276.
Những nhân tố thích hợp để xác định khi nào thì một đảo buộc phải giảm tác động lên việc hoạch định ranh giới sẽ được xem xét trên cơ sở từng trường hợp một. “Kinh nghiệm ở Geneva (tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ nhất) cho thấy rằng trong khi có nhận thức chung là sự hiện diện của các đảo có thể là một hoàn cảnh đặc biệt, thì lại không định hình được tiêu chuẩn như thế nào có thể vận dụng để xác định liệu các đảo có được tính đến hay không” (Clive R. Symmons, Các vùng biển của các đảo trong luật quốc tế {The Hague: Martinus Nijhoff, 1919}, trg. 282 chú giải số 128, trích David J. Padwa, “Những đường biên giới dưới biển”,Tạp chí Luật so sánh và quốc tế hàng quí 9 (1960): 628, 648). Để kết luận cuộc tranh luận liệu cách đặt vấn đề “đường cách đều” hay “sự công bằng” có nên được áp dụng vào các đường ranh giới biển của các đảo ngoài khơi hay không, xem Sherry Broder và Jon Malaysia, Van Dyke, “Các đường ranh giới biển ở Nam Thái Dương”, Tạp chí luật trường Đại học tổng hợp Hawaii 4 (1982): 1, 4-5.
[107] Để xem xét một cách chi tiết hơn những đề nghị về chế độ các đảo, xem Van Dyke và Brooks (chú giải số 100 ở trên), trg. 280-285 và các văn bản kèm theo.
[108] Tài liệu đã dẫn, trg. 281.
[109] Công ước 1982 (chú giải số 98 ở trên), điều 121 (I).
[110] Công ước Viên về Luật điều ước (23/5/1969), điều 31 (I), tài liệu của Liên hợp quốc A/HN 39/27, tái bản trong Tạp chí Luật quốc tế của Mỹ 63 (1969): 875.
[111] Xem. Ví dụ, Robert D. Hodgson và Robert W. Smith, “Tài liệu đơn phương dùng để thảo luận không chính thức (Uỷ ban II): Khía cạnh địa lý”, Phát triển đại dương và luật quốc tế 3 (1976): 225.
[112] Từ điển quốc tế mới in lần thứ ba của Webster (Cánh đồng mùa xuân. Mass: G và C. Merriam Co, 1971). Cũng xem Hodgson và Smith (chú giải số 111 ở trên), trg. 230 (“Tương đối rõ ràng rằng ‘đảo đá’ được xem là một đảo nhỏ”).
[113] Cục Hải dương học của Hải quân Mỹ, Từ điển Hàng hải, biên tập lần hai (1969).
[114] Tài liệu đã dẫn, trg. 114.
[115] Tài liệu đã dẫn.
[116] Tài liệu đã dẫn.
[117] Ví dụ, Gidel đã bình luận về một trong những định nghĩa đầu tiên do Uỷ ban Luật quốc tế đề xuất hoàn toàn theo nghĩa địa lý. Ông ấy đã đề nghị đổi lại là một đảo cần phải có những điều kiện tự nhiên” permettent la residence stable de groupes humaines organises” (cho phép định cư ổn định của những nhóm người có tổ chức; Van Dyke và Brooks {chus giải số 100 ở trên}, trg. 272, trích B. Gidel, Luật quốc tế về công hải 3 (1934): 684).
[118] Điều 121 (3) cho thấy có hai tiêu chuẩn về “đảo đá”: (I) những đảo đá nào không đảm bảo cho con người đến ở hay đời sống kinh tế riêng, và (2) những đảo đá nào có thể đảm bảo được một trong hai hoặc cả haiđiều kiện (Công ước 1982 {chú giải số 98 ở trên}, điều 121 {3}.
[119] Van Dyke và Brooks (chú giải số 100 ở trên), trg. 272, 288: Jenny Heins, “Vai trò của các địa hình dạng đảo để có được các vùng biển và việc hoạch định chúng”, Những thay đổi của biển (Cape Town) 2 (1985): 63, 72.
[120] Symmons thừa nhận tầm quan trọng của “khả năng định cư” khi ông ấy thảo luận lời kháng nghị của đoàn đại biểu Fiji. Fiji đã lập luận rằng việc chấp nhận yêu cầu về khả năng định cư sẽ tạo ra sự phân biệt chống lại các quốc đảo bởi vì không một quốc gia nào đề nghị rằng một quốc gia lục địa sẽ bị tước đoạt tài nguyên biển nằm tiếp giáp với bất kỳ một vùng đất không người định cư nào của họ. Qua đó, Symmons đáp lại rằng “ ngay cả khi nếu một vùng lãnh thổ đất liền không có người đến lập nghiệp ở vùng ven biển, thì ít nhất cũng có vài vùng dân cư như ở khối lục địa unitary (đồng nhất). Tuy nhiên, ở những nơi không phải là khối lục địa đồng nhất, như trường hợp một nhóm đảo, bản thân lý do đó không có nghĩa là căn cứ vào tính công bằng và thích hợp thì ‘các đảo’ không có người ở nhóm đảo này sẽ dễ dàng bị coi là những nơi không người định cư, đặc biệt dưới ánh sáng của việc phát triển vùng đặc quyền về kinh tế 200 hải lý “ (Symmons {chú giải số 106 ở trên}, trg. 48).
[121] Một trường hợp tương tự có thể được dự kiến từ phương pháp trong đó các đảo nhân tạo được nêu trong Công ước 1982 (chú giải số 98 ở trên). Điều 60 (8) tuyên bố rõ ràng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình không có lãnh hải của chúng hoặc “ảnh hưởng tới việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”. Lý do chủ yếu của điều khoản này là để ngăn cản các quốc gia xây dựng các đảo nhân tạo nhằm mở rộng quyền tài phán của họ đối với tài nguyên biển. Tương tự, điều 121 (3) được giải thích là để không cho phép các quốc gia tự động đưa dân ra chiếm các đảo không người định cư của họ để mở rộng quyền tài phán của họ đối với tài nguyên biển.
[122] Một yêu sách lịch sử đối với vùng biển xung quanh có thể căn cứ vào những nhân tố thể hiện (I) những cộng đồng ở xung quanh sống dựa vào vùng biển để đánh cá và đi biển, (2) các vùng biển này hoàn toàn không bị yêu sách trước khi có dự thảo Công ước 1982 và (3) các quốc gia khác chấp nhận phạm vi và cách sử đặc biệt như vậy. Đối chiếu với Vụ đánh cá (Vương quốc Anh và Na Uy), Toà án quốc tế (1951): 115, 113 (“{một} lý do không được bỏ qua, một khi phạm vi của nó mở rộng ra ngoài những nhân tố địa lý, {là} các quyền lợi kinh tế mang tính đặc biệt của khu vực này đã được quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng trên thực tế”). Nhiều cộng đồng trên đảo ở Miconesia, ví dụ, đã sử dụng các đảo san hô gần đó nhưng không có người định cư làm cơ sở đánh cá. Việc tăng dân số trong khu vực này sẽ làm cho các khu vực đánh cá có tầm quan trọng ngày một tăng.
[123] Ban Thư ký, Uỷ ban Luật quốc tế, “Chế độ pháp lý của các vùng nước lịch sử, bao gồm cả những vịnh lịch sử, Đại hội đồng LHQ, Báo cáo chính thức 14, Tài liệu LHQ A/HN 4/!$# (1962), trg. 52.
[124] Ví dụ, các cuộc đàm phán diễn ra giữa Mỹ và Venezuela về các đảo ở Caribean; xem Kaldone G. Nweilled, “Việc hoạch định vùng kinh tế (không dễ dàng) ở vùng biển nửa kín Caribean: Những hiệp định gần đây giữa Venezuela và các nước láng giềng” Tạp chí Phát triển đại dương và Luật quốc tế 8 (1980): 1. 21; giữa Nhật và Triều Tiên về các đảo Danjo Gunto và Toshima, xem Choon – Ho Park, “Dầu mỏ dưới các vùng biển tranh châp: Cuộc tranh luận về đáy biển Đông Bắc Á”, Báo Luật quốc tế Harvard 14 (1973): 212, 223, 239; giữa Ya và Nam Tư về các đảo Pelagruz (Pelagasa) và Cailoa, xem Symmons (chú giải số 106 ở trên), trg. 194, và giữa Saudi Arabia vàIran về đảo Al’ Arabia, xem Symmons (chú giải số 106 ở trên), trg. 194, và Các văn bản pháp lý quốc tế 8 (1969): 493.
Có một vài cuộc tranh chấp đã được đưa ra quốc tế để phân xử. Xem, ví dụ, vụ phân xử Anh – Pháp (chú giải số 106 ở trên). Na Uy và Iceland đã đưa ra vấn đề hoạch định ranh giới biển giữa Iceland và đảo Jan Mayen của NaUy để hoà giải. Xem “Báo cáo và đề nghị của Uỷ ban Hoà giải gửi cho Chính phủ Iceland và NaUy về thềm lục địa giữa Iceland và Jan Mayen” (1980), Các văn bản pháp lý quốc tế 20 (1981): 797. Chile và Argentina đã đưa ra vụ tranh chấp các đảo trong eo biển Beagle lên Toà thánhVatican phân xử việc hoạch định ranh giới lãnh hải và các vùng biển trong khu vực này (Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị, Các văn bản pháp lý quốc tế 24 (1958): 11).
[125] Xem, ví dụ, những tuyên bố của các đoàn đại biểu Iran và Ý ở hội nghị Geneva 1958, ở đó cả hai bên đã lý luận rằng các đường ranh giới biển nên là đường trung tuyến giữa lục địa của các nước và các đảo đó sẽ không có bất cứ ảnh hưởng nào đến đường ranh giới này (Gerarad J. Tanja, Việc hoạch định ranh giới biển quốc tế hợp pháp {Deventer, Hà Lan: Klwer, 1990}, trg. 41 chú giải số 114, trích dẫn từ cuộc họp lần thứ 32, Uỷ ban IV (9/4/1958), Off. Rec. VI, trg. 93-94 và cuộc họp lần thứ 33, Uỷ ban IV, tai fliệu đã dẫn, trg. 96). Ngoài ra xem tóm tắt đánh giá của Tanj (trg. 78-80) về quan điểm của những bình luận viên khác, như Shigeru Oda (hiện nay là thẩm phán toà phúc thẩm quốc tế) người đã viết trong năm 1968 rằng “việc tính đến sự hiện diện của các đảo khi vạch đường trung tuyến là không thể chấp nhận được” (Shigeru Oda, “Ranh giới thềm lục địa”, Niên giám Luật quốc tế của Nhật 12 (1968): 280-83).
[126] Toà án quốc tế (1969): 3.
[127] Tài liệu đã dẫn, mục 43, 45.
[128] Tài liệu đã dẫn, dẫn 57.
[129] Vụ phân xử Anh – Pháp (chú giải số 106 ở trên).
[130] Tài liệu đã dẫn, 408-409, mục 6.
[131] Tài liệu đã dẫn.
[132] Tài liệu đã dẫn, 440, mục 173. Bằng chứng địa lý chỉ ra rằng nhóm đảo Channel là một bộ phận của khối lục địa rộng lớn trải rộng từ Anh và Normandy. Xem Symmons (chú giải số 106 ở trên), trg. 138. Nhóm đảo này có tổng diện tích đất là 195 km2 và dân số khoảng 130.000 người. Xem Bowett (chú giải số 106 ở trên), trg. 195. Về mặt chính trị, nhóm đảo Channel phụ thuộc vào Anh, nhưng về mặt hiến pháp không là phần đất của Anh (trg. 441, mục 184).
[133] Giải pháp này là trường hợp đầu tiên trong thực tiễn tạo nên một khu vực thềm lục địa hoàn toàn nằm trong một quốc gia khác (Bowett {chú giải số 100 ở trên}, trg. 206).
[134] Vụ phân xử Anh – Pháp (chú giải số 106 ở trên), trg. 442, mục 189. “Theo quan điểm của Toà án… việc giải thích hoàn cảnh như vậy trong vùng nhóm đảo Channel sẽ là vô lý về mặt pháp lý cũng như, hiển nhiên, về mặt địa lý” (mục 190).
[135] Tài liệu đã dẫn, trg. 443, mục 194.
[136] Tài liệu đã dẫn, trg. 441, mục 184.
[137] Tài liệu đã dẫn, trg. 450-451, mục 227.
[138] Tài liệu đã dẫn, trg. 455, mục 249.
[139] Bowett (chú giải số 100 ở trên), trg. 215, trích Các văn bản pháp lý quốc tế 18: 455, mục 251.
[140] Bowett (chú giải số 100 ở trên), trg. 223-224.
[141] Northcutt Ely, “Các đường ranh giới biển giữa các quốc gia ven biển: Tác động của việc cho các đảo nhỏ là ‘ hoàn cảnh đặc biệt’, “Luật quốc tế 6 (1971): 219, 227-28; Hiran W. Jayewardene, Chế độ của các đảo trong luật quốc tế (Dordrecht, Hà Lan: Martinus Nijhoff, 1990), trg. 412-413.
[142] Ely (chú giải số 141 ở trên), trg. 229; Bowett (chú giải số 100 ở trên), trg. 215, trích dẫn Văn phòng Địa lý của Bộ Ngoại giao Mỹ, Những ranh giới biển, số 24; Jayewardene (chú giải số 141 ở trên), trg. 403-404.
[143] J. R.V. Prescott, Các đường ranh giới biển quốc gia trên thế giới (Lon đon: Methuen 1958), trg. 191.
[144] Úc – Papua New Guinea: Hiệp ước về Chủ quyền và ranh giới biển trong vùng giữa hai quốc gia (18/12/1978), Các văn bản pháp lý quốc tế 23 (1984): 291.
[145] Prescott, Các đường ranh giới biển quốc gia (chú giải số 143 ở trên), trg. 191.
[146] Xem bản đồ trong tài liệu này.
[147] Vụ Thềm lục địa Tunisia – Libya, tại Toà án quốc tế (19820: 89, mục 129.
[148] Toà án đã phác hoạ một đường hoạch định giữa Tunisia và Libya có hai đoạn để điều chỉnh việc thay đổi hướng chung đường bờ biển của Tunisia. Đoạn đầu đi từ biên giới đất liền giữa Tunisia và Lybya ở Ras Ajdir ra hướng biển, vuông góc với bờ biển và tạo thành một góc nghiêng khoảng 26o chếch về phía Đông Bắc. Thay cho việc tiếp tục kéo dài ranh giới tại góc đó tới rìa lục địa, toà án đã vẽ lệch đoạn thứ hai về phía Đông tạo cho thềm lục địa của tunisia nhiều hơn vì có tính đến sự thay đổi đường bờ biển của Tunisia. Tuy nhiên, việc đi chệch hướng đó cũng nhỏ hơn góc phải có khi tính đến nhóm đảo Kerkennah mà được thể hiện là hướng đi của đường bờ biển. Đường ranh giới biển có tính đến đảo Kerkennah là kết quả trung bình kết hợp với đường bờ biển giả định không tính đến sự hiện diện của đảo. Nhìn chung, xem Donna R. Christie, “Từ những bãi ngầm Ras Kaboudia tới vùng biển ven bờ Tripoli: Việc hoạch định ranh giới thềm lục địa Tunisia/Libya”, Báo Luật quốc tế và so sánh thuộc thời đại vua Georga 13 (1983): 1, 19.
[149] Vụ vịnh Maine, ở Toà án quốc tế (1984): 246, 336-337, mục 227.
[150] Tài liệu đã dẫn, trg. 336, mục 221.
[151] Tài liệu đã dẫn, đoạn 222.
[152] Toà án đã tuyên bố: “Phiên toà khẳng định đảo Seal (cùng với các đảo nhỏ nằm kế cận, đảo Mud), vì cả hai lý do kích thước của nó, và cụ thể hơn là do vị trí địa lý của nó, không thể bỏ qua vì mục đích hiện tại. Phù hợp với thông tin mà Toà có được, đảo này dài khoảng 2,5 hải ký và cao khoảng 50 bộ trên mực nước biển và quanh năm không có người định cư. Điều này cho thấy rằng vì nó nằm phía ngoài mũi Sable chỉ khoảng 9 hải lý phía trong đường cửa vịnh, do đó đảo chiếm một vị trí thống trị ở lối vào vịnh” (Tài liệu đã dẫn, trg. 336-337, mục 222).
[153] Không có sự giải thích được đưa ra để xác định rằng “nó sẽ quá nhiều” (Tài liệu đã dẫn).
[154] Tài liệu đã dẫn.
[155] Vụ Thềm lục địa Libya- Malta, ở Toà án quốc tế (1958): 13.
[156] Tài liệu đã dẫn, 48, mục 64. Sau khi tham khảo tuyên bố trong Vụ Thềm lục địa Biển Bắc trích dẫn trong nội dung ở chú giải số 128 ở trên, toà án đã tuyên bố: “Bằng cách đó, Toà thấy công bằng là không tính đến đảo Filfla khi vạch đường trung tuyến tạm thời giữa Malta và Libya”. Đảo Filfla, trong những năm trước đây thường dùng cho luyện tập và bây giờ là nơi bảo tồn chim thú (phỏng vấn Anvid Pardo), Honolulu {18/5/1988}).
[157] Vụ Thềm lục địa Libya-Malta (chú giải số 155 ở trên), trg, mục 66.
[158] Tài liệu đã dẫn, trg. 52, mục 73. Một bình luận viên đã mô tả toà án đã làm như sau: “Để xác định kích thước thì phải dịch đường ranh giới về phía Malta, Toà án tính phần dịch chuyển tối thiểu (đó là đường cách đều đơn giản), tối đa (đường cách đều giữa Libya và Sicily bỏ qua đảo Malta) và phân tích điểm khác biệt giữa hai quốc gia. Cuối cùng Toà đã tuyên bố mà không giải thích rằng việc dịch đường cách đều giữa Malta và Libya về phía Bắc với khoảng cách là lấy 75% sự khác biệt giữa hai quốc gia sẽ là một giải pháp ‘công bằng’” (Jonh Briscoe, “Việc sử dụng các đảo trong hoạch định ranh giới biển quốc tế:, trong Quyền đối với tài nguyên biển, biên tập D.G Dallmeyer và L.De Vorsey, Jr. (Dordrecht, Hà Lan: Martinus Nijhoff, 1989), trg. 115, 141)
[159] Vụ Thềm lục địa Libya-Malta (chú giải số 155 ở trên), trg. 53, mục 74.
[160] Tài liệu đã dẫn, mục 75.
[161] Việc hoạch định ranh giới biển giữa Guinea và Guinea-Bissau (quyết định của toà án, 14/12/1985), Các văn bản pháp lý quốc tế 25 (1986): 252.
[162] Tài liệu đã dẫn, các mục 103, 106-107.
[163] Tài liệu đã dẫn, mục 120.
[164] Xem chú giải số 141 và 143-146 ở trên và các văn bản kèm bản.
[165] Jayewrdene (chú giải số 141 ở trên), trg. 372-488.
[166] Tài liệu đã dẫn, trg. 408-409, 437-438, thảo luận về hiệp định ngày 20/8/1969, đã công bố trong Tuyển tập các đường ranh giới quốc tế, tập A, số 18, Nhà Địa lý Mỹ, Bộ Ngoại giao.
[167] Jayewardene (chú giải số 141 ở trên), trg. 439-440, thảo luận về hiệp định ngày 20/8/1971, có hiệu lực ngày 6/12/1978.
[168] Hiệp định Ý – Tunisia đã cho ba trong số bốn đảo của Ý nằm bên phía Tunisia có một hải lý thềm lục địa bên ngoài lãnh hải.
[169] Xem Jayewardene (chú giải số 141 ở trên), trg. 418-19, tham khảo hiệp định ngày 27/10/1969, Tuyển tập các đường ranh giới biển quốc tế, Tập A, số 1, Nhà Địa lý Mỹ, Bộ Ngoại giao.
[170] Jayewardene (chú giải số 141 ở trên), trg. 450-451, tham khảo hiệp định ngày 20/11/1976.
[171] Uỷ ban Hoà giải về khu vực thềm lục địa giữa Iceland và Jan Mayen, Các văn bản pháp lý quốc tế 20 (1981): 797; xem Tài liệu đã dẫn, trg. 457-461; Briscoe (chú giải số 158 ở trên), trg. 135-136; Tanja (chú giải số 125 ở trên), trg 274-278.
[172] Xem Tuyên bố của Tổng thống về thềm lục địa (23/6/1947), điều 1, tái bản trong A. Szekely, “Chile”, trg. 13, và Luật số 17, 094-M24 (29/12/1966), điều 1, tái bản trong A. Szekely, “Argentina,” trg. 20, cả hai nêu Mỹ Latin và việc phát triển luật biển (Dobbs Ferry, NY: Đại dưdơng, 1980).
[173] Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị (chile/Argentina), Các văn bản luật pháp quốc tế 24 (1985): 11, 12: “Đề nghị của Giáo hoàng trong vụ tranh chấp ở eo biển Beagle: Đề nghị Tổng thống” (12/12/1980), Các văn bản luật quốc tế 24 ( 1985): 7.
[174] Xem Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị (chú giải số 173 ở trên), điều 7. Các đảo không người định cư Evout, Barnevelt và Horn chỉ có được vùng biển 12 hải lý (“Đề nghị của Giáo hoàng” {chus giải số 173 ở trên} điều 4 {A}{b}{4}).
[175] Xem Jayewardene (chú giải số 141 ở trên), trg. 373-74, tham khảo hiệp định ngày 25/5/1973, Tuyển tập các ranh giới biển quốc tế, Tập A, số 60, Nhà Địa lý Mỹ, Bộ Ngoại giao.
[176] Jayewardene (chú giải số 141 ở trên), trg. 395, 402, tham khảo hiệp định ngày 20/9/1969, Tuyển tập các ranh giới biển quốc tế, Tập A, số 25, Nhà Địa lý Mỹ, Bộ Ngoại giao.
[177] Jayewardene (chú giải số 141 ở trên), trg. 397- 398, tham khảo hiệp định ngày 22/2/1958, Tạp chí Luật quốc tế và so sánh 7 (1958): 518.
[178] Jayewardene (chú giải số 141 ở trên), trg. 405- 407, 477, tham khảo hiệp định ngày 31/8/1974, Tuyển tập các ranh giới biển quốc tế, Tập A, số 63, Nhà Địa lý Mỹ, Bộ Ngoại giao.
[179] Jayewardene (chú giải số 141 ở trên), trg. 431- 432, 477, tham khảo hiệp định ngày 31/8/1974, Tuyển tập các ranh giới biển quốc tế, Tập A, số 72, Nhà Địa lý Mỹ, Bộ Ngoại giao.
[180] Ngoài ra, một vấn đề có ý nghĩa là các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ với Venezuela và Mexico đã cho các đảo nhỏ hiệu lực hoàn toàn. Xem Hiệp ước đường ranh giới biển giữa Mỹ và Cộng hoà Venezuela (ký ngày 28/3/1978 và có hiệu lực ngày 24/11/1980), TIAS 9890; Hiệp ướca về đường ranh giới biển giữa Mỹ và Liên bang Mexico, S.Exec.Doc.F, Hội nghị lần thứ 96, kỳ họp thứ nhất (1979); Mark Feldman và David Colson, “Các đường ranh giới biển của Mỹ”, Báo Luật Quốc tế của Mỹ 75 (1981): 729, 735, 740.
Mỹ đã chấp nhận các yêu sách của Venezuela và Mexico không hoàn toàn do lòng vị tha mà do nhận thấy rằng sẽ giành được nhiều hơn trong các cuộc tranh chấp về ranh giới biển khác một khi tất cả các đảo nhỏ được cho phép có các vùng biển 200 hải lý với không giới hạn. Xem toàn tập Van Dyke, Morgan và Gurish (chú giải số 101 ở trên). Một bình luận viên đã nói rằng việc Mỹ chấp nhận cho “đảo nhỏ bé như đảo Aves {của Venezuela}” hiệu lực hoàn toàn là: một việc làm không có tiền lệ trong thực tiễn hoạch định biên giới” (Tanja {chus giải số 125 ở trên}, trg. 136.
Ví dụ khác liên quan tới những hiệp định mà đã sử dụng các địa hình dạng đảo rất nhỏ làm điểm cơ sở để xác định các đường cách đều trong việc giải quyết những tranh chấp về ranh giới, xem Symmons (chú giải số 106 ở trên), trg. 190-91.
[181] Trong năm 1992, tình trạng căng thẳng lại tăng lên giữa Trung Quốc và Việt Nam khi Quốc hội CHND Trung Hoa thông qua Luật Lãnh hải, trong đó khẳng định quyền của Trung Quốc sử dụng lực lượng quan sự để kiểm soát các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và sau đó đã dựng một mốc đòi chủ quyền mới trên một bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa”, Honolulu Advertiser {ngayf 4/7/1992}: trg. B-1, cột 1; Associated Press, “Tranh chấp quần đảo Trường Sa đang tăng lên”, Honolulu Advertiser {ngayf 9/7/1992}: trg, D-1, cột 3).
Trong cùng một thời gian này, một cuộc họp đã được tổ chức ở Jogiakarta, Indonesia – các đại diện Brunei, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippine, Singapore, Đài Loan, Thái lan và Việt Nam đã tham dự - ở đó các đại biểu đã cam kết không dùng vũ lực trong giải quyết những yêu sách trùng lấn ở Biển Đông và để nghiên cứu liệu các tài nguyên ở đó có thể được khai thác chung hay không (Star Bulletin News Services, “ Những đối thủ ở quần đảo Trường Sa thúc đẩy việc phi quân sự trong giải quyết những yêu sách”, Honolulu Star Bulletin {ngayf 2/7/1992}: trg. A-15, cột 1).
[182] Xem nội dung trong chú giải số 7. Đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa hiện nay chỉ có 600 lính Đài Loan. Xem chú giải số 17.
[183] Công ước 1982 (chú giải số 98), điều 12 (3).
[184] Tài liệu đã dẫn, điều 121 (1) – (2).
[185] Van Dyke, Morgan và Gurish (chú ý số 101), trg. 437-39, 486-87.
[186] Công ước 1982 (chú giải số 98), điều 121.
Trích Nghiên Cứu Biển Đông
No comments:
Post a Comment