Trong chuyến công du Hoa Kỳ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã có tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền đường lưỡi bò, bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông và nhiều đảo gần bờ biển các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines… Chủ tịch Việt Nam giải thích : « Chúng tôi không tìm thấy bất cứ cơ sở pháp lý hay khoa học nào đối với một đòi hỏi như thế và như vậy chủ trương của Việt Nam bác bỏ đòi hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông là hợp lý ».
Tuy nhiên, ông Trương Tấn Sang từ chối đưa ra bình luận về khả năng Việt Nam sẽ liên kết với Philippines trong việc đưa các tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế để xét xử dựa trên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, như Manila đã khởi sự từ tháng 1/2013. Chủ tịch Việt Nam khẳng định : « Là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Philippines có toàn quyền theo đuổi vụ kiện như họ muốn ».
Trên thực tế, Việt Nam và Philippines đều thường xuyên chỉ trích các yêu sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông. Dù sao, quan hệ giữa từng nước với Trung Quốc có phần khác nhau. Quan hệ Philippines - Trung Quốc đặc biệt căng thẳng trong thời gian gần đây, với việc Trung Quốc duy trì sự kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough (bãi cạn này được Philippines đặt tên là Panatag, trong khi phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), mà Philippines vẫn khẳng định chủ quyền, sau hai tháng tranh chấp giữa hai bên hồi hè năm ngoái. Ngày 22/01/2013, Manila tuyên bố buộc phải đưa vụ việc này ra trước tòa án quốc tế, vì « đã sử dụng gần như toàn bộ các biện pháp ngoại giao và chính trị để có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình với Trung Quốc ».
Trong khi đó, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có phần dịu lại với chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam hồi cuối tháng 6/2013, hai bên đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng để phòng ngừa các biến cố bất ngờ gây xung đột. Tuy nhiên, ngay sau chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam, đầu tháng 7/2013, lại diễn ra các vụ tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá các tầu cá Việt Nam đang khai thác hải sản tại vùng biển Hoàng Sa.
Trước cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Chủ tịch Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Hoa Kỳ ra tuyên bố chung kêu gọi « giải quyết các xung đột bằng con đường hòa bình » và tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông, gọi tắt là COC, nhằm hóa giải các tranh chấp. Chủ tịch nước Việt Nam nói :
« Vấn đề Biển Đông cũng đã được bàn bạc tới một cách thấu đáo. Chúng tôi hết sức hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ lập trường Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN là giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, DOC tiến đến COC và cam kết bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi cũng bày tỏ sự hoan nghênh Hoa Kỳ cũng như các nước khác hết sức quan tâm, chăm sóc sự nghiệp hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở Biển Đông nói riêng cũng như trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương ».
Về phần mình, Tổng thống Obama cho biết : « Chúng tôi đã thảo luận về sự cần thiết phải tiếp tục các nỗ lực nhằm giải quyết một cách hòa bình những vấn đề hàng hải đang nổi lên tại Biển Đông và những nơi khác trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi đánh giá rất cao cam kết của Việt Nam làm việc với ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á nhằm đạt được một bộ quy tắc ứng xử cho phép giải quyest các vấn đề này một cách hòa bình và công bằng ».
Trong Hội nghị các Ngoại trưởng của khối ASEAN tại Brunei hồi đầu tháng 7/2013, Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố chấp nhận đàm phán với các nước ASEAN về bộ quy tắc COC kể từ tháng 9/2013. Tuy vậy, một số nhà quan sát cảnh báo thái độ của Trung Quốc không thành thực, mà chỉ là một thủ pháp nhằm hóa giải chiến lược xoay trục của Mỹ, đang ngày càng giành được sự ủng hộ của nhiều nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép.
Tuy nhiên, ông Trương Tấn Sang từ chối đưa ra bình luận về khả năng Việt Nam sẽ liên kết với Philippines trong việc đưa các tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế để xét xử dựa trên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, như Manila đã khởi sự từ tháng 1/2013. Chủ tịch Việt Nam khẳng định : « Là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Philippines có toàn quyền theo đuổi vụ kiện như họ muốn ».
Trên thực tế, Việt Nam và Philippines đều thường xuyên chỉ trích các yêu sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông. Dù sao, quan hệ giữa từng nước với Trung Quốc có phần khác nhau. Quan hệ Philippines - Trung Quốc đặc biệt căng thẳng trong thời gian gần đây, với việc Trung Quốc duy trì sự kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough (bãi cạn này được Philippines đặt tên là Panatag, trong khi phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), mà Philippines vẫn khẳng định chủ quyền, sau hai tháng tranh chấp giữa hai bên hồi hè năm ngoái. Ngày 22/01/2013, Manila tuyên bố buộc phải đưa vụ việc này ra trước tòa án quốc tế, vì « đã sử dụng gần như toàn bộ các biện pháp ngoại giao và chính trị để có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình với Trung Quốc ».
Trong khi đó, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có phần dịu lại với chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam hồi cuối tháng 6/2013, hai bên đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng để phòng ngừa các biến cố bất ngờ gây xung đột. Tuy nhiên, ngay sau chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam, đầu tháng 7/2013, lại diễn ra các vụ tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá các tầu cá Việt Nam đang khai thác hải sản tại vùng biển Hoàng Sa.
Trước cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Chủ tịch Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Hoa Kỳ ra tuyên bố chung kêu gọi « giải quyết các xung đột bằng con đường hòa bình » và tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông, gọi tắt là COC, nhằm hóa giải các tranh chấp. Chủ tịch nước Việt Nam nói :
« Vấn đề Biển Đông cũng đã được bàn bạc tới một cách thấu đáo. Chúng tôi hết sức hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ lập trường Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN là giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, DOC tiến đến COC và cam kết bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi cũng bày tỏ sự hoan nghênh Hoa Kỳ cũng như các nước khác hết sức quan tâm, chăm sóc sự nghiệp hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở Biển Đông nói riêng cũng như trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương ».
Về phần mình, Tổng thống Obama cho biết : « Chúng tôi đã thảo luận về sự cần thiết phải tiếp tục các nỗ lực nhằm giải quyết một cách hòa bình những vấn đề hàng hải đang nổi lên tại Biển Đông và những nơi khác trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi đánh giá rất cao cam kết của Việt Nam làm việc với ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á nhằm đạt được một bộ quy tắc ứng xử cho phép giải quyest các vấn đề này một cách hòa bình và công bằng ».
Trong Hội nghị các Ngoại trưởng của khối ASEAN tại Brunei hồi đầu tháng 7/2013, Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố chấp nhận đàm phán với các nước ASEAN về bộ quy tắc COC kể từ tháng 9/2013. Tuy vậy, một số nhà quan sát cảnh báo thái độ của Trung Quốc không thành thực, mà chỉ là một thủ pháp nhằm hóa giải chiến lược xoay trục của Mỹ, đang ngày càng giành được sự ủng hộ của nhiều nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép.
No comments:
Post a Comment