Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Hoa lục địa và Đài Loan đã được cải thiện nhiều kể từ năm 2008, tuy nhiên một bộ phận dân chúng của hòn đảo vẫn chống lại sự xích lại gần nhau này vì lo ngại mất độc lập. Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Heike Schmidt :
Ông Trương Chí Quân, sẽ lưu lại 4 ngày tại Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh luôn coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Để giữ ý tránh cho chuyên đi không mang tầm ngoại giao quá lớn, ông Trương Chí Quân, lãnh đạo Văn phòng phụ trách các vấn đề Đài Loan (một chức vụ tương đương hàm bộ trưởng) đã cẩn thận tránh không đến thẳng thủ đô Đài Bắc mà chỉ qua các thành phố Cao Hùng, Đài Trung và Chương Hoa với mục đích mở tại đó các văn phòng liên lạc quan hệ hai bên.
Không hẳn chiến thuật này đã là tốt. Phe chủ trương giữ đài Loan độc lập hứa kêu gọi biểu tình trong những ngày vị quan chức chính phủ Trung Quốc lưu lại trên hòn đảo.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được thúc đẩy mạnh mẽ từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu lên nắm quyền năm 2008. Trong vòng 6 năm qua, nhiều hiệp định kinh tế đã được ký kết và các chuyến bay trực tiếp từ hai phía cũng đã được thiết lập.
Tại Đài Loan, hồi tháng Ba, một phong trào sinh viên rộng lớn đã tấn công Nghị viện Đài Loan để phản đối hiệp định thương mại giữa hai nước.
Tại Trung Quốc, người ta tỏ ra ngạc nhiên về thái độ phản đối Trung –Đài xích lại gần nhau. Tân Hoa Xã sáng nay chạy tựa một bài viết : « Trương Chí Quân sẽ đến Đài Loan để lắng nghe ».
Còn nhật báo Anh ngữ của Hồng Kông South China Morning Post thì dẫn lời một nhà nghiên cứu nhận định : « Bắc Kinh muốn hiểu tại sao việc trao đổi thương mại ( Đài-Trung) lại gặp phải sự phản đối như vậy, trong khi mà những trao đổi đó là có lợi cho nhân dân Đài Loan ».
Ông Trương Chí Quân, sẽ lưu lại 4 ngày tại Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh luôn coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Để giữ ý tránh cho chuyên đi không mang tầm ngoại giao quá lớn, ông Trương Chí Quân, lãnh đạo Văn phòng phụ trách các vấn đề Đài Loan (một chức vụ tương đương hàm bộ trưởng) đã cẩn thận tránh không đến thẳng thủ đô Đài Bắc mà chỉ qua các thành phố Cao Hùng, Đài Trung và Chương Hoa với mục đích mở tại đó các văn phòng liên lạc quan hệ hai bên.
Không hẳn chiến thuật này đã là tốt. Phe chủ trương giữ đài Loan độc lập hứa kêu gọi biểu tình trong những ngày vị quan chức chính phủ Trung Quốc lưu lại trên hòn đảo.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được thúc đẩy mạnh mẽ từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu lên nắm quyền năm 2008. Trong vòng 6 năm qua, nhiều hiệp định kinh tế đã được ký kết và các chuyến bay trực tiếp từ hai phía cũng đã được thiết lập.
Tại Đài Loan, hồi tháng Ba, một phong trào sinh viên rộng lớn đã tấn công Nghị viện Đài Loan để phản đối hiệp định thương mại giữa hai nước.
Tại Trung Quốc, người ta tỏ ra ngạc nhiên về thái độ phản đối Trung –Đài xích lại gần nhau. Tân Hoa Xã sáng nay chạy tựa một bài viết : « Trương Chí Quân sẽ đến Đài Loan để lắng nghe ».
Còn nhật báo Anh ngữ của Hồng Kông South China Morning Post thì dẫn lời một nhà nghiên cứu nhận định : « Bắc Kinh muốn hiểu tại sao việc trao đổi thương mại ( Đài-Trung) lại gặp phải sự phản đối như vậy, trong khi mà những trao đổi đó là có lợi cho nhân dân Đài Loan ».
No comments:
Post a Comment