Tổ chức cấm vũ khí hóa học quốc tế (OPCW), giám sát hoạt động này, ghi nhận chiếc tàu cuối cùng chở vũ khí hóa học của Syria đã rời cảng Lattiquié. Trước hôm qua, Damas đã sơ tán được ra ngoài khoảng 92% trong tổng số 1.300 tấn vũ khí hóa học. Hôm qua, 8% cuối cùng của kho vũ khí hóa học của Syria đã rời Syria trên một chiếc tàu Đan Mạch.
Người phát ngôn của chương trình phối hợp Liên Hiệp Quốc – Tổ chức cấm vũ khí hóa học cho biết toàn bộ các vũ khí hóa học này « sẽ được phá hủy một cách an toàn bên ngoài Syria».
Sau khi tàu Đan Mạch chở 8% khối lượng vũ khí hóa học còn lại của Syria tới cảng Gioia Tauro, miền nam nước Ý, một tàu chiến của Hoa Kỳ, mang tên Cap Ray, sẽ nhận nhiệm vụ chuyển số vũ khí này ra vùng biển quốc tế ở Địa Trung Hải để phá hủy. Việc phá hủy sẽ kéo dài liên tục trong nhiều tuần lễ.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cảm ơn chương trình phối hợp Liên Hiệp Quốc – Tổ chức cấm vũ khí hóa học, và các nước đã tham gia vào thành công của chiến dịch, bằng việc cung cấp tàu thuyền, cảng biển hay các phương tiện phá hủy (Anh, Chypre, Đan Mạch, Liban, Mỹ, Na Uy, Nga, Trung Quốc, Ý).
Vào tháng 9/2013, chính quyền Damas chấp nhận thanh toán toàn bộ kho vũ khí hóa học, sau thỏa thuận Nga –Mỹ, để tránh bị Mỹ không kích, sau khi hàng trăm người bị chết vì cuộc tấn công bằng khí độc sarin ở ngoại ô Damas.
Người phát ngôn của chương trình phối hợp Liên Hiệp Quốc – Tổ chức cấm vũ khí hóa học cho biết toàn bộ các vũ khí hóa học này « sẽ được phá hủy một cách an toàn bên ngoài Syria».
Sau khi tàu Đan Mạch chở 8% khối lượng vũ khí hóa học còn lại của Syria tới cảng Gioia Tauro, miền nam nước Ý, một tàu chiến của Hoa Kỳ, mang tên Cap Ray, sẽ nhận nhiệm vụ chuyển số vũ khí này ra vùng biển quốc tế ở Địa Trung Hải để phá hủy. Việc phá hủy sẽ kéo dài liên tục trong nhiều tuần lễ.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cảm ơn chương trình phối hợp Liên Hiệp Quốc – Tổ chức cấm vũ khí hóa học, và các nước đã tham gia vào thành công của chiến dịch, bằng việc cung cấp tàu thuyền, cảng biển hay các phương tiện phá hủy (Anh, Chypre, Đan Mạch, Liban, Mỹ, Na Uy, Nga, Trung Quốc, Ý).
Vào tháng 9/2013, chính quyền Damas chấp nhận thanh toán toàn bộ kho vũ khí hóa học, sau thỏa thuận Nga –Mỹ, để tránh bị Mỹ không kích, sau khi hàng trăm người bị chết vì cuộc tấn công bằng khí độc sarin ở ngoại ô Damas.
No comments:
Post a Comment