Tờ Le Monde đăng toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn dưới tựa đề : « Chúng ta phải tiến nhanh hơn và xa hơn ». Để thúc đẩy tăng trưởng, tổng thống Pháp sẽ tập trung cải cách ít nhất trong bốn lĩnh vực : phát triển nhà ở, đầu tư, các ngành nghề quy định và đào tạo nghề.
Đánh giá về những công bố trước đây liên quan tới thâm hụt ngân sách hay giảm tỷ lệ thất nghiệp tới cuối năm 2013, tổng thống Pháp cho rằng từ một năm nay, tình hình quốc tế và châu Âu ngày càng xấu đi là những nguyên nhân chủ đạo khiến những dự tính từ năm 2013 cho năm 2014 trở nên vô hiệu, không chỉ đối với chính phủ Pháp mà đối với cả cộng đồng quốc tế. Tổng thống Pháp kiên quyết không đổi hướng. Ông phát biểu : « Các lựa chọn không thể cứ đưa ra tranh cãi mỗi khi chỉ số từng quý được công bố ».
Báo Les Echos đánh giá : « Bị dồn vào chân tường, Hollande muốn đẩy nhanh cải cách ». Bài xã luận của báo nhận định tổng thống Hollande thường hay chần chừ, nhưng lần này đã chọn cho mình một hướng đi. Tác giả bài báo cho rằng những dự đoán của tổng thống là đúng với thực tế. Các doanh nghiệp Pháp còn quá yếu kém và đây là một thảm kịch cho đất nước. Nếu châu Âu gặp vấn đề về cầu, nước Pháp trước hết bị trục trặc về cung.
Bài xã luận cũng đánh giá những cải cách sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Thứ nhất, việc giảm bớt các khoản đóng góp đối với các doanh nghiệp, được tiến hành từ nay trong vòng hai năm, là điều kiện tiên quyết cho việc phục hồi và thúc đẩy nỗ lực đầu tư. Tiếp theo, tổng thống chứng tỏ bản lĩnh chính trị thật sự trước những dự án trong thời gian tới : chấp nhận những sai lầm trong việc phát triển nhà dưới thời cựu bộ trưởng Cécile Duflot ; dám đối đầu với những ngành nghề quy định với quyền lợi được bảo vệ từ nhiều thập kỉ nay ; dũng cảm vì xem xét lại những quy định của thị trường lao động, chống lại những người bảo thủ trong phe của mình.
Thế nhưng, bài báo vẫn tỏ ra nghi ngờ khả năng của tổng thống. Vì để thực hiện những cải cách trên, cần phải có phương tiện hay biết cách tạo cho mình cơ hội. Trong khi đó, cho tới hiện nay, tổng thống Hollande chỉ chọn cách chèo lái từng bước nhỏ mà không sử dụng động cơ công suất lớn. Từ lời nói sang hành động có vẻ sẽ khó khăn.
Về những công bố của tổng thống, báo Le Figaro nhận định : « Hollande không muốn thay đổi gì về chính sách kinh tế ». Trước những chỉ trích về tình trạng suy thoái, thậm chí ngay trong chính phe của mình, « Hollande từ chối đổi hướng và thúc đẩy cải cách ».
Còn tờ Libération cho rằng : « Hollande học mót cánh hữu những cải cách lao động ». Bài báo tập trung phân tích việc tổng thống xem xét mở cửa ngày chủ nhật các cửa hàng cửa hiệu để tăng cường sức cạnh tranh và tạo thêm việc làm. Tuy nhiên, quyết định này sẽ gặp sự phản đối gay gắt của các nghiệp đoàn lao động và sẽ khiến tiểu thương trở thành những nạn nhân đầu tiên.
Báo L’Humanité đăng dòng tít lớn trên trang nhất : « Vĩnh biệt cánh tả ». Những biện minh của tổng thống về suy thái kinh tế do những biến động quốc tế được bài báo cho rằng quá nhẹ và dễ dàng. Tờ báo đặt câu hỏi tại sao tổng thống lại bỏ qua những yêu cầu ngày càng cấp bách của những người đã bầu ông ? Định hướng mà ông đề ra hai năm nay đã không mang lại kết quả, tại sao bỗng nhiên lại có thể đơm hoa kết trái ?
Tổ chức « Nhà nước hồi giáo » hành quyết một phóng viên Mỹ
Đoạn video hành quyết một nhà báo Mỹ bị bắt cóc cách đây hai năm được tổ chức « Nhà nước hồi giáo » đăng trên YouTube được chính phủ Mỹ công nhận là bản thật. Thông tin này cũng được các báo Pháp quan tâm đăng tải trong số ra ngày hôm nay.
Báo Le Monde cho biết chính quyền Mỹ chưa bao giờ tìm cách thương lượng để chuộc những nhà báo bị bắt cóc tại Syria. Việc dàn dựng cuộc thanh trừng man rợ nhà báo Mỹ James Fole là đòn trả đũa của tổ chức « Nhà nước hồi giáo » trước những động thái gần đây của tổng thống Barack Obama. Ông tuyên bố sẽ theo đuổi « một chiến lược lâu dài chống những kẻ hồi giáo cực đoan ». Và thứ hai vừa qua, ông đã ra lệnh oanh tạc chống lại tổ chức này tại miền bắc Irak để bảo vệ chính phủ vùng Kurdistan cùng với người thiên chúa giáo và người Yazidi.
Báo Libération nhận định dưới dòng tựa : « Irak hay lời nguyền của Obama ». Việc hành quyết nhà báo James Foley đã đẩy tổng thống Mỹ lấn sâu hơn nữa vào cuộc chiến chống khủng bố mà ông thề đưa Hoa Kỳ ra khỏi. Thứ tư vừa qua, chính phủ Anh cho biết sẽ huy động mọi lực lượng để nhận dạng kẻ đã hành quyết nhà báo Mỹ vì người này nói giọng Anh.
Báo Le Figaro cũng cho biết : « Kẻ giết người nói giọng Anh gây sốc nước Anh ». Ngoài ra, tờ báo cũng đăng tin : « Barack Obama hứa « cắt bỏ khối u » Nhà nước Hồi giáo » bằng cách ra lệnh tiến hành những cuộc oanh tạc mới cho tới khi « công lý được lập lại ». Sự phát triển của tổ chức khủng bố trên buộc chính phủ Mỹ và các đối tác xuyên Đại Tây Dương đàm phán về các biện pháp tất yếu thắt chặt đòn trả đũa đối với đội quân khủng bố hồi giáo đang tuyển người tại châu Âu và Mỹ.
Ấn Độ hy sinh môi trường cho tăng trưởng
Chuyển sang một lĩnh vực khác, báo Le Monde quan tâm tới vấn đề môi trường tại Ấn Độ trong bài : « Ấn Độ hy sinh môi trường cho tăng trưởng ». Từ khi chính phủ mới được thành lập, nhiều dự án quan trọng được thông qua. Tuy nhiên, thiệt hại môi trường sẽ là cái giá phải trả cho những công trình này.
Chính phủ nhà nước Hin đu đã bật đèn xanh cho 140 dự án công nghiệp lớn, như xây dựng đập thủy điện và đường ống dẫn tại phía đông bắc của đất nước. Chính quyền mới cũng quyết định giảm nhẹ những quy định bảo vệ môi trường để tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho những công trình trên.
Hiện tại, không có luật mới về bảo vệ rừng nhưng những điều luật cũ sẽ được giảm nhẹ : ví dụ, các nhà khai thác mỏ sẽ không phải xin phép người dân địa phương để tăng sản lượng. Chính phủ cũng hy vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ cấp giấy phép « kiểu hành chính một cửa » thay vì phải qua nhiều đơn vị hành chính khác nhau như Ủy ban kiểm tra chống ô nhiễm hay Hội đồng Động-Thực vật quốc gia.
Một chiến lược khác sẽ được thực hiện là các vùng được giao nhiều trọng trách hơn. Chính vì thế, các vùng phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút nhiều dự án đầu tư hơn là bảo vệ môi trường. Các địa phương sẽ có quyền cấp giấy phép mở những bãi khai thác cát với diện tích dưới 20 héc ta, thay vì dưới 5 héc ta như hiện nay. Một chuyên gia đánh giá « phát triển kinh tế vô điều kiện đã làm mờ mắt chính phủ. Một điều mà họ không hiểu là một ngày nào đó, chính nền kinh tế sẽ chịu hậu quả nếu tiếp tục phá hủy nguồn tài nguyên ». Trong khi đó, một số người thì lại cho rằng việc bảo vệ môi trường cản trở nhiều dự án hạ tầng.
Các tổ chức phi chính phủ đang ráo riết tập trung những hy vọng nhỏ nhoi để cứu vãn dòng sông Hằng ngày càng bị ô nhiễm. Về phía chính phủ, chưa có một biện pháp cụ thể nào được thông qua, ngoài việc phạt, thậm chí bỏ tù, những người dám nhổ xuống dòng sông huyền thoại này.
Ngân hàng trở nên phổ biến như thế nào ?
Loạt bài viết mùa hè của báo Les Echos giải thích « Ngân hàng trở nên phổ biến như thế nào ? » trong số ra ngày hôm nay. Đa phần người Pháp bắt đầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng từ những năm 1960, khi xã hội tiêu dùng bắt đầu phát triển mạnh. Ngân hàng hóa gần như kết thúc vào năm 1968, khi lương được trả hàng tháng và tiền lương được chuyển khoản. Từ đó, phí ngân hàng cũng tăng mạnh. Các ngân hàng đã phải dốc sức để giảm các phí này và đặc biệt là việc in séc, mỗi năm chiếm khoảng 3000 tấn giấy. Từ cuối những năm 1960 sang đầu những năm 70, ba phát minh lớn giúp các ngân hàng giải quyết vấn đề này : máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng và truy cập tài khoản từ xa.
Phát minh thứ nhất, « ngân hàng trong tường ». Những máy rút tiền tự động xuất hiện vào năm 1967. Nó cho phép ngân hàng giảm tải lượng người xếp hàng tại các chi nhánh và chuyển nhân viên vào những bộ phận khác.
Phát minh thứ hai, « ngân hàng trong túi ». Đó chính là chiếc thẻ tín dụng. Những chiếc thẻ đầu tiên xuất hiện tại Mỹ, với đường từ đen đằng sau, rất dễ bị đánh cắp. Năm 1974, một người Pháp, Roland Moreno, phát minh ra thẻ chíp. Đây là phát minh quan trọng vì nó cho phép bảo mật các thanh toán bằng thẻ. Nhưng phải chờ tới những năm 1980 để thẻ trở nên phổ biến và được chuẩn hóa cho các ngân hàng. Điều này đã biến nước Pháp thành nhà vô địch sử dụng thẻ chíp và đó là phương tiện thanh toán được người Pháp ưa thích nhất.
Phát minh cuối cùng, « ngân hàng tại nhà ». Đầu tiên, việc này được thực hiện qua mạng Minitel và sau này là nhờ internet. Khoảng từ năm 1984 trở đi, mạng Minitel được bảo mật để người sử dụng có thể quản lý trên mạng các giao dịch ngân hàng. Năm 1993, khi mạng internet trở nên phổ biến, một số ngân hàng đã tiến hành thử nghiệm. Song, phải hai năm sau, các ngân hàng mới mở trang web thông tin cho mình. Và chỉ từ những năm 1997-1998 trở đi, hệ thống mới đủ an toàn để thực hiện chi trả trực tuyến.
Nhờ những phát minh này mà lượng séc phát hành ra bắt đầu giảm mạnh từ năm 1996. Trong những năm 2000, lượng séc phát hành hàng năm giảm khoảng 4%.
Điều tra về người vô gia cư ở Pháp
Vẫn liên quan tới tình hình xã hội tại Pháp, báo Libération phá vỡ những cái nhìn không thiện cảm đối với người vô gia cư thông qua một cuộc điều tra vấn đề vệ sinh của họ. Bài báo khẳng định, sống ngoài đường không phải là không sạch sẽ. Những người vô gia cư sẵn sàng hy sinh để tránh bệnh tật hay ký sinh trùng.
341 người ngủ ngoài đường và 667 người ngủ tại các trung tâm được Ban Quan sát của Samu Paris phỏng vấn. Từ đó, nhiều hình ảnh không mấy thân thiện về họ dần được dỡ bỏ. Theo kết quả, 70% số người vô gia cư mà nhóm gặp gỡ mỗi tuần tắm rửa một lần. Không một người nào, đàn ông hay phụ nữ, sống tại những cánh rừng ở rìa Paris có chấy rận. Và cuối cùng, 76% những người sống ngoài phố sử dụng máy giặt tự động.
Cũng trong thời gian này, các nhà điều tra đã ghi nhận sự tiến bộ rõ rệt về mặt vệ sinh tại các trung tâm tiếp đón khẩn cấp người vô gia cư mặc dù vẫn còn lộn xộn.
Đánh giá về những công bố trước đây liên quan tới thâm hụt ngân sách hay giảm tỷ lệ thất nghiệp tới cuối năm 2013, tổng thống Pháp cho rằng từ một năm nay, tình hình quốc tế và châu Âu ngày càng xấu đi là những nguyên nhân chủ đạo khiến những dự tính từ năm 2013 cho năm 2014 trở nên vô hiệu, không chỉ đối với chính phủ Pháp mà đối với cả cộng đồng quốc tế. Tổng thống Pháp kiên quyết không đổi hướng. Ông phát biểu : « Các lựa chọn không thể cứ đưa ra tranh cãi mỗi khi chỉ số từng quý được công bố ».
Báo Les Echos đánh giá : « Bị dồn vào chân tường, Hollande muốn đẩy nhanh cải cách ». Bài xã luận của báo nhận định tổng thống Hollande thường hay chần chừ, nhưng lần này đã chọn cho mình một hướng đi. Tác giả bài báo cho rằng những dự đoán của tổng thống là đúng với thực tế. Các doanh nghiệp Pháp còn quá yếu kém và đây là một thảm kịch cho đất nước. Nếu châu Âu gặp vấn đề về cầu, nước Pháp trước hết bị trục trặc về cung.
Bài xã luận cũng đánh giá những cải cách sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Thứ nhất, việc giảm bớt các khoản đóng góp đối với các doanh nghiệp, được tiến hành từ nay trong vòng hai năm, là điều kiện tiên quyết cho việc phục hồi và thúc đẩy nỗ lực đầu tư. Tiếp theo, tổng thống chứng tỏ bản lĩnh chính trị thật sự trước những dự án trong thời gian tới : chấp nhận những sai lầm trong việc phát triển nhà dưới thời cựu bộ trưởng Cécile Duflot ; dám đối đầu với những ngành nghề quy định với quyền lợi được bảo vệ từ nhiều thập kỉ nay ; dũng cảm vì xem xét lại những quy định của thị trường lao động, chống lại những người bảo thủ trong phe của mình.
Thế nhưng, bài báo vẫn tỏ ra nghi ngờ khả năng của tổng thống. Vì để thực hiện những cải cách trên, cần phải có phương tiện hay biết cách tạo cho mình cơ hội. Trong khi đó, cho tới hiện nay, tổng thống Hollande chỉ chọn cách chèo lái từng bước nhỏ mà không sử dụng động cơ công suất lớn. Từ lời nói sang hành động có vẻ sẽ khó khăn.
Về những công bố của tổng thống, báo Le Figaro nhận định : « Hollande không muốn thay đổi gì về chính sách kinh tế ». Trước những chỉ trích về tình trạng suy thoái, thậm chí ngay trong chính phe của mình, « Hollande từ chối đổi hướng và thúc đẩy cải cách ».
Còn tờ Libération cho rằng : « Hollande học mót cánh hữu những cải cách lao động ». Bài báo tập trung phân tích việc tổng thống xem xét mở cửa ngày chủ nhật các cửa hàng cửa hiệu để tăng cường sức cạnh tranh và tạo thêm việc làm. Tuy nhiên, quyết định này sẽ gặp sự phản đối gay gắt của các nghiệp đoàn lao động và sẽ khiến tiểu thương trở thành những nạn nhân đầu tiên.
Báo L’Humanité đăng dòng tít lớn trên trang nhất : « Vĩnh biệt cánh tả ». Những biện minh của tổng thống về suy thái kinh tế do những biến động quốc tế được bài báo cho rằng quá nhẹ và dễ dàng. Tờ báo đặt câu hỏi tại sao tổng thống lại bỏ qua những yêu cầu ngày càng cấp bách của những người đã bầu ông ? Định hướng mà ông đề ra hai năm nay đã không mang lại kết quả, tại sao bỗng nhiên lại có thể đơm hoa kết trái ?
Tổ chức « Nhà nước hồi giáo » hành quyết một phóng viên Mỹ
Đoạn video hành quyết một nhà báo Mỹ bị bắt cóc cách đây hai năm được tổ chức « Nhà nước hồi giáo » đăng trên YouTube được chính phủ Mỹ công nhận là bản thật. Thông tin này cũng được các báo Pháp quan tâm đăng tải trong số ra ngày hôm nay.
Báo Le Monde cho biết chính quyền Mỹ chưa bao giờ tìm cách thương lượng để chuộc những nhà báo bị bắt cóc tại Syria. Việc dàn dựng cuộc thanh trừng man rợ nhà báo Mỹ James Fole là đòn trả đũa của tổ chức « Nhà nước hồi giáo » trước những động thái gần đây của tổng thống Barack Obama. Ông tuyên bố sẽ theo đuổi « một chiến lược lâu dài chống những kẻ hồi giáo cực đoan ». Và thứ hai vừa qua, ông đã ra lệnh oanh tạc chống lại tổ chức này tại miền bắc Irak để bảo vệ chính phủ vùng Kurdistan cùng với người thiên chúa giáo và người Yazidi.
Báo Libération nhận định dưới dòng tựa : « Irak hay lời nguyền của Obama ». Việc hành quyết nhà báo James Foley đã đẩy tổng thống Mỹ lấn sâu hơn nữa vào cuộc chiến chống khủng bố mà ông thề đưa Hoa Kỳ ra khỏi. Thứ tư vừa qua, chính phủ Anh cho biết sẽ huy động mọi lực lượng để nhận dạng kẻ đã hành quyết nhà báo Mỹ vì người này nói giọng Anh.
Báo Le Figaro cũng cho biết : « Kẻ giết người nói giọng Anh gây sốc nước Anh ». Ngoài ra, tờ báo cũng đăng tin : « Barack Obama hứa « cắt bỏ khối u » Nhà nước Hồi giáo » bằng cách ra lệnh tiến hành những cuộc oanh tạc mới cho tới khi « công lý được lập lại ». Sự phát triển của tổ chức khủng bố trên buộc chính phủ Mỹ và các đối tác xuyên Đại Tây Dương đàm phán về các biện pháp tất yếu thắt chặt đòn trả đũa đối với đội quân khủng bố hồi giáo đang tuyển người tại châu Âu và Mỹ.
Ấn Độ hy sinh môi trường cho tăng trưởng
Chuyển sang một lĩnh vực khác, báo Le Monde quan tâm tới vấn đề môi trường tại Ấn Độ trong bài : « Ấn Độ hy sinh môi trường cho tăng trưởng ». Từ khi chính phủ mới được thành lập, nhiều dự án quan trọng được thông qua. Tuy nhiên, thiệt hại môi trường sẽ là cái giá phải trả cho những công trình này.
Chính phủ nhà nước Hin đu đã bật đèn xanh cho 140 dự án công nghiệp lớn, như xây dựng đập thủy điện và đường ống dẫn tại phía đông bắc của đất nước. Chính quyền mới cũng quyết định giảm nhẹ những quy định bảo vệ môi trường để tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho những công trình trên.
Hiện tại, không có luật mới về bảo vệ rừng nhưng những điều luật cũ sẽ được giảm nhẹ : ví dụ, các nhà khai thác mỏ sẽ không phải xin phép người dân địa phương để tăng sản lượng. Chính phủ cũng hy vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ cấp giấy phép « kiểu hành chính một cửa » thay vì phải qua nhiều đơn vị hành chính khác nhau như Ủy ban kiểm tra chống ô nhiễm hay Hội đồng Động-Thực vật quốc gia.
Một chiến lược khác sẽ được thực hiện là các vùng được giao nhiều trọng trách hơn. Chính vì thế, các vùng phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút nhiều dự án đầu tư hơn là bảo vệ môi trường. Các địa phương sẽ có quyền cấp giấy phép mở những bãi khai thác cát với diện tích dưới 20 héc ta, thay vì dưới 5 héc ta như hiện nay. Một chuyên gia đánh giá « phát triển kinh tế vô điều kiện đã làm mờ mắt chính phủ. Một điều mà họ không hiểu là một ngày nào đó, chính nền kinh tế sẽ chịu hậu quả nếu tiếp tục phá hủy nguồn tài nguyên ». Trong khi đó, một số người thì lại cho rằng việc bảo vệ môi trường cản trở nhiều dự án hạ tầng.
Các tổ chức phi chính phủ đang ráo riết tập trung những hy vọng nhỏ nhoi để cứu vãn dòng sông Hằng ngày càng bị ô nhiễm. Về phía chính phủ, chưa có một biện pháp cụ thể nào được thông qua, ngoài việc phạt, thậm chí bỏ tù, những người dám nhổ xuống dòng sông huyền thoại này.
Ngân hàng trở nên phổ biến như thế nào ?
Loạt bài viết mùa hè của báo Les Echos giải thích « Ngân hàng trở nên phổ biến như thế nào ? » trong số ra ngày hôm nay. Đa phần người Pháp bắt đầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng từ những năm 1960, khi xã hội tiêu dùng bắt đầu phát triển mạnh. Ngân hàng hóa gần như kết thúc vào năm 1968, khi lương được trả hàng tháng và tiền lương được chuyển khoản. Từ đó, phí ngân hàng cũng tăng mạnh. Các ngân hàng đã phải dốc sức để giảm các phí này và đặc biệt là việc in séc, mỗi năm chiếm khoảng 3000 tấn giấy. Từ cuối những năm 1960 sang đầu những năm 70, ba phát minh lớn giúp các ngân hàng giải quyết vấn đề này : máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng và truy cập tài khoản từ xa.
Phát minh thứ nhất, « ngân hàng trong tường ». Những máy rút tiền tự động xuất hiện vào năm 1967. Nó cho phép ngân hàng giảm tải lượng người xếp hàng tại các chi nhánh và chuyển nhân viên vào những bộ phận khác.
Phát minh thứ hai, « ngân hàng trong túi ». Đó chính là chiếc thẻ tín dụng. Những chiếc thẻ đầu tiên xuất hiện tại Mỹ, với đường từ đen đằng sau, rất dễ bị đánh cắp. Năm 1974, một người Pháp, Roland Moreno, phát minh ra thẻ chíp. Đây là phát minh quan trọng vì nó cho phép bảo mật các thanh toán bằng thẻ. Nhưng phải chờ tới những năm 1980 để thẻ trở nên phổ biến và được chuẩn hóa cho các ngân hàng. Điều này đã biến nước Pháp thành nhà vô địch sử dụng thẻ chíp và đó là phương tiện thanh toán được người Pháp ưa thích nhất.
Phát minh cuối cùng, « ngân hàng tại nhà ». Đầu tiên, việc này được thực hiện qua mạng Minitel và sau này là nhờ internet. Khoảng từ năm 1984 trở đi, mạng Minitel được bảo mật để người sử dụng có thể quản lý trên mạng các giao dịch ngân hàng. Năm 1993, khi mạng internet trở nên phổ biến, một số ngân hàng đã tiến hành thử nghiệm. Song, phải hai năm sau, các ngân hàng mới mở trang web thông tin cho mình. Và chỉ từ những năm 1997-1998 trở đi, hệ thống mới đủ an toàn để thực hiện chi trả trực tuyến.
Nhờ những phát minh này mà lượng séc phát hành ra bắt đầu giảm mạnh từ năm 1996. Trong những năm 2000, lượng séc phát hành hàng năm giảm khoảng 4%.
Điều tra về người vô gia cư ở Pháp
Vẫn liên quan tới tình hình xã hội tại Pháp, báo Libération phá vỡ những cái nhìn không thiện cảm đối với người vô gia cư thông qua một cuộc điều tra vấn đề vệ sinh của họ. Bài báo khẳng định, sống ngoài đường không phải là không sạch sẽ. Những người vô gia cư sẵn sàng hy sinh để tránh bệnh tật hay ký sinh trùng.
341 người ngủ ngoài đường và 667 người ngủ tại các trung tâm được Ban Quan sát của Samu Paris phỏng vấn. Từ đó, nhiều hình ảnh không mấy thân thiện về họ dần được dỡ bỏ. Theo kết quả, 70% số người vô gia cư mà nhóm gặp gỡ mỗi tuần tắm rửa một lần. Không một người nào, đàn ông hay phụ nữ, sống tại những cánh rừng ở rìa Paris có chấy rận. Và cuối cùng, 76% những người sống ngoài phố sử dụng máy giặt tự động.
Cũng trong thời gian này, các nhà điều tra đã ghi nhận sự tiến bộ rõ rệt về mặt vệ sinh tại các trung tâm tiếp đón khẩn cấp người vô gia cư mặc dù vẫn còn lộn xộn.
No comments:
Post a Comment