Chương trình nghị sự cho cuộc họp Obama-Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội trước thềm cuộc hội kiến với Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Hãng tin AP hôm nay trích lời ông Trương Tấn Sang nói rằng “đã đến lúc phải bình thường hóa toàn diện các quan hệ song phương trong tất cả mọi lĩnh vực”.
Hãng tin AP tường thuật rằng lời bình luận của Chủ tịch nước Việt Nam đã được gửi cho hãng tin này qua email, để trả lời một câu hỏi về lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam của Mỹ.
Hoa Kỳ đang tìm cách thắt chặt các quan hệ kinh tế và an ninh với Việt Nam, tuy nhiên cùng lúc, muốn thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam trả tự do cho các nhân vật bất đồng và cho phép người dân được quyền tự do chính trị, và tự do tôn giáo.
Hãng tin AP tường thuật rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang còn nói thêm rằng hãy còn một số khác biệt quan điểm giữa Washington và Hà nội về vấn đề nhân quyền nhưng điều đó là chuyện “bình thường.”
Trong khi đó, chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ đã khiến thế giới tập trung vào thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Hãng tin Reuters hôm qua dẫn lời ông John Sifton, giám đốc phân bộ Á Châu của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng nếu chỉ trích chính quyền Việt Nam bị coi là một tội có thể bị xử phạt, thì cá nhân Tổng Thống Obama phải tỏ thái độ đoàn kết với các nhân vật bất đồng bằng cách “phạm tội lỗi ấy.”
Human Rights Watch nói chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận được tăng cường tại Việt Nam trong thời gian qua, phải là một đề tài được đặt cao trong nghị trình cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ.
Chủ tịch nước Việt Nam tiền nhiệm, ông Nguyễn Minh Triết đã đi thăm Washington vào tháng 6 năm 2007, và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Washington vào tháng 6 năm 2008. Từ các chuyến đi thăm đó tới nay, ngày càng có nhiều nhân vật bất đồng, blogger và lãnh đạo tôn giáo bị tống giam ở Việt Nam.
Bản tin của Reuters viết rằng theo Bộ Luật Hình sự khắc nghiệt của Việt Nam, nhà chức trách thường xuyên bắt bớ các nhân vật bất đồng về những cáo trạng như “tuyên truyền ” và “âm mưu lật đổ nhà nước nhân dân”, “phá hoại tình đoàn kết của nhà nước” và “lạm dụng các quyền tự do dân chủ để phương hại tới lợi ích của nhà nước và nhân dân.”
Bản tin nói rằng các nhân vật bất đồng thường xuyên bị giam cầm và không được tiếp xúc với bên ngoài trong thời gian dài, nhiều người không được phép gặp luật sư, hoặc cấm người nhà đến thăm, họ thường bị tra tấn hoặc chịu những hình thức ngược đãi khác, bị truy tố tại những tòa án do nhà nước kiểm soát, và ngày càng chịu những bản án khắc nghiệt kéo dài nhiều năm.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi chính phủ của Tổng Thống Obama hãy công khai nêu lên các trường hợp cá biệt, như trường hợp Luật sư Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Nguyễn văn Hải, và trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân, đang chờ bị truy tố về những cáo buộc về tội trốn thuế, mà Human Rights Watch cho là có tính cách ngụy tạo.
Giới phân tích nói giữa lúc Việt Nam đang lưỡng lự giữa một bên là Trung Quốc, siêu cường đang nổi lên, và một đàng là Hoa Kỳ, siêu cường đang nắm vị thế số 1 hiện nay, liệu chiến dịch đòi chính phủ Mỹ tăng sức ép đối với Hà Nội có nguy cơ đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc? Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành BPSOS nói:
“Lập luận đó không đứng vững đâu. Lý do thứ nhất là cuộc vận động cho nhân quyền ở hải ngoại không có ý là không muốn Việt Nam tham gia vào thương ước Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP), không muốn cho Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, mà chỉ muốn đặt điều kiện về vấn đề nhân quyền. Lý do thứ hai, nếu Việt Nam gia nhập luôn phía của Trung Quốc để trở thành một quốc gia lệ thuộc, thì cái đó là một hành động tự sát, bởi vì cái chính danh của chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam chỉ còn có một cái thôi, đó là họ luôn luôn giương cao ngọn cờ nói rằng chúng tôi là người giành được độc lập cho Việt Nam, mà bây giờ bán cái độc lập ấy đi để duy trì Đảng Cộng Sản thì cái chính danh từ trước tới giờ không còn gì nữa hết. Cuộc vận động của chúng tôi là muốn làm sao để họ dân chủ hóa, chọn một thái độ rõ ràng. Nếu như Việt Nam vẫn độc tài theo chế độ cộng sản thì không bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Chỉ có thể thoát khỏi được và thực sự đứng chung hàng ngũ của Hoa Kỳ nếu như họ tôn trọng nhân quyền và từng bước một dân chủ hóa mà thôi.”
Phát động chiến dịch đòi nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sửa đổi luật pháp, hủy bỏ điều 79 và điều 88 của Bộ Luật Hình sự, đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền, có phải là một hành động can thiệp vào nội tình Việt Nam?
Cô Trang Huỳnh, đại diện Đảng Việt Tân ở Washington:
“Việt Nam đã ký vào nhiều hiệp ước quốc tế và là thành viên của Liên Hiệp Quốc, và đây là một cái quyền của công dân Việt Nam theo tinh thần các điều khoản của Liên Hiệp Quốc. Đây là quyền của bất cứ một người dân nào trên thế giới đều có thể hưởng. Thành ra đối với tôi đây không phải là vấn đề nội bộ của Việt Nam không mà thôi, chưa nói đến việc người Việt khắp nơi, chính người dân trong nước cũng bày tỏ bất bình với hai điều luật này và họ đã vận động dân biểu Ed Royce lên tiếng về hai điều luật này.”
Hôm thứ Sáu, Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ, nói chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang là một cơ hội có một không hai để Tổng Thống Obama lên tiếng hậu thuẫn nguyện vọng của nhân dân Việt Nam mong muốn được hưởng các quyền tự do, và ông kêu gọi nhà lãnh đạo Mỹ tận dụng cơ hội này để bênh vực nhân quyền.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng ngoài ra, Tổng Thống Obama cũng nên nêu lên trường hợp của Linh mục Nguyễn văn Lý, và một loạt các blogger và đấu tranh trẻ tuổi kể cả Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi và Nguyễn Ngọc như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, là thành phần bị nhà cầm quyền Việt Nam nhắm tới vì đã phân phát tờ rơi chỉ trích chính phủ, hay tổ chức các buổi dã ngoại nhân quyền và phân phát các tài liệu liên quan tới bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Hoa Kỳ hãy hoãn lại các cuộc thương thuyết về quốc phòng và thương mại với Việt Nam, cho tới khi nào Hà nội chấm dứt chiến dịch đàn áp, và cam kết rút lại các điều khoản pháp lý, đặt ra ngoài vòng pháp luật các hoạt động của giới bất đồng.
Giám đốc Á Châu của Human Rights Watch, ông John Sifton, nói rằng Chủ tịch nước Việt Nam không thể biện minh một cách công khai chiến dịch đàn áp của Hà nội, ông Sang nên sử dụng cơ hội gặp nhà lãnh đạo Mỹ để bác bỏ chính sách đàn áp đó.
Hãng tin AP hôm nay trích lời ông Trương Tấn Sang nói rằng “đã đến lúc phải bình thường hóa toàn diện các quan hệ song phương trong tất cả mọi lĩnh vực”.
Hãng tin AP tường thuật rằng lời bình luận của Chủ tịch nước Việt Nam đã được gửi cho hãng tin này qua email, để trả lời một câu hỏi về lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam của Mỹ.
Hoa Kỳ đang tìm cách thắt chặt các quan hệ kinh tế và an ninh với Việt Nam, tuy nhiên cùng lúc, muốn thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam trả tự do cho các nhân vật bất đồng và cho phép người dân được quyền tự do chính trị, và tự do tôn giáo.
Hãng tin AP tường thuật rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang còn nói thêm rằng hãy còn một số khác biệt quan điểm giữa Washington và Hà nội về vấn đề nhân quyền nhưng điều đó là chuyện “bình thường.”
Trong khi đó, chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ đã khiến thế giới tập trung vào thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Hãng tin Reuters hôm qua dẫn lời ông John Sifton, giám đốc phân bộ Á Châu của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng nếu chỉ trích chính quyền Việt Nam bị coi là một tội có thể bị xử phạt, thì cá nhân Tổng Thống Obama phải tỏ thái độ đoàn kết với các nhân vật bất đồng bằng cách “phạm tội lỗi ấy.”
Human Rights Watch nói chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận được tăng cường tại Việt Nam trong thời gian qua, phải là một đề tài được đặt cao trong nghị trình cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ.
Chủ tịch nước Việt Nam tiền nhiệm, ông Nguyễn Minh Triết đã đi thăm Washington vào tháng 6 năm 2007, và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Washington vào tháng 6 năm 2008. Từ các chuyến đi thăm đó tới nay, ngày càng có nhiều nhân vật bất đồng, blogger và lãnh đạo tôn giáo bị tống giam ở Việt Nam.
Bản tin của Reuters viết rằng theo Bộ Luật Hình sự khắc nghiệt của Việt Nam, nhà chức trách thường xuyên bắt bớ các nhân vật bất đồng về những cáo trạng như “tuyên truyền ” và “âm mưu lật đổ nhà nước nhân dân”, “phá hoại tình đoàn kết của nhà nước” và “lạm dụng các quyền tự do dân chủ để phương hại tới lợi ích của nhà nước và nhân dân.”
Bản tin nói rằng các nhân vật bất đồng thường xuyên bị giam cầm và không được tiếp xúc với bên ngoài trong thời gian dài, nhiều người không được phép gặp luật sư, hoặc cấm người nhà đến thăm, họ thường bị tra tấn hoặc chịu những hình thức ngược đãi khác, bị truy tố tại những tòa án do nhà nước kiểm soát, và ngày càng chịu những bản án khắc nghiệt kéo dài nhiều năm.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi chính phủ của Tổng Thống Obama hãy công khai nêu lên các trường hợp cá biệt, như trường hợp Luật sư Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Nguyễn văn Hải, và trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân, đang chờ bị truy tố về những cáo buộc về tội trốn thuế, mà Human Rights Watch cho là có tính cách ngụy tạo.
Giới phân tích nói giữa lúc Việt Nam đang lưỡng lự giữa một bên là Trung Quốc, siêu cường đang nổi lên, và một đàng là Hoa Kỳ, siêu cường đang nắm vị thế số 1 hiện nay, liệu chiến dịch đòi chính phủ Mỹ tăng sức ép đối với Hà Nội có nguy cơ đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc? Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành BPSOS nói:
“Lập luận đó không đứng vững đâu. Lý do thứ nhất là cuộc vận động cho nhân quyền ở hải ngoại không có ý là không muốn Việt Nam tham gia vào thương ước Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP), không muốn cho Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, mà chỉ muốn đặt điều kiện về vấn đề nhân quyền. Lý do thứ hai, nếu Việt Nam gia nhập luôn phía của Trung Quốc để trở thành một quốc gia lệ thuộc, thì cái đó là một hành động tự sát, bởi vì cái chính danh của chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam chỉ còn có một cái thôi, đó là họ luôn luôn giương cao ngọn cờ nói rằng chúng tôi là người giành được độc lập cho Việt Nam, mà bây giờ bán cái độc lập ấy đi để duy trì Đảng Cộng Sản thì cái chính danh từ trước tới giờ không còn gì nữa hết. Cuộc vận động của chúng tôi là muốn làm sao để họ dân chủ hóa, chọn một thái độ rõ ràng. Nếu như Việt Nam vẫn độc tài theo chế độ cộng sản thì không bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Chỉ có thể thoát khỏi được và thực sự đứng chung hàng ngũ của Hoa Kỳ nếu như họ tôn trọng nhân quyền và từng bước một dân chủ hóa mà thôi.”
Phát động chiến dịch đòi nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sửa đổi luật pháp, hủy bỏ điều 79 và điều 88 của Bộ Luật Hình sự, đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền, có phải là một hành động can thiệp vào nội tình Việt Nam?
Cô Trang Huỳnh, đại diện Đảng Việt Tân ở Washington:
“Việt Nam đã ký vào nhiều hiệp ước quốc tế và là thành viên của Liên Hiệp Quốc, và đây là một cái quyền của công dân Việt Nam theo tinh thần các điều khoản của Liên Hiệp Quốc. Đây là quyền của bất cứ một người dân nào trên thế giới đều có thể hưởng. Thành ra đối với tôi đây không phải là vấn đề nội bộ của Việt Nam không mà thôi, chưa nói đến việc người Việt khắp nơi, chính người dân trong nước cũng bày tỏ bất bình với hai điều luật này và họ đã vận động dân biểu Ed Royce lên tiếng về hai điều luật này.”
Hôm thứ Sáu, Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ, nói chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang là một cơ hội có một không hai để Tổng Thống Obama lên tiếng hậu thuẫn nguyện vọng của nhân dân Việt Nam mong muốn được hưởng các quyền tự do, và ông kêu gọi nhà lãnh đạo Mỹ tận dụng cơ hội này để bênh vực nhân quyền.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng ngoài ra, Tổng Thống Obama cũng nên nêu lên trường hợp của Linh mục Nguyễn văn Lý, và một loạt các blogger và đấu tranh trẻ tuổi kể cả Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi và Nguyễn Ngọc như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, là thành phần bị nhà cầm quyền Việt Nam nhắm tới vì đã phân phát tờ rơi chỉ trích chính phủ, hay tổ chức các buổi dã ngoại nhân quyền và phân phát các tài liệu liên quan tới bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Hoa Kỳ hãy hoãn lại các cuộc thương thuyết về quốc phòng và thương mại với Việt Nam, cho tới khi nào Hà nội chấm dứt chiến dịch đàn áp, và cam kết rút lại các điều khoản pháp lý, đặt ra ngoài vòng pháp luật các hoạt động của giới bất đồng.
Giám đốc Á Châu của Human Rights Watch, ông John Sifton, nói rằng Chủ tịch nước Việt Nam không thể biện minh một cách công khai chiến dịch đàn áp của Hà nội, ông Sang nên sử dụng cơ hội gặp nhà lãnh đạo Mỹ để bác bỏ chính sách đàn áp đó.
No comments:
Post a Comment