Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay 67
Kỳ 67: “Lấy máu tươi” trong cách mạng văn hóa
Kỳ 68: Tưởng Giới Thạch với thế trận “nhất tự trường xà”
Kỳ 69: Lá số tử vi của Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch
Kỳ 67: “Lấy máu tươi” trong cách mạng văn hóa
Giao Hưởng Đăng Bởi Một Thế Giới – 12-10-2014
Mao Trạch Đông – Giang Thanh gọi sự kiện bốn nguyên soái (Trần Nghị, Từ Hướng Tiền, Diệp Kiếm Anh, Nhiếp Vinh Trăn) công khai chống lại hoạt động của Tổ cách mạng văn hóa trung ương (2.1967) là: “dòng nước ngược tháng hai”…
Đấu tố trong cách mạng văn hóa Trung Quốc
Mao biết, nếu Mao không ra mặt cứu nguy, Tổ cách mạng văn hóa của Giang Thanh sẽ bị lung lay, thậm chí ngã đổ. Giang Thanh chưa phải đối thủ của bốn đại thần nguyên soái kinh qua Vạn lý trường chinh, Quốc – Cộng đại chiến, nắm giữ trọng trách cao nhất trong quân đội và đang được nhân dân ủng hộ.
Mao rất cẩn trọng. Trước giờ trấn áp “dòng nước ngược”, Mao điều động Quân đoàn 38 (tỉnh Cát Lâm) khẩn cấp di chuyển về Đại quân khu Bắc Kinh trong vòng 72 tiếng đồng hồ. Lệnh của Mao được tuân thủ tuyệt đối. Toàn thể binh lính Quân đoàn 38 tập kết đúng thời hạn và địa bàn chỉ định, làm “chỗ dựa vững chắc” cho Mao chiều 18.2.1967. Ngay hôm sau 19.2, Mao triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị, bênh vực Tổ cách mạng văn hóa trung ương do Giang Thanh “làm hạt nhân”, đả phá thẳng thừng 4 nguyên soái (và 3 vị lãnh đạo trong chính phủ: Đàm Chấn Lâm, Lý Phú Xuân, Lý Tiên Niệm). Mao căng thẳng:
– “Tôi kiên quyết phản đối bất cứ ai chống lại hoạt động của Tổ cách mạng văn hóa trung ương”.
Mao nói, nếu các nguyên soái và các lãnh đạo đánh giá Giang Thanh không đủ sức đảm đương, muốn đưa “tên đầu sỏ thứ hai đi theo con đường tư bản chủ nghĩa Đặng Tiểu Bình”lên cầm quyền, thì hãy mở luôn cửa biên giới mời cả “đế quốc Mỹ và xét lại Liên Xô” vào chiếm Trung Quốc, bắt Giang Thanh xử bắn! Mao gằn giọng: tới lúc đó Mao “sẽ lên núi đánh du kích” -để giành lại Trung Nam Hải…
Sau buổi họp, Mao yêu cầu Bộ Chính trị mở liên tục 7 phiên phê phán đánh đổ 7 người (4 nguyên soái và 3 lãnh đạo chính phủ nêu trên) từ 25.2 đến 18.3.1967, do Giang Thanh chủ trì. Tài liệu La Nguyên Sinh ghi: “Trung tuần tháng 2, Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền và Nhiếp Vinh Trăn rất bất bình với những cách làm sai lầm của Đại cách mạng văn hóa. Trong buổi họp trung ương Đảng CSTQ tổ chức tại Hoài Nhân Đường thuộc Trung Nam Hải thì họ đã nảy sinh xung đột nghiêm trọng” với phe Giang Thanh. Để đối phó Giang Thanh đã “bẻ cong chân tướng sự thật, đảo lộn đen trắng, vu cáo sự phản đối của các nguyên soái là “dòng nước ngược tháng hai” và đã phát động hàng loạt những trận đấu tố, tấn công, vây hãm. Không lâu sau thì nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn đổ bệnh phải vào nằm điều trị trong bệnh viện”… (Sđd. tr. 197).
Trị xong “dòng nước ngược”, Mao trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho Giang Thanh, để Giang biến Tổ cách mạng văn hóa trung ương thành cơ quan nắm quyền lực cao nhất. Bộ máy tập thể gồm Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc vụ viện (chính phủ) bị vô hiệu hóa. Giang Thanh thay mặt Mao lãnh đạo. Lại theo hướng dẫn của Mao để giám sát Chu Ân Lai. Nền “đảng trị” bắt đầu có màu sắc “gia đình trị”.
Theo hồ sơ giải mật của Bộ Chính trị Đảng CSTQ và các tài liệu trên sách báo Trung Quốc xuất bản thập niên 2000 – 2010, hồng vệ binh nông dân lập “tòa án tối cao của bần nông và trung nông lớp dưới” để tuyên án tùy tiện khắp nơi. Điển hình ở huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam, đã hưởng ứng lời kêu gọi “lấy máu tươi bảo vệ đại cách mạng vô sản” mở những đợt sát hại phi pháp và điên cuồng. Chỉ hai tháng (7 và 8.1967), trưởng ban vũ trang khu Thanh Đường là Quan Hữu Chí cầm đầu lực lượng dân quân bần nông giết hại 207 người (có cả trẻ em) bằng các nông cụ như cuốc xẻng, gậy gộc và… súng bắn chim. Y được tổ chức cách mạng văn hóa chấm công và biểu dương là phần tử “tích cực học tập và vận dụng tư tưởng Mao Trạch Đông năm 1967”.
Những khẩu hiệu hô hào giết sạch: “địa chủ, phú nông, bọn phản cách mạng và bọn đi theo phái hữu” dán tràn lan, tiếp tục kích động và tuyên dương các cá nhân có thành quả “lấy máu tươi”. Như Viên Phủ Lễ dẫn hơn 100 hồng vệ binh nông thôn vén tay áo giết 569 người chỉ trong 3 ngày. Hoặc, chủ tịch Hội bần nông Đại đội sản xuất Hạ Tưởng là Trần Đăng Nghĩa, nửa đêm xông vào nhà Trần Cao Tiêu (bị quy thành phần địa chủ phú nông) bắt về trụ sở, trói lại. Trần Đăng Nghĩa ra tay trước, rút giáo đâm vào đùi Trần Cao Tiêu, rồi sai 7 hồng vệ binh bần nông khác cầm gậy xông vào, vây đánh Trần Cao Tiêu gục chết trên vũng máu.
Nghĩa rút mã tấu cắt đứt đầu anh Tiêu và hai cái đầu khác cũng vừa bị “lấy máu tươi”, gom lại làm bằng chứng cho lập trường kiên quyết “đi theo con đường cách mạng văn hóa vô sản của Mao chủ tịch”. Ngay khuya ấy (26.8.1967), Nghĩa sai hồng vệ binh nông dân đến nhà bắt vợ mới cưới khá xinh đẹp của anh Tiêu, đưa tới trụ sở tuyên bố: ”Vợ của địa chủ phải phục vụ tập thể bần nông”. Liền đó Nghĩa bày tiệc rượu ngoài sân, cùng 12 dân quân thay nhau ra vào hãm hiếp vợ anh Tiêu đến ngất. Say máu và say rượu đến tảng sáng, Nghĩa đem vợ anh Tiêu đến nhà lão bần nông độc thân Trần Nguyệt Cao buộc chị ấy phải lấy Cao làm chồng.
Kỳ 67: Kỳ 68: Tưởng Giới Thạch với thế trận “nhất tự trường xà”
“Nhất tự trường xà” (con rắn dài hình chữ Nhất) là tên gọi thế trận “dàn hàng ngang” hiểm hóc của Tưởng Giới Thạch, trùng trùng giăng đánh đại quân của Mao Trạch Đông đang tiến về uy hiếp Bắc Kinh ở giai đoạn đỉnh điểm của cuộc chiến tranh Quốc – Cộng…
Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch (phải) trước nội chiến
Tưởng Giới Thạch (1887-1975) – người tỉnh Chiết Giang – thọ giáo những bài học chính quy về chiến lược và chiến thuật quân sự tại Nhật năm 21 tuổi (1908) và tại Liên Xô năm 37 tuổi (1924), làm Tổng tư lệnh Quân đội Quốc dân đảng, thành lập chính phủ Quốc dân đảng Trung Hoa tại “thủ phủ Nam Kinh” năm 40 tuổi (1927).
Giai đoạn tiếp đó, trong thập niên 1930-1940, Tưởng Giới Thạch gắng sức tạo dựng lực lượng lục quân, không quân và hải quân, tạo sức mạnh vũ trang chống Cộng, lùng sục tiêu diệt Hồng quân Trung Hoa.
Tháng 8.1942, Tưởng Giới Thạch đã bắt giam Hồ Chí Minh tại huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây khi Hồ Chí Minh rời chiến khu Cao Bằng (vượt biên giới Việt – Trung sang Trung Quốc) tìm cách bắt liên lạc với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Chu Ân Lai đang ở Trùng Khánh gặp Tưởng Giới Thạch yêu cầu trả tự do cho Hồ Chí Minh. Chu Ân Lai “còn gặp Phùng Ngọc Tường – một tướng lĩnh Quốc dân đảng yêu nước, bàn biện pháp cứu Hồ Chí Minh. Chính Phùng Ngọc Tường cũng đã đích thân gặp Tưởng Giới Thạch để thuyết phục Tưởng thả Hồ Chí Minh” (Trần Quân Ngọc – sđd. ở Kỳ 42. tr. 174-175). Tưởng Giới Thạch giam Hồ Chí Minh “suốt 13 tháng trời”, giải qua “13 huyện lỵ” và “13 nhà tù”- chính trong khoảng tù đày này, Hồ Chí Minh viết “Nhật ký trong tù” (sđd. tr. 175).
Nhận định về Tưởng Giới Thạch, cuốn “Ảnh hưởng Trung Quốc sử 100 danh nhân” Nhân dân xuất bản xã Bắc Kinh 1999, sđd. tr. 133 – 135, viết : “Nhận xét và đánh giá Tưởng Giới Thạch là chuyện rất khó trong lịch sử” – vì tuy phát động cuộc chiến chống Cộng, nhưng ông ta “cũng là người thống nhất quần hùng, kết thúc cuộc tranh chấp giữa các tập đoàn quân sự lũng đoạn, kiên trì kháng Nhật 8 năm. (…) Tuy nhiên cũng cần phải chỉ ra rằng, trong 8 năm kháng Nhật, Đảng CSTQ trước sau vẫn là người đứng mũi chịu sào”.
Cuối cuộc chiến Quốc – Cộng, Tưởng Giới Thạch thi triển chiến thuật “nhất tự trường xà” trên các mặt trận. Ông bố trí đội hình theo hàng ngang (chữ Nhất) trải dài ngót hàng trăm, hàng nghìn cây số (như “trường xà Nam Trường Giang” từ Hồ Khẩu đến Nghi Xương ngót 1.800km do 118 sư đoàn trấn giữ). Cuối cùng, vẫn bị các tư lệnh mặt trận của Mao Trạch Đông nhưTrần Nghị (tư lệnh kiêm chính ủy Dã chiến quân 3 – Hoa Đông), Lưu Bá Thừa (tư lệnh Dã chiến quân 2 – Trung Nguyên), Đặng Tiểu Bình (chính ủy Dã chiến quân 2) phá thủng phòng tuyến.
Để chống “trường xà”, Mao tung quân chia cắt đối phương làm nhiều đoạn (chặt đứt liên hệ và phá vỡ sức mạnh tổng lực). Cắt và bao vây (nhưng chưa đánh) phối hợp với cắt và không bao vây (nhưng đánh bất ngờ) – nổ súng theo phương châm “đánh hai đầu trước, đánh khúc giữa sau”. Điển hình:
“Ngày 29.11.1948, Đảng Cộng sản với binh lực một triệu quân, phát động chiến dịch Bình Tân, (…) chia cắt thế trận “nhất tự trường xà” của địch làm mấy đoạn. Cắt đứt liên hệ giữa Bắc Bình (tức Bắc Kinh), với Thiên Tân (và Đường Cô)”. Mao Trạch Đông “vây Trương Gia Khẩu và Tân Bao An ở phía Tây (nhưng không đánh ), thu hút địch ở Bắc Bình, Thiên Tân không cho chạy sang phía Đông ra biển – chia cắt Bắc Bình với Thiên Tân (nhưng không vây)… để về sau có thể tuần tự tiêu diệt từng bộ phận”. Lần lượt “đánh chiếm Tân Bảo An và Trương Gia Khẩu (ở phía Tây) sau đó giám sát cảng Đường Cô (ở phía Đông) và tập trung đánh vào Thiên Tân”. Kết quả :
Thiên Tân là thành phố lớn thứ hai ở Hoa Bắc, phòng thủ kiên cố, đã bị 340.000 quân Mao Trạch Đông tổng công kích (14.1.1949): “qua một ngày kịch chiến, (quân Mao Trạch Đông) tiêu diệt hoàn toàn quân phòng thủ (của Tưởng Giới Thạch), bắt sống tư lệnh Trần Trường Tiệp và giải phóng Thiên Tân”.
Thiên Tân thất thủ, 250.000 quân Tưởng Giới Thạch đóng ở Bắc Kinh rúng động, rơi vào tâm thái tuyệt vọng. Tướng tư lệnh Phó Tác Nghĩa của Quốc dân đảng buông súng – chấp thuận ký kết “hiệp định giải phóng hòa bình Bắc Bình (Bắc Kinh)” – để Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cử hành nghi thức trọng thể nhập thành Bắc Kinh giữa hơn 2 triệu dân cầm cờ đỏ vẫy chào.
Không ngờ, trong cách mạng văn hóa vô sản, Mao đảo ngược thế trận “nhất tự trường xà”thành“trường xà nhất tự” - và “nhất tự” của Mao là một chữ: “tử”. Ứng dụng chiến thuật “chia cắt”, Mao (lấy cớ đang có xung đột với Liên Xô) để Lâm Bưu ra “mệnh lệnh số 1” di tản các nguyên soái của “dòng nước ngược tháng hai” (xem Kỳ 67) ra khỏi thủ đô Bắc Kinh, mỗi người một ngã: Trần Nghị (đến Thạch Gia Trang), Diệp Kiếm Anh (đến Trường Sa), Từ Hướng Tiền (đến Khai Phong), Nhiếp Vinh Trăn (vào bệnh viện)
Kỳ 69: Lá số tử vi của Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch
Mao Trạch Đông vượt Đại Biệt Sơn, đưa hơn một triệu quân áp sát mặt trận bắc Trường Giang – lúc ấy Tưởng Giới Thạch đang mở tiệc mừng thọ lục tuần (60 tuổi – 1947) tại thành phố Nam Kinh…
Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông. Ảnh TL
Nam Kinh là một trong sáu cố đô Trung Quốc, nằm cách cửa sông Trường Giang (trổ ra biển) khoảng 300km, với gần 2.500 năm tạo lập (kể từ Việt Câu Tiễn dùng mỹ nhân kế đưa người đẹp Tây Thi phụng hiến Ngô Phù Sai để diệt nước Ngô – khoảng năm 472 trước công nguyên). Có đến 8 vương triều kiến lập kinh đô ở đó, bởi địa hình phong thủy:
Có núi Chung Sơn án ngữ phía Bắc (theo thế “long bàn” rồng cuộn). Có vách đá màu đỏ đậm dựng đứng, trấn phía Tây (theo thế “hổ cứ” cọp ngồi). Có thủy tụ, địa cát, minh đường. Đến thế kỷ 20, Tưởng Giới Thạch đóng thủ đô của Trung Hoa Quốc dân đảng, lập Phủ tổng thống. Nhưng thất thời, phải rút. Cộng sản tiếp quản. Cục diện đó can hệ gì đến “lá số tử vi” của Mao và Tưởng không ? Sa-môn Huệ Thiện đối chiếu:
* Mao Trạch Đông sinh 19.11 Quý Tỵ (thứ ba 26.12.1893) tại một thôn nhỏ nằm dưới chân núi Thiều Sơn (tỉnh Hồ Nam) trong gia đình trung lưu, làm nghề nông.
* Tưởng Giới Thạch sinh rằm tháng 9 Đinh Hợi (thứ hai 31.10.1887) tại vùng Phụng Hóa (tỉnh Triết Giang) trong gia đình khá giả, làm nghề buôn muối.
Và luận: “Mao Trạch Đông tuổi Tỵ, Tưởng Giới Thạch tuổi Hợi – hai tuổi này “Tỵ và Hợi” rơi vào 6 cặp đối đầu tương khắc theo ngũ hành: Tỵ – hợi (và: Tý – ngọ, Sửu – mùi, Dần – thân, Thìn – tuất, Mẹo – dậu) gọi là “lục xung”. Khác với “lục hợp” vui vẻ chan hòa gồm: Tý – sửu, Dần – hợi, Mẹo – tuất, Thìn – dậu, Tỵ – thân và Ngọ – mùi”.
Sa-môn tiếp: “Tưởng Giới Thạch tuổi Đinh Hợi, là con heo cang cường vượt núi (quá sơn), ôm mạng Thổ (đất) thuộc Ốc thượng thổ tựa như đất do các con tò vò chuyển lên xây tổ (trên cành cây cao), hoặc đất đã nung thành ngói (trên mái nhà). Còn Mao Trạch Đông tuổi Quý Tỵ, là con rắn cuộn tròn trên cỏ xanh, ôm mạng Thủy (nước) cuồn cuộn sông dài (trường lưu thủy). Hẳn nhiên “đất” của Tưởng gặp phải “nước” trường giang của Mao, phải rã rời, tan loãng. Nhưng – Mao không tin “số mệnh”, không tin Bồ tát Văn Thù từng cứu thoát Mao bằng cỏ linh chi và ánh sáng hồng hoàng phát ra từ quả lưu ly. Vì Mao là giáo chủ của vô thần. Tưởng cũng vậy, không tin có Bồ tát Quán Thế Âm đã che chở để Tưởng đặt chân đến Đài Loan an toàn (với sự bảo vệ của tổng thống Mỹ Truman) – vì Tưởng theo đạo Thiên Chúa. Mao chết năm 1976. Tưởng chết năm 1975. Thử hỏi giờ này linh hồn họ ở đâu? Đã đầu thai, hoặc đang bị giam tại Phủ diêm đài ?”. Sa-môn Huệ Thiện không giải rõ, đọc hai câu:
“Bát lộ hồng mao thủy
“Thiên hóa thạch huyền môn.
Rồi cười, không nói gì thêm.
Nhắc chuyện hai người – Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch – quyết liệt giành giật Trung Nguyên dịp “lục thập hoa giáp” của Tưởng.
Để chúc mừng, tỉnh trưởng tỉnh Triết Giang gởi đến bức chân dung Tưởng thêu bằng những sợi chỉ vàng. Khi đại quân Lưu Bá Thừa – Đặng Tiểu Bình tiến chiếm Phủ tổng thống của Tưởng, bức ấy vẫn còn treo giữa sảnh đường.
Theo Nhiếp Nguyệt Nham – sđd. ở Kỳ 28, tr. 128, chân dung “cao 3 mét, rộng 2 mét bằng các sợi chỉ vàng thật; đầu, mắt và ngực Tưởng Giới Thạch cứ lấp lánh ánh vàng. Một chiến sĩ bèn dùng lưỡi lê đâm mấy nhát vào đó. Bức gấm này là một tác phẩm nghệ thuật, do tỉnh trưởng Triết Giang mời một nghệ nhân thêu mấy tháng trời mới xong. Nghe tin đó, Đặng Tiểu Bình rất giận dữ: “Làm sao cậu ta lại hành động ngu xuẩn như vậy? Ai lại dùng tình cảm thay thế kỷ luật và chính sách như vậy? Hãy lập tức thông báo cho toàn quân phải bảo vệ nguyên vẹn các di tích và văn vật, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong việc tiếp quản Nam Kinh”.Đặng Tiểu Bình giải thích:
- “Tưởng Giới Thạch là Tưởng Giới Thạch, còn chân dung ông ta là chuyện khác. Tưởng Giới Thạch là kẻ thù của nhân dân, còn bức gấm thêu chân dung ông ta là một tác phẩm nghệ thuật quý giá, do trí tuệ và công sức của nhân dân lao động tạo nên, tại sao lại đang tay hủy hoại nó ?”.
Có thể thấy, tư lệnh Lưu Bá Thừa và chính ủy Đặng Tiểu Bình có “tố chất văn hóa” ngược hoàn toàn với hiệu triệu của Mao – Lâm Bưu và Giang Thanh: “hãy xóa bỏ bốn điều cũ (tứ cựu): tư tưởng cũ, văn hóa cũ, tập quán cũ, phong tục cũ” - dẫn đến cái chết thê thảm của hơn 20.000.000 người. Đàng sau tất cả tang thương ấy, không thể quên một linh hồn bơ vơ ngã xuống sau “mệnh lệnh số 1”: nguyên soái Hạ Long !
Kỳ 68: Tưởng Giới Thạch với thế trận “nhất tự trường xà”
Kỳ 69: Lá số tử vi của Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch
Kỳ 67: “Lấy máu tươi” trong cách mạng văn hóa
Giao Hưởng Đăng Bởi Một Thế Giới – 12-10-2014
Mao Trạch Đông – Giang Thanh gọi sự kiện bốn nguyên soái (Trần Nghị, Từ Hướng Tiền, Diệp Kiếm Anh, Nhiếp Vinh Trăn) công khai chống lại hoạt động của Tổ cách mạng văn hóa trung ương (2.1967) là: “dòng nước ngược tháng hai”…
Đấu tố trong cách mạng văn hóa Trung Quốc
Mao rất cẩn trọng. Trước giờ trấn áp “dòng nước ngược”, Mao điều động Quân đoàn 38 (tỉnh Cát Lâm) khẩn cấp di chuyển về Đại quân khu Bắc Kinh trong vòng 72 tiếng đồng hồ. Lệnh của Mao được tuân thủ tuyệt đối. Toàn thể binh lính Quân đoàn 38 tập kết đúng thời hạn và địa bàn chỉ định, làm “chỗ dựa vững chắc” cho Mao chiều 18.2.1967. Ngay hôm sau 19.2, Mao triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị, bênh vực Tổ cách mạng văn hóa trung ương do Giang Thanh “làm hạt nhân”, đả phá thẳng thừng 4 nguyên soái (và 3 vị lãnh đạo trong chính phủ: Đàm Chấn Lâm, Lý Phú Xuân, Lý Tiên Niệm). Mao căng thẳng:
– “Tôi kiên quyết phản đối bất cứ ai chống lại hoạt động của Tổ cách mạng văn hóa trung ương”.
Mao nói, nếu các nguyên soái và các lãnh đạo đánh giá Giang Thanh không đủ sức đảm đương, muốn đưa “tên đầu sỏ thứ hai đi theo con đường tư bản chủ nghĩa Đặng Tiểu Bình”lên cầm quyền, thì hãy mở luôn cửa biên giới mời cả “đế quốc Mỹ và xét lại Liên Xô” vào chiếm Trung Quốc, bắt Giang Thanh xử bắn! Mao gằn giọng: tới lúc đó Mao “sẽ lên núi đánh du kích” -để giành lại Trung Nam Hải…
Sau buổi họp, Mao yêu cầu Bộ Chính trị mở liên tục 7 phiên phê phán đánh đổ 7 người (4 nguyên soái và 3 lãnh đạo chính phủ nêu trên) từ 25.2 đến 18.3.1967, do Giang Thanh chủ trì. Tài liệu La Nguyên Sinh ghi: “Trung tuần tháng 2, Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền và Nhiếp Vinh Trăn rất bất bình với những cách làm sai lầm của Đại cách mạng văn hóa. Trong buổi họp trung ương Đảng CSTQ tổ chức tại Hoài Nhân Đường thuộc Trung Nam Hải thì họ đã nảy sinh xung đột nghiêm trọng” với phe Giang Thanh. Để đối phó Giang Thanh đã “bẻ cong chân tướng sự thật, đảo lộn đen trắng, vu cáo sự phản đối của các nguyên soái là “dòng nước ngược tháng hai” và đã phát động hàng loạt những trận đấu tố, tấn công, vây hãm. Không lâu sau thì nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn đổ bệnh phải vào nằm điều trị trong bệnh viện”… (Sđd. tr. 197).
Trị xong “dòng nước ngược”, Mao trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho Giang Thanh, để Giang biến Tổ cách mạng văn hóa trung ương thành cơ quan nắm quyền lực cao nhất. Bộ máy tập thể gồm Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc vụ viện (chính phủ) bị vô hiệu hóa. Giang Thanh thay mặt Mao lãnh đạo. Lại theo hướng dẫn của Mao để giám sát Chu Ân Lai. Nền “đảng trị” bắt đầu có màu sắc “gia đình trị”.
Theo hồ sơ giải mật của Bộ Chính trị Đảng CSTQ và các tài liệu trên sách báo Trung Quốc xuất bản thập niên 2000 – 2010, hồng vệ binh nông dân lập “tòa án tối cao của bần nông và trung nông lớp dưới” để tuyên án tùy tiện khắp nơi. Điển hình ở huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam, đã hưởng ứng lời kêu gọi “lấy máu tươi bảo vệ đại cách mạng vô sản” mở những đợt sát hại phi pháp và điên cuồng. Chỉ hai tháng (7 và 8.1967), trưởng ban vũ trang khu Thanh Đường là Quan Hữu Chí cầm đầu lực lượng dân quân bần nông giết hại 207 người (có cả trẻ em) bằng các nông cụ như cuốc xẻng, gậy gộc và… súng bắn chim. Y được tổ chức cách mạng văn hóa chấm công và biểu dương là phần tử “tích cực học tập và vận dụng tư tưởng Mao Trạch Đông năm 1967”.
Những khẩu hiệu hô hào giết sạch: “địa chủ, phú nông, bọn phản cách mạng và bọn đi theo phái hữu” dán tràn lan, tiếp tục kích động và tuyên dương các cá nhân có thành quả “lấy máu tươi”. Như Viên Phủ Lễ dẫn hơn 100 hồng vệ binh nông thôn vén tay áo giết 569 người chỉ trong 3 ngày. Hoặc, chủ tịch Hội bần nông Đại đội sản xuất Hạ Tưởng là Trần Đăng Nghĩa, nửa đêm xông vào nhà Trần Cao Tiêu (bị quy thành phần địa chủ phú nông) bắt về trụ sở, trói lại. Trần Đăng Nghĩa ra tay trước, rút giáo đâm vào đùi Trần Cao Tiêu, rồi sai 7 hồng vệ binh bần nông khác cầm gậy xông vào, vây đánh Trần Cao Tiêu gục chết trên vũng máu.
Nghĩa rút mã tấu cắt đứt đầu anh Tiêu và hai cái đầu khác cũng vừa bị “lấy máu tươi”, gom lại làm bằng chứng cho lập trường kiên quyết “đi theo con đường cách mạng văn hóa vô sản của Mao chủ tịch”. Ngay khuya ấy (26.8.1967), Nghĩa sai hồng vệ binh nông dân đến nhà bắt vợ mới cưới khá xinh đẹp của anh Tiêu, đưa tới trụ sở tuyên bố: ”Vợ của địa chủ phải phục vụ tập thể bần nông”. Liền đó Nghĩa bày tiệc rượu ngoài sân, cùng 12 dân quân thay nhau ra vào hãm hiếp vợ anh Tiêu đến ngất. Say máu và say rượu đến tảng sáng, Nghĩa đem vợ anh Tiêu đến nhà lão bần nông độc thân Trần Nguyệt Cao buộc chị ấy phải lấy Cao làm chồng.
Kỳ 67: Kỳ 68: Tưởng Giới Thạch với thế trận “nhất tự trường xà”
“Nhất tự trường xà” (con rắn dài hình chữ Nhất) là tên gọi thế trận “dàn hàng ngang” hiểm hóc của Tưởng Giới Thạch, trùng trùng giăng đánh đại quân của Mao Trạch Đông đang tiến về uy hiếp Bắc Kinh ở giai đoạn đỉnh điểm của cuộc chiến tranh Quốc – Cộng…
Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch (phải) trước nội chiến
Giai đoạn tiếp đó, trong thập niên 1930-1940, Tưởng Giới Thạch gắng sức tạo dựng lực lượng lục quân, không quân và hải quân, tạo sức mạnh vũ trang chống Cộng, lùng sục tiêu diệt Hồng quân Trung Hoa.
Tháng 8.1942, Tưởng Giới Thạch đã bắt giam Hồ Chí Minh tại huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây khi Hồ Chí Minh rời chiến khu Cao Bằng (vượt biên giới Việt – Trung sang Trung Quốc) tìm cách bắt liên lạc với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Chu Ân Lai đang ở Trùng Khánh gặp Tưởng Giới Thạch yêu cầu trả tự do cho Hồ Chí Minh. Chu Ân Lai “còn gặp Phùng Ngọc Tường – một tướng lĩnh Quốc dân đảng yêu nước, bàn biện pháp cứu Hồ Chí Minh. Chính Phùng Ngọc Tường cũng đã đích thân gặp Tưởng Giới Thạch để thuyết phục Tưởng thả Hồ Chí Minh” (Trần Quân Ngọc – sđd. ở Kỳ 42. tr. 174-175). Tưởng Giới Thạch giam Hồ Chí Minh “suốt 13 tháng trời”, giải qua “13 huyện lỵ” và “13 nhà tù”- chính trong khoảng tù đày này, Hồ Chí Minh viết “Nhật ký trong tù” (sđd. tr. 175).
Nhận định về Tưởng Giới Thạch, cuốn “Ảnh hưởng Trung Quốc sử 100 danh nhân” Nhân dân xuất bản xã Bắc Kinh 1999, sđd. tr. 133 – 135, viết : “Nhận xét và đánh giá Tưởng Giới Thạch là chuyện rất khó trong lịch sử” – vì tuy phát động cuộc chiến chống Cộng, nhưng ông ta “cũng là người thống nhất quần hùng, kết thúc cuộc tranh chấp giữa các tập đoàn quân sự lũng đoạn, kiên trì kháng Nhật 8 năm. (…) Tuy nhiên cũng cần phải chỉ ra rằng, trong 8 năm kháng Nhật, Đảng CSTQ trước sau vẫn là người đứng mũi chịu sào”.
Cuối cuộc chiến Quốc – Cộng, Tưởng Giới Thạch thi triển chiến thuật “nhất tự trường xà” trên các mặt trận. Ông bố trí đội hình theo hàng ngang (chữ Nhất) trải dài ngót hàng trăm, hàng nghìn cây số (như “trường xà Nam Trường Giang” từ Hồ Khẩu đến Nghi Xương ngót 1.800km do 118 sư đoàn trấn giữ). Cuối cùng, vẫn bị các tư lệnh mặt trận của Mao Trạch Đông nhưTrần Nghị (tư lệnh kiêm chính ủy Dã chiến quân 3 – Hoa Đông), Lưu Bá Thừa (tư lệnh Dã chiến quân 2 – Trung Nguyên), Đặng Tiểu Bình (chính ủy Dã chiến quân 2) phá thủng phòng tuyến.
Để chống “trường xà”, Mao tung quân chia cắt đối phương làm nhiều đoạn (chặt đứt liên hệ và phá vỡ sức mạnh tổng lực). Cắt và bao vây (nhưng chưa đánh) phối hợp với cắt và không bao vây (nhưng đánh bất ngờ) – nổ súng theo phương châm “đánh hai đầu trước, đánh khúc giữa sau”. Điển hình:
“Ngày 29.11.1948, Đảng Cộng sản với binh lực một triệu quân, phát động chiến dịch Bình Tân, (…) chia cắt thế trận “nhất tự trường xà” của địch làm mấy đoạn. Cắt đứt liên hệ giữa Bắc Bình (tức Bắc Kinh), với Thiên Tân (và Đường Cô)”. Mao Trạch Đông “vây Trương Gia Khẩu và Tân Bao An ở phía Tây (nhưng không đánh ), thu hút địch ở Bắc Bình, Thiên Tân không cho chạy sang phía Đông ra biển – chia cắt Bắc Bình với Thiên Tân (nhưng không vây)… để về sau có thể tuần tự tiêu diệt từng bộ phận”. Lần lượt “đánh chiếm Tân Bảo An và Trương Gia Khẩu (ở phía Tây) sau đó giám sát cảng Đường Cô (ở phía Đông) và tập trung đánh vào Thiên Tân”. Kết quả :
Thiên Tân là thành phố lớn thứ hai ở Hoa Bắc, phòng thủ kiên cố, đã bị 340.000 quân Mao Trạch Đông tổng công kích (14.1.1949): “qua một ngày kịch chiến, (quân Mao Trạch Đông) tiêu diệt hoàn toàn quân phòng thủ (của Tưởng Giới Thạch), bắt sống tư lệnh Trần Trường Tiệp và giải phóng Thiên Tân”.
Thiên Tân thất thủ, 250.000 quân Tưởng Giới Thạch đóng ở Bắc Kinh rúng động, rơi vào tâm thái tuyệt vọng. Tướng tư lệnh Phó Tác Nghĩa của Quốc dân đảng buông súng – chấp thuận ký kết “hiệp định giải phóng hòa bình Bắc Bình (Bắc Kinh)” – để Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cử hành nghi thức trọng thể nhập thành Bắc Kinh giữa hơn 2 triệu dân cầm cờ đỏ vẫy chào.
Không ngờ, trong cách mạng văn hóa vô sản, Mao đảo ngược thế trận “nhất tự trường xà”thành“trường xà nhất tự” - và “nhất tự” của Mao là một chữ: “tử”. Ứng dụng chiến thuật “chia cắt”, Mao (lấy cớ đang có xung đột với Liên Xô) để Lâm Bưu ra “mệnh lệnh số 1” di tản các nguyên soái của “dòng nước ngược tháng hai” (xem Kỳ 67) ra khỏi thủ đô Bắc Kinh, mỗi người một ngã: Trần Nghị (đến Thạch Gia Trang), Diệp Kiếm Anh (đến Trường Sa), Từ Hướng Tiền (đến Khai Phong), Nhiếp Vinh Trăn (vào bệnh viện)
Kỳ 69: Lá số tử vi của Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch
Mao Trạch Đông vượt Đại Biệt Sơn, đưa hơn một triệu quân áp sát mặt trận bắc Trường Giang – lúc ấy Tưởng Giới Thạch đang mở tiệc mừng thọ lục tuần (60 tuổi – 1947) tại thành phố Nam Kinh…
Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông. Ảnh TL
Có núi Chung Sơn án ngữ phía Bắc (theo thế “long bàn” rồng cuộn). Có vách đá màu đỏ đậm dựng đứng, trấn phía Tây (theo thế “hổ cứ” cọp ngồi). Có thủy tụ, địa cát, minh đường. Đến thế kỷ 20, Tưởng Giới Thạch đóng thủ đô của Trung Hoa Quốc dân đảng, lập Phủ tổng thống. Nhưng thất thời, phải rút. Cộng sản tiếp quản. Cục diện đó can hệ gì đến “lá số tử vi” của Mao và Tưởng không ? Sa-môn Huệ Thiện đối chiếu:
* Mao Trạch Đông sinh 19.11 Quý Tỵ (thứ ba 26.12.1893) tại một thôn nhỏ nằm dưới chân núi Thiều Sơn (tỉnh Hồ Nam) trong gia đình trung lưu, làm nghề nông.
* Tưởng Giới Thạch sinh rằm tháng 9 Đinh Hợi (thứ hai 31.10.1887) tại vùng Phụng Hóa (tỉnh Triết Giang) trong gia đình khá giả, làm nghề buôn muối.
Và luận: “Mao Trạch Đông tuổi Tỵ, Tưởng Giới Thạch tuổi Hợi – hai tuổi này “Tỵ và Hợi” rơi vào 6 cặp đối đầu tương khắc theo ngũ hành: Tỵ – hợi (và: Tý – ngọ, Sửu – mùi, Dần – thân, Thìn – tuất, Mẹo – dậu) gọi là “lục xung”. Khác với “lục hợp” vui vẻ chan hòa gồm: Tý – sửu, Dần – hợi, Mẹo – tuất, Thìn – dậu, Tỵ – thân và Ngọ – mùi”.
Sa-môn tiếp: “Tưởng Giới Thạch tuổi Đinh Hợi, là con heo cang cường vượt núi (quá sơn), ôm mạng Thổ (đất) thuộc Ốc thượng thổ tựa như đất do các con tò vò chuyển lên xây tổ (trên cành cây cao), hoặc đất đã nung thành ngói (trên mái nhà). Còn Mao Trạch Đông tuổi Quý Tỵ, là con rắn cuộn tròn trên cỏ xanh, ôm mạng Thủy (nước) cuồn cuộn sông dài (trường lưu thủy). Hẳn nhiên “đất” của Tưởng gặp phải “nước” trường giang của Mao, phải rã rời, tan loãng. Nhưng – Mao không tin “số mệnh”, không tin Bồ tát Văn Thù từng cứu thoát Mao bằng cỏ linh chi và ánh sáng hồng hoàng phát ra từ quả lưu ly. Vì Mao là giáo chủ của vô thần. Tưởng cũng vậy, không tin có Bồ tát Quán Thế Âm đã che chở để Tưởng đặt chân đến Đài Loan an toàn (với sự bảo vệ của tổng thống Mỹ Truman) – vì Tưởng theo đạo Thiên Chúa. Mao chết năm 1976. Tưởng chết năm 1975. Thử hỏi giờ này linh hồn họ ở đâu? Đã đầu thai, hoặc đang bị giam tại Phủ diêm đài ?”. Sa-môn Huệ Thiện không giải rõ, đọc hai câu:
“Bát lộ hồng mao thủy
“Thiên hóa thạch huyền môn.
Rồi cười, không nói gì thêm.
Nhắc chuyện hai người – Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch – quyết liệt giành giật Trung Nguyên dịp “lục thập hoa giáp” của Tưởng.
Để chúc mừng, tỉnh trưởng tỉnh Triết Giang gởi đến bức chân dung Tưởng thêu bằng những sợi chỉ vàng. Khi đại quân Lưu Bá Thừa – Đặng Tiểu Bình tiến chiếm Phủ tổng thống của Tưởng, bức ấy vẫn còn treo giữa sảnh đường.
Theo Nhiếp Nguyệt Nham – sđd. ở Kỳ 28, tr. 128, chân dung “cao 3 mét, rộng 2 mét bằng các sợi chỉ vàng thật; đầu, mắt và ngực Tưởng Giới Thạch cứ lấp lánh ánh vàng. Một chiến sĩ bèn dùng lưỡi lê đâm mấy nhát vào đó. Bức gấm này là một tác phẩm nghệ thuật, do tỉnh trưởng Triết Giang mời một nghệ nhân thêu mấy tháng trời mới xong. Nghe tin đó, Đặng Tiểu Bình rất giận dữ: “Làm sao cậu ta lại hành động ngu xuẩn như vậy? Ai lại dùng tình cảm thay thế kỷ luật và chính sách như vậy? Hãy lập tức thông báo cho toàn quân phải bảo vệ nguyên vẹn các di tích và văn vật, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong việc tiếp quản Nam Kinh”.Đặng Tiểu Bình giải thích:
- “Tưởng Giới Thạch là Tưởng Giới Thạch, còn chân dung ông ta là chuyện khác. Tưởng Giới Thạch là kẻ thù của nhân dân, còn bức gấm thêu chân dung ông ta là một tác phẩm nghệ thuật quý giá, do trí tuệ và công sức của nhân dân lao động tạo nên, tại sao lại đang tay hủy hoại nó ?”.
Có thể thấy, tư lệnh Lưu Bá Thừa và chính ủy Đặng Tiểu Bình có “tố chất văn hóa” ngược hoàn toàn với hiệu triệu của Mao – Lâm Bưu và Giang Thanh: “hãy xóa bỏ bốn điều cũ (tứ cựu): tư tưởng cũ, văn hóa cũ, tập quán cũ, phong tục cũ” - dẫn đến cái chết thê thảm của hơn 20.000.000 người. Đàng sau tất cả tang thương ấy, không thể quên một linh hồn bơ vơ ngã xuống sau “mệnh lệnh số 1”: nguyên soái Hạ Long !
No comments:
Post a Comment