Thursday, January 21, 2016

Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội trong bối cảnh đấu đá nội bộ

Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội trong bối cảnh đấu đá nội bộ

mediaLãnh đạo Việt Nam vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội, 20/01/2016. Từ trái qua, hàng đầu: Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trương Tấn Sang. Hàng hai: Ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh HùngREUTERS
Nhân Đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu họp từ hôm nay 20/01/2016, Giáo hội châu Á (L’Eglises d’Asie), cơ quan truyền thông của Phái bộ Truyền giáo Paris có bài phân tích về cuộc khủng hoảng trong nội bộ lãnh đạo Đảng. Bài viết được đăng trên website Asialyst. RFI xin giới thiệu với bạn đọc.
Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 khai mạc từ ngày 20 tháng Giêng và sẽ kết thúc vài hôm trước ngày 8 tháng Hai, tức mùng một Tết âm lịch. Rất ít người hiện nay dám mạo hiểm dự đoán tên tuổi các nhà lãnh đạo sẽ được chọn lựa, và các quyết định sẽ được đưa ra sau đại hội cấp cao này.
Nhưng không ai nghi ngờ về sự quan trọng của đại hội.
Các đại biểu dự Đại hội Đảng 12 sẽ bầu ra các ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Ban Chấp Hành này sau đó sẽ chọn lựa các ủy viên Bộ Chính Trị đầy quyền lực, Ban Bí Thư, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng, và tổng bí thư. Đại hội 12 cũng sẽ chính thức thông qua hai báo cáo về chính trị và kinh tế, gồm các đường hướng chính cho năm năm tới. Đại hội còn chỉ định ba ứng cử viên khác cho « tứ trụ » gồm chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.
Điều đó cho thấy tính chất quyết định của Đại hội Đảng đối với tương lai đất nước.
Một phần của công việc này đã được thực hiện trong các Hội Nghị Trung Ương trước khi diễn ra Đại hội 12. Các ứng cử viên cho « tứ trụ » đã được chỉ định trong Hội Nghị Trung Ương 13 hồi giữa tháng 12/2015, nhưng tên của họ được giữ bí mật. Dường như chỉ thị về việc giữ tuyệt mật thông tin càng được tăng cường trong Đại hội lần này.
Đại hội 12 lại càng quan trọng hơn khi các vấn đề trong nội bộ Đảng đang chồng chất. Một số dấu hiệu cho thấy việc chuẩn bị Đại hội có vẻ khó khăn : phải tổ chức đến hai Hội Nghị Trung Ương để chuẩn bị và lại kéo dài hơn thường lệ. Khác với trước đây, hai dự thảo báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế chỉ mới được công bố vào tháng 6/2015. Sự chọn lựa các nhà lãnh đạo mới đi kèm với nhiều cuộc tranh luận dai dẳng.
Những khó khăn trong việc chuẩn bị Đại hội 12 chứng tỏ có sự khủng hoảng sâu sắc trong nội bộ các lãnh đạo đảng.
Một số sự kiện mới đây đã tiết lộ rõ hơn. Chẳng hạn hôm 09/12/2015, một lá thư ngỏ với nội dung táo bạo đã được gởi đến Bộ Chính Trị, do 127 nhân sĩ và nhà hoạt động ký tên. Thư yêu cầu thay đổi tên nước (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa), và từ bỏ ý thức hệ Mác-Lê. Lá thư còn đòi hỏi cho bầu trực tiếp tổng bí thư.
Bên cạnh sự chối bỏ chủ nghĩa mác-xít ngay bên trong Đảng, còn có tình trạng mất đoàn kết và đấu đá nội bộ. Chẳng hạn có một sự đối kháng thực thụ gần như công khai giữa đương kim thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng, với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang liên minh với chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Theo nhiều nhà quan sát Việt Nam và ngoại quốc, thủ tướng Dũng nuôi tham vọng trở thành tân tổng bí thư và như vậy, đã phá vỡ quy định buộc các nhà lãnh đạo trên 65 tuổi phải rời chức vụ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, một thủ tướng dòm ngó đến ngôi vị tổng bí thư. (RFI Tiếng Việt bổ sung: Đã có tiền lệ. Ông Đỗ Mười làm thủ tướng từ 06/1988 đến 07/1999 rồi làm tổng bí thư Đảng, từ 06/1991 đến 12/1997. Tuy nhiên, chưa có tiền lệ trường hợp thủ tướng đã làm hai nhiệm kỳ).
Cần phải nói rằng hiện nay, ông Nguyễn Tấn Dũng có lẽ là nhân vật quyền lực nhất nước. Quyền lực này ông đã tích tụ được sau mười năm giữ chức thủ tướng. Và từ hai năm qua, ông thẳng thừng đối chọi với tổng bí thư, mà theo truyền thống, là người lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Sự hiện diện của hai nhóm thế lực trong Đảng càng làm cuộc khủng hoảng nội bộ thêm sâu sắc. Một số cán bộ đảng vẫn trung thành với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng một số lớn cán bộ, kể cả ngay trong Bộ Chính Trị, đã liên minh với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một nhóm chủ trương cải cách mạnh mẽ trong Đảng và chế độ theo hướng tự do hóa, và trong lãnh vực đối ngoại, muốn dựa vào sức mạnh của phương Tây để đối phó với áp lực về lãnh thổ và chủ nghĩa bá quyền, càng lúc càng đầy đe dọa của Trung Quốc.
Cũng chính cái bóng của người láng giềng khổng lồ phương Bắc đã đè nặng lên các lời bình luận về chuyến viếng thăm Bắc Kinh hôm 23/12/2015 của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (nhân vật số 4 trong « tứ trụ »), chưa đầy một tháng trước khi khai mạc Đại hội 12. Ông Hùng đã gặp gỡ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và người ta chỉ có thể đặt dấu hỏi về động cơ của cuộc gặp này. Liệu có liên hệ gì với Đại hội Đảng sắp tới, và sự chọn lựa ban lãnh đạo mới hay không, cũng như tình hình và tâm trạng hiện nay của các đảng viên Việt Nam ?
Dư luận quy cho phe ủng hộ tổng bí thư đã tạo ra không khí chính trị đang ngự trị tại Việt Nam trước khi bước vào Đại hội Đảng.
Trong số các dấu hiệu về việc công an siết lại xã hội dân sự, có vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, trong cùng ngày diễn ra cuộc Đối thoại nhân quyền với phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu. Một dấu hiệu khác diễn ra sau đó : trước Quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác nhận công nhân có quyền lập ra công đoàn độc lập, theo như cam kết với các đối tác trong hiệp định TPP. Một tổ chức không được nhìn nhận là « Lao động Việt » đã cho in các truyền đơn với câu nói của thủ tướng, nhưng các thành viên của tổ chức này đã bị công an đánh đập. Gần đây nhất, một tướng công an đã cảnh báo về mối nguy « phản cách mạng », và khẳng định tất cả các tổ chức độc lập sẽ bị trừng phạt.
Cùng chủ đề

No comments:

Post a Comment