Sunday, August 3, 2014

Quan hệ Việt - Mỹ sau chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị

Quan hệ Việt - Mỹ sau chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-03
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ông Phạm Quang Nghị (trái )và Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy tại Washington DC.
Ông Phạm Quang Nghị (trái )và Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy tại Washington DC trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ từ ngày 21 tháng 7, 2014.
Courtesy VOV
Tình hình căng thẳng giàn khoan Hải dương Thạch Du 981 dẫn đến việc Hà Nội cử ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư thành ủy, trưởng đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội sang thăm Hoa Kỳ. Trong khi đó Thượng viện Mỹ ra nghị quyết với 100% ủng hộ về vấn đề Biển Đông và Hạ viện gần đây có dự thảo bán hoặc chuyển vũ khí cho Hà Nội.
Những dấu chỉ như thế có ý nghỉa gì đối với mối quan hệ song phương Việt- Mỹ trong tình thế hiện nay.
Gia Minh hỏi chuyện tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hòa Lan và trước hết ông nhận định về chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị:
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: Về chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị, tôi thấy lâu nay người ta cũng nói chiều, rất nhiều. Có những đánh giá tương đối thuận và những đánh giá không thuận.
Trước hết tôi nói về những đánh giá thuận. Tôi nghĩ đây là một chuyến thăm chính thức vì thăm theo lời mời của Bộ Ngoại giao. Và nhìn những hoạt động của ông Nghị mà người ta đưa trên báo chí chính thức thì vừa có những hoạt động song phương quan trọng, và cũng có những hoạt động đa phương cũng rất cơ bản.
Có thể thấy ông Nghị là một quan chức cao cấp, cũng có một vị thế, nhưng là ‘quan to, chức nhỏ’, tức đứng đầu Hà Nội mà lại là ủy viên Bộ Chính Trị. Thế thì một vị quan như thế mà đi qua cám ơn chính quyền Mỹ thì đây là một chuyến đi quan trọng. Khi qua đó ông cũng bàn những vấn đề mang tính chiến lược trong quan hệ song phương. Như chúng ta biết, ông nói về vấn đề TPP, vấn đề yêu cầu Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đặc biệt là cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền biển  đảo của Việt Nam. Thế thì mọi người cho rằng những vấn đề đó là chung chung, nhưng thực ra đó là những vấn đề có tính cách chiến lược trong quan hệ Việt- Mỹ. Như vậy, khi nói những vấn đề đó tức ông có bàn đến những vấn đề liên quan giữa Hà Nội và Washington.
Có thể thấy ông Nghị là một quan chức cao cấp, cũng có một vị thế, nhưng là ‘quan to, chức nhỏ’, tức đứng đầu Hà Nội mà lại là ủy viên Bộ Chính Trị. Thế thì một vị quan như thế mà đi qua cám ơn chính quyền Mỹ thì đây là một chuyến đi quan trọng.
TS. Đinh Hoàng Thắng
Thế còn hoạt động ở Liên hiệp quốc, ông cũng bàn về những vấn đề lớn.
Do vậy tôi đánh giá đó là một chuyến thăm quan trọng và có kết quả.
Bên cạnh những ý kiến đó thì có những đánh giá không thuận. Như chúng ta biết các báo lề phải, lề trái đều có tin nhiều (về chuyến đi đó); đặc biệt các mạng báo lề trái. Theo tôi có những đánh giá không thuận là do xuất phát từ sự khác nhau về cấu trúc quyền lực của mỗi bên. Cho nên dư luận có những cách hiểu khác nhau về chuyến đi cũng như kết quả.
Chứ còn quí vị biết ở Mỹ có thắp đuốc ba ngày cũng không thể tìm được một ông ủy viên bộ chính trị của Cộng Hòa hay Dân chủ, hay bí thư đảng ủy Washington để là dạng người đồng cấp với ông Nghị được. Thì đây cũng phản ánh sự khác nhau trong văn hóa chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Tóm lại tôi cho rằng đây là một chuyển động tốt trong quan hệ Việt- Mỹ.
Gia Minh: Có một chuyện bên lề mà nay người ta cũng nói nhiều là chuyện ông Phạm Quang Nghị tặng quà cho ông John McCain là những hình tấm bia (máy bay) ông John McCain bị bắn rơi ở Hồ Trúc Bạch- Hà Nội. Người ta cho rằng như thế là không ‘khéo’. Theo ông thì ra sao?
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: Tôi nhìn chuyến đi ở chiều kích chiến lược, chiều kích của quan hệ Việt- Mỹ. Đó là những động thái mới đặc biệt trong hiện tình quan hệ Việt-Mỹ.
Còn chuyện quà tặng, tất nhiên đây là chuyện về lễ tân, cũng phản ánh một mức nào đó về văn hóa.
Tôi không muốn bình luận về chuyện này; nhưng riêng cá nhân tôi nếu được hỏi ý kiến thì tôi không bao giờ đưa những món quả tặng như thế. Bởi vì có một thực tế, ngay như những bia kỷ niệm, những tượng đài kỷ niệm cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống quân Trung Quốc xâm lược, mới đây thôi năm 1979 trên biên giới phía Lạng Sơn, có người lên đục đi những dòng chữ chống quân Trung Quốc xâm lược trên những bia ở biên giới; thế thì đây là một biểu lộ giữa hai cựu thù đã 40 năm rồi mà khơi dậy làm gì. Trong khi nỗi đau mới đây lại ‘đục’ đi.
Ở đây cần một thái độ nhất quán. Tuy nhiên tôi cho đây không phải là một việc quyết định trong tiến độ, trong lộ trình quan hệ Việt-Mỹ.
liên quan đến nghị quyết, cái nhìn của Hạ Viện vừa rồi, thì tôi thấy cả Thượng và Hạ viện Mũ ( cách đây một tuần là Thượng Viện, nay đến Hạ viện), đều có những động thái bật đèn xanh trong việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tôi cho đất là một tiến triển về chất trong quan hệ Việt- Mỹ
TS. Đinh Hoàng Thắng
Gia Minh: Ông nói đến lộ trình về quan hệ Việt- Mỹ, thì sau khi Thượng Viện Mỹ có nghị quyết về Biển Đông, trong tuần này có dự thảo của Hạ viện về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ông thấy những động thái đó có ý nghĩa thế nào đối với quan hệ Việt- Mỹ trong tình hình hiện nay?
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: Tôi nghĩ động thái đó phải đặt trong ba bối cảnh rất quan trọng của quan hệ Việt- Mỹ. Thứ nhất trong vụ giàn khoan vừa rồi, chúng ta thấy chính phủ cũng như quốc hội Hoa Kỳ đã có một lập trường rất tích cực. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là lập trường, tức thuộc về vấn đề chính sách, vấn đề chiến lược; chứ chỉ nói thái độ tích cực thì chưa đủ. Đây là một lập trường tích cực, nó thể hiện từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao đến Thượng Viện, Hạ Viện. Tuy nhiên, mỗi người, mỗi góc nhìn có thể giải thích khác nhau về lập trường đó; tức là soi xem đây là vì lợi ích của Mỹ bao nhiêu, vì lợi ích Việt Nam… Đối với tôi, tôi không nhìn vấn đề như thế, mà tôi chỉ nhìn vào chính sách, tức nhìn vào chứng cứ; tôi thấy đây là thái độ của một nước lớn, một nước có trách nhiệm đối với vấn đề an ninh, ổn định cũng như vấn đề thịnh vượng ở những khu vực, mặc dù ở rất xa nước Mỹ. Mỹ đã tỏ thái độ như vậy.
Thứ hai liên quan đến nghị quyết, cái nhìn của Hạ Viện vừa rồi, thì tôi thấy cả Thượng và Hạ viện Mũ ( cách đây một tuần là Thượng Viện, nay đến Hạ viện), đều có những động thái bật đèn xanh trong việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tôi cho đất là một tiến triển về chất trong quan hệ Việt- Mỹ.
Chúng ta nhớ cách đây hình như một tuần hay 10 ngày gì đó, lúc ông Clinton hay lúc ông cố vấn đặc biệt của tổng thống Obama sang đây, phía Việt Nam và đặc biệt là ông chủ tịch nước đã nhắc Hoa Kỳ về vấn đề này. Chúng ta thấy chừng một tuần hay 10 ngày sau thì được đáp ứng.
Phải thấy vấn đề bán vũ khí sát thương là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Việt- Mỹ vì từ thời tổng thống Bush vấn đề này được đặt ta và gắn với vấn đề dân chủ- nhân quyền. Thế mà bây giờ Thượng viện, Hạ viện bật đèn xanh, và sắp đến đây tổng thống ký lệnh này thì chứng tỏ có nhìn nhận khác trước về vấn đề dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam. Đó là ý nghĩa thứ hai.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề đối tác chiến lược với Hoa Kỳ được đặt ra như là một nhu cầu nội tại, khách quan. Có thể nói một cách hình ảnh là một cuộc hôn nhân vì lợi ích của cả đôi bên.
TS. Đinh Hoàng Thắng
Bối cảnh thứ ba là phải nhìn lại báo cáo của CSIS- Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ, có đưa ra những khuyến nghị rất thực chất, rất quan trọng trên cả ba lĩnh vực chính trị- an ninh, kinh tế- thương mại, và ngoại giao nhân dân.
Thế thì chuyện bật đèn xanh cho việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là điểm rất quan trọng, rất chủ chốt trong lĩnh vực đầu tiên là thúc đẩy chính trị- an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tôi nghĩ nhìn lại như vậy thì quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiến triển theo một tiến độ rất đáng lạc quan.
Gia Minh: Với những đèn xanh như thế, ông thấy quan điểm mà Hà Nội nói lâu nay ‘không liên kết với bên nào để chống lại bên thứ ba’ có còn thích hợp nữa không?
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: Vấn đề này là một vấn đề lớn, không chỉ liên quan đến một vài động thái tuy rằng đó là những động thái quan trọng. Bởi vì vấn đề liên minh Việt- Mỹ từ ngay trước khi có cuộc khủng hoảng giàn khoan, cũng được nhiều các nhà nghiên cứu, cũng như các nhà hoạch định chính sách cả hai bên đề cập đến.
Nhưng rõ ràng với vụ giàn khoan, và đặc biệt vụ giàn khoan chỉ mới là hiệp một. Còn các hành động xâm lấn, những hành động thực hiện để độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc thì vụ giàn khoan chỉ mới là hiệp một thôi.
Hôm nay có tin Trung Quốc xua hằng vạn tàu cá, mà báo chí Mỹ gọi những tàu cá đó là những vũ khí bí mật của Trung Quốc tràn xuống Biển Đông, tràn xuống Đông Nam Á để thực hiện ý đồ bành trướng của họ.
Như vậy đây chỉ là nghĩ giữa hiệp. Chứ vấn đề liên minh, hợp tác chiến lược giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, với các nước trong khu vực là vấn đề sống còn; trong một bối cảnh nào đó có thể Việt Nam cho rằng ‘không liên minh với nước này để chống nước kia’ là nguyên tắc từ trước đến nay trong đường lối độc lập, tự chủ của Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ, trong bối cảnh chiến lược mới, Việt Nam phải có thẩm định lại nguyên tắc này. Bởi vì mình không liên minh để chống lại nước thứ ba, nhưng liên minh để bảo vệ bản thân mình, liên minh để bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình, liên minh để bảo vệ bờ cõi, giang sơn gấm vóc của cha ông để lại.
Anh không liên minh với người này để chống người kia, nhưng anh phải liên minh để bảo vệ bản thân anh. Bởi vì nếu anh không bảo vệ được sự tồn tại của chính anh, không bảo vệ được độc lập, tự chủ, không bảo vệ được chủ quyền dân tộc thì anh chả làm được chuyện gì khác!
TS. Đinh Hoàng Thắng
Bởi vì một trong những bài học rất lớn của cuộc chiến tranh nhân dân trước đây của đường lối đấu tranh cách mạng của Việt nam: lấy sức mạnh dân tộc, kết hợp cùng với sức mạnh thời đại mới có thể làm nên được những sự kiện lớn.
Không với lý do vì trong điều kiện giang sơn gấm vóc bị an nguy mà lại bó tay, ngồi im để cho người ta xâm lược, người ta xâm lấn mình. Một quan niệm như thế là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh này.
Ở đây tôi muốn nhắc lại một tái khẳng định: anh không liên minh với người này để chống người kia, nhưng anh phải liên minh để bảo vệ bản thân anh. Bởi vì nếu anh không bảo vệ được sự tồn tại của chính anh, không bảo vệ được độc lập, tự chủ, không bảo vệ được chủ quyền dân tộc thì anh chả làm được chuyện gì khác! Như vậy tính chính danh của anh trong mắt nhân dân, trong mắt cộng đồng quốc tế sẽ khác đi nhiều. Cho nên vấn đề này phải được đặt ra một cách nghiêm túc và rất khẩn cấp rồi, nếu không thì quá muộn, trước khi quá muộn.
Gia Minh: Trở lại mối quan hệ Việt- Mỹ, hiện đang ở mức đối tác toàn diện, còn hướng đến đối tác chiến lược thì ra sao?
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: Vấn đề đặt ra đây cũng là rất lớn. Vì vấn đề đối tác toàn diện chiến lược không phải mới, chúng tôi đặt ra từ năm 2010 khi có chuyến thăm của ngoại trưởng Hillary đến Việt Nam. Vấn đề đối tác chiến lược tất nhiên lớn hơn, nhưng cũng là vấn đề rất nhạy cảm trong quan hệ, vì người ta hiểu đối tác chiến lược là một quan hệ ở tầm mức quan trọng rất cao, cao hơn đối tác toàn diện, đối tác xây dựng, cao hơn tình hữu nghị thông thường.
Phía Việt Nam trong tuyên bố ở Shangri-la năm ngoái cũng nói rất rõ Việt Nam muốn có đối tác chiến lược với tất cả các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, trong đó có Mỹ.
Hiện nay Việt Nam mới có đối tác chiến lược với bốn nước. Quan vụ giàn khoan vừa rồi, thẩm định lại đối tác chiến lược với 4 nước đó thì thấy có vấn đề. Đối tác toàn diện, chiến lược quan trọng nhất là Trung Quốc lại chính là kẻ thủ ác trong vấn đề xâm lăng Việt Nam, đưa giàn khoan xuống Việt Nam. Thế còn một đối tác chiến lược mà Việt Nam đặt rất nhiều kỳ vọng là Liên bang Nga thì giữ một lập trường trung lập; mà trung lập trong hoàn cảnh này là ủng hộ Bắc Kinh. Còn hai đối tác chiến lược khác là Pháp và Anh thì có quan điểm ủng hộ, tích cực đấy; nhưng chỉ ủng hộ, tích cực cùng với EU, tức họ núp sau bóng EU. Họ cũng có những lợi ích với Trung Quốc, họ không ra mặt đối diện. Còn đối tác chưa là chiến lược thì thái độ của họ chúng ta đã nói trong cuộc phỏng vấn này. Thái độ của Mỹ rất rõ, mặc dù có những giải thích khác nhau. Như vậy vấn đề đối tác chiến lược, thứ nhất phải thẩm định lại đối tác chiến lược, nó đi vào cấp độ nào, đạt đến tầng mức nào, quan hệ nào thì mới xây dựng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề đối tác chiến lược với Hoa Kỳ được đặt ra như là một nhu cầu nội tại, khách quan. Có thể nói một cách hình ảnh là một cuộc hôn nhân vì lợi ích của cả đôi bên. Ông biết đấy hôn nhân vì lợi ít ly dị hơn hôn nhân vì tình yêu, bởi vì nó có lợi ích gắn bó làm nền tảng.
Chắc chắn tới đây, lợi ích đặc biệt lợi ích chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục gắn bó, tiếp tục thúc đẩy hai bên có quan hệ xứng đáng với tầm mức yêu cầu chiến lược của mỗi bên.
Gia Minh: Cám ơn Ts Đinh Hoàng Thắng.

No comments:

Post a Comment