Thái Lan được dân chủ hóa từ thập niên 1980 trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc. Quân đội Thái Lan không còn lý do để độc tôn nhưng đóng vai trò gọi là « điều hòa » sinh hoạt chính trị.
Sự kiện một Hội đồng tướng lãnh do tổng tham mưu trưởng Prayuth Chan-ocha lãnh đạo tổ chức một vụ chính biến lật đổ chính phủ dân sự của bà Yingluck Shinawatra ngày 22/05/2014 được giải thích là để « ổn định tình hình » sau 7 tháng khủng hoảng chính trị với những cuộc biểu tình bạo lực giữa phe Áo Vàng đối lập và phe Áo Đỏ ủng hộ gia đình Shinawatra.
Trên nguyên tắc thì tướng Prayuth Chan-ocha sẽ trao trả quyền lực lại một chính phủ dân sự xuất phát từ tổng tuyển cử 2014 nhưng sau đó được thông báo dời sang 2015.
Từ ngày 22/05 đến nay, các nhà chính trị không những biến mất trên chính trường Thái mà tiếng nói của họ cũng ít khi được truyền thông loan tải. Ngược lại , mỗi tuần, tướng Prayuth Chan-ocha đều có một chương trình riêng trên đài truyền hình mang tên « trả lại hạnh phúc cho dân ». Động thái tuyên truyền áp đảo này làm giới quan sát liên tưởng đến Tổng thống trọn đời Venezuela, nay đã qua đời, Hugo Chavez.
Tướng Prayuth Chan-ocha cởi áo nhà binh mặc bộ âu phục, lên làm thủ tướng vào thời điểm ông đến tuổi 61 phải về hưu vào tháng 9 tới là dấu hiệu cho thấy « người hùng mới » của Thái Lan tính chuyện lâu dài vượt khỏi năm 2015. Chính Hội đồng tướng lãnh đã báo trước là sẽ hoạt động song hành với chính phủ Prayuth Chan-ocha.
Sự can thiệp của quân đội Thái Lan thật ra cũng được sự ủng hộ của một bộ phận xã hội nhất là thành phần trung lưu thành phố và giới doang nghiệp. Krystal Tan, chuyên gia tài chính của Capitals Economics được nhật báo kinh tế Pháp Les Echos trích dẫn cho rằng : « Viễn cảnh tăng trưởng kinh tế Thái Lan đã được cải thiện từ khi đảo chính vì nó làm giảm bớt rủi ro chính trị ».
Tuy nhiên, không khí bất an vẫn bao trùm và tác hại nặng cho các ngành kinh tế chủ đạo như du lịch và đầu tư nước ngoài theo như nhận định của Văn phòng kinh tế và phát triển xã hội Thái Lan và Cơ quan hỗ trợ đầu tư COFACE của Pháp.
Công luận Thái Lan chống đảo chính còn lên án phe quân nhân viện cớ « tái lập ổn định » để loại trừ ảnh hưởng của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, bị đảo chính năm 2006 và phải lưu vong, nhưng vẫn được nông dân các tỉnh phía bắc mến mộ. Chính trị gia tham ô nhưng giỏi chiến thuật thu phục nhân tâm này bị quân đội và một bộ phận công luận tại Bangkok xem là mối đe dọa của Vương quốc.
Vấn đề là sau khi lật đổ thủ tướng Yingluck, em gái của ông Thaksin, tập đoàn tướng lãnh có tôn trọng lịch trình « chuyển tiếp » đến năm 2015 như họ đề ra hay không ?
Theo AFP, nhiều nhà phân tích dự báo quân đội Thái sẽ nắm quyền lâu dài. Trên báo The Nation, tướng Kachai Srivilas lý giải là phải cần 10 năm mới giải quyết được các vấn đề của Thái Lan. Tướng về hưu Sonthi Boomyaratglin, lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2006 cho rằng « thách thức lớn nhất của Vương quốc là nhiều người dân chưa ý thức dân chủ nên xảy ra tệ nạn mua bán phiếu khi bầu cử ».
Giáo sư Giles Ungpakorn, mang quốc tịch Anh, không tin vào lời hứa của quân đội. Nhà đối lập lưu vong e ngại Thái Lan sẽ theo chân Miến Điện, nền dân chủ sẽ bị quân đội « khóa chặt » nhiều năm.
Đây cũng là nhân định của tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch : Các tướng lãnh Thái không nói rõ ý định tái lập dân chủ. Bản hiến pháp tạm thời, cho phép họ làm theo ý họ.
Sự kiện một Hội đồng tướng lãnh do tổng tham mưu trưởng Prayuth Chan-ocha lãnh đạo tổ chức một vụ chính biến lật đổ chính phủ dân sự của bà Yingluck Shinawatra ngày 22/05/2014 được giải thích là để « ổn định tình hình » sau 7 tháng khủng hoảng chính trị với những cuộc biểu tình bạo lực giữa phe Áo Vàng đối lập và phe Áo Đỏ ủng hộ gia đình Shinawatra.
Trên nguyên tắc thì tướng Prayuth Chan-ocha sẽ trao trả quyền lực lại một chính phủ dân sự xuất phát từ tổng tuyển cử 2014 nhưng sau đó được thông báo dời sang 2015.
Từ ngày 22/05 đến nay, các nhà chính trị không những biến mất trên chính trường Thái mà tiếng nói của họ cũng ít khi được truyền thông loan tải. Ngược lại , mỗi tuần, tướng Prayuth Chan-ocha đều có một chương trình riêng trên đài truyền hình mang tên « trả lại hạnh phúc cho dân ». Động thái tuyên truyền áp đảo này làm giới quan sát liên tưởng đến Tổng thống trọn đời Venezuela, nay đã qua đời, Hugo Chavez.
Tướng Prayuth Chan-ocha cởi áo nhà binh mặc bộ âu phục, lên làm thủ tướng vào thời điểm ông đến tuổi 61 phải về hưu vào tháng 9 tới là dấu hiệu cho thấy « người hùng mới » của Thái Lan tính chuyện lâu dài vượt khỏi năm 2015. Chính Hội đồng tướng lãnh đã báo trước là sẽ hoạt động song hành với chính phủ Prayuth Chan-ocha.
Sự can thiệp của quân đội Thái Lan thật ra cũng được sự ủng hộ của một bộ phận xã hội nhất là thành phần trung lưu thành phố và giới doang nghiệp. Krystal Tan, chuyên gia tài chính của Capitals Economics được nhật báo kinh tế Pháp Les Echos trích dẫn cho rằng : « Viễn cảnh tăng trưởng kinh tế Thái Lan đã được cải thiện từ khi đảo chính vì nó làm giảm bớt rủi ro chính trị ».
Tuy nhiên, không khí bất an vẫn bao trùm và tác hại nặng cho các ngành kinh tế chủ đạo như du lịch và đầu tư nước ngoài theo như nhận định của Văn phòng kinh tế và phát triển xã hội Thái Lan và Cơ quan hỗ trợ đầu tư COFACE của Pháp.
Công luận Thái Lan chống đảo chính còn lên án phe quân nhân viện cớ « tái lập ổn định » để loại trừ ảnh hưởng của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, bị đảo chính năm 2006 và phải lưu vong, nhưng vẫn được nông dân các tỉnh phía bắc mến mộ. Chính trị gia tham ô nhưng giỏi chiến thuật thu phục nhân tâm này bị quân đội và một bộ phận công luận tại Bangkok xem là mối đe dọa của Vương quốc.
Vấn đề là sau khi lật đổ thủ tướng Yingluck, em gái của ông Thaksin, tập đoàn tướng lãnh có tôn trọng lịch trình « chuyển tiếp » đến năm 2015 như họ đề ra hay không ?
Theo AFP, nhiều nhà phân tích dự báo quân đội Thái sẽ nắm quyền lâu dài. Trên báo The Nation, tướng Kachai Srivilas lý giải là phải cần 10 năm mới giải quyết được các vấn đề của Thái Lan. Tướng về hưu Sonthi Boomyaratglin, lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2006 cho rằng « thách thức lớn nhất của Vương quốc là nhiều người dân chưa ý thức dân chủ nên xảy ra tệ nạn mua bán phiếu khi bầu cử ».
Giáo sư Giles Ungpakorn, mang quốc tịch Anh, không tin vào lời hứa của quân đội. Nhà đối lập lưu vong e ngại Thái Lan sẽ theo chân Miến Điện, nền dân chủ sẽ bị quân đội « khóa chặt » nhiều năm.
Đây cũng là nhân định của tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch : Các tướng lãnh Thái không nói rõ ý định tái lập dân chủ. Bản hiến pháp tạm thời, cho phép họ làm theo ý họ.
No comments:
Post a Comment