Trang hai nhật báo Le Monde có bài viết đáng chú ý về cuộc sống của người Thiên Chúa Giáo Bắc Triều Tiên : « Tại Bình Nhưỡng, cựu « Jerusalem của Châu Á », người Thiên Chúa Giáo bị quản lý nghiêm ngặt ». Theo tờ báo, hiện tại thủ đô Bắc Triều Tiên chỉ còn bốn nhà thờ : nhà thờ chánh tòa Jangchoong của người Công giáo, hai nhà thờ Tin lành và một nhà thờ Chính thống giáo. Người phụ trách việc thờ phượng do chính quyền Bình Nhưỡng bổ nhiệm. Theo số liệu chính thức, có 4 000 tín đồ Công giáo và 11 000 người Tin lành.
Le Monde nhắc lại, đầu thế kỷ XX, Bắc Triều Tiên từng là nơi phúc âm được truyền bá mạnh nhất Châu Á, chỉ sau Philippines, đến nỗi Bình Nhưỡng được mệnh danh là « Jerusalem Á châu ». Thế nhưng ngày nay, thời thế đã thay đổi. Theo báo cáo thường niên về tự do tín ngưỡng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên « trừng phạt nặng nề những hoạt động tín ngưỡng, ngoại trừ các nhóm được chính phủ công nhận và kiểm soát ». Bình Nhưỡng đáp trả với lý lẽ : Hiếp pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, « với điều kiện tôn giáo đó không bị các thế lực bên ngoài thao túng gây nguy hại cho chế độ ».
Sau khi Bắc Triều Tiên rơi vào tay Cộng sản vào năm 1945, một bộ phận trong tổng số 200 000 người Thiên Chúa Giáo (57 000 người Công giáo) di tản sang Hàn Quốc. Những tìn đồ còn trụ lại bị tập trung vào một Liên đoàn Thiên Chúa Giáo, do một mục sư điều hành. Nhân vật này là anh em họ với mẹ của cố lãnh đạo Kim Il-sung, người sáng lập ra chế độ độc tài Bắc Triều Tiên.
Bà Kang Pan-sok, mẹ của cố lãnh đạo Kim Il-sung là một tín đồ vô cùng sùng đạo, nên bà đã giáo dục con trẻ theo giáo lý Thiên Chúa Giáo. Cố lãnh đạo Kim Il-sung đã từng đi học ở chủng viện. Theo dòng chiến sự, người Thiên Chúa Giáo bị cáo buộc « là tòng phạm với sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc » nên đã bị tống ngục và bị hành hình. Quyền tự do tín ngưỡng sau đó được đưa vào Hiến pháp năm 1972, cho phép thành lập hiệp hội tôn giáo, trong đó có hiệp hội Thiên Chúa Giáo tại Bắc Triều Tiên. Họ được phép xây dựng nhà thờ và tổ chức các hoạt động tôn giáo.
Le Monde miêu tả, tại nhà thờ chánh tòa Janchoong vào ngày chúa nhật, trong cảnh bài trí khô khan, người dân tụ họp mà không có linh mục. Chủ tế đọc kinh thánh. Bộ phận giúp lễ cầu nguyện và hát, trong một bầu khí ít tôn nghiêm. Không hề có rước lễ và mình Thánh Chúa. Sau buổi tụ họp, người dân giải tán ra về và để lại nhà thờ sách kinh thánh.
Các linh mục nước ngoài và Hàn Quốc đã từng dự những buổi cầu nguyện như vậy và thấy đây là « điều nực cười ». Họ có thể làm lễ nhưng Giáo Hội Hàn Quốc can ngăn vì các linh mục không có sự trao đổi với giáo dân nên họ không thể biết được giáo dân Bắc Triều Tiên có đức tin hay không.
Tại biên giới của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, các giáo hội Tin lành tìm cách truyền đạo và lôi kéo nhiều người tỵ nạn cải đạo. Những người tân tòng này mang trên người những cuốn kinh thánh cực nhỏ, nhưng đó lại là điều vô cùng nguy hiểm. Nếu họ bị bắt, họ sẽ bị đưa vào trại lao cải. Đối với Bình Nhưỡng, việc truyền bá đức tin bất hợp pháp đồng nghĩa với « hành vi chống đối nhà nước ».
Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc
Nhật báo Le Monde nhìn sang tình trạng của người Công giáo tại Trung Quốc. Tại đây tồn tại hai giáo hội : một giáo hội chịu sự quản lý của chính quyền Trung Quốc và Bắc Kinh bổ nhiệm linh mục hoặc giám mục còn một giáo hội khác được xem là « thầm lặng », trực thuộc Vatican. Thành phần này bị nhà nước Trung Quốc chiêu dụ và đàn áp với chiến thuật cây gậy và củ cà rốt.
Qua bài phóng sự tại tỉnh Hà Nam, Le Monde thuật lại, để buộc các tu sĩ quy phục dưới sự quản lý của Bắc Kinh, chính quyền đã tung ra nhiều biện pháp chiêu dụ như cấp nhà, xe hơi, thẻ bảo hiểm và xây dựng một nhà thờ đẹp cho họ. Nếu trái lời, họ bị cảnh sát sẽ đến tận nhà bắt đi vào 4 giờ sáng. Một linh mục nhận định : một là theo chính phủ Bắc Kinh, hai là trở thành kẻ thù của họ. Nhiều nhà thờ, thánh giá ở Ôn Châu, dọc vùng duyên hải đông nam, bị phá hủy.
Một số giáo dân tiết lộ, chính phủ Bắc Kinh buộc một số linh mục phải đi qua đêm. Khi đêm đến, họ trả tiền cho một cô gái gọi đến gõ cửa khách sạn linh mục và đe dọa sẽ phát tán chứng cứ như thể những linh mục này « mất đạo đức ».
Trước sự trấn áp của chính phủ, một số giáo dân buông xuôi và tự hỏi : việc gì cứ phải đối đầu với chính phủ làm gì, cuộc sống của họ sẽ dễ dàng hơn khi được chính phủ hỗ trợ.
Trong một bài viết khác, Le Monde nhận định, Đức Giáo Hoàng lại một lần nữa chìa tay ra cho Trung Quốc với hy vọng đàm phán để cải thiện quan hệ Vatican-Bắc Kinh. Tuy nhiên, hố sâu ngăn cách hai bên quá lớn, ngay cả việc Trung Quốc cho phép Giáo Hoàng bay qua lãnh thổ để đến Hàn Quốc không chắc đủ để hâm nóng quan hệ hai bên.
Theo linh mục người Bỉ Jeroom Heyndrickx, đồng thời là nhà Hán học tại đại học Louvain, sự tìm kiếm đồng thuận không thể dẫn đến việc khoan nhượng với Trung Quốc nếu chính quyền không ngừng truy bức người Công giáo. Tuy luôn ủng hộ việc hai bên xích lại gần nhau, linh mục này tự hỏi : « Đâu là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn đối thoại ?
Đức Hồng Y Josept Trần Nhật Quân (Zen Ze-kiun) ở Hồng Kông là « kẻ thù số một » của Giáo hội chính thống Trung Quốc. Vị hồng y này nhận định : Đức Giáo Hoàng đã thực hiện chính sách thỏa hiệp, cởi mở và chúng tôi chẳng được gì. Giáo Hoàng cứ nghĩ người cộng sản rất mạnh nên đã xuống nước và khuyên cần phải hiểu họ, nhưng đàm phán thực sự chỉ xảy ra khi cả hai bên chân thành. Đối với Hồng YTrần Nhật Quân , Trung Quốc ngày càng ngạo mạn trên mọi lĩnh vực : kinh tế, chính trị, đối nội cũng như đối ngoại.
Ukraina, tiếng giày quân Nga vang lên tại biên giới
Đề tài cũng thu hút các nhật báo Paris là tình hình căng thẳng tại biên giới Nga-Ukraina. Hôm qua, Kiev tuyên bố đã tiêu diệt xe tăng Nga tràn qua lãnh thổ Ukraina. Mátxcơva phản đối và tố cáo ngược trở lại Ukraina đã tìm cách ngăn cản hành trình đoàn xe cứu trợ nhân đạo Nga bị chặn tại biên giới. Theo phía Nga, đoàn xe này được gửi đến để cứu trợ dân miền Đông Ukraina.
Thực hư thế nào vẫn chưa biết được và nhật báo Le Figaro thận trọng nhận xét trên trang nhất : « căng thẳng nâng thêm một nấc giữa Kiev và Mátxcơva ». Trong khi đó, nhật báo Libération đi xa hơn khi chạy tựa gây chú ý trên trang nhất : « Nga-Ukraina : lằn đỏ ». Sang trên bên trong tờ báo, Libération khẳng định, xe bọc thép Nga « đã tràn vào Ukraina ». Bằng chứng là phóng viên Anh và của hãng tin AFP Pháp đã chứng kiến sự đột nhập của Nga. Phương Tây báo động, « mọi hành vi quân sự đơn phương từ phía Nga tại lãnh thổ Ukraina dù cho với cái cớ gì đi nữa, thậm chí cả lý do nhân đạo cũng bị xem là xâm phạm luật quốc tế ».
Nhật báo Le Figaro cố gắng tìm hiểu thực hư thế nào qua bài viết : « Trò chơi rủi ro của Mátxcơva trên đất Ukraina ». Theo tờ báo, ý đồ của Nga trên hồ sơ Ukraina càng ngày càng khó thấy. Việc Ukraina chống đối Nga đưa đoàn xe cứu trợ vào Ukraina không phải không có nguyên nhân. Kiev nhận thấy Mátxcơva là một kẻ xâm lược, đang ngầm tiến hành chiến tranh thông qua việc cung cấp vũ khí cho phe ly khai thân Nga vùng Donbass. Đoàn xe cứu trợ Nga đã tăng số lượng lên gấp đôi vào tối thứ năm gồm 21 xe bọc thép và xe tải quân sự.
Le Figaro nhận định, những diễn biến gần đây cho thấy cường độ giao tranh tăng từng ngày một. Do đó, trong xã luận báo Libération, các Ngoại trưởng châu Âu hết sức quan ngại và kêu gọi nên đồng lòng phản ứng nhanh chóng nhất có thể trước tình hình trên. Libération nhận định, chủ nhân điện Kremlin chỉ muốn đối đầu và cho đến nay, chính ông Putin là người làm chủ cuộc chơi.
Mùa hè Crimée vắng bóng du khách
Tạp chí L’Express số ra tuần này quan tâm đến cuộc sống của người dân vùng Crimée. Một mùa hè vắng khách không như mọi năm sau khi vùng tự trị này bị sát nhập vào Nga. Những kỳ nghỉ không mấy vui vẻ do hậu quả của cuộc chiến gần đó, một bầu khí kinh tế ảm đạm. Tuy nhiên, phần đông dân chúng Crimée đều không hề hối tiếc khi thay đổi màu cờ dân tộc.
Theo tạp chí L’Express, du khách ít đi 5 lần so với năm 2013. Đương nhiên là hàng nghìn người Ukraina gốc Nga thuộc vùng Donbass tìm đến bãi biển chan hòa ánh nắng để lánh nạn, với hy vọng đợi chiến cuộc qua đi sẽ trở về nhà. Tuy nhiên, loại du khách bất đắc dĩ này đến đây không phải để tiêu tiền, bởi họ buộc phải tiết kiệm vì cuộc sống sắp tới dự trù sẽ rất bấp bênh đối với họ.
Từ khi vùng Crimée cắt đứt quan hệ với Ukraina, du khách Ukraina cũng không đến đây nghỉ mát nữa. Du khách Nga cũng ít hơn trước, do họ thường đi đến Crimée bằng xe hơi hay tàu hỏa, băng qua lãnh thổ Ukraina. Giờ đây, họ không thể sử dụng tuyến đường này nữa, một phần vì chiến tranh, một phần vì sợ cảnh sát biên phòng Ukraina chặn. L’Express miêu tả, thương mại và các dịch vụ du lịch đình đốn.
Các trò chơi cảm giác mạnh cũng vắng khách. Cửa hàng bán kem ế ẩm. Loại du khách kế tiếp là một số nhà đầu tư địa ốc muốn tìm mua nhà phụ. Đây không phải là tin vui đối với một số người yêu chuộng di sản vì họ lo ngại trào lưu này sẽ thay đổi diện mạo kiến trúc tại Crimée, một điều từng xảy ra dưới sự quản lý của Ukraina.
Một điều mà ít ai biết là Crimée còn là địa điểm ưa thích của nhiều cặp đồng tính. Họ tập trung tại các bãi biển vắng, địa hình trắc trở mà du khách khó vào. Một cặp đồng tính nữ được L’Express phỏng vấn cũng vô cùng ngưỡng mộ Tổng thống Putin vì ông thông minh và có những quyết định đúng đắn, mặc dù, chủ nhân điện Kremlin nổi tiếng bài giới đồng tính.
L’Express cho biết, người dân Crimée có cách nhìn khá châm chọc đối với tình hình địa chính trị. Oleg, một tài xế taxi nhận định, « Tổng thống Mỹ Obama chẳng được tích sự gì, chẳng có lấy chút uy quyền nào cả, một tay xuất thân từ Jamaica. Thủ tướng Angela Merkel luôn theo đuôi Mỹ. Chính phủ Kiev là những tay Đức quốc xã đã bắn nhầm chiếc MH17, vì trên thực tế, họ muốn bắn rơi chiếc máy bay chở Tổng thống Putin bay cùng thời điểm ». Chỉ có nước Pháp là còn có chút thể diện dưới con mắt của anh chàng taxi này : « Người Pháp còn có uy thế. Họ bất chấp người khác nghĩ gì. Họ sản xuất tàu chiến Mistral cho Nga. Hoan hô Pháp ! ».
Ngoài ra, dân chúng sống tại Crimée cũng phải để ý đến lời ăn tiếng nói. Những cuộc trò chuyện thông thường hàng ngày cũng tránh lên án Mátxcơva. Một thương nhân than phiền thời tiết xấu, mùa du lịch ế ẩm, ít du khách quốc tế, bà ta không bán được hàng. Bỗng chốc xuất hiện một người qua đường xía vào câu chuyện : « Bà than phiền gì chứ ? Nếu bà không hài lòng thì hãy đến Kiev mà sống ». Câu chuyện trên nhắc nhớ lại dưới thời Liên Xô cũ, người nào cũng tự cho mình quyền dò xét kẻ khác, sao cho không một suy nghĩ sai lệch nào đi ngược lại chính sách nhà nước.
Không chỉ có thường dân mà cả trên thượng tầng lãnh đạo, một câu nói sai lệch cũng đủ bị triệt hạ. Ngày 28/07 vừa qua, một trong những nhà tư vấn cho Thủ tướng Crimée đã bị đuổi việc ngay lập tức, do ông nghĩ ông có trách nhiệm công khai thông báo cho dân chúng biết, trong những tháng tới, người dân sẽ phải sống thắt lưng buộc bụng, vì mùa du lịch này không bội thu và hoàn cảnh làm ăn không mấy thuận lợi. Điều mà ai cũng đã dự đoán trước.
Đại học Anh-Mỹ vẫn đứng đầu bảng xếp hạng Thượng Hải
Hôm nay, hai tờ báo Le Monde và Le Figaro quan tâm đến thứ hạng của các trường đại học Pháp trên bảng xếp hạng Thượng Hải. Xếp hạng này đăng tên 500 đại học hàng đầu thế giới (trong tổng số 17 000). Theo Le Monde, 4 trường đại học của Pháp được lọt vào Top 100 nhưng không có trường nào lọt vào Top 20.
Bảng xếp hạng 2014 lại một lần nữa khẳng định sự đăng quang của các đại học Hoa Kỳ (chiếm 16 chỗ trong Top 20). Còn lại trong Top 20 là 3 trường đại học của Anh và một của Thụy Sĩ.
Theo Le Figaro, bảng xếp hạng Thượng Hải dựa trên 6 tiêu chí : số lượng giải Nobel đặt được tính cả của cựu sinh viên, số lượng nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều trong lĩnh vực hay số lượng bài báo được đăng. Rõ ràng, các tiêu chí này nghiêng hẳn về lĩnh vực nghiên cứu và khoa học đời sống, che lấp ngành khoa học xã hội nhân văn. Bản đánh giá Thượng Hải vốn bị chỉ trích là bỏ qua nhiều tiêu chí như : chất lượng dạy học, khả năng kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và tiếp đón sinh viên nước ngoài.
Le Monde nhắc lại, đầu thế kỷ XX, Bắc Triều Tiên từng là nơi phúc âm được truyền bá mạnh nhất Châu Á, chỉ sau Philippines, đến nỗi Bình Nhưỡng được mệnh danh là « Jerusalem Á châu ». Thế nhưng ngày nay, thời thế đã thay đổi. Theo báo cáo thường niên về tự do tín ngưỡng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên « trừng phạt nặng nề những hoạt động tín ngưỡng, ngoại trừ các nhóm được chính phủ công nhận và kiểm soát ». Bình Nhưỡng đáp trả với lý lẽ : Hiếp pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, « với điều kiện tôn giáo đó không bị các thế lực bên ngoài thao túng gây nguy hại cho chế độ ».
Sau khi Bắc Triều Tiên rơi vào tay Cộng sản vào năm 1945, một bộ phận trong tổng số 200 000 người Thiên Chúa Giáo (57 000 người Công giáo) di tản sang Hàn Quốc. Những tìn đồ còn trụ lại bị tập trung vào một Liên đoàn Thiên Chúa Giáo, do một mục sư điều hành. Nhân vật này là anh em họ với mẹ của cố lãnh đạo Kim Il-sung, người sáng lập ra chế độ độc tài Bắc Triều Tiên.
Bà Kang Pan-sok, mẹ của cố lãnh đạo Kim Il-sung là một tín đồ vô cùng sùng đạo, nên bà đã giáo dục con trẻ theo giáo lý Thiên Chúa Giáo. Cố lãnh đạo Kim Il-sung đã từng đi học ở chủng viện. Theo dòng chiến sự, người Thiên Chúa Giáo bị cáo buộc « là tòng phạm với sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc » nên đã bị tống ngục và bị hành hình. Quyền tự do tín ngưỡng sau đó được đưa vào Hiến pháp năm 1972, cho phép thành lập hiệp hội tôn giáo, trong đó có hiệp hội Thiên Chúa Giáo tại Bắc Triều Tiên. Họ được phép xây dựng nhà thờ và tổ chức các hoạt động tôn giáo.
Le Monde miêu tả, tại nhà thờ chánh tòa Janchoong vào ngày chúa nhật, trong cảnh bài trí khô khan, người dân tụ họp mà không có linh mục. Chủ tế đọc kinh thánh. Bộ phận giúp lễ cầu nguyện và hát, trong một bầu khí ít tôn nghiêm. Không hề có rước lễ và mình Thánh Chúa. Sau buổi tụ họp, người dân giải tán ra về và để lại nhà thờ sách kinh thánh.
Các linh mục nước ngoài và Hàn Quốc đã từng dự những buổi cầu nguyện như vậy và thấy đây là « điều nực cười ». Họ có thể làm lễ nhưng Giáo Hội Hàn Quốc can ngăn vì các linh mục không có sự trao đổi với giáo dân nên họ không thể biết được giáo dân Bắc Triều Tiên có đức tin hay không.
Tại biên giới của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, các giáo hội Tin lành tìm cách truyền đạo và lôi kéo nhiều người tỵ nạn cải đạo. Những người tân tòng này mang trên người những cuốn kinh thánh cực nhỏ, nhưng đó lại là điều vô cùng nguy hiểm. Nếu họ bị bắt, họ sẽ bị đưa vào trại lao cải. Đối với Bình Nhưỡng, việc truyền bá đức tin bất hợp pháp đồng nghĩa với « hành vi chống đối nhà nước ».
Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc
Nhật báo Le Monde nhìn sang tình trạng của người Công giáo tại Trung Quốc. Tại đây tồn tại hai giáo hội : một giáo hội chịu sự quản lý của chính quyền Trung Quốc và Bắc Kinh bổ nhiệm linh mục hoặc giám mục còn một giáo hội khác được xem là « thầm lặng », trực thuộc Vatican. Thành phần này bị nhà nước Trung Quốc chiêu dụ và đàn áp với chiến thuật cây gậy và củ cà rốt.
Qua bài phóng sự tại tỉnh Hà Nam, Le Monde thuật lại, để buộc các tu sĩ quy phục dưới sự quản lý của Bắc Kinh, chính quyền đã tung ra nhiều biện pháp chiêu dụ như cấp nhà, xe hơi, thẻ bảo hiểm và xây dựng một nhà thờ đẹp cho họ. Nếu trái lời, họ bị cảnh sát sẽ đến tận nhà bắt đi vào 4 giờ sáng. Một linh mục nhận định : một là theo chính phủ Bắc Kinh, hai là trở thành kẻ thù của họ. Nhiều nhà thờ, thánh giá ở Ôn Châu, dọc vùng duyên hải đông nam, bị phá hủy.
Một số giáo dân tiết lộ, chính phủ Bắc Kinh buộc một số linh mục phải đi qua đêm. Khi đêm đến, họ trả tiền cho một cô gái gọi đến gõ cửa khách sạn linh mục và đe dọa sẽ phát tán chứng cứ như thể những linh mục này « mất đạo đức ».
Trước sự trấn áp của chính phủ, một số giáo dân buông xuôi và tự hỏi : việc gì cứ phải đối đầu với chính phủ làm gì, cuộc sống của họ sẽ dễ dàng hơn khi được chính phủ hỗ trợ.
Trong một bài viết khác, Le Monde nhận định, Đức Giáo Hoàng lại một lần nữa chìa tay ra cho Trung Quốc với hy vọng đàm phán để cải thiện quan hệ Vatican-Bắc Kinh. Tuy nhiên, hố sâu ngăn cách hai bên quá lớn, ngay cả việc Trung Quốc cho phép Giáo Hoàng bay qua lãnh thổ để đến Hàn Quốc không chắc đủ để hâm nóng quan hệ hai bên.
Theo linh mục người Bỉ Jeroom Heyndrickx, đồng thời là nhà Hán học tại đại học Louvain, sự tìm kiếm đồng thuận không thể dẫn đến việc khoan nhượng với Trung Quốc nếu chính quyền không ngừng truy bức người Công giáo. Tuy luôn ủng hộ việc hai bên xích lại gần nhau, linh mục này tự hỏi : « Đâu là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn đối thoại ?
Đức Hồng Y Josept Trần Nhật Quân (Zen Ze-kiun) ở Hồng Kông là « kẻ thù số một » của Giáo hội chính thống Trung Quốc. Vị hồng y này nhận định : Đức Giáo Hoàng đã thực hiện chính sách thỏa hiệp, cởi mở và chúng tôi chẳng được gì. Giáo Hoàng cứ nghĩ người cộng sản rất mạnh nên đã xuống nước và khuyên cần phải hiểu họ, nhưng đàm phán thực sự chỉ xảy ra khi cả hai bên chân thành. Đối với Hồng YTrần Nhật Quân , Trung Quốc ngày càng ngạo mạn trên mọi lĩnh vực : kinh tế, chính trị, đối nội cũng như đối ngoại.
Ukraina, tiếng giày quân Nga vang lên tại biên giới
Đề tài cũng thu hút các nhật báo Paris là tình hình căng thẳng tại biên giới Nga-Ukraina. Hôm qua, Kiev tuyên bố đã tiêu diệt xe tăng Nga tràn qua lãnh thổ Ukraina. Mátxcơva phản đối và tố cáo ngược trở lại Ukraina đã tìm cách ngăn cản hành trình đoàn xe cứu trợ nhân đạo Nga bị chặn tại biên giới. Theo phía Nga, đoàn xe này được gửi đến để cứu trợ dân miền Đông Ukraina.
Thực hư thế nào vẫn chưa biết được và nhật báo Le Figaro thận trọng nhận xét trên trang nhất : « căng thẳng nâng thêm một nấc giữa Kiev và Mátxcơva ». Trong khi đó, nhật báo Libération đi xa hơn khi chạy tựa gây chú ý trên trang nhất : « Nga-Ukraina : lằn đỏ ». Sang trên bên trong tờ báo, Libération khẳng định, xe bọc thép Nga « đã tràn vào Ukraina ». Bằng chứng là phóng viên Anh và của hãng tin AFP Pháp đã chứng kiến sự đột nhập của Nga. Phương Tây báo động, « mọi hành vi quân sự đơn phương từ phía Nga tại lãnh thổ Ukraina dù cho với cái cớ gì đi nữa, thậm chí cả lý do nhân đạo cũng bị xem là xâm phạm luật quốc tế ».
Nhật báo Le Figaro cố gắng tìm hiểu thực hư thế nào qua bài viết : « Trò chơi rủi ro của Mátxcơva trên đất Ukraina ». Theo tờ báo, ý đồ của Nga trên hồ sơ Ukraina càng ngày càng khó thấy. Việc Ukraina chống đối Nga đưa đoàn xe cứu trợ vào Ukraina không phải không có nguyên nhân. Kiev nhận thấy Mátxcơva là một kẻ xâm lược, đang ngầm tiến hành chiến tranh thông qua việc cung cấp vũ khí cho phe ly khai thân Nga vùng Donbass. Đoàn xe cứu trợ Nga đã tăng số lượng lên gấp đôi vào tối thứ năm gồm 21 xe bọc thép và xe tải quân sự.
Le Figaro nhận định, những diễn biến gần đây cho thấy cường độ giao tranh tăng từng ngày một. Do đó, trong xã luận báo Libération, các Ngoại trưởng châu Âu hết sức quan ngại và kêu gọi nên đồng lòng phản ứng nhanh chóng nhất có thể trước tình hình trên. Libération nhận định, chủ nhân điện Kremlin chỉ muốn đối đầu và cho đến nay, chính ông Putin là người làm chủ cuộc chơi.
Mùa hè Crimée vắng bóng du khách
Tạp chí L’Express số ra tuần này quan tâm đến cuộc sống của người dân vùng Crimée. Một mùa hè vắng khách không như mọi năm sau khi vùng tự trị này bị sát nhập vào Nga. Những kỳ nghỉ không mấy vui vẻ do hậu quả của cuộc chiến gần đó, một bầu khí kinh tế ảm đạm. Tuy nhiên, phần đông dân chúng Crimée đều không hề hối tiếc khi thay đổi màu cờ dân tộc.
Theo tạp chí L’Express, du khách ít đi 5 lần so với năm 2013. Đương nhiên là hàng nghìn người Ukraina gốc Nga thuộc vùng Donbass tìm đến bãi biển chan hòa ánh nắng để lánh nạn, với hy vọng đợi chiến cuộc qua đi sẽ trở về nhà. Tuy nhiên, loại du khách bất đắc dĩ này đến đây không phải để tiêu tiền, bởi họ buộc phải tiết kiệm vì cuộc sống sắp tới dự trù sẽ rất bấp bênh đối với họ.
Từ khi vùng Crimée cắt đứt quan hệ với Ukraina, du khách Ukraina cũng không đến đây nghỉ mát nữa. Du khách Nga cũng ít hơn trước, do họ thường đi đến Crimée bằng xe hơi hay tàu hỏa, băng qua lãnh thổ Ukraina. Giờ đây, họ không thể sử dụng tuyến đường này nữa, một phần vì chiến tranh, một phần vì sợ cảnh sát biên phòng Ukraina chặn. L’Express miêu tả, thương mại và các dịch vụ du lịch đình đốn.
Các trò chơi cảm giác mạnh cũng vắng khách. Cửa hàng bán kem ế ẩm. Loại du khách kế tiếp là một số nhà đầu tư địa ốc muốn tìm mua nhà phụ. Đây không phải là tin vui đối với một số người yêu chuộng di sản vì họ lo ngại trào lưu này sẽ thay đổi diện mạo kiến trúc tại Crimée, một điều từng xảy ra dưới sự quản lý của Ukraina.
Một điều mà ít ai biết là Crimée còn là địa điểm ưa thích của nhiều cặp đồng tính. Họ tập trung tại các bãi biển vắng, địa hình trắc trở mà du khách khó vào. Một cặp đồng tính nữ được L’Express phỏng vấn cũng vô cùng ngưỡng mộ Tổng thống Putin vì ông thông minh và có những quyết định đúng đắn, mặc dù, chủ nhân điện Kremlin nổi tiếng bài giới đồng tính.
L’Express cho biết, người dân Crimée có cách nhìn khá châm chọc đối với tình hình địa chính trị. Oleg, một tài xế taxi nhận định, « Tổng thống Mỹ Obama chẳng được tích sự gì, chẳng có lấy chút uy quyền nào cả, một tay xuất thân từ Jamaica. Thủ tướng Angela Merkel luôn theo đuôi Mỹ. Chính phủ Kiev là những tay Đức quốc xã đã bắn nhầm chiếc MH17, vì trên thực tế, họ muốn bắn rơi chiếc máy bay chở Tổng thống Putin bay cùng thời điểm ». Chỉ có nước Pháp là còn có chút thể diện dưới con mắt của anh chàng taxi này : « Người Pháp còn có uy thế. Họ bất chấp người khác nghĩ gì. Họ sản xuất tàu chiến Mistral cho Nga. Hoan hô Pháp ! ».
Ngoài ra, dân chúng sống tại Crimée cũng phải để ý đến lời ăn tiếng nói. Những cuộc trò chuyện thông thường hàng ngày cũng tránh lên án Mátxcơva. Một thương nhân than phiền thời tiết xấu, mùa du lịch ế ẩm, ít du khách quốc tế, bà ta không bán được hàng. Bỗng chốc xuất hiện một người qua đường xía vào câu chuyện : « Bà than phiền gì chứ ? Nếu bà không hài lòng thì hãy đến Kiev mà sống ». Câu chuyện trên nhắc nhớ lại dưới thời Liên Xô cũ, người nào cũng tự cho mình quyền dò xét kẻ khác, sao cho không một suy nghĩ sai lệch nào đi ngược lại chính sách nhà nước.
Không chỉ có thường dân mà cả trên thượng tầng lãnh đạo, một câu nói sai lệch cũng đủ bị triệt hạ. Ngày 28/07 vừa qua, một trong những nhà tư vấn cho Thủ tướng Crimée đã bị đuổi việc ngay lập tức, do ông nghĩ ông có trách nhiệm công khai thông báo cho dân chúng biết, trong những tháng tới, người dân sẽ phải sống thắt lưng buộc bụng, vì mùa du lịch này không bội thu và hoàn cảnh làm ăn không mấy thuận lợi. Điều mà ai cũng đã dự đoán trước.
Đại học Anh-Mỹ vẫn đứng đầu bảng xếp hạng Thượng Hải
Hôm nay, hai tờ báo Le Monde và Le Figaro quan tâm đến thứ hạng của các trường đại học Pháp trên bảng xếp hạng Thượng Hải. Xếp hạng này đăng tên 500 đại học hàng đầu thế giới (trong tổng số 17 000). Theo Le Monde, 4 trường đại học của Pháp được lọt vào Top 100 nhưng không có trường nào lọt vào Top 20.
Bảng xếp hạng 2014 lại một lần nữa khẳng định sự đăng quang của các đại học Hoa Kỳ (chiếm 16 chỗ trong Top 20). Còn lại trong Top 20 là 3 trường đại học của Anh và một của Thụy Sĩ.
Theo Le Figaro, bảng xếp hạng Thượng Hải dựa trên 6 tiêu chí : số lượng giải Nobel đặt được tính cả của cựu sinh viên, số lượng nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều trong lĩnh vực hay số lượng bài báo được đăng. Rõ ràng, các tiêu chí này nghiêng hẳn về lĩnh vực nghiên cứu và khoa học đời sống, che lấp ngành khoa học xã hội nhân văn. Bản đánh giá Thượng Hải vốn bị chỉ trích là bỏ qua nhiều tiêu chí như : chất lượng dạy học, khả năng kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và tiếp đón sinh viên nước ngoài.
No comments:
Post a Comment