Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay 63
Kỳ 63: Sai lầm của Mao Trạch Đông nhỏ hơn “ngón tay út”
Kỳ 64-65: Mac Arthur – Bành Đức Hoài: Một nỗi niềm hai cảnh ngộ
Kỳ 66: “Độc nhãn long” Lưu Bá Thừa
Kỳ 63: Sai lầm của Mao Trạch Đông nhỏ hơn “ngón tay út”
Giao Hưởng Đăng Bởi Một Thế Giới – 04-10-2014
Mao Trạch Đông xòe mười ngón tay trước mặt các đại biểu khẳng định quyết sách Đại tiến vọt của Mao đúng hết 9 ngón, chỉ có 1 ngón sai lầm.
Mao Trạch Đông và con trai Mao Ngạn Anh
– người chết trận trong chiến tranh Triều Tiên
Nghe Mao tự khen “9 ngón tốt đẹp”, không ai dám phản bác, dầu biết công xã nhân dân và bếp ăn tập thể của Mao gây nên nạn đói lớn. Từ các ủy viên Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, đến Bí thư tỉnh ủy, Tư lệnh các Quân đoàn hầu hết ngồi im. Riêng nguyên soái Bành Đức Hoài đứng lên, cãi lại:
– Đại tiến vọt sai từ gốc rồi. Biết sai mà không sửa sẽ làm giảm uy tín của Chủ tịch !.
Thế là, mọi người hiểu ngay, mười ngón tay Mao đều “có vấn đề”.
Là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên soái Bành Đức Hoài tổng hợp nhận định của 6 đại quân khu, để rút ra kết luận và cảnh báo Mao trước hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp ở Thượng Hải (tháng 4.1959):
– Nếu không gấp rút uốn nắn lại những sai lệch của chính sách Đại nhảy vọt sợ rằng không tránh khỏi ảnh hưởng đến sức mạnh của quân đội hiện nay.
Mao lúng túng, chen vào:
– Ông là người của quân đội, đừng nên luận bàn quá sâu vào lĩnh vực khác…
Theo tài liệu của Trung Quốc xuất bản gần đây, “quân đội” dưới quyền nguyên soái Bành Đức Hoài như Quân đoàn 42 (hoặc lãnh đạo các địa phương như Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây Đào Lỗ Già) đã có báo cáo và tổng hợp những nhận định của đại chúng về Đại tiến vọt, xem đó là: đứa con thiếu tháng “đẻ rơi” trên đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Họ cho “mười ngón tay” Mao đều thối nát.
Mao căm lắm, quyết định hạ độc thủ “Bành đại tướng quân” (xem thêm Kỳ 3 và 4).
Mao để Giang Thanh dựng lên “nghi án”: Bành Đức Hoài phải chăng là thủ phạm giết chết con trai trưởng của Mao là Mao Ngạn Anh tại mặt trận Triều Tiên (chứ không phải bị bom Mỹ sát thương)?!
Thư viết tháng 10.1956, khi Bành Đức Hoài nhận điện báo của Tổng bộ Quân ủy yêu cầu Tổng bộ Quân tình nguyện đem thi hài của Mao Ngạn Anh từ Triều Tiên về Trung Quốc để cải táng. Trong thư trên, Bành Đức Hoài trình bày với thủ tướng Chu Ân Lai về những thao thức của mình trong trường hợp khó xử này. Nếu không đưa thi hài Mao Ngạn Anh về Bắc Kinh sẽ đâm ra “mâu thuẫn” với lãnh đạo của Tổng bộ Quân ủy và không khéo là với gia đình vợ con của Mao Ngạn Anh. Còn nếu chuyển thi hài Mao Ngạn Anh về Trung Quốc, phải ăn nói ra sao với thân nhân của hơn hàng chục vạn quân tình nguyện tử trận, mà đông đảo trong số đó đang còn nằm lại trên nghĩa trang Triều Tiên?. Cuối cùng, Bành Đức Hoài quyết định theo đúng chủ trương đã có từ trước và cũng từng được chủ tịch Mao Trạch Đông ủng hộ, đó là: “sinh ở Trung Quốc, hy sinh tại Triều Tiên, an táng tại Triều Tiên” – không đem về Trung Quốc.
Đọc thư, thủ tướng Chu Ân Lai đồng thuận với ý kiến của nguyên soái Bành Đức Hoài. Thi thể con ruột của Mao Trạch Đông nằm lại bên cạnh thi thể của các liệt sĩ – con cháu các gia đình khác trong nước – là thể hiện sự “công bằng trước mọi hy sinh”. Chu Ân Lai chuyển bức thư của Bành Đức Hoài lên Mao Trạch Đông. Và:
“Mao Trạch Đông lập tức phê vào lá thư của Bành Đức Hoài: “Đồng ý với ý kiến của đồng chí Bành Đức Hoài, an táng Mao Ngạn Anh ở Triều Tiên cùng với hàng ngàn liệt sĩ quân tình nguyện Trung Quốc, không được cử hành bất cứ một nghi lễ đặc biệt nào”. Sau đó, chủ trương này được lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình… tán thành. Trong cuộc nói chuyện với Đại sứ Liên Xô ở Trung Quốc và Do Kim, bạn thân của Mao Ngạn Anh hồi còn sống, Mao Trạch Đông cũng bày tỏ: “Người cộng sản chết ở đâu thì mai táng ở đấy… Con của tôi – Mao Ngạn Anh chết ở Triều Tiên thì chôn cất ở Triều Tiên” (Vũ Anh – theo Bí ẩn lịch sử).
Chuyện là vậy. Song, khi “mười ngón tay” của Mao bị Bành Đức Hoài phê phán, thì nội dung bức thư kia bị đem ra làm cớ truy bức: Vì sao ngăn cản không cho đưa thi hài của Mao Ngạn Anh về nước? Mao Ngạn Anh đã chết vì bom Mỹ, hay vì âm mưu lật quyền của Bành Đức Hoài?
Kỳ 64-65: Mac Arthur – Bành Đức Hoài: Một nỗi niềm hai cảnh ngộ
Thống tướng Mac Arthur và nguyên soái Bành Đức Hoài đọ sức nhau trên cùng “một mặt trận” (Triều Tiên), có chung “một nỗi niềm” (bị thất sủng) và riêng “hai cảnh ngộ” khác nhau (của mỗi người) vào cuối đời chinh chiến…
Bành Đức Hoài và Mao Trạch Đông những năm 1950 – (Ảnh tư liệu từ Internet)
* Douglas McArthur (1880-1964): Tư lệnh lục quân Mỹ tại Viễn Đông (1941), kiêm Tư lệnh lực lượng đồng minh tại mặt trận Thái Bình Dương – đã ký nhận văn bản đầu hàng vô điều kiện của Nhật trên tàu USS Missouri (9.1945), kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
* Bành Đức Hoài (1898-1974): Tư lệnh chí nguyện quân Trung Quốc, kiêm Chỉ huy trưởng liên quân Trung – Triều (1950) – đã đại diện phía Trung Quốc ký hiệp định Bàn Môn Điếm với Mỹ (7.1953) về thỏa thuận ngừng bắn tại Triều Tiên.
Mc Arthur bị tổng thống Truman bãi nhiệm năm 1951 (tại mặt trận Triều Tiên) và Bành Đức Hoài bị chủ tịch Mao Trạch Đông cách chức năm 1959 (tại hội nghị Lư Sơn).
Về lại Mỹ, Mc Arthur vẫn xuất hiện trên diễn đàn Quốc hội, được tiếp tục bảo lưu ý kiến của mình về đối sách châu Á và lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ nguyên thủ quốc gia đang tại nhiệm là tổng thống Truman. Ông sống 13 năm cuối đời với phong thái hào hoa.
Ở Trung Quốc, Bành Đức Hoài sau ngày bị cách chức, phải sống 15 năm dưới chế độ giám sát đặc biệt, bị cách ly, rồi biệt giam đến chết.
Bành Đức Hoài: “Khắc tinh” của tướng Mc Arthur
Liên quân Bành Đức Hoài sau hơn hai tháng mở “chiến dịch mùa đông” đã đẩy lùi liên quân Mc Arthur về phía nam vĩ tuyến 38 và làm chủ thủ đô Seoul của Hàn Quốc lần thứ hai 4.1.1951 (lần thứ nhất do Kim Nhật Thành đánh chiếm 28.6.1950).
Hơn một tuần sau (13.1.1951), Ủy ban chính trị Liên Hiệp Quốc đề nghị các bên tham chiến ngồi lại để thương lượng ngưng bắn, tiến hành bầu cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Triều Tiên. Nhưng Stalin không đồng ý, tác động Mao Trạch Đông tiếp tục viện Triều đánh Mỹ, nên Chu Ân Lai lên tiếng cự tuyệt ngưng bắn.
Cuộc chiến lại kéo dài, để lộ yếu điểm ở “cuối đường hành lang” tiếp vận của liên quân Trung – Triều (đang đóng Seoul). Vì Seoul nằm quá xa hậu phương chiến lược thiết lập tận vùng sông Áp Lục nên nhịp độ vận chuyển lương thực, đạn dược và các trang bị quân đội giảm xuống. Ngược lại, hoạt động liên tục và hiệu quả của không quân Mỹ lại tăng lên, đánh hỏng các tuyến đường tàu và các nút “yết hầu” đường bộ từ Áp Lục đến Seoul. Vận chuyển tiếp liệu từ Trung Quốc đến chiến trường phải nghiêng về ban đêm (để tránh máy bay Mỹ oanh kích tập trung vào ban ngày) dẫn đến tình trạng chậm trễ, đáp ứng ở mức thấp hơn nhiều so với yêu cầu của mặt trận miền Nam. Trong điều kiện đó, liên quân Trung – Triều phải dừng lại Seoul, không tiến sâu hơn vào lãnh thổ Hàn Quốc được. Tất nhiên, họ phải bỏ trống “vùng chiến thuật” trước mặt mình, ở phía Nam, để tướng Mc Arthur dễ dàng đưa quân tới…
Mc Arthur và tướng Matthew Ridgway (thay tướng Walker chết tại mặt trận) – tư lệnh Quân đoàn 8 – mở chiến dịch tràn qua các “vùng bỏ trống” của liên quân Trung – Triều. Dựa ưu thế về hỏa lực bộ binh, được không quân yểm trợ, liên quân Mỹ – LHQ và Hàn Quốc phản công tái chiếm Seoul ngày 14.3.1951. Đây là lần thứ tư trong vòng chưa đầy một năm (6.1950 đến 3.1951) Seoul bị tàn phá nặng nề bởi các đợt giao tranh giành quyền làm chủ thủ đô.
Tuy chiếm Seoul, Mc Arthur vẫn nhận định thế trận sẽ kéo dài, thương vong sẽ tăng cao. Mao Trạch Đông lại không ngừng tăng quân, luôn phá vỡ thế “cân bằng lực lượng” để tạo áp lực tâm lý, có nguy cơ làm giảm sút tinh thần chiến đấu của liên quân Mỹ – LHQ.
Đáp lại, Mc Arthur lên tiếng với giới truyền thông sẽ đánh bom các trung tâm công nghiệp và khu thương mại trọng điểm ở Trung Quốc để triệt phá nền kinh tế của nước này nếu Mao Trạch Đông vẫn tiếp tục viện binh cho Kim Nhật Thành. Ông cũng cảnh báo về khả năng phải dùng đến bom nguyên tử để kết thúc cuộc chiến Triều Tiên (như ở Nhật).
Những tuyên bố đó làm tổng thống Mỹ Truman phiền lòng vì đi ngược với chủ trương lúc đó của ông ta. Truman có bàn đến kế hoạch đánh bom nguyên tử xuống Trung Quốc, song chỉ hạn chế thông tin trong vòng nội bộ. Truman cũng chưa muốn tấn công thẳng Trung Quốc bằng không quân Mỹ. Ông lo ngại thế giới sẽ phản ứng vì những lời đe dọa mở rộng chiến tranh và sử dụng vũ khí hạt nhân của Mc Arthur. Cuối cùng Truman quyết định cách chức Mc Arthur ngày 11.4.1951 vì tội “bất tuân mệnh lệnh” và triệu hồi Arthur về Mỹ.
Rời mặt trận, Mc Arthur đáp xuống sân bay San Francisco đang có hơn 500.000 người ngưỡng mộ chờ đón. Đến New York, hàng mấy triệu dân chúng đổ ra đường hoan nghênh ông và tỏ thái độ không đồng tình với tổng thống Truman. Ông cũng được lưỡng viện Quốc hội Mỹ vỗ tay tán thưởng nhiều lần khi ông đang đọc bài điều trần, với đoạn cuối: “Người lính già không bao giờ chết, họ chỉ tàn phai theo tháng năm”. Và giờ đây, giống với người lính già trong câu hát ấy, tôi đang khép lại cánh cửa của một đời chinh chiến và đón nhận tàn phai – và người lính già này, được Thượng đế soi sáng để thấy rõ bổn phận của mình – đã gắng sức thực hiện nhiệm vụ được giao với tất cả tinh thần trách nhiệm. Chào tạm biệt. (“Old soldiers never die, they just fade aways”. And like the old soldier of that ballad I now close my military career and just fade aways, and old soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty. Goodbye!).
Tướng MacArthur ký nhận lời đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản
trên chiếc tàu USS Missouri trong Thế chiến thứ hai trước khi vào
cuộc chiến với Bành Đức Hoài tại Triều Tiên – Ảnh: US Navy
So sánh hai cảnh ngộ của hai danh tướng Mc Arthur và Bành Đức Hoài sau ngày bị thất sủng, một công trình biên soạn xuất bản tại Trung Quốc gần đây với tác giả là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Học viện quân sự cấp cao và Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã nhận định:
“Mc Arthur cũng từng va chạm, tranh cãi kịch liệt với tổng thống Truman, và trên tiền tuyến Triều Tiên, ông đã công khai phê bình chính sách châu Á của đương kim tổng thống Mỹ (…) Sau khi (từ mặt trận Triều Tiên) về Mỹ, ông đã thuyết trình trước Quốc hội và khắp nơi trong cả nước phê phán chính sách châu Á của Truman (…) Cảnh ngộ khác nhau trong những năm cuối đời của thống tướng Mỹ (Mc Arthur) và nguyên soái Trung Quốc (Bành Đức Hoài) đã phản ánh hai thể chế chính trị, hai truyền thống lịch sử, hai bối cảnh văn hóa khác nhau”.
Tám năm sau ngày “người lính già không bao giờ chết Mc Arthur” đọc bài điều trần trước Quốc hội, đến lượt đối thủ của ông “bên kia chiến tuyến” là nguyên soái Bành Đức Hoài bị cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và bắt đầu bước vào chặng đời lao đao, điêu đứng từ “phiên tòa không tuyên bố” trên núi Lư Sơn.
Mao Trạch Đông mở “phiên tòa không tuyên bố”
Sau sự kiện “mười ngón tay” nhúng chàm (xem Kỳ 63), Mao lùi một bước, thừa nhận Đại tiến vọt không chỉ sai “1 ngón”, mà đến “3 ngón” có vấn đề. Tuy vậy, Mao khẳng định “7 ngón” còn lại vẫn giữ tỷ lệ “tuyệt vời”.
“Bành đại tướng quân” không phục, chỉ trích Mao “chưa thực sự cầu thị”, nên tại Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng trên núi Lư Sơn (khai mạc 2.7.1959), đã viết thư gởi Mao Trạch Đông, thẳng thắn nhận xét:
1. Chỉ đạo của Mao về sản xuất gang thép là “phiến diện nghiêm trọng”. 2. Thiết lập công xã nhân dân và bếp ăn tập thể cũng quá hấp tấp “chỉ muốn một bước lên chủ nghĩa cộng sản”,gây thiệt hại quốc dân.
3. Dung dưỡng thói phóng đại, thổi phồng những “kỳ tích tưởng tượng” lên mặt báo v.v…(thư gởi 14.7).
Mao đọc xong, cho in nhiều bản, phát rộng rãi đến tất cả các đại biểu để chuẩn bị “có ý kiến”,khuyến khích “nói thẳng, nói thật”. Sau hậu trường, Mao ngầm chỉ đạo sát phạt Bành nguyên soái, dựng lên tội “chống đảng, chống Mao” (16.7).
Dầu chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và thủ tướng Chu Ân Lai cùng một số đại biểu bênh vực Bành Đức Hoài, Mao vẫn dùng quyền lực của mình phủ nhận, lái các phát biểu vào quỹ đạo khác, bức hại Bành. Người ủng hộ Bành nguyên soái bị chụp mũ “tập đoàn phản đảng”, như:
1. Trương Văn Thiên (đòi hỏi phải cấp thiết xây đắp nền móng dân chủ trong môi trường sinh hoạt đảng).
2. Chu Tiểu Châu – Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Hồ Nam (vẫn xây đủ 50.000 lò cao nhỏ để nấu thép theo chủ trương của Mao, nhưng mật lệnh các địa phương chỉ “nổi lửa” 30.000 lò, giúp dân chúng trong tỉnh giảm bớt tổn hại).
3. Hoàng Khắc Thành – Tổng tham mưu trưởng (bị Mao nghi ngờ thuộc vây cánh của Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài).
Mao triệu tập phiên họp toàn thể, lật bài ngữa nói: Bành đối với Mao bao năm qua “3 phần hợp tác, 7 phần không hợp tác” và ra lệnh Uông Đông Hưng chỉ huy lực lượng bảo vệ cấm Bành Đức Hoài (và Trương Văn Thiên, Hoàng Khắc Thành, Chu Tiểu Châu) không được đi vào nơi ở của Mao, không tự tiện xuống núi bằng ô tô, không tụ tập một chỗ trò chuyện với nhau. Máy bay trong vùng (đang mở hội nghị) không cất cánh khỏi sân bay nếu chưa có lệnh Mao (27.7).
Cuối hội nghị, theo bệnh sùng bái cá nhân và đường mòn đảng trị, hầu hết đại biểu ngã theo Mao, lên tiếng phụ họa tấn công, đả kích, phê bình những “sai lầm” của Bành Đức Hoài và ca ngợi Đại tiến vọt! Một ít vị như hai nguyên soái Chu Đức, Lưu Bá Thừa giữ im lặng (sau này bị Mao cô lập). Kết cuộc, hội nghị thông qua nghị quyết (tuyên án sau “phiên tòa không tuyên bố” do Mao chủ trì) – đưa Bành nguyên soái ra khỏi cương vị công tác (16.8).
Theo chỉ định của Mao, ngày 30.9.1959 Bành Đức Hoài phải rời khỏi nhà lầu Vĩnh Phúc ở Trung Nam Hải (nơi ông sống 7 năm) để chuyển về vườn nhà họ Ngô phía Tây thành phố Bắc Kinh. Trước lúc ra đi, Bành Đức Hoài phải “trả lại bộ lễ phục nguyên soái” cho Mao và Quân ủy trung ương – bỗng chốc trở thành thường dân tay trắng.
Đến thời “cách mạng văn hóa”, Bành Đức Hoài bị quy kết: “tên tư bản lớn nhất trong quân đội”,có hành vi “phạm tội chống đảng, chống Mao chủ tịch tại hội nghị Lư Sơn 1959” và âm mưu “tấn công bộ tư lệnh của giai cấp vô sản”. Từ “cáo trạng” trên, Tổ chuyên án do Giang Thanh và Khang Sinh (cố vấn đặc biệt của Giang Thanh) đề xuất nâng mức án cao hơn: “mãi mãi khai trừ khỏi đảng, phạt tù chung thân và tước bỏ mọi quyền lợi công dân suốt đời”. Vậy là ngay cả làm “dân thường” Bành nguyên soái cũng không được phép (La Nguyên Sinh –Giờ phút cuối cùng của 9 vị nguyên soái Trung Quốc, sđd. ở Kỳ 4, tr. 110). Ông không được tự do ngôn luận, cấm tự do đi lại và chết lặng lẽ cô độc, không một nấm mồ.
Kỳ 66: “Độc nhãn long” Lưu Bá Thừa
Giữa người người huyên náo vây đánh Bành Đức Hoài trên núi Lư Sơn, hai nguyên soái Chu Đức và Lưu Bá Thừa vẫn ngồi im bất động, tỏ thái độ bất bình trước kịch bản “hội đồng đỏ” của Mao…
Lưu Bá Thừa (đeo kính) cùng Đặng Tiểu Bình (thứ 2 từ trái)
Lưu Bá Thừa là một trong 10 vị được phong hàm nguyên soái đợt đầu tiên (năm 1955) và duy nhất (tính đến nay 2014) trong lịch sử nước CHND Trung Hoa (9 vị khác: Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Trần Nghị, Hạ Long, La Vinh Hằng, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn và Diệp Kiếm Anh). Ông có biệt danh “độc nhãn long”. Bởi:
1. Sinh năm Nhâm Thìn 1892 (cầm tinh con Rồng – tức long) vào chủ nhật 4.12, nhằm 16.10 âm lịch. 2. Bị mất mắt phải năm 24 tuổi (1916) trong trận đánh Phong Đô (tỉnh Tứ Xuyên), chỉ còn một mắt trái (độc nhãn). Ghép năm sinh (long) + một mắt (độc nhãn) thành tên gọi phổ biến: độc nhãn long Lưu Bá Thừa.
Năm “độc nhãn long” 35 tuổi (1927), Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử ông sang Liên Xô theo học Học viện quân sự Frunze về chuyên ngành soạn thảo dự án chiến lược và tham mưu chiến thuật. Ông là một trong những ngôi sao sáng lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn Bát Lộ Quân, Tham mưu trưởng lục quân – là nhà lý luận quân sự đương đại và danh thần khai quốc của Mao.
Trước ngày mở “phiên tòa không tuyên bố” ở Lư Sơn, Quân ủy trung ương do Mao làm chủ tịch đã mở hội nghị với hàng nghìn cán bộ cao cấp tham dự (5.1958) gián tiếp phê bình độc nhãn long Lưu Bá Thừa đã khinh suất “không xem tác phẩm của chủ tịch Mao Trạch Đông là giáo trình quân sự cơ bản, mà chỉ coi là tài liệu tham khảo, như vậy không được (…) không thể phủivàng giống như phủi bụi đất sét”! – mắc lỗi “giáo điều quân sự” (La Nguyên Sinh, sđd ở kỳ 4, tr. 182).
Vợ Lưu Bá Thừa – bà Uông Vinh Hoa, kể: “người đầu tiên bị phê bình theo “chủ nghĩa giáo điều quân sự” là ông nhà tôi. Sau đó không lâu ông ấy bị gọi về Bắc Kinh (…) ông đã phải suy nghĩ quá nhiều, cả đêm không ngủ, mắt trái còn lại của ông đỏ ngầu. Lên xe lửa, suốt đêm tiếp theo ông cũng không chợp mắt được”. Những năm cuối đời của ông “chìm trong bóng tối dày đặc” và gánh chịu “rất nhiều áp lực về tâm lý và tinh thần” (La Nguyên Sinh, sđd. tr. 184-185).
Mao Trạch Đông (vẫn với thủ thuật lão luyện “vừa đánh vừa xoa”) đồng ý cử ông làm “Tổ trưởng tổ chiến lược” của Quân ủy trung ương, nhưng “hữu danh vô thực”, bởi “tổ” ấy thành lập trên nền của “hai không” nghiệt ngã: không có nhân sự và không kinh phí – (La Nguyên Sinh, sđd. tr. 186). Vượt lên ứng xử phũ phàng của Mao, Lưu nguyên soái vẫn hoạt động tự giác, đích thân đi thị sát vùng Đông Bắc, hướng dẫn lực lượng biên phòng Tây Tạng ứng dụng “thế đánh gọng kìm” trong xung đột vũ trang biên giới với Ấn Độ 1962 – 1964.
Rồi, Tổ chiến lược quân sự của ông cũng giải tán. “Độc nhãn long” bị gạt khỏi guồng máy Trung Nam Hải (mùa hè 1966), chuyển nhà ra ở dưới chân núi phía Tây ngoại ô Bắc Kinh (mùa thu 1966). Lúc ấy, cách mạng văn hóa vừa được Mao cổ vũ vượt điểm xuất phát, đang sung sức lao tới trước. Hàng mấy triệu hồng vệ binh khắp nơi trong nước kéo về Bắc Kinh “diện kiến Mao chủ tịch” hò hét náo loạn suốt đêm ngày. Không chịu nổi, hai nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Nhiếp Vinh Trăn phải tránh đi, cùng dời chỗ ở về khu núi ẩn cư với “độc nhãn long”.
Thêm nữa, Trần Nghị và Từ Hướng Tiền luôn tới nơi ấy, hợp thành nhóm “5 nguyên soái” bàn luận thời cuộc. Họ bàn gì ? Nghe mấy câu đối thoại giữa Lưu Bá Thừa và Trần Nghị thì rõ (La Nguyên Sinh, sđd. tr. 193):
Lưu Bá Thừa nói: “Xem ra mắt trái của tôi cũng sắp mù rồi”. Trần Nghị: “Mù cũng tốt chứ sao. Người ta thường nói, mắt không nhìn thấy thì lòng bớt buồn!”. Trần Nghị nói mà không giấu được vẻ uất ức, Lưu Bá Thừa tiếp: “Nhưng tai tôi có điếc đâu. Kể cũng lạ, mắt hỏng thì tai lại rất thính. Anh hãy nghe, lại reo hò rồi!”.
Vừa nói Lưu Bá Thừa vừa chỉ tay ra cửa sổ phía đông: “từ phía đó, tiếng loa tuyên truyền do “phái tạo phản” của cách mạng văn hóa dưới chân núi phát lên, vang đến tận chỗ hai người. Lưu Bá Thừa tức giận bảo: “Ngày nào cũng đến giờ này là chúng lại lên lớp”. Trần Nghị thở dài: “Nơi đây xem ra cũng chẳng phải là nơi yên tĩnh”. Họ phải “nghe” và phải “thấy” nhiều chuyện trái ngang, nhất là:
Nguyên soái Hạ Long bị Giang Thanh và Khang Sinh vu cáo “mưu sự binh biến”
Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư đảng, Phó thủ tướng thứ nhất, bị ghép tội danh “tên đầu sỏ thứ hai trong bọn đang cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” (tên đầu sỏ thứ nhất Bành Đức Hoài đã bị đánh đổ)…
Rồi đây, tới lượt ai?
Năm vị nguyên soái họp tại nhà “độc nhãn long” quyết định hành động. Giữa tháng 2.1967:Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền và Nhiếp Vinh Trăn “xuống núi”, công khai đối đầu với Giang Thanh. Họ ra mệnh lệnh: không được tùy ý đấu tố các nhà lãnh đạo lão thành có công lập quốc, không được tấn công hoặc can thiệp vào nội bộ quân đội, không được tùy tiện thành lập các tổ chiến đấu. Mệnh lệnh công bố ngay giữa các cuộc họp Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương, có sức công phá trực diện thành trì của “cách mạng văn hóa vô sản” do Mao vừa dựng lên. Trước “dòng nước ngược” đó, dưới sự chỉ đạo của Mao, Giang Thanh và đồng đảng giăng cao câu khẩu hiệu bạo lực giữa đường phố Bắc Kinh:
“LẤY MÁU TƯƠI ĐỂ BẢO VỆ ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA !”
Và Mao Trạch Đông – Giang Thanh đã “lấy máu tươi” theo cách nào?
Kỳ 64-65: Mac Arthur – Bành Đức Hoài: Một nỗi niềm hai cảnh ngộ
Kỳ 66: “Độc nhãn long” Lưu Bá Thừa
Kỳ 63: Sai lầm của Mao Trạch Đông nhỏ hơn “ngón tay út”
Giao Hưởng Đăng Bởi Một Thế Giới – 04-10-2014
Mao Trạch Đông xòe mười ngón tay trước mặt các đại biểu khẳng định quyết sách Đại tiến vọt của Mao đúng hết 9 ngón, chỉ có 1 ngón sai lầm.
Mao Trạch Đông và con trai Mao Ngạn Anh
– người chết trận trong chiến tranh Triều Tiên
– Đại tiến vọt sai từ gốc rồi. Biết sai mà không sửa sẽ làm giảm uy tín của Chủ tịch !.
Thế là, mọi người hiểu ngay, mười ngón tay Mao đều “có vấn đề”.
Là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên soái Bành Đức Hoài tổng hợp nhận định của 6 đại quân khu, để rút ra kết luận và cảnh báo Mao trước hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp ở Thượng Hải (tháng 4.1959):
– Nếu không gấp rút uốn nắn lại những sai lệch của chính sách Đại nhảy vọt sợ rằng không tránh khỏi ảnh hưởng đến sức mạnh của quân đội hiện nay.
Mao lúng túng, chen vào:
– Ông là người của quân đội, đừng nên luận bàn quá sâu vào lĩnh vực khác…
Theo tài liệu của Trung Quốc xuất bản gần đây, “quân đội” dưới quyền nguyên soái Bành Đức Hoài như Quân đoàn 42 (hoặc lãnh đạo các địa phương như Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây Đào Lỗ Già) đã có báo cáo và tổng hợp những nhận định của đại chúng về Đại tiến vọt, xem đó là: đứa con thiếu tháng “đẻ rơi” trên đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Họ cho “mười ngón tay” Mao đều thối nát.
Mao căm lắm, quyết định hạ độc thủ “Bành đại tướng quân” (xem thêm Kỳ 3 và 4).
Mao để Giang Thanh dựng lên “nghi án”: Bành Đức Hoài phải chăng là thủ phạm giết chết con trai trưởng của Mao là Mao Ngạn Anh tại mặt trận Triều Tiên (chứ không phải bị bom Mỹ sát thương)?!
***
Nếu chiến tranh Triều Tiên đẩy hàng triệu gia đình các bên tham chiến vào cảnh tai ương, mất mát, thì đã giúp hào quang của Mao Trạch Đông sáng lên hơn. Vì với cuộc chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc giải tỏa khỏi mặc cảm bị các nước phương Tây hà hiếp trước kia và ngồi ngang hàng với Mỹ cùng các nước LHQ tại hội nghị Bàn Môn Điếm. Người Tổng tư lệnh trực tiếp ra trận để mang vòng hào quang ấy về cho Mao là Bành Đức Hoài. Và cũng chính Bành Đức Hoài đã viết một bức thư gởi thủ tướng Chu Ân Lai nêu rõ ý kiến của mình liên quan đến Mao Ngạn Anh – con trai trưởng của Mao – hy sinh trên chiến trường Triều Tiên năm 1950, lúc 28 tuổi.Thư viết tháng 10.1956, khi Bành Đức Hoài nhận điện báo của Tổng bộ Quân ủy yêu cầu Tổng bộ Quân tình nguyện đem thi hài của Mao Ngạn Anh từ Triều Tiên về Trung Quốc để cải táng. Trong thư trên, Bành Đức Hoài trình bày với thủ tướng Chu Ân Lai về những thao thức của mình trong trường hợp khó xử này. Nếu không đưa thi hài Mao Ngạn Anh về Bắc Kinh sẽ đâm ra “mâu thuẫn” với lãnh đạo của Tổng bộ Quân ủy và không khéo là với gia đình vợ con của Mao Ngạn Anh. Còn nếu chuyển thi hài Mao Ngạn Anh về Trung Quốc, phải ăn nói ra sao với thân nhân của hơn hàng chục vạn quân tình nguyện tử trận, mà đông đảo trong số đó đang còn nằm lại trên nghĩa trang Triều Tiên?. Cuối cùng, Bành Đức Hoài quyết định theo đúng chủ trương đã có từ trước và cũng từng được chủ tịch Mao Trạch Đông ủng hộ, đó là: “sinh ở Trung Quốc, hy sinh tại Triều Tiên, an táng tại Triều Tiên” – không đem về Trung Quốc.
Đọc thư, thủ tướng Chu Ân Lai đồng thuận với ý kiến của nguyên soái Bành Đức Hoài. Thi thể con ruột của Mao Trạch Đông nằm lại bên cạnh thi thể của các liệt sĩ – con cháu các gia đình khác trong nước – là thể hiện sự “công bằng trước mọi hy sinh”. Chu Ân Lai chuyển bức thư của Bành Đức Hoài lên Mao Trạch Đông. Và:
“Mao Trạch Đông lập tức phê vào lá thư của Bành Đức Hoài: “Đồng ý với ý kiến của đồng chí Bành Đức Hoài, an táng Mao Ngạn Anh ở Triều Tiên cùng với hàng ngàn liệt sĩ quân tình nguyện Trung Quốc, không được cử hành bất cứ một nghi lễ đặc biệt nào”. Sau đó, chủ trương này được lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình… tán thành. Trong cuộc nói chuyện với Đại sứ Liên Xô ở Trung Quốc và Do Kim, bạn thân của Mao Ngạn Anh hồi còn sống, Mao Trạch Đông cũng bày tỏ: “Người cộng sản chết ở đâu thì mai táng ở đấy… Con của tôi – Mao Ngạn Anh chết ở Triều Tiên thì chôn cất ở Triều Tiên” (Vũ Anh – theo Bí ẩn lịch sử).
Chuyện là vậy. Song, khi “mười ngón tay” của Mao bị Bành Đức Hoài phê phán, thì nội dung bức thư kia bị đem ra làm cớ truy bức: Vì sao ngăn cản không cho đưa thi hài của Mao Ngạn Anh về nước? Mao Ngạn Anh đã chết vì bom Mỹ, hay vì âm mưu lật quyền của Bành Đức Hoài?
Kỳ 64-65: Mac Arthur – Bành Đức Hoài: Một nỗi niềm hai cảnh ngộ
Thống tướng Mac Arthur và nguyên soái Bành Đức Hoài đọ sức nhau trên cùng “một mặt trận” (Triều Tiên), có chung “một nỗi niềm” (bị thất sủng) và riêng “hai cảnh ngộ” khác nhau (của mỗi người) vào cuối đời chinh chiến…
Bành Đức Hoài và Mao Trạch Đông những năm 1950 – (Ảnh tư liệu từ Internet)
* Bành Đức Hoài (1898-1974): Tư lệnh chí nguyện quân Trung Quốc, kiêm Chỉ huy trưởng liên quân Trung – Triều (1950) – đã đại diện phía Trung Quốc ký hiệp định Bàn Môn Điếm với Mỹ (7.1953) về thỏa thuận ngừng bắn tại Triều Tiên.
Mc Arthur bị tổng thống Truman bãi nhiệm năm 1951 (tại mặt trận Triều Tiên) và Bành Đức Hoài bị chủ tịch Mao Trạch Đông cách chức năm 1959 (tại hội nghị Lư Sơn).
Về lại Mỹ, Mc Arthur vẫn xuất hiện trên diễn đàn Quốc hội, được tiếp tục bảo lưu ý kiến của mình về đối sách châu Á và lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ nguyên thủ quốc gia đang tại nhiệm là tổng thống Truman. Ông sống 13 năm cuối đời với phong thái hào hoa.
Ở Trung Quốc, Bành Đức Hoài sau ngày bị cách chức, phải sống 15 năm dưới chế độ giám sát đặc biệt, bị cách ly, rồi biệt giam đến chết.
Bành Đức Hoài: “Khắc tinh” của tướng Mc Arthur
Liên quân Bành Đức Hoài sau hơn hai tháng mở “chiến dịch mùa đông” đã đẩy lùi liên quân Mc Arthur về phía nam vĩ tuyến 38 và làm chủ thủ đô Seoul của Hàn Quốc lần thứ hai 4.1.1951 (lần thứ nhất do Kim Nhật Thành đánh chiếm 28.6.1950).
Hơn một tuần sau (13.1.1951), Ủy ban chính trị Liên Hiệp Quốc đề nghị các bên tham chiến ngồi lại để thương lượng ngưng bắn, tiến hành bầu cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Triều Tiên. Nhưng Stalin không đồng ý, tác động Mao Trạch Đông tiếp tục viện Triều đánh Mỹ, nên Chu Ân Lai lên tiếng cự tuyệt ngưng bắn.
Cuộc chiến lại kéo dài, để lộ yếu điểm ở “cuối đường hành lang” tiếp vận của liên quân Trung – Triều (đang đóng Seoul). Vì Seoul nằm quá xa hậu phương chiến lược thiết lập tận vùng sông Áp Lục nên nhịp độ vận chuyển lương thực, đạn dược và các trang bị quân đội giảm xuống. Ngược lại, hoạt động liên tục và hiệu quả của không quân Mỹ lại tăng lên, đánh hỏng các tuyến đường tàu và các nút “yết hầu” đường bộ từ Áp Lục đến Seoul. Vận chuyển tiếp liệu từ Trung Quốc đến chiến trường phải nghiêng về ban đêm (để tránh máy bay Mỹ oanh kích tập trung vào ban ngày) dẫn đến tình trạng chậm trễ, đáp ứng ở mức thấp hơn nhiều so với yêu cầu của mặt trận miền Nam. Trong điều kiện đó, liên quân Trung – Triều phải dừng lại Seoul, không tiến sâu hơn vào lãnh thổ Hàn Quốc được. Tất nhiên, họ phải bỏ trống “vùng chiến thuật” trước mặt mình, ở phía Nam, để tướng Mc Arthur dễ dàng đưa quân tới…
Mc Arthur và tướng Matthew Ridgway (thay tướng Walker chết tại mặt trận) – tư lệnh Quân đoàn 8 – mở chiến dịch tràn qua các “vùng bỏ trống” của liên quân Trung – Triều. Dựa ưu thế về hỏa lực bộ binh, được không quân yểm trợ, liên quân Mỹ – LHQ và Hàn Quốc phản công tái chiếm Seoul ngày 14.3.1951. Đây là lần thứ tư trong vòng chưa đầy một năm (6.1950 đến 3.1951) Seoul bị tàn phá nặng nề bởi các đợt giao tranh giành quyền làm chủ thủ đô.
Tuy chiếm Seoul, Mc Arthur vẫn nhận định thế trận sẽ kéo dài, thương vong sẽ tăng cao. Mao Trạch Đông lại không ngừng tăng quân, luôn phá vỡ thế “cân bằng lực lượng” để tạo áp lực tâm lý, có nguy cơ làm giảm sút tinh thần chiến đấu của liên quân Mỹ – LHQ.
Đáp lại, Mc Arthur lên tiếng với giới truyền thông sẽ đánh bom các trung tâm công nghiệp và khu thương mại trọng điểm ở Trung Quốc để triệt phá nền kinh tế của nước này nếu Mao Trạch Đông vẫn tiếp tục viện binh cho Kim Nhật Thành. Ông cũng cảnh báo về khả năng phải dùng đến bom nguyên tử để kết thúc cuộc chiến Triều Tiên (như ở Nhật).
Những tuyên bố đó làm tổng thống Mỹ Truman phiền lòng vì đi ngược với chủ trương lúc đó của ông ta. Truman có bàn đến kế hoạch đánh bom nguyên tử xuống Trung Quốc, song chỉ hạn chế thông tin trong vòng nội bộ. Truman cũng chưa muốn tấn công thẳng Trung Quốc bằng không quân Mỹ. Ông lo ngại thế giới sẽ phản ứng vì những lời đe dọa mở rộng chiến tranh và sử dụng vũ khí hạt nhân của Mc Arthur. Cuối cùng Truman quyết định cách chức Mc Arthur ngày 11.4.1951 vì tội “bất tuân mệnh lệnh” và triệu hồi Arthur về Mỹ.
Rời mặt trận, Mc Arthur đáp xuống sân bay San Francisco đang có hơn 500.000 người ngưỡng mộ chờ đón. Đến New York, hàng mấy triệu dân chúng đổ ra đường hoan nghênh ông và tỏ thái độ không đồng tình với tổng thống Truman. Ông cũng được lưỡng viện Quốc hội Mỹ vỗ tay tán thưởng nhiều lần khi ông đang đọc bài điều trần, với đoạn cuối: “Người lính già không bao giờ chết, họ chỉ tàn phai theo tháng năm”. Và giờ đây, giống với người lính già trong câu hát ấy, tôi đang khép lại cánh cửa của một đời chinh chiến và đón nhận tàn phai – và người lính già này, được Thượng đế soi sáng để thấy rõ bổn phận của mình – đã gắng sức thực hiện nhiệm vụ được giao với tất cả tinh thần trách nhiệm. Chào tạm biệt. (“Old soldiers never die, they just fade aways”. And like the old soldier of that ballad I now close my military career and just fade aways, and old soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty. Goodbye!).
Tướng MacArthur ký nhận lời đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản
trên chiếc tàu USS Missouri trong Thế chiến thứ hai trước khi vào
cuộc chiến với Bành Đức Hoài tại Triều Tiên – Ảnh: US Navy
“Mc Arthur cũng từng va chạm, tranh cãi kịch liệt với tổng thống Truman, và trên tiền tuyến Triều Tiên, ông đã công khai phê bình chính sách châu Á của đương kim tổng thống Mỹ (…) Sau khi (từ mặt trận Triều Tiên) về Mỹ, ông đã thuyết trình trước Quốc hội và khắp nơi trong cả nước phê phán chính sách châu Á của Truman (…) Cảnh ngộ khác nhau trong những năm cuối đời của thống tướng Mỹ (Mc Arthur) và nguyên soái Trung Quốc (Bành Đức Hoài) đã phản ánh hai thể chế chính trị, hai truyền thống lịch sử, hai bối cảnh văn hóa khác nhau”.
Tám năm sau ngày “người lính già không bao giờ chết Mc Arthur” đọc bài điều trần trước Quốc hội, đến lượt đối thủ của ông “bên kia chiến tuyến” là nguyên soái Bành Đức Hoài bị cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và bắt đầu bước vào chặng đời lao đao, điêu đứng từ “phiên tòa không tuyên bố” trên núi Lư Sơn.
Mao Trạch Đông mở “phiên tòa không tuyên bố”
Sau sự kiện “mười ngón tay” nhúng chàm (xem Kỳ 63), Mao lùi một bước, thừa nhận Đại tiến vọt không chỉ sai “1 ngón”, mà đến “3 ngón” có vấn đề. Tuy vậy, Mao khẳng định “7 ngón” còn lại vẫn giữ tỷ lệ “tuyệt vời”.
“Bành đại tướng quân” không phục, chỉ trích Mao “chưa thực sự cầu thị”, nên tại Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng trên núi Lư Sơn (khai mạc 2.7.1959), đã viết thư gởi Mao Trạch Đông, thẳng thắn nhận xét:
1. Chỉ đạo của Mao về sản xuất gang thép là “phiến diện nghiêm trọng”. 2. Thiết lập công xã nhân dân và bếp ăn tập thể cũng quá hấp tấp “chỉ muốn một bước lên chủ nghĩa cộng sản”,gây thiệt hại quốc dân.
3. Dung dưỡng thói phóng đại, thổi phồng những “kỳ tích tưởng tượng” lên mặt báo v.v…(thư gởi 14.7).
Mao đọc xong, cho in nhiều bản, phát rộng rãi đến tất cả các đại biểu để chuẩn bị “có ý kiến”,khuyến khích “nói thẳng, nói thật”. Sau hậu trường, Mao ngầm chỉ đạo sát phạt Bành nguyên soái, dựng lên tội “chống đảng, chống Mao” (16.7).
Dầu chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và thủ tướng Chu Ân Lai cùng một số đại biểu bênh vực Bành Đức Hoài, Mao vẫn dùng quyền lực của mình phủ nhận, lái các phát biểu vào quỹ đạo khác, bức hại Bành. Người ủng hộ Bành nguyên soái bị chụp mũ “tập đoàn phản đảng”, như:
1. Trương Văn Thiên (đòi hỏi phải cấp thiết xây đắp nền móng dân chủ trong môi trường sinh hoạt đảng).
2. Chu Tiểu Châu – Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Hồ Nam (vẫn xây đủ 50.000 lò cao nhỏ để nấu thép theo chủ trương của Mao, nhưng mật lệnh các địa phương chỉ “nổi lửa” 30.000 lò, giúp dân chúng trong tỉnh giảm bớt tổn hại).
3. Hoàng Khắc Thành – Tổng tham mưu trưởng (bị Mao nghi ngờ thuộc vây cánh của Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài).
Mao triệu tập phiên họp toàn thể, lật bài ngữa nói: Bành đối với Mao bao năm qua “3 phần hợp tác, 7 phần không hợp tác” và ra lệnh Uông Đông Hưng chỉ huy lực lượng bảo vệ cấm Bành Đức Hoài (và Trương Văn Thiên, Hoàng Khắc Thành, Chu Tiểu Châu) không được đi vào nơi ở của Mao, không tự tiện xuống núi bằng ô tô, không tụ tập một chỗ trò chuyện với nhau. Máy bay trong vùng (đang mở hội nghị) không cất cánh khỏi sân bay nếu chưa có lệnh Mao (27.7).
Cuối hội nghị, theo bệnh sùng bái cá nhân và đường mòn đảng trị, hầu hết đại biểu ngã theo Mao, lên tiếng phụ họa tấn công, đả kích, phê bình những “sai lầm” của Bành Đức Hoài và ca ngợi Đại tiến vọt! Một ít vị như hai nguyên soái Chu Đức, Lưu Bá Thừa giữ im lặng (sau này bị Mao cô lập). Kết cuộc, hội nghị thông qua nghị quyết (tuyên án sau “phiên tòa không tuyên bố” do Mao chủ trì) – đưa Bành nguyên soái ra khỏi cương vị công tác (16.8).
Theo chỉ định của Mao, ngày 30.9.1959 Bành Đức Hoài phải rời khỏi nhà lầu Vĩnh Phúc ở Trung Nam Hải (nơi ông sống 7 năm) để chuyển về vườn nhà họ Ngô phía Tây thành phố Bắc Kinh. Trước lúc ra đi, Bành Đức Hoài phải “trả lại bộ lễ phục nguyên soái” cho Mao và Quân ủy trung ương – bỗng chốc trở thành thường dân tay trắng.
Đến thời “cách mạng văn hóa”, Bành Đức Hoài bị quy kết: “tên tư bản lớn nhất trong quân đội”,có hành vi “phạm tội chống đảng, chống Mao chủ tịch tại hội nghị Lư Sơn 1959” và âm mưu “tấn công bộ tư lệnh của giai cấp vô sản”. Từ “cáo trạng” trên, Tổ chuyên án do Giang Thanh và Khang Sinh (cố vấn đặc biệt của Giang Thanh) đề xuất nâng mức án cao hơn: “mãi mãi khai trừ khỏi đảng, phạt tù chung thân và tước bỏ mọi quyền lợi công dân suốt đời”. Vậy là ngay cả làm “dân thường” Bành nguyên soái cũng không được phép (La Nguyên Sinh –Giờ phút cuối cùng của 9 vị nguyên soái Trung Quốc, sđd. ở Kỳ 4, tr. 110). Ông không được tự do ngôn luận, cấm tự do đi lại và chết lặng lẽ cô độc, không một nấm mồ.
Kỳ 66: “Độc nhãn long” Lưu Bá Thừa
Giữa người người huyên náo vây đánh Bành Đức Hoài trên núi Lư Sơn, hai nguyên soái Chu Đức và Lưu Bá Thừa vẫn ngồi im bất động, tỏ thái độ bất bình trước kịch bản “hội đồng đỏ” của Mao…
Lưu Bá Thừa (đeo kính) cùng Đặng Tiểu Bình (thứ 2 từ trái)
1. Sinh năm Nhâm Thìn 1892 (cầm tinh con Rồng – tức long) vào chủ nhật 4.12, nhằm 16.10 âm lịch. 2. Bị mất mắt phải năm 24 tuổi (1916) trong trận đánh Phong Đô (tỉnh Tứ Xuyên), chỉ còn một mắt trái (độc nhãn). Ghép năm sinh (long) + một mắt (độc nhãn) thành tên gọi phổ biến: độc nhãn long Lưu Bá Thừa.
Năm “độc nhãn long” 35 tuổi (1927), Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử ông sang Liên Xô theo học Học viện quân sự Frunze về chuyên ngành soạn thảo dự án chiến lược và tham mưu chiến thuật. Ông là một trong những ngôi sao sáng lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn Bát Lộ Quân, Tham mưu trưởng lục quân – là nhà lý luận quân sự đương đại và danh thần khai quốc của Mao.
Trước ngày mở “phiên tòa không tuyên bố” ở Lư Sơn, Quân ủy trung ương do Mao làm chủ tịch đã mở hội nghị với hàng nghìn cán bộ cao cấp tham dự (5.1958) gián tiếp phê bình độc nhãn long Lưu Bá Thừa đã khinh suất “không xem tác phẩm của chủ tịch Mao Trạch Đông là giáo trình quân sự cơ bản, mà chỉ coi là tài liệu tham khảo, như vậy không được (…) không thể phủivàng giống như phủi bụi đất sét”! – mắc lỗi “giáo điều quân sự” (La Nguyên Sinh, sđd ở kỳ 4, tr. 182).
Vợ Lưu Bá Thừa – bà Uông Vinh Hoa, kể: “người đầu tiên bị phê bình theo “chủ nghĩa giáo điều quân sự” là ông nhà tôi. Sau đó không lâu ông ấy bị gọi về Bắc Kinh (…) ông đã phải suy nghĩ quá nhiều, cả đêm không ngủ, mắt trái còn lại của ông đỏ ngầu. Lên xe lửa, suốt đêm tiếp theo ông cũng không chợp mắt được”. Những năm cuối đời của ông “chìm trong bóng tối dày đặc” và gánh chịu “rất nhiều áp lực về tâm lý và tinh thần” (La Nguyên Sinh, sđd. tr. 184-185).
Mao Trạch Đông (vẫn với thủ thuật lão luyện “vừa đánh vừa xoa”) đồng ý cử ông làm “Tổ trưởng tổ chiến lược” của Quân ủy trung ương, nhưng “hữu danh vô thực”, bởi “tổ” ấy thành lập trên nền của “hai không” nghiệt ngã: không có nhân sự và không kinh phí – (La Nguyên Sinh, sđd. tr. 186). Vượt lên ứng xử phũ phàng của Mao, Lưu nguyên soái vẫn hoạt động tự giác, đích thân đi thị sát vùng Đông Bắc, hướng dẫn lực lượng biên phòng Tây Tạng ứng dụng “thế đánh gọng kìm” trong xung đột vũ trang biên giới với Ấn Độ 1962 – 1964.
Rồi, Tổ chiến lược quân sự của ông cũng giải tán. “Độc nhãn long” bị gạt khỏi guồng máy Trung Nam Hải (mùa hè 1966), chuyển nhà ra ở dưới chân núi phía Tây ngoại ô Bắc Kinh (mùa thu 1966). Lúc ấy, cách mạng văn hóa vừa được Mao cổ vũ vượt điểm xuất phát, đang sung sức lao tới trước. Hàng mấy triệu hồng vệ binh khắp nơi trong nước kéo về Bắc Kinh “diện kiến Mao chủ tịch” hò hét náo loạn suốt đêm ngày. Không chịu nổi, hai nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Nhiếp Vinh Trăn phải tránh đi, cùng dời chỗ ở về khu núi ẩn cư với “độc nhãn long”.
Thêm nữa, Trần Nghị và Từ Hướng Tiền luôn tới nơi ấy, hợp thành nhóm “5 nguyên soái” bàn luận thời cuộc. Họ bàn gì ? Nghe mấy câu đối thoại giữa Lưu Bá Thừa và Trần Nghị thì rõ (La Nguyên Sinh, sđd. tr. 193):
Lưu Bá Thừa nói: “Xem ra mắt trái của tôi cũng sắp mù rồi”. Trần Nghị: “Mù cũng tốt chứ sao. Người ta thường nói, mắt không nhìn thấy thì lòng bớt buồn!”. Trần Nghị nói mà không giấu được vẻ uất ức, Lưu Bá Thừa tiếp: “Nhưng tai tôi có điếc đâu. Kể cũng lạ, mắt hỏng thì tai lại rất thính. Anh hãy nghe, lại reo hò rồi!”.
Vừa nói Lưu Bá Thừa vừa chỉ tay ra cửa sổ phía đông: “từ phía đó, tiếng loa tuyên truyền do “phái tạo phản” của cách mạng văn hóa dưới chân núi phát lên, vang đến tận chỗ hai người. Lưu Bá Thừa tức giận bảo: “Ngày nào cũng đến giờ này là chúng lại lên lớp”. Trần Nghị thở dài: “Nơi đây xem ra cũng chẳng phải là nơi yên tĩnh”. Họ phải “nghe” và phải “thấy” nhiều chuyện trái ngang, nhất là:
Nguyên soái Hạ Long bị Giang Thanh và Khang Sinh vu cáo “mưu sự binh biến”
Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư đảng, Phó thủ tướng thứ nhất, bị ghép tội danh “tên đầu sỏ thứ hai trong bọn đang cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” (tên đầu sỏ thứ nhất Bành Đức Hoài đã bị đánh đổ)…
Rồi đây, tới lượt ai?
Năm vị nguyên soái họp tại nhà “độc nhãn long” quyết định hành động. Giữa tháng 2.1967:Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền và Nhiếp Vinh Trăn “xuống núi”, công khai đối đầu với Giang Thanh. Họ ra mệnh lệnh: không được tùy ý đấu tố các nhà lãnh đạo lão thành có công lập quốc, không được tấn công hoặc can thiệp vào nội bộ quân đội, không được tùy tiện thành lập các tổ chiến đấu. Mệnh lệnh công bố ngay giữa các cuộc họp Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương, có sức công phá trực diện thành trì của “cách mạng văn hóa vô sản” do Mao vừa dựng lên. Trước “dòng nước ngược” đó, dưới sự chỉ đạo của Mao, Giang Thanh và đồng đảng giăng cao câu khẩu hiệu bạo lực giữa đường phố Bắc Kinh:
“LẤY MÁU TƯƠI ĐỂ BẢO VỆ ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA !”
Và Mao Trạch Đông – Giang Thanh đã “lấy máu tươi” theo cách nào?
No comments:
Post a Comment