Friday, June 27, 2014

Tranh chấp căng thẳng khiến láng giềng Trung Quốc xích lại gần nhau

Tranh chấp căng thẳng khiến láng giềng Trung Quốc xích lại gần nhau

Tổng thống Philippines Aquino nghênh đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Dinh Tổng thống Malacanang ở Manila, Philippines, 21/5/2014
Tổng thống Philippines Aquino nghênh đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Dinh Tổng thống Malacanang ở Manila, Philippines, 21/5/2014
CỠ CHỮ 
Philippines tuần này ủng hộ Thủ tướng Nhật Bản về quyền hạn quân sự rộng lớn hơn của nước này. Đây là động thái mới nhất từ các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc để đoàn kết chống lại hành động ngày càng quyết liệt của nước này ở vùng Biển Đông và Nam Trung Hoa.
Vào lúc Bắc Kinh tiếp tục khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn ở Biển Đông, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đang tăng cường quan hệ về quân sự và ngoại giao với nhau.
Nhà nghiên cứu Ely Ratner thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới, nói rằng ba nước nói trên đang gác lại xung đột lịch sử với nhau để phản ứng trước sự hung hăng liên tục của Trung Quốc.
"Không có gì nghi ngờ rằng các nước trong khu vực cùng cảm thấy lo sợ về những gì họ xem là kiểu hành vi ngày càng quyết liệt của Trung Quốc từ biển Đông Trung Hoa xuống Biển Đông," ông Ratner nói.
Phản ứng khu vực
Hai tháng vừa qua là hai tháng căng thẳng. Vào tháng Năm, Trung Quốc di chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Một vài tuần sau đó, binh sĩ Việt Nam và Philippines dành một ngày giao lưu trên một hòn đảo tranh chấp - không bên nào khẳng định vị thế thống trị, nhưng cả hai đều đoàn kết chống lại sức mạnh xâm lấn của Trung Quốc.
Tổng thống Benigno Aquino bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) trước cuộc họp ở Toyko, 24/6/2014Tổng thống Benigno Aquino bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) trước cuộc họp ở Toyko, 24/6/2014
Sau đó, trong một chuyến thăm chính thức Nhật Bản hồi đầu tuần này, Tổng thống Philippines Benigno Aquino công khai ủng hộ kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe mở rộng quyền hạn quân đội Nhật Bản, cho phép Tokyo hỗ trợ các đồng minh bị tấn công.
"Nhật Bản là một đối tác chiến lược của Philippines," ông Aquino nói. "Vì thế trọng trách của chúng ta là đối thoại liên tục khi chúng ta cùng đối mặt với tình hình biến đổi trong môi trường an ninh khu vực của chúng ta."
Để mở rộng quyền hạn của quân đội, đầu tiên ông Abe phải có được sự chấp thuận từ đảng Tân Komeito, đối tác liên minh của đảng ông.
Nhưng gần hai phần ba cử tri Nhật Bản phản đối hiểu lại Điều 9 Hiến pháp, theo một cuộc thăm dò được tờ báo hàng đầu của Nhật Bản Asahi Shimbuncông bố vào tháng Tư vừa qua.
"Có một vấn đề mà tôi nghĩ rằng Thủ tướng Abe gặp phải khi tìm cách thuyết phục người dân của mình, và rồi tất nhiên là khi giải thích cho khu vực," bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói.
Trong khi đó Tokyo, cùng với Mỹ, đã cam kết giúp Việt Nam và Philippines nâng cấp tàu tuần tra trên biển của họ.
Không lùi bước
Nhưng Trung Quốc không tỏ dấu hiệu lùi bước. Tại hội nghị ở Myanmar vào tháng Năm vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn nói với các đối tác khu vực rằng nước ông mong muốn một giải pháp thông qua đàm phán ở Biển Đông, nhưng đa phương hóa không thể giải quyết vấn đề.
Và lập trường này có phần chắc sẽ không thay đổi, theo bà Glaser.
"Trung Quốc tin rằng những nước khác quá lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế nên sẽ không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc hoặc không làm vậy trong một khoảng thời gian dài và rồi sẽ nhân nhượng lợi ích của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng họ có lợi thế về mặt thời gian," bà Glaser nói.
Nhà nghiên cứu Ratner nói rằng Bắc Kinh có thể đang tính toán sai lầm.
"Tôi nghĩ mọi người thường cho là chiến tranh hoặc xung đột không thể xảy ra ở châu Á vì các nền kinh tế này là quá phụ thuộc vào nhau. Nhưng khi động tới những vấn đề chính trị và chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ thì thường là những cân nhắc đó bị gạt ra ngoài."
Ông Ratner lưu ý rằng Đức và Anh vốn là những đối tác thương mại quan trọng trước Thế chiến thứ nhất.

Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (11)
Ý kiến
     
bởi: Thanh từ: Hà Nội
26.06.2014 12:29
Ông Thủ tướng đã bắt tay với bạn láng giềng Phillipine rồi thì phải đối tốt với bạn nghen, đừng dở thói lọc lừa lưu manh nữa để trong tương lai còn làm bạn với các láng giềng khác. Cơ hội cuối cùng để Việt cộng cải tạo trở thành người lương thiện phải làm tốt nghen.

bởi: Nguyen Ngay từ: VN
26.06.2014 06:05
Trong lúc đất nước lâm nguy, người dân VN nhục nhã, đau đớn thì bất cứ sự quan tâm ủng hộ của nước nào cũng đều đáng quý hết. Thế nhưng người dân VN cũng biết rõ cs là ai, và không tin vào đám đảng cs cầm quyền, chúng chỉ là bọn tay sai, cho nên cho dù có sự giúp sức mạnh mẽ của các nước thì cũng không mang lại hiệu quả. Tôi cũng tin rằng dù rất muốn giúp Vn nhưng Nhật và Hoa kỳ cũng không tin cs VN muốn thoát khỏi bàn tay của TQ vì như vậy chúng sẽ mất quyền và lợi ích.
Trả lời
bởi: trường sơn từ: Malaysia
26.06.2014 11:08
Đúng rồi. Nhưng vì loi ích chung của Đông nam á hi vọng 4 nước Việt nam Philippines Brunei Nhật Bản sẽ có kq tốt đẹp

bởi: ASIANER từ: ASEN
26.06.2014 05:21
"Đoàn kết thì sống - Chia rẽ thì chết"

China rất lo ngại trứơc sự Đòan-Kết của các nứơc bị China xâm lấn .

bởi: Tôn đức Thọ từ: VN
26.06.2014 04:59
Miệng nói hoà bình.tay rình đánh lén .Câu nói từ năm 1958 ở Việt nam ám chỉ Trung cọng có âm mưu xão trá .Cũng thời gian HK và LX có chiến tranh lạnh,Trung Công ve vãn Ấn độ lập nên thế trung lập .Báo chí VN cũng có câu " Trung lập,lập trung,chung quy lợi cho Trung Cọng " Nay Trung cọng cũng hô hào khối ASEAM giử trung lập vấn đề Biển đông ,để TC độc quyền hung hăng,đe dọa,lấn hiếp các nước có chủ quyền tranh chấp với TQ . Cả thế giới ai chả biết " truyền thống xâm lăng,đầu óc thực dân ,tham vọng bá quyền,mưu đồ đồng hóa " của giống nòi Hán từ xưa đến nay,không caỉ tiến thay đổi .

bởi: Hồ-Cạn từ: Đồng Khô
26.06.2014 02:14
Việc liên kết các nước ASEAN để thành lập một liên minh về quân sự và kinh tế là một việc làm không thể thiếu nếu muốn đối đầu với dã tâm của Trung quốc . Dù là không cùng chung ngôn ngữ , chính trị , nhưng thể hiện một ý chí chung là chống lại sự ngang ngược , bất chấp công pháp quốc tế , dùng sức mạnh của cường quốc để xâm lược nước bé , thực hiện mưu đồ bá quyền , đô hộ nước bé .
Nhưng việc nầy cũng khó thực hiện nếu hiệp hội ASEAN không gát bỏ hiềm khích quốc gia , cũng như quyền lợi , để có được một quyết tâm là chống kẻ thù xâm lược biển Đông .
Trung quốc rất sợ điều nầy ! vì " mãnh hổ nan địch quần hồ "

bởi: Lê Thái từ: Hà Nội
26.06.2014 00:47
Chống lại luật quốc tế, đồng nghĩa với xem thường tất cả các nước khác. Những hành động đó chứng tỏ sự vô trách nhiệm và làm càn hòng phá hỏng trật tự chung mà cả thế giới đang hướng tới.
Khi nói đến Trung quốc, trên biển, TQ tỏ ra như những tên côn đồ hay nói đúng hơn là hành động bỉ ổi của những tên cướp biển.
Sự phá hoại luật pháp này nói lên điều gì?
Trung quốc ngang nhiên đưa mình ra khỏi luật pháp quốc tế cho dù TQ là 1 thành viên. Hòng mang lại lợi nhuận cho nước này và ko cần biết đến cái gì đang xảy ra xung quanh, quên đi những quy tắc chung nhất của toàn loài người trên thế giới. Đồng thời xem thường các nước khác như Mỹ, Nhật,...
Rõ dàng các nước Asia phải vào cuộc trực tiếp trong sự hưởng ứng của các nước khác trong LHQ để giữ gìn trật tự thế giới thông qua luật quốc tế.
Tôi tin TQ sẽ phải thất bại trong tư tưởng bành trướng của họ.
Trả lời
bởi: vô danh
26.06.2014 13:03
TQ lợi dụng các văn bản của chính quyền VNDCCH đưa ra để xâm lấn VN, Chính quyền VN phải có trách nhiệm trước tổ quốc và nhân dân để phản biện nhằm vô hiệu hóa các văn bản này . Nếu không có các văn bản của VNDCCH đưa ra thì TQ lấy cớ gì để xâm lấn lảnh thổ VN. Lệ thuộc TQ về chính trị là chính , nói vấn đề kinh tế lệ thuộc mà không nói lệ thuộc chính trị là một thủ đoạn

bởi: Việt từ: Tây Hồ
25.06.2014 23:49
Nếu cứ nhượng bộ mãi thì sẽ đi đến đâu?

bởi: Jefferson Ho từ: Việt Nam
25.06.2014 23:34
Sư TỬ Tập Cân Bình DỮ.
Không Địch Nổi Cáo CHỒN.
Biêt Chung Lưng Đấu CẬT.
Lại Bị Khắc TINH, Ông Bà Hillary Chinton,
Là Cứu TINH Hòa BINH Nhân LOẠI Không " DEATH BY CHI NA.

bởi: kiều nữ hải dương từ: taximen
25.06.2014 20:56
VN muốn tồn tại và phát triển, chỉ có con đường duy nhất là liên minh với Nhật, Phi và là đồng minh của Mỹ chống TQ! Mọi sự bắt tay với chệt đều là tự sát!

No comments:

Post a Comment