Monday, July 22, 2013

Chắn rào sư tử Trung Hoa

Chắn rào sư tử Trung Hoa

Việt-Long, RFA 
2013-07-18
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
uss-independence
Hộ tống hạm tàng hình tăng phái cho Singapore USS-Independence - Wkikipedia Commons
Wkikipedia Commons
Những diễn biến sau hội nghị
Hội nghị đối thoại chiến lược và kinh tế giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, thường được báo chí Mỹ gọi là S&ED, Strategic and Economic Dialogue,  kết thúc hồi tuần trước ở Washington có vẻ như đạt môt số kết quả tốt đẹp cho Hoa Kỳ. Vấn đề biển Đông dường như chỉ được hai bên nói phớt qua với quan điểm giữ nguyên không có gì thay đổi, như đã được dự đoán.
Tiếp sau hội nghị đó, hôm thứ sáu ngày 12, nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc là ông Dương Khiết Trì đến thăm Ngũ Giác Đài và thảo luận quan hệ quân sự song phương với Tổng trưởng quốc phòng Chuck Hagel. Hai bên đề cập lại vấn đề an ninh mạng.
Nhưng hôm thứ năm, là lúc Đối thoại chưa kết thúc, Tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Samuel Locklear, họp báo tuyên bố quan hệ quân sự Mỹ-Hoa đang đạt tiến bộ khả quan, và trong bối cảnh liên lập giữa hai quốc gia, Hoa Kỳ không thi hành chính sách ngăn chặn Trung Quốc ở các cửa ngõ đại dương.
Sang tuần này, hôm thứ hai Mỹ và Philippines họp bàn hợp tác quân sự, và Manila loan báo tin Toà án Trọng tài Liên Hiệp Quốc nhóm họp bàn thảo về vấn đề quyền tài phán của cơ chế này trong vụ Philippines kiện Trung Quốc vi phạm Công ước quốc tế về luật biển.
Và hôm thứ ba, Phó Đô Đốc Scott Swift, Tư lệnh Đệ thất hạm đội phát biểu ở Sydney, Australia, mô tả mối quan hệ quân sự với TQ là “bình đẳng”, và bác bỏ mọi so sánh với thời Chiến tranh lạnh. Phó đô đốc Scott Swift đồng thời kêu gọi áp dụng phương thức ngoại giao đúng cách và chín chắn trong khu vực.
Lên tiếng trước nhóm chuyên gia đối ngoại thuộc Viện Lowy tại Úc, Tư lệnh Đệ thất Hạm đội Mỹ nói rằng an ninh hàng hải là vấn đề ngày càng quan trọng tại vùng Thái Bình Dương giữa lúc hoạt động thương mại, quân sự gia tăng.
Phó Đô đốc Swift lưu ý rằng sức mạnh kinh tế hiện chuyển thành sức mạnh quân sự tại nhiều quốc gia trên thế giới khiến những nước này có thể bị thôi thúc sử dụng võ lực để giải quyết bất đồng với các nước khác.

Kết quả hội nghị; mối liên quan

yang-jiechi
UV/QVV Dương Khiết Trì tại bộ ngoại giao Hoa Kỳ.- Screen caption
Trước hết cần nói sơ lược kết quả cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế ở Washington, để có thể xem xét có mối liên quan với các diễn tiến sau nó không. Một cách tổng quát, có thể nói Washington đã đạt được một số thành quả mà họ mong muốn. Về an ninh mạng, Trung Quốc hứa hẹn sẽ quản lý chặt chẽ vấn đề xâm nhập đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ. Điều thú vị là Bắc Kinh lại rơi vào vị trí phòng thủ khi Hoa Kỳ trách cứ họ đã không giao nạp Edward Snowden. Trung Quốc chỉ chống chế là Hồng Kông nằm ngoài quyền quản trị ngoại giao của Bắc Kinh!
Về kinh tế, Trung Quốc hứa hẹn sẽ để thị trường quyết định trị giá nhân dân tệ, mà không ràng giá vào đô la, và sẽ thảo luận Hiệp ước đầu tư song phương với Hoa Kỳ theo chiều hướng thuận lợi.
Đó là những kết quả mà người Mỹ đã đòi hỏi Trung Quốc từ lâu, bên cạnh một số thành quả nhỏ hơn sau hội nghị .
Cuộc đối thoại vừa qua chỉ đề cập rất sơ sài đến chuyện biển Đông, vì sau đó, hôm thứ sáu, khi ông Dương Khiết Trì thăm Ngũ Giác Đài trong 45 phút và thảo luận với Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel về quan hệ quân sự thì thông cáo của bộ quốc phòng Hoa Kỳ nói Bộ trưởng Hagel nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề an ninh mạng đã nói trong cuộc đối thoại chiến lược, và tăng cường hợp tác về an ninh khu vực, bao gồm vấn đề Bắc Hàn. Về biển Đông, sau cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế, Trung Quốc tuyên bố tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải ở biển Đông, nhưng xác định ngay là sẽ vẫn giữ nguyên kế hoạch phát triển ở nơi đó, không có gì thay đổi. Phía Mỹ thì chỉ đưa ra yêu cầu các bên không sử dụng võ lực trong vụ tranh chấp biển Đông. Rõ ràng là hia nước lớn đã không đả động đến chuyện tranh chấp ở biển Đông, nhưng Hoa Kỳ muốn chứng tỏ vẫn quan tâm đến biển Đông và Đông Nam Á trong bối cảnh mối quan hệ với Trung Quốc.

Hoa Kỳ-Philippines hợp tác

Những sự kiện diễn ra ở Sydney và Manila có vẻ không liên quan đến hội nghị S&ED ở Washington.
Tại Manila, cuộc thảo luận về hợp tác quân sự Hoa Kỳ-Philippines hiển nhiên đã được dự trù từ lâu, trong khi bài nói chuyện của Phó Đô Đốc Scott Swift, Tư lệnh Đệ thất hạm đội phát biểu ở Sydney, Australia, có vẻ như để bổ túc cho quan điểm của Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, là Đô Đốc Samuel Locklear, trong cuộc họp báo từ tận thứ năm tuần trước, trong lúc Mỹ và Trung Quốc còn đang đối thoại chiến lược.
Trong cuộc họp báo này, Đô đốc Locklear ca ngợi sự tiến bộ trong mối quan hệ quân sự song phương, và nói Hoa Kỳ không chủ trương ngăn chặn Trung Quốc.  Vị Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương nhấn mạnh rằng chính sách của Hoa Kỳ là hợp tác và cộng tác, ý nói là cho cùng một mục đích chung.
Giữa những lời nghe như hoà hoãn, đô đốc Locklear không quên nhắc lại rằng nước Mỹ sẽ bảo đảm vững chắc quyền lợi của mình trên khắp thế giới.
abram-combat
Hạm đội tác chiến HKMH Abraham Lincoln - Wikipedia Commons photo
Cuộc họp báo của vị Tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương có liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, có thể vì hội nghị S&ED không dành thời gian cho vấn đề này.
Ý nghĩa của lời tuyên bố của vị chỉ huy phân nửa quân lực Mỹ cho thấy Trung Quốc vẫn thi hành chính sách gặm nhấm và đe doạ quân sự để giành chiếm càng nhiều càng tốt ở biển Đông. Và Hoa Kỳ muốn tỏ ra cho Đông Nam Á thấy rằng Mỹ áp dụng một chính sách tế nhị nhưng cương quyết, để ngăn trở bàn tay của Trung Quốc.
Cuộc thảo luận hợp tác quân sự Hoa Kỳ-Philippines tuy không liên quan đến đối thoại chiến lược Hoa Kỳ-Trung Quốc, nhưng đã minh chứng lập trường không thay đổi của Hoa Kỳ về chính sách đối với Trung Quốc ở châu Á, nhất là Đông Nam Á.
Từ tháng 6 năm 2011 khi họp hội nghị quốc phòng Shangri La ở Singapore, bộ trưởng quốc phòng Mỹ lúc đó là Robert Gates đã cùng vị tương nhiệm của Singapore loan báo kế hoạch hợp tác quân sự song phương, theo đó Hoa Kỳ được phép cho máy bay, tàu chiến thường xuyên sử dụng các căn cứ và hải cảng của Singapore, Mỹ tăng phái đến Singapore hai tàu hộ tống tàng hình tối tân hạng nhất để gọi là giữ an ninh và chống hải tặc trên thuỷ lộ eo biển Malacca.
Bây giờ với Philippines, Hoa Kỳ cũng đề nghị những kế hoạch gần giống y như với Singapore, chỉ khác là Hoa Kỳ nói lập căn cứ tạm cho phương tiện và vật phẩm cứu trợ thiên tai và tai nạn trên biển thay vì nói thẳng đó là chõ lui tới của phi cơ chiến hạm đệ thất hạm đội. Điểm khác nữa là người Mỹ chưa nói sẽ bố trí thêm tàu chiến thường xuyên ở căn cứ Subic mà thôi. Trong khi đó bản tin của Reuters ngày thứ ba 16 tháng 7 cho biết giới quân sự Philippines nói với Reuters về kế hoạch gọi là "hồi sinh" các căn cứ không quân, hải quân ở vịnh Subic để Hoa Kỳ sử dụng vào mục đích rào chặn sách lược của Trung Quốc gặm nhấm lần mò lấn chiếm biển đảo ở biển Tây Philippines, địa danh mà người Phi đặt cho biển Đông.
littoral-bonhome-250
HKMH Bonhone Richard tiếp dầu cho hộ tống hạm tàng hình Independence- Wikipedia Commons photo
Rõ ràng chính sách nhất quán của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á là không thể nào buông tay để Trung Quốc chiếm mất ảnh hưởng về địa chính trị, chiếm cả thị trường thương mại và mối giao lưu kinh tế, chính trị. Đó chính là điều mà các giới chức Mỹ từ thế kỷ trước đến nay và mãi sau này sẽ vẫn gọi là "quyền lợi của Hoa Kỳ".

Vị trí chiến lược hàng đầu

Vùng biển Đông Nam Á, mà các nước gọi là biển Đông, biển Nam Trung hoa, biển Tây Philippines, là thuỷ lộ huyết mạch của cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản, Nam Hàn. Trong đó eo biển Malacca là "động mạch cổ" của hệ thống huyết mạch ấy, cũng là cửa ngõ tiến vào Đông Nam Á của các hạm đội Hoa Kỳ, chính là lý do của các hiệp ước quân sự và chiến lược Mỹ-Singapore.  Singapore ở mỏm nam bán đảo Malaysia, là chiếc pháo đài sừng sững ngay cạnh bờ đoạn nối dài của eo biển Malacca sang eo biển Singapore. Không một vị trí quân sự và địa chính trị nào hơn được nó.
Hiệp định khung về đối tác chiến lược an ninh quốc phòng được ký kết giữa Thủ tướng Lý Hiển Long với Tổng thống George W. Bush tại Washington năm 2005 đặt nền móng cho mối liên kết chiến lược song phương.  Tại Hội nghị Đối thoại quốc phòng Shangri La 2011 ở Singapore Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates nhấn mạnh những điều cam kết không thể lay chuyển đối với các đồng minh Nhật Bản, Nam Hàn, đồng thời khẳng định chắc chắn việc Hoa Kỳ tăng cường quân sự tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.  Qua tháng 5, 2012, Bộ trưởng quốc phòng Singapore đi Mỹ, cùng người tương nhiệm đề cao mối quan hệ quốc phòng song phương gọi là "tuyệt hảo và lâu dài". Tháng 6, 2012 và cùng thời gian năm 2013 tại Đối thoại quốc phòng Shangri La ở Singapore, hai bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và Chuck Hagel đều nhấn mạnh và cùng "giải mã" chiến lược chuyển trục chiến lược của Mỹ sang châu Á- Thái Bình Dương, trọng điểm là Đông Nam Á và Đông Á với 60% lực lượng quân sự Hoa Kỳ thường xuyên hoạt động.

Ngăn rào con sư tử

Toàn bộ chiến lược của thế kỷ 21 đó nhắm vào đâu, nếu không phải là con sư tử Trung Quốc đang vùn vụt thăng tiến từ kinh tế đến quốc phòng, không che dấu ý định vươn xa trên mọi đại dương và đại lục của cả thế giới? Hoàng đế Napoleon của Pháp từ thế kỷ 17 đã nói Trung hoa là con sư tử đang ngủ, và khi nó tỉnh dậy, vươn vai, thì tiếng gầm sẽ làm rung chuyển thế giới.
Có bao nhiêu cuộc đối thoại diễn ra với con sư tử đói ấy thì quan hệ Mỹ-Hoa cũng vẫn nằm trong bối cảnh phức tạp của mối liên lập về kinh tế và đương đầu về chính trị, quân sự.
Đối thoại song phương có thể giải quyết kiến hiệu những vấn đề xung khắc trong mối liên lập kinh tế, riêng tình trạng đối đầu về quân sự chỉ có thể được xoa dịu, kềm hãm để chiến tranh không xảy ra, trong khi cùng đua nhau phát triển sức mạnh quân sự, lôi kéo cả thế giới vào cuộc chạy đua võ trang không có đích đến.china-at-sea
Hai "nạn nhân" của chính sách bành trướng Trung Quốc là Philippines và Việt Nam đang tìm lối thoát cho mình trong bối cảnh vừa hợp tác vừa đương đầu giữa hai cường quốc Thái Bình Dương, một nước ở xa, một nước sát cạnh. Lối thoát không phải là không thể tìm ra, nhưng quyết tâm chính trị để tìm được đường lối tốt nhất lại là điều khó khăn vô cùng đối với Việt Nam.
Trong cùng hoàn cảnh, Philippines được nhiều thuận lợi hơn, vì cực bắc đảo Luzon cũng còn cách nước Tàu gần 700 km đường biển, trong khi Việt Nam "núi liền núi, sông liền sông" lại là liên minh chính trị, khiến tình trạng khó khăn hơn gấp cả trăm lần. Thêm vào đó, sức mạnh chính trị, sức mạnh kinh tế, sự đoàn kết toàn dân cũng là những yếu tố sinh tử của Việt Nam, nước vừa là đồng chí vừa là anh em với nước Tàu từng đô hộ ta đến cả hằng nghìn năm.

No comments:

Post a Comment