Tuesday, June 7, 2016

Mỹ, Trung: Ai chiếm thế thượng phong ở Biển Đông?

Thứ Tư, 08/06/2016

Tin tức / Thế giới / Châu Á

Mỹ, Trung: Ai chiếm thế thượng phong ở Biển Đông?

Mỹ đã phái khu trục hạm USS Lassen tiến gần khu vực trong phạm vi 12 hải lý cách một bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ngày 27/10/2015.
Mỹ đã phái khu trục hạm USS Lassen tiến gần khu vực trong phạm vi 12 hải lý cách một bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ngày 27/10/2015.
Trong lúc các giới chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc họp tại Bắc Kinh để tìm cách giải quyết những nguồn gây căng thẳng giữa hai nước, một cuộc tranh luận đã bùng ra về vấn đề nước nào chiếm thế thượng phong trong vụ tranh chấp ở Biển Đông hiện nay. Thông tín viên Michael Lipin của đài VOA tường thuật.
Trung Quốc đang chiếm đóng nhiều đảo nhỏ và bãi đá ở Biển Đông, nơi có tuyến vận chuyển then chốt của thương mại thế giới. Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ vùng biển này, mặc dù năm chính phủ khác trong khu vực: (là) Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có những yêu sách chủ quyền chống lấn nhau và cũng chiếm đóng một số hòn đảo ở đây.
Hoa Kỳ bày tỏ lập trường trung lập đối với những vụ tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, Washington thỉnh thoảng phái máy bay và tàu chiến tiến vào khu vực gần những hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát và nói rằng họ muốn bảo vệ tự do hàng hải ở hải phận quốc tế.
Trung Quốc cho rằng những hành động đó của Mỹ là có tính chất gây hấn và có mục đích hậu thuẫn cho các nước đồng minh, như Philippines. Trong vài năm qua, Bắc Kinh cũng xây những hòn đảo nhân tạo trên 7 bãi đá mà họ kiểm soát và đã bố trí những khí tài quân sự trên một số đảo.
Ông Philip Reynolds là một nhà nghiên cứu về những vụ xung đột toàn cầu và là nghiên cứu sinh ban tiến sĩ của Đại học Hawaii. Ông cho rằng Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong.
Trung Quốc đang nói rằng ‘Chúng tôi đang có mặt ở đây và các ông chẳng làm gì được cả.’ Đó chính là cơ sở của lập luận của tôi là Trung Quốc đang thắng, hoặc quả thật là họ đã thắng.
Ảnh tư liệu: Tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động trong vòng biển quanh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Ảnh tư liệu: Tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động trong vòng biển quanh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Ông Reynolds cho rằng cách thức duy nhất mà Mỹ có thể đảo ngược những vụ cải tạo, bồi đắp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là phát động một cuộc chiến tranh rất tốn kém mà người dân nước Mỹ không muốn. Ông nói rằng Bắc Kinh biết rõ điều đó và đó chính là lý do vì sao những hoạt động tự do hàng hải của Mỹ không khiến cho Trung Quốc phải làm điều gì khác hơn ngoài việc lớn tiếng phản đối.
Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc nhất thiết phải tìm cách ngăn Mỹ hiện diện trong khu vực này. Mục tiêu của Trung Quốc là chứng tỏ cho mọi người thấy rằng Mỹ không thể ngăn chận sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực này.
Cả Washington lẫn Bắc Kinh đều tuyên bố họ muốn những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo được giải quyết thông qua đường lối ngoại giao.
Ông Bill Hayton, một chuyên gia Á châu của Viện Chatam House ở London, có một cái nhìn khác về những hành động của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Hayton, tác giả cuốn “Biển Đông: Cuộc tranh giành Quyền lực ở Á châu”, tin rằng Bắc Kinh chưa “thắng” trong trận chiến với Mỹ, nhất là khi xét tới tình hình ở Bãi cạn Scarborough, nơi mà Trung Quốc và Philippines đều có yêu sách chủ quyền.
Trong những tuần lễ trước đó, có rất nhiều người bàn tán là Trung Quốc sẽ đưa nhiều tàu bè tới đó, họ chuẩn bị nạo vét để xây đảo nhân tạo hay xúc tiến những hoạt động tương tự như vậy. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Và dường như Mỹ đã làm cho Trung Quốc sợ mà không thực hiện hoạt động xây dựng ở Scarborough. Nhưng chúng ta không thể biết chắc là có phải như vậy hay không.
Ông Hayton cũng cho biết Bắc Kinh đã không chiếm đóng hay khai thác bất kỳ một hòn đảo nhỏ nào ở Biển Đông trong hơn 20 năm bởi vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại về những hậu quả.
Họ biết là sẽ có một hậu quả rất lớn về mặt ngoại giao, làm cho vị thế của một bên có trách nhiệm của họ bị huỷ hoại hoàn toàn, và một hành động như vậy sẽ mâu thuẫn rất nhiều với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 1982, nhiều đến độ nó sẽ phá huỷ uy tín của Trung Quốc và gây bất mãn cho toàn thể khu vực Đông Nam Á.
Uy tín của Trung Quốc sắp đối mặt với một mối đe dọa khác trong những tháng sắp tới.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Manila, Philippines.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Manila, Philippines.
Một tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc ở La Haye sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, một yêu sách mà Manila cho là không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Bắc Kinh đã bác bỏ sự can dự của toà án La Haye vào vụ này và nói rằng vấn đề nên được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp với Manila.
Ông Hayton cho biết ông dự kiến toà án Liên Hiệp Quốc sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines qua việc xác định là Trung Quốc không có đặc quyền kinh tế tại một số vùng ở Biển Đông. Nhưng ông nói rằng tác động của một phán quyết như vậy đối với lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ tuỳ thuộc vào phản ứng của họ.
Chúng ta phải xem liệu Trung Quốc có thật sự khuyến khích hay không khuyến khích tàu đánh cá của họ đến hoạt động tại những vùng đó, nếu toà án đưa ra phán quyết cho rằng Philippines có quyền tài phán tại những vùng đó.
Một sự thất bại tại toà án cũng sẽ củng cố quan điểm cho rằng Trung Quốc đang bị cô lập trên trường ngoại giao.
Phát biểu hôm thứ 6 vừa qua tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói rằng những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể làm cho Trung Quốc dựng lên “Vạn lý Trường thành của tự cô lập”. Ông cũng cho biết các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực và các nước khác ở Á châu Thái Bình Dương chia sẻ mối lo ngại của Washington về những mưu đồ của Trung Quốc.
Trung Quốc đã tìm cách làm hạ giảm những mối lo ngại đó và nói rằng họ là sức mạnh của hoà bình và ổn định vì sẵn sàng giải quyết những vụ tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương với các lân bang nhỏ hơn.
Nhà nghiên cứu Reynolds của Đại học Hawaii cho biết Bắc Kinh cũng đang tranh thủ sự hậu thuẫn của các nước đồng minh.
Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong tại Bắc Kinh, ngày 4/2/2016. Trung Quốc đang cố gắng rất nhiều để chiêu dụ Campuchia.
Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong tại Bắc Kinh, ngày 4/2/2016. Trung Quốc đang cố gắng rất nhiều để chiêu dụ Campuchia.
Trung Quốc đang cố gắng rất nhiều để chiêu dụ Campuchia, ngõ hầu họ có thể có được một tấm chắn bên sườn để ứng phó với mối quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam.
Hôm thứ hai, hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc trích lời Phó Thủ tướng Campuchia Hor Nam Hong nói với một giới chức Trung Quốc đang đi thăm Phnom Penh rằng ông ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Tân Hoa Xã cũng cho biết Bắc Kinh đã tranh thủ được sự ủng hộ của các nước Phi châu như Tanzania, Uganda, Eritrea và Comoros.
Ông Reynolds cho rằng Trung Quốc đang tìm kiếm một giải thưởng lớn hơn trên trường ngoại giao. Ông nói “Cần phải lưu ý xem Liên bang Nga làm những việc gì. Nga và Trung Quốc đã cùng nhau thực hiện những cuộc diễn tập hải quân. Và tôi nghĩ rằng đó là một khối thế lực mà chúng ta cần lưu ý.”
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (10)
Ý kiến
     
bởi: Không ghi tên
08.06.2016 02:56
Ai chiếm thế thượng phong ở Biển Đông thì chưa biết nhưng có một điều mà cả thế giới đều biết đó là Mỹ nói gì mặc Mỹ còn TQ làm thì cứ làm càng làm càng lớn,càng làm càng hăng phải không mấy bác chống cộng ?

bởi: Anh Nguyen từ: US
08.06.2016 01:47
Những gì TQ làm tại Châu Á hôm nay, và những gì nước Đức đã làm tại Châu Âu bảy mươi(70)năm trước giống nhau đôi phần. Nước Mỹ biết điều này rất rõ vì là một tác nhân của cuộc chơi ngày ấy. Có khác chăng cuộc chơi hôm nay về cả ba phương diện: ngoại giao, kinh tế, và sau cùng là quân sự./

bởi: McKeno từ: Mỹ Tho
08.06.2016 01:24
Ngoại trừ những người điên, mỗi người Trung Cộng đều phải thấy quân đội nhân dân TQ chỉ là tép riu đối với quân lực Mỹ tại biển Đông.

Sự kiện tổng thống Mỹ Obama được người Việt nồng nhiệt chào đón trong chuyến viếng thăm của ông vừa qua cho thấy cảm tình của người dân Việt Nam đối với người Mỹ. Nếu có chiến tranh Mỹ Hoa xảy ra trên biển Đông, thì những người lính Mỹ lâm nạn sẽ được ngư dân Việt cứu vớt, còn những người lính TC lâm nạn thì để... VC nó lo. Thêm một điều có thể thấy trước là VC sẽ không bao giờ dám võ trang cho ngư dân Việt Nam.

Sẽ bất lợi trăm bề nếu TC đánh nhau với Mỹ trên biển Đông.

bởi: Nguyễn Xuân Phắc
08.06.2016 01:10
Nếu Trung Quốc đem quân đội chiếm giữ Biển Đông và ủng hộ người thiểu số ở biên giới Việt Trung trước (phía Bắc VN) thì Trung Quốc sẽ ở thế thượng thượng phong. Điều này không khác chi Nga chiếm Crimea và khuấy động ỡ miền Đông Ukraine mà Mỹ chỉ dám đứng khoanh tay nhìn.
Đúng không ?
Chủ trương của Tổng thống Obama là thụt lui hay đứng nhìn.

bởi: Không ghi tên
08.06.2016 01:08
Trên diện quân sự : Mỹ chiếm thế thượng phong trên mặt biển.
Trên diện ý chí : TQ quyết tâm hơn nên tận dụng mọi thủ đoạn mưu mô lấn chiếm biển Đông, cùng lúc né tránh đụng độ quân sự với Mỹ.

bởi: Dân Việt từ: VN
08.06.2016 00:41
Nhóm chính phủ Campuchia đã bị China mua chuộc .
Dân Campuchia sẽ lại rơi vào thảm họa diệt chủng hay mất nứơc như Tibet .

bởi: Tư Lếu
07.06.2016 23:45
Phán quyết của tòa án trọng tài QT ở La Haye rằng, Trung Quốc không có đặc quyền vùng biển Đông, sẽ làm cho TQ chùn bước trước quyết định lập vùng ADIZ trên biển Đông.

bởi: Ái
07.06.2016 23:42
Chu choa câu hỏi này coi bộ Khó trả lời quá, thôi thì coi như tàu sẽ thượng phong Mã chệt.. là xong

bởi: dân quê
07.06.2016 23:27
Trong chiến tranh cổ điển, một nước cộng sản với lực 5, họ chắc chắn sẽ thắng đẹp mắt một quốc gia tư bản với lực 10 hoặc 10+.
Tại sao? Vì cộng sản dám làm những chuyện mà một nước tư bản không dám làm như xem mạng lính họ như cỏ rác, trấn áp mọi kêu ca phản đối của dân chúng, vân vân.

bởi: tôi là dân xe ôm,
07.06.2016 23:00
tôi cứ công bằng rồi nhận xét,sân là phải gần hơn ngõ,biển đông là cái sân của trung quốc,ở trong nhà bước ra là xuống sân,rồi mới đi ra ngõ,còn Mỹ thì ở xa biển đông cả nửa vòng trái đất,không lẽ Mỹ cứ chạy vòng quanh ở ngoài biển cả năm hay sao.?.như vậy là trung quốc là thắng thế hơn Mỹ nhiều lắm,dù là trung quốc,hay là Mỹ thì đối tôi cũng chẳng có lợi gì.???.

No comments:

Post a Comment