Mỹ-Việt: 'Vuốt ve' thay 'khiêu khích'
Cập nhật: 15:06 GMT - thứ ba, 30 tháng 7, 2013
Tạp chí nổi tiếng của Anh, The Economist, có bài nhận định về kết quả chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, dẫn lời chuyên gia nói chuyến đi Mỹ của ông Sang hơi giống 'pháo xịt' dù Hoa Kỳ đang 'vuốt ve' thay vì 'khiêu khích' Hà Nội.
Mở đầu bài viết về quan hệ Việt Mỹ với tựa 'All aboard?' (tạm dịch 'Cùng chuyến tàu?'), The Economist nhắc lại rằng hai bên chỉ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, hai thập niên sau hình ảnh biểu tượng của những chiếc trực thăng Mỹ tháo lui từ nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Chủ đề liên quan
Ngoại trưởng John Kerry được dẫn lời nói quá trình bình thường hóa khá "chông gai".
Tác giả bài viết, được cho là phóng viên cộng tác của AP tại Hà Nội, bình luận:
"Nhưng Hoa Kỳ giờ xem kẻ cựu thù như một đồng minh chiến lược trong vùng. Và đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường thiết yếu cho các mặt hàng xuất khẩu dệt may và nông sản và là điểm cân bằng ngoại giao trước Trung Quốc đang lên."
"Thương mại song phương giữa hai nước giờ trị giá gần 25 tỷ đôla mỗi năm với phần lớn hàng hóa đi về ngả Hoa Kỳ."
Nhắc tới hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hai bên cam kết sẽ sớm thông qua, The Economist nói Việt Nam vẫn đang lo ngại hiệp ước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành may mặc và tới các doanh nghiệp nhà nước do những cải cách mà Việt Nam sẽ buộc phải thực hiện.
Tác giả cũng nhận xét việc ký kết TPP có thể sẽ là điều khó xử cho ông Obama vì chính giới Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh tới chuyện cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để đi tới hợp tác sâu hơn về kinh tế trong khi Hà Nội đã tăng cường trấn áp bất đồng chính kiến.
Hơi giống 'pháo xịt' '
The Economist nhắc lại rằng số người bị Việt Nam đã bỏ tù vì "tuyên truyền chống nhà nước" hay "âm mưu lật đổ chính quyền" trong nửa đầu năm 2013 đã bằng cả tổng số của năm 2012.
Họ nói tù nhân Điếu Cày, người ông Obama nhắc tới trong một diễn văn nhiều tháng trước đây, đã tuyệt thực sang tuần thứ năm vào cuối tháng Bảy.
Bởi vậy, báo nói, thời điểm ông Obama mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang có thể coi là "quái dị" và bình luận thêm:
"Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm" sang châu Á."
"Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm" sang châu Á.
"Và vì những lý do khác nữa, Obama đang nóng lòng kết thúc TPP, "trụ" kinh tế trong chính sách kinh tế của chính quyền ông đối với toàn bộ vùng châu Á Thái Bình Dương."
Tác giả cũng nhận xét "đối tác toàn diện" mà hai ông Sang và Obama tuyên bố được "định nghĩa mơ hồ" trong khi hai bên cũng kêu gọi có giải pháp hòa bình trên Biển Đông và tuyên bố việc thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam cho dù không nói chi tiết.
Người viết cũng dẫn lời một chuyên gia:
"Do lời mời của ông Obama đã dấy lên hy vọng có đột phá về TPP hay đối tác chiến lược," ông Ian Storey từ Viên Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore coi chuyến đi hơi giống pháo xịt.
"Hai nhà lãnh đạo có vẻ không nhắc tới chuyện liệu Hoa Kỳ có cân nhắc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không, hay hai bên sẽ giải quyết những than phiền của Việt Nam về TPP thế nào và một loạt các vấn đề khác nữa."
'Vuốt ve' Hà Nội
The Economist nói mặc dù TPP có thể giúp đẩy nhanh tiến độ cải cách đất đai và các doanh nghiệp quốc doanh, hiện chưa có gì chắc chắn là Việt Nam sẽ thông qua TPP:
"Một trong những điểm vướng mắc là điều khoản đòi ngành dệt may của họ, vốn xuất khẩu lượng hàng may mặc trị giá 7,6 tỷ đôla sang Hoa Kỳ mỗi năm, ngưng nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc và các nước không phải thành viên TPP khác.
"Điều này có thể dẫn tới việc sa thải nhân viên hoặc tệ hơn.
"Các nhóm lợi ích lớn đang lo ngại những điều khoản này sẽ xén cánh doanh nghiệp quốc doanh.
"Dẫu sao thì những trụ cột tham nhũng và vô cùng kém hiệu quả của nền kinh tế èo uột ở Việt Nam lại có ô lớn."
The Economist nói chính quyền có thể sẽ phải trả tự do cho một số "tù nhân chính trị có tiếng" trong những tháng tới đây để chứng tỏ họ đã "lắng nghe" than phiền của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền (hay ít nhất là cũng không giả điếc trước vấn đề).
Tạp chí dự đoán ông Lê Quốc Quân, người mà phiên xử bị hoãn đột ngột trước chuyến đi của ông Sang, có thể nằm trong số người được thả.
Nhưng The Economist cũng nhận xét thả một số tù nhân hay ký một hiệp ước thương mại không đồng nghĩa với thay đổi chính sách và quan hệ Việt - Mỹ sẽ không dễ dàng cho dù Hoa Kỳ đã quyết định "vuốt ve" thay vì khiêu khích Hà Nội.
No comments:
Post a Comment