Sunday, June 5, 2016

Chiến thuật của Trung Quốc tại Shangri-La

Chiến thuật của Trung Quốc tại Shangri-La

(Tin tức 24h) - Căng với Mỹ, nhũn nhặn với truyền thông và tự biến mình thành nạn nhân..., Trung Quốc bộc lộ chiến thuật của nước này tại Đối thoại Shangri-La năm nay.

Căng với Mỹ, biến mình thành nạn nhân
Ngày 4/6, tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La năm nay ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo rằng việc bồi đắp và xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên các đảo đá tranh chấp với Philippines sẽ thúc đẩy “hành động” từ phía Mỹ và các nước khác. Ông cũng nói thêm, Trung Quốc đang cố xây “vạn lý trường thành tự cô lập mình” trên Biển Đông nếu tiếp tục bành trướng.
Đáp lại, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tuyên bố nước này "không tạo ra rắc rối nhưng cũng chẳng sợ rắc rối", ám chỉ Mỹ và nhận xét rằng mọi rắc rối trên Biển Đông đều do sự “khiêu khích” của các nước khác.
Chien thuat cua Trung Quoc tai Shangri-La
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc (trái) gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ngày 3/6 Ảnh: Tân Hoa xã
“Các nước bên ngoài nên đóng một vai trò mang tính xây dựng đối với vấn đề này, chứ đừng làm theo cách khác. Biển Đông đã nóng lên hơn trong thực tế cũng vì hành động khiêu khích của một số nước nào đó đang hành động ích kỷ vì lợi ích của họ. Trung Quốc sẽ không tự cô lập mình”, ông Tôn Kiến Quốc nói.
Ông Tôn Kiến Quốc tái khẳng định cam kết của Trung Quốc về việc tìm kiếm giải pháp hòa bình, nhưng cáo buộc Mỹ đang dùng chiêu trò tâm lý “chiến tranh lạnh”!
“Tôi nhắc lại rằng chính sách của chúng tôi về Biển Đông vẫn không thay đổi. Trung Quốc có sự khôn ngoan và kiên nhẫn để giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình. Chúng tôi cũng tin rằng các nước khác có liên quan tới việc này cũng khôn ngoan và kiên nhẫn để bước đi trên con đường hòa bình với Trung Quốc”.
Ông Tôn cho rằng trong những năm qua, một số nước nhỏ than phiền bị áp bức bởi các nước lớn nhưng Trung Quốc tuyệt nhiên không áp bức một nước nào mà chỉ có nước nhỏ gây hấn với Trung Quốc.
Đô đốc Trung Quốc cũng bao biện rằng các hoạt động xây dựng của nước này ở 7 thực thể tại Biển Đông là việc cần thiết và không làm thay đổi hiện trạng vì hoạt động xây dựng này nằm trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc.
Nhũn nhặn bất thường
Cùng với những tuyên bố cứng rắn sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo Trung Quốc, phái đoàn Trung Quốc đã tổ chức hai cuộc họp báo riêng cho truyền thông địa phương và truyền thông quốc tế.
Giới truyền thông đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi cả 2 sự kiện này đều do Vụ trưởng Vụ Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Chuẩn Đô đốc Quan Hữu Phi, chủ trì. Ông Quan Hữu Phi - một đại biểu tham gia Đối thoại Shangri-La năm nay - đã trả lời tất cả các câu hỏi của truyền thông thay vì người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân.
Không giống như ông Dương Vũ Quân, người thường chỉ đọc lại nguyên xi văn phát biểu đã được chuẩn bị sẵn tại các cuộc họp báo, ông Quan Hữu Phi trả lời hoàn toàn bột phát nhưng vẫn trôi chảy.
Nếu như năm ngoái đến ngày cuối cùng của Diễn đàn, phái đoàn Trung Quốc mới tổ chức họp báo, thì năm nay tùy viên báo chí của đoàn Trung Quốc đã chủ động liên hệ với các phóng viên quốc tế và mời họ tham dự hai cuộc họp báo hoàn toàn bất ngờ.
Trong hơn 10 cuộc tiếp xúc song phương với các bộ trưởng quốc phòng trong khu vực trong hai ngày 3-4/6, ông Tôn Kiến Quốc luôn mỉm cười và tỏ ra nhũn nhặn hơn.
“Có thể ôm tôi một cái được không, ông bạn cũ”, ông Tôn tỏ ra thân thiện với Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee trong cuộc họp song phương hôm 3/6 bên lề Diễn đàn. “Xin mời phát biểu trước vì cấp bậc của ông cao hơn”, ông Tôn đề nghị Bộ trưởng Brownlee.
Hay ông dành những lời khen ngợi Tư lệnh quân đội Úc Mark Binskin rằng: “Trông ông vẫn trẻ như khi chúng ta gặp nhau năm ngoái, trong khi tôi ngày một già đi”.
Khi gặp Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov, ông Tôn nói rằng ông rất ấn tượng với đôi mắt sáng của ông Antonov khi họ gặp nhau lần đầu tiên tại Diễn đàn năm ngoái.
Phát tờ rơi xuyên tạc
Trước đó, hôm 3/6, đoàn Trung Quốc đã phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông cho các đại biểu quốc tế tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Tờ rơi được phát có nội dung tuyên truyền những luận điệu sai trái của nước này về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Nội dung tờ rơi này cho rằng các đảo của Trung Quốc bao gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, và quần đảo Nam Sa (là Trường Sa của Việt Nam). Bốn quần đảo này đều hợp thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Chiến thuật của Trung Quốc tại Shangri-La

(Tin tức 24h) - Căng với Mỹ, nhũn nhặn với truyền thông và tự biến mình thành nạn nhân..., Trung Quốc bộc lộ chiến thuật của nước này tại Đối thoại Shangri-La năm nay.

Về quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc trắng trợn viết: “Một số nước xung quanh biển Đông đã đưa quân xâm chiếm các đảo, dẫn đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Trường Sa hiện nay và Trung Quốc là quốc gia phát hiện sớm nhất, đặt tên, và khai thác quần đảo Trường Sa”.
Trong tờ rơi, Trung Quốc còn ngang nhiên cho rằng yêu cầu lãnh thổ của các nước khác đối với quần đảo Trường Sa không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, theo nội dung tờ rơi, Trung Quốc cho rằng vấn đề Biển Đông vô cùng phức tạp và nhạy cảm, con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề này là đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan. Bắc Kinh còn cho rằng ASEAN là một tổ chức khu vực, không thể tham gia phán quyết với tư cách là một đương sự trong tranh cãi này.
Campuchia phản đối Mỹ chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Trong buổi hội đàm song phương với Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc hôm 4/6 bên lề Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La (Singapore), ông Tea Banh, cũng là Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia nói rằng luận điểm chỉ trích của ông Carter về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông là "sai trái".
Ông Tea Banh nói có nhiều vấn đề được nêu trong diễn đàn đối thoại, nhưng ông ấy không nghĩ luận điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter về hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là đúng”, Tân Hoa xã dẫn lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia trong hội đàm với tướng Trung Quốc.
Trong buổi hội đàm với Đô đốc Trung Quốc, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Campuchia còn nhắc lại quan điểm của Phnom Penh ủng hộ Bắc Kinh rằng tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết bởi “các nước có liên quan thông qua đối thoại” thay vì có  sự can thiệp của nước khác hay tổ chức trọng tài.
An Nhiên (Tổng hợp)

No comments:

Post a Comment