Theo ông Noel Choong, lãnh đạo Trung tâm Báo cáo Nạn Hải tặc, trụ sở tại Kuala Lumpur, trong vụ này, lực lượng Malaysia đã được sự hỗ trợ của Hải quân Indonesia và Singapore. Khi thấy tàu tuần tra Hải quân đến nơi, những tên cướp biển đã phải bỏ chạy khỏi chiếc tàu chở dầu Singapore mà họ đã tấn công mà không kịp cướp bóc một thứ gì.
Trong bản báo cáo, Văn phòng Hàng hải Quốc tế ghi nhận : « Hải quân Malaysia đã nhanh chóng gửi một tàu tuần tra đến nơi xẩy ra vụ cướp biển và tìm cách chận đường chiếc tàu chở dầu. Quân cướp biển đã chạy trốn trước khi tàu Hải quân đến nơi ».
Bản thông cáo cho biết thêm rằng thủy thủ đoàn và hàng hóa trên tàu dầu đều an toàn, nhưng không cho biết thêm chi tiết về chiếc tàu này hoặc những tên cướp biển.
Trong thời gian gần đây, đã xảy ra một loạt các vụ tấn công của hải tặc trong vùng biển ngoài khơi Indonesia, Singapore và Malaysia. Hôm 31/07/2014, Liên Hiệp Quốc đã báo động rằng Đông Nam Á đang trở lại thành điểm nóng của nạn cướp biển trên thế giới, vào lúc mà các nỗ lực quốc tế đang làm giảm các vụ hải tặc ngoài khơi bờ biển Somalia (Châu Phi).
Theo Viện Đào tạo và Nghiên cứu Liên Hiệp Quốc (UNITAR), vào năm 2013, số lượng các vụ cướp biển tại Đông Nam Á lên đến 150 trường hợp, khởi đầu một chiều hướng tăng cao trở lại từ năm 2010 đến nay.
Trong những năm trước đó, các vụ hải tặc trong vùng Đông Nam Á đã giảm đều đặn nhờ vào sự hợp tác được tăng cường giữa các nước trong vùng – đặc biệt là các quốc gia hai bên eo biển Malacca như Malaysia, Indonsesia, Singapore…
Trong bản báo cáo, Văn phòng Hàng hải Quốc tế ghi nhận : « Hải quân Malaysia đã nhanh chóng gửi một tàu tuần tra đến nơi xẩy ra vụ cướp biển và tìm cách chận đường chiếc tàu chở dầu. Quân cướp biển đã chạy trốn trước khi tàu Hải quân đến nơi ».
Bản thông cáo cho biết thêm rằng thủy thủ đoàn và hàng hóa trên tàu dầu đều an toàn, nhưng không cho biết thêm chi tiết về chiếc tàu này hoặc những tên cướp biển.
Trong thời gian gần đây, đã xảy ra một loạt các vụ tấn công của hải tặc trong vùng biển ngoài khơi Indonesia, Singapore và Malaysia. Hôm 31/07/2014, Liên Hiệp Quốc đã báo động rằng Đông Nam Á đang trở lại thành điểm nóng của nạn cướp biển trên thế giới, vào lúc mà các nỗ lực quốc tế đang làm giảm các vụ hải tặc ngoài khơi bờ biển Somalia (Châu Phi).
Theo Viện Đào tạo và Nghiên cứu Liên Hiệp Quốc (UNITAR), vào năm 2013, số lượng các vụ cướp biển tại Đông Nam Á lên đến 150 trường hợp, khởi đầu một chiều hướng tăng cao trở lại từ năm 2010 đến nay.
Trong những năm trước đó, các vụ hải tặc trong vùng Đông Nam Á đã giảm đều đặn nhờ vào sự hợp tác được tăng cường giữa các nước trong vùng – đặc biệt là các quốc gia hai bên eo biển Malacca như Malaysia, Indonsesia, Singapore…
No comments:
Post a Comment