Tuesday, June 7, 2016

Khánh Hòa ngộp thở vì người Trung Quốc

Khánh Hòa ngộp thở vì người Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
620.jpg
Người Trung Quốc đổ xô vào Nha Trang.
RFA photo
Thành phố biển Nha Trang vốn dĩ là điểm du lịch nổi tiếng thơ mộng từ những năm trước 1975. Người dân nơi đây cũng đã quen với công nghiệp du lịch từ rất sớm, dường như khách du lịch mọi quốc gia đều từng ghé đến Nha Trang. Thế nhưng thời gian gần đây, lượng khách du lịch Trung Quốc đổ xô vào Nha Trang đã khiến người dân nơi đây cảm thấy ngộp thở và đời sống trở nên đảo lộn, phức tạp và bất an.
Khách Trung Quốc quá đông và ồn ào
Một tài xế taxi chuyên chở khách du lịch từ sân bay Cam Ranh về thành phố Nha Trang, tên Thiệp, chia sẻ: “Nó xài tiền mặt không à, bọn họ cũng keo kiệt lắm, chở đi hoài chứ ít khi nào nó boa tiền cho mình, không có đâu. Thì nói chung thì Trung Quốc nó nhiều lắm đó, nó ồn ào lắm. vừa rồi nó có quậy trên sân bay nữa. Hễ có người Trung Quốc thì có ồn ào à. Đông lắm, ở đầy Nha Trang à!”.
Ông Thiệp cho biết thêm là tình trạng khách du lịch Trung Quốc đổ xô đến Nha Trang đã diễn ra cách đây gần một năm, các tuyến đường ven thành phố Nha Trang, đặc biệt là đường Trần Phú bao giờ cũng đầy ắp khách Trung Quốc và nơi nào có họ thì nơi đó không có khách Tây trú ngụ.
Nó xài tiền mặt không à, bọn họ cũng keo kiệt lắm, chở đi hoài chứ ít khi nào nó boa tiền cho mình, không có đâu.
- Một tài xế taxi
Hầu hết khách du lịch phương Tây đều chọn các khách sạn trung tâm tuy rằng các khách sạn này có giá tương đối đắt đỏ so với vùng ngoại vi. Ngược lại, khách du lịch Trung Quốc thường chọn các khách sạn hạng áp chót và hạng có giá rẻ bèo hoặc nhà trọ và motel để trú. Và khi đến Việt Nam, khách du lịch Trung Quốc không bao giờ đi lẻ loi một vài người, họ thường đi cả một phái đoàn từ vài chục người đến vài trăm người.
Tình trạng lộn xộn ở sân bay Cam Ranh tối ngày 2 tháng 5 cũng một phần do lượng khách Trung Quốc quá tải cộng với sự ồn ào cố hữu của họ. Các nhân viên kiểm soát sân bay không tài nào quản lý hết được số lượng khách quá đông đúc như vậy nên dẫn đến những va chạm giữa nhân viên hải quan Việt Nam với người Trung Quốc.
Cũng theo ông Thiệp, người Trung Quốc đi đông nhưng lại rất thích đến những điểm du lịch gần khu quân sự. Như đảo Bình Ba đã được xếp vào diện khu quân sự nhưng có rất nhiều nhóm khách người Trung Quốc thuê tàu nhỏ hoặc ca nô chở họ đi tham quan đảo. Nếu không vào được đảo thì họ yêu cầu khách chở họ đi lòng vòng bên ngoài đảo để chụp hình, ngắm cảnh.
Một chủ doanh nghiệp ở Nha Trang, không muốn nêu tên, chia sẻ thêm: “Trung Quốc nó trọ nhiều, nó ở khách sạn. Nó ở chủ yếu là đường Trần Phú, nó ở nhiều trên đường Trần Phú. Nó đi tập đoàn không à! Nó không đi một hai người như khách Tây đâu. Nó qua đây đông lắm, chật cả Nha Trang kia!”
Theo vị này, có vẻ như giữa người Việt Nam và người Trung Quốc luôn có một bức tường ngăn cách của sự nghi kị. Khác với khách du lịch phương Tây luôn tỏ ra thân thiện và gần gũi với người Việt Nam.
Tiếp lời của vị này, vợ của ông cho biết thêm: “Đông lắm, toàn khách du lịch Trung Quốc không à. Họ ồn ào, hỗn tạp lắm. Họ không có tế nhị, văn minh bằng Tây. Ăn nói cũng không có tế nhị. Hôm trước em còn thấy họ cãi nhau, trên Tháp Bà cũng thế. Nói chung bây giờ toàn người Trung Quốc với người Nga thôi…”
Nguy cơ ồn ào lâu dài…
400.jpg
Tháp Bà Nha Trang và các đoàn khách Trung Quốc. RFA photo
Một người dân thành phố Nha Trang, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Trung Quốc thì nó đi lung tung, nó ở khắp ấy mà. Mấy cái khách sạn nhỏ thì nó ở hết. Thì nó cũng đi khắp ấy!”.
Theo anh này cho biết thì hiện nay, một số lô đất ở những khu qui hoạch theo diện mở rộng du lịch tại Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung có vẻ như đã rơi vào tay người Trung Quốc dưới danh nghĩa một người Việt Nam đứng tên.
Anh cũng muốn báo chí phải đào sâu vào vấn đề đất và người Trung Quốc tại Khánh Hòa bởi hầu hết các báo khi phanh phui thì mọi chuyện nghe ra gạo đã thành cơm, không còn hi vọng gì về một sự thay đổi nào đó. Bởi hiện tại, họ chỉ mới du lịch sang Việt Nam không thôi mà mọi chuyện đã đảo lộn, nếu như họ định cư tại Việt Nam thì khó mà lường được chuyện gì sẽ xảy ra. Và thành phố Nha Trang thanh bình, thơ mộng một thuở sẽ nhanh chóng biến mất giống như có một Sài Gòn xưa từng mất dấu.
Hầu hết người Trung Quốc sang Việt Nam mua đất đều nhờ người Việt Nam đứng tên và một khi người Việt Nam đó được họ nhờ đứng tên thì chắc chắn phải là chân rết trong vòng kiềm tỏa của họ. Có thể là họ dùng tiền bạc để mua chuộc nhưng vấn đề này không đáng sợ bằng những đường dây xã hội đen do người Trung Quốc đứng đầu.
Từ đường dây cho vay nóng cho đến đường dây buôn hàng quốc cấm đều có họ dính dự. Một khi họ đã nhúng tay vào thì đương nhiên dưới tay họ phải là một đầu gấu con nhà quyền thế và bên dưới người này phải có tay chân bộ hạ đông đúc.
Đông lắm, toàn khách du lịch Trung Quốc không à. Họ ồn ào, hỗn tạp lắm. Họ không có tế nhị, văn minh bằng Tây.
- Một chủ doanh nghiệp
Những người đứng tên mua đất giúp người Trung Quốc chỉ là những con tép trong đường dây này, họ có thể là con nợ của các ông trùm và khi đứng tên mua đất giùm các ông trùm người Trung Quốc này, họ sẽ được xóa nợ. Chính vì luôn đứng ở kèo dưới nên những người Việt đứng tên để mua đất cho người Trung Quốc không bao giờ dám lật kèo. Bởi lật kèo thì họ vừa đụng cả xã hội đen và xã hội đỏ.
Vị này cho biết thêm là hiện tại, vấn đề an ninh tâm lý của người Việt Nam đang rơi vào tình trạng bất an triền miên bởi không có gì đáng sợ hơn sau một đêm, tự dưng sáng ra thấy đất sát sườn nhà mình đã có chủ mới mà không biết chủ của nó là ai, hỏi kĩ thì biết rằng chủ mới của nó là một người Việt Nam nhưng ông hay bà ta chẳng bao giờ đến đây để ở mà đến để chăm sóc, trông nom khu vườn mới hoặc ngôi nhà mới.
Và thi thoảng lại xuất hiện ông chủ hay bà chủ người Trung Quốc đến thăm, họ tuy không đứng tên sổ đỏ nhưng cách hành xử của họ lại cho thấy họ mới là chủ đích thực, những người Việt Nam kia chỉ là osin của họ. Điều đó đã thành nỗi lo chung của người Việt Nam khi người Trung Quốc xuất hiện dày đặc trên đất nước này!

No comments:

Post a Comment