Tin tức / Việt Nam
Đảng CSVN sẽ đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí thư?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong buổi lễ đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh, ngày 20/1/2016.
Tin liên hệ
- Đại hội Đảng 12 bắt đầu với phiên họp trù bị
- Các lãnh đạo mới ở Châu Á đối mặt nhiều thách thức trong năm 2016
- TT Nguyễn Tấn Dũng giành ‘thắng lợi biểu tượng’ trước ông Trọng
- Việt Nam cấp biển số đặc biệt cho xe phục vụ Đại hội Đảng
- ‘Putin của Việt Nam' đưa đất nước rời xa Trung Quốc, đến gần Mỹ
- Giới quan sát quốc tế nói gì về vụ tranh giành quyền lực ở Việt Nam?
Thăm dò ý kiến
Theo quý vị, ai sẽ là tân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam?
Nguyễn Phú Trọng
14,1%
Trương Tấn Sang
2,9%
Nguyễn Tấn Dũng
67,4%
Nguyễn Sinh Hùng
1,1%
Trần Đại Quang
1,5%
Đinh Thế Huynh
0,6%
Người khác
12,5%
Tồng số phiếu bầu: 5095
Ðây là cuộc thăm dò không có tính cách khoa học, chỉ phản ánh ý kiến của những người trả lời.
20.01.2016
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam kéo dài 8 ngày sẽ chính thức khai mạc tại Hà Nội ngày thứ Năm 21/1, và vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất đang là đề tài nóng, không những đối với người Việt Nam trong và ngoài nước, mà còn được các cơ sở truyền thông quốc tế có uy tín mang ra bàn luận.
Hãng tin AP hôm nay cho biết Đảng Cộng sản đang chuẩn bị ‘đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí Thư’. Bản tin hôm 20/1 nói rằng một ngày trước Đại hội, dường như ông Nguyễn Phú Trọng đã củng cố được vị thế của mình. Nguồn tin, theo AP là một trong những nhân vật bên trong Đảng Cộng sản, muốn được giấu tên vì không được phép tiết lộ thông tin ra ngoài.
Theo AP, trong cuộc tranh giành quyền lực ít khi bị tiết lộ ra ngoài trong năm nay giữa đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật đầy cao vọng tự cho là có lập trường cải cách, dường như ông Trọng đã thắng thế.
Tin tức hôm qua thì cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có cơ may giành được chức vụ này.
Bản tin của AP dẫn lời nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp đang thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á ở Singapore, nói trong khi ông Trọng là một nhà lý luận cộng sản trung kiên có mục tiêu chính là duy trì quyền độc tôn cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là một nhà lãnh đạo thực tiễn hơn, dựa trên kết quả và hành động, và ít dựa trên những lý thuyết cứng nhắc.
Và do đó, phe ông Trọng coi ông Dũng là một mối đe doạ đối với sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam về lâu về dài.
Tuy nhiên, vì tính cách bí mật của tiến trình bầu chọn lãnh đạo mà người dân không được phép trực tiếp tham gia, nên có lẽ từ giờ cho tới khi kết quả đại hội được chính thức công bố, sẽ tiếp tục có những đồn đoán trái ngược về nhân sự cấp cao nhất sẽ lãnh đạo Việt Nam trong 5 năm tới vào một thời điểm có tính cách quyết định đối với tương lai đất nước.
Báo Time của Mỹ hôm nay tải lên mạng một bài viết về đề tài nóng này, nói rằng có 3 điều nên biết về đại hội đảng cộng sản Việt Nam sắp tới.
Thứ nhất, đảng Cộng sản Việt Nam không luôn luôn nhất trí với nhau, thứ nhì, tình cảm bài Trung Quốc giờ đây đã trở thành một lực chính trị trong nước, và thứ ba, kết quả của Dại hội Đảng sẽ tác động đến các vấn đề địa chính trị khu vực cũng như các quan hệ đang tăng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Theo Time, Abcnews, AP.
No comments:
Post a Comment