Đây là thủ tục mà Ủy hội sông Mêkông yêu cầu tất cả các nước thành viên tiến hành mỗi khi muốn xây đập thủy điện trên dòng chính sông Mêkông gọi là Quy trình Thông báo, tham vấn và thỏa thuận trước, tên tắt tiếng Anh là PNPCA.
Vào tháng 09/2013, Lào đã bất ngờ thông báo cho Ủy hội sông Mêkông về kế hoạch xây dựng con đập Don Sahong ở thác Khone, vùng Siphandone gần biên giới với Campuchia. Viện cớ đây chỉ là một con đập xây trên dòng nhánh của sông Mêkông, Vientiane đã phớt lờ việc thực hiện PNPCA.
Quyết định của Lào đã lập tức bị các láng giềng phản đối, không chỉ từ phía hai nước nằm dưới con đập là Cam Bốt và Việt Nam, được cho là sẽ bị tác hại nghiêm trọng, mà cả từ phía Thái Lan, nơi đặt trụ sở của nhiều hiệp hội, tổ chức phi chính phủ có uy tín và năng động trong việc bảo vệ môi trường nói chung, và sông Mêkông nói riêng.
Áp lực nói trên như đã buộc chính quyền Lào xét lại vấn đề. Trong cuộc họp hôm qua, đại diện chính quyền Lào - Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Viraphonh Viravong - đã tuyên bố rằng Lào sẽ chính thức tiến hành PNPCA để « giữ tinh thần hợp tác của Hiệp định Mêkông và đáp ứng mối quan ngại của các nước láng giềng ». Tuy nhiên, Vieentiane không thừa nhận rằng Don Sahong là đập trên dòng chính.
Bước lùi của Lào trên vấn đề tham vấn trước đã được giới bảo vệ môi trường hoan nghênh. Nhưng rút kinh nghiệm về đập Xayaburi trước đó vẫn được Lào cho khởi công bất chấp ý kiến dè dặt của láng giềng, các tổ chức phi chính phủ tỏ ý thận trọng.
Bà Ame Trandem, thuộc Tổ chức Sông ngòi Quốc tế International Rivers tuyên bố : « Chúng tôi lo ngại rằng dường như Lào vẫn giữ ý định xây dựng con đập theo kế hoạch thay vì sử dụng quy trình tham vấn như một cơ hội để các nước láng giềng đưa ra quan điểm về việc có hay không xây dựng đập. »
Trong thời gian qua, chính quyền Lào đã bắt đầu công việc xây dựng đập Don Sahong, do đó việc thực hiện quy tham vấn bị tình nghi chỉ là hình thức trấn an ngoài mặt mà thôi. Đối với bà Trandem, mọi người cần tiếp tục áp lực trên Vientiane để nước này dừng việc xây dựng.
Vào tháng 09/2013, Lào đã bất ngờ thông báo cho Ủy hội sông Mêkông về kế hoạch xây dựng con đập Don Sahong ở thác Khone, vùng Siphandone gần biên giới với Campuchia. Viện cớ đây chỉ là một con đập xây trên dòng nhánh của sông Mêkông, Vientiane đã phớt lờ việc thực hiện PNPCA.
Quyết định của Lào đã lập tức bị các láng giềng phản đối, không chỉ từ phía hai nước nằm dưới con đập là Cam Bốt và Việt Nam, được cho là sẽ bị tác hại nghiêm trọng, mà cả từ phía Thái Lan, nơi đặt trụ sở của nhiều hiệp hội, tổ chức phi chính phủ có uy tín và năng động trong việc bảo vệ môi trường nói chung, và sông Mêkông nói riêng.
Áp lực nói trên như đã buộc chính quyền Lào xét lại vấn đề. Trong cuộc họp hôm qua, đại diện chính quyền Lào - Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Viraphonh Viravong - đã tuyên bố rằng Lào sẽ chính thức tiến hành PNPCA để « giữ tinh thần hợp tác của Hiệp định Mêkông và đáp ứng mối quan ngại của các nước láng giềng ». Tuy nhiên, Vieentiane không thừa nhận rằng Don Sahong là đập trên dòng chính.
Bước lùi của Lào trên vấn đề tham vấn trước đã được giới bảo vệ môi trường hoan nghênh. Nhưng rút kinh nghiệm về đập Xayaburi trước đó vẫn được Lào cho khởi công bất chấp ý kiến dè dặt của láng giềng, các tổ chức phi chính phủ tỏ ý thận trọng.
Bà Ame Trandem, thuộc Tổ chức Sông ngòi Quốc tế International Rivers tuyên bố : « Chúng tôi lo ngại rằng dường như Lào vẫn giữ ý định xây dựng con đập theo kế hoạch thay vì sử dụng quy trình tham vấn như một cơ hội để các nước láng giềng đưa ra quan điểm về việc có hay không xây dựng đập. »
Trong thời gian qua, chính quyền Lào đã bắt đầu công việc xây dựng đập Don Sahong, do đó việc thực hiện quy tham vấn bị tình nghi chỉ là hình thức trấn an ngoài mặt mà thôi. Đối với bà Trandem, mọi người cần tiếp tục áp lực trên Vientiane để nước này dừng việc xây dựng.
No comments:
Post a Comment