Thursday, April 2, 2015

Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay 86

Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay 86

Kỳ 86: Tây phương tam thánh ở San Francisco
Kỳ 87: Chúa Giê-su vẫn có mặt ở Tây An.
Kỳ 88: Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai trên đường đến “thiên đàng”

Kỳ 86: Tây phương tam thánh ở San Francisco

Giao Hưởng Đăng Bởi Một Thế Giới 23-11-2014
Ra khỏi vòng khủng bố của Mao Trạch Đông, ngài Tuyên Hóa sang Mỹ và Canada vào thập niên 1960 lập bốn đạo tràng ứng cứu “tứ đại danh sơn” Trung Quốc…
Hòa thượng Tuyên Hóa và Đức Đạt-lai Lạt-ma
Hòa thượng Tuyên Hóa và Đức Đạt-lai Lạt-ma
Bốn ngọn núi thiêng: Ngũ Đài, Nga My, Cửu Hoa, Phổ Đà – là đạo tràng của bốn vị Bồ tát, trấn bốn góc trời của đại địa Trung Hoa. Mao Trạch Đông và Trung Nam Hải ngăn trở sinh hoạt tâm linh ở bốn ngọn núi trên, biến “tứ đại danh sơn” thành nơi du lịch trục lợi. Để mang lại chính khí các danh sơn ở phương trời mới, ngài Tuyên Hóa “chuyển” 4 đạo tràng ra hải ngoại:
1.     Đạo tràng tại Vancouver do Bồ tát Văn Thù làm chủ (như núi Ngũ Đài ở Sơn Tây).
2.     Đạo tràng tại Seatle do Bồ tát Phổ Hiền làm chủ (như núi Nga My ở Tứ Xuyên).
3.     Đạo tràng tại Los Angeles do Bồ tát Địa Tạng làm chủ (như núi Cửu Hoa ở An Hội).
4.     Đạo tràng Vạn Phật Thánh Thành do Bồ tát Quán Thế Âm làm chủ (như núi Phổ Đà ở Triết Giang).
Tại các đạo tràng đó, Tuyên Hóa thượng nhân mở pháp hội giảng hơn 10 bộ kinh đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, A-di-đà (Vô lượng thọ) và cảnh báo về ba tai họa lớn (tam tai) được tiên tri bởi Du già sư địa luận – trong đó: lửa sẽ thiêu hủy thế giới (kiếp hỏa).Người Mỹ vốn quen với khoa học thực nghiệm nên có khoảng cách rất xa với “kiếp hỏa”.Nhưng nhà khoa học Trịnh Xuân Thuận lại có những mô tả gần gũi với tiên tri đó:
Mặt trời cháy bỏng chiếm cả nửa bầu trời. Các đại dương sẽ bốc hơi. Các cánh rừng sẽ bốc cháy. Toàn bộ sự sống trong hành tinh xanh chúng ta (trái đất) khi đó sẽ không thể tồn tại. Hậu thế của chúng ta phải di cư ra tận biên của hệ Mặt trời, tới các sao Hải vương và Diêm vương – tất nhiên nếu có đủ khả năng làm được việc đó” (Jacques Vauthier – Trò chuyện với nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận, Phạm Văn Thiều dịch, NXB Trẻ và tạp chí Tia Sáng ấn hành, 2005 – tr. 89).
Nếu Trịnh Xuân Thuận nêu viễn cảnh phải “di cư ra tận biên của hệ Mặt trời” (để tránh bị tử thiêu), thì ngài Tuyên Hóa lại hướng dẫn người Mỹ di cư đến thế giới Cực Lạc”. Người Mỹ thắc mắc: Thế giới Cực Lạc là thế giới nào, ở đâu? do ai làm chủ? Ngài đáp:
- Do đức Phật A-di-đà làm giáo chủ. Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí là những vị trợ giáo đứng hai bên. Ba vị đó gọi là Tây phương tam thánh.
Làm thế nào để được Tây phương tam thánh đón tiếp ?
Một vị khác: Pháp sư Tịnh Không – trả lời:
– Địa cầu của chúng ta có người ở, lẽ nào tinh cầu khác không có người ở? Thế giới Tây phương Cực Lạc chẳng phải là một tinh cầu khác hay sao, đều là việc rất có thể. Đấy là chúng ta dùng khoa học cạn cợt nhất để trắc nghiệm, nó nhất định không phải giả.
Đợi thính giả Mỹ im lặng, lắng tâm hồi lâu, pháp sư Tịnh Không mới tiếp:
– Nếu dùng khoa học kỹ thuật cao hơn để nói chúng ta sẽ càng dễ dàng lý giải hơn. Vì khoa học gia chứng minh không gian là đa duy thứ, chúng ta gọi là không gian ba chiều, bốn chiều. Chúng ta hiện đang ở trong không gian ba chiều, người ở trong không gian bốn chiều được xem như cõi thần tiên chẳng hạn. Khoa học chứng thực chí ít có đến 11 chiều không gian. Cách nói ấy rất thú vị, rất giống trong Phật pháp nói về 10 pháp giới (Pháp sư Tịnh Không -Phật giáo là gì? NXB Phương Đông, Hà Nội 2011 – tr. 99).
Pháp sư Tịnh Không di cư sang Mỹ năm 1985, là công dân danh dự của tiểu bang Texas và thành phố Dallas, giáo sư danh dự của đại học Griffith (2002), tiến sĩ danh dự đại học Queensland (Úc – 2004), cố vấn danh dự đoàn đại biểu của Bộ Tôn giáo Indonesia  viếng thăm Vatican (2004), tiến sĩ danh dự của Đại học Hồi giáo Islam Indonesia, huân chương AM do Nữ hoàng Anh trao tặng (2005). Cùng pháp sư Tịnh Không, ngài Tuyên Hóa (1918-1995) cũng chỉ ra “cách di cư đến thế giới Cực Lạc”:
- Chúng ta chỉ cần chân thành mang hết tâm ý ra niệm: “Nam mô A-di-đà Phật”. Niệm làm sao cho chúng ta và ngài là một, tách nửa cũng chẳng rời ra. (Khai thị, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2012, tập II – tr. 143). Đó là con đường “di cư” ngắn nhất và hiệu quả nhất. Nhưng cũng thật khó lý giải bằng ngôn ngữ thời nay. Đó không phải là “mê tín”, xuất phát điểm của Phật giáo“không phải là tôn giáo” – mà là “nền giáo dục hướng con người đến hạnh phúc chân thật” (Pháp sư Tịnh Không).
Những điều trên hoàn toàn xa lạ đối với người duy lý. Đặc biệt với Mao Trạch Đông. Tâm địa tàn độc của Mao có gì mới không? Không. Thật vậy: “Quan điểm Macxít – đậm tinh thần Maoisme nông dân (chủ nghĩa xã hội không tưởng của Mao Trạch Đông – GH) tưởng có đem lại cái nhìn mới cho quá khứ nhưng thực ra (Mao) vẫn giống các nhà Nho ngày xưa ở chỗ cùng lấy một khuôn mẫu có sẵn để nhồi nhét thực tại, loại bỏ hoặc chê bai những gì không hợp với khuôn mẫu ấy…” (Tạ Chí Đại Trường – Những bài dã sử Việt, NXB Tri Thức và Nhã Nam ấn hành, 450 trang – Hà Nội 2009, tr.187).
Ngài Tuyên Hóa không muốn bị ép buộc cùng “các vị sư lớn tuổi tụng kinh cầu nguyện dưới chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông” (Trần Quang Thuận – Phật giáo Trung Quốc, 660 trang, NXB Tôn giáo – Hà Nội 2008, tr.146), nên ngài đã rời lục địa Trung Hoa sang Hương Cảng sống trong một sơn động biệt lập, sau đó sang Úc (1961) và Mỹ (1962), đến San Francisco thành lập Kim Sơn thánh tự ở khu phố Chinatown.
Không chỉ làm công chúng Mỹ bất ngờ bởi các thuyết giảng về “Tây phương tam thánh” – mà các đệ tử của ngài còn thu hút sự ngưỡng mộ của họ qua pháp hội cầu mưa (giải trừ hạn hán) mở đầu lúc 7 giờ sáng 16.12.1977 tại công viên Golden Gate: “Từ lúc nước Mỹ lập quốc đến nay, đây là pháp hội cầu mưa đầu tiên vậy. Ngày hôm sau vào khoảng 12 giờ trưa, bầu trời đang quang đãng, đột nhiên mây đen kéo đến, sấm sét nổi lên, và trong khoảnh khắc mưa rơi phủ khắp. Cơn mưa bất ngờ đã làm cho những chuyên gia khí tượng hết sức ngạc nhiên. Có hiện tượng này là do sự “cảm ứng đạo giao”. Nạn hạn hán được tiêu trừ sau trận mưa đó. Tin này truyền đi khắp San Francisco, ký giả báo chí và các đài truyền hình đều tới phỏng vấn, chụp hình và quay phim” (Khai thị – sđd tập 1, tr. 212).
Ngài cũng đề cập đến các điềm lành dữ. Nếu không tin lời ngài, ít nhất cũng cần suy ngẫm những dòng sau đây của Trịnh Xuân Thuận (tình cờ liên quan đến “kiếp hỏa”): “Khi mặt trời không còn phát sáng nữa, lực hấp dẫn sẽ chiếm ưu thế và buộc nó phải tự co lại thành một xác sao chết có tên là “sao lùn trắng” với kích thước chỉ cỡ trái đất, bán kính khoảng 7.000km. Vật chất trong “sao lùn trắng” là cực kỳ đậm đặc. Một thìa vật chất của “sao lùn trắng” nặng tới cả tấn. Điều này cũng giống như ta ép một con voi vào một khối lập phương mỗi cạnh chỉ bằng 1cm”. Từ các “điềm lành dữ” đến “phút lâm chung của mặt trời” có quan hệ gì tới tiên tri về tương lai Trung Quốc? Có đấy. Chúng sẽ giúp để tìm hiểu vì sao vào thời kỳ “tiền-kiếp-hỏa”lửa sẽ bùng phát dữ dội trước hết từ Quảng Đông, rồi cháy dọc lên phía bắc bờ biển Trung Hoa, lan nhanh tới Phúc Kiến, Triết Giang, Thượng Hải, Giang Tô, Sơn Đông, Cát Lâm, đến tận vùng Hắc Long Giang – thiêu đốt và đầu độc mọi thứ “trên đường đi của lửa” kể cả không khí để thở.
Kỳ 87: Chúa Giê-su vẫn có mặt ở Tây An
Với tham vọng “lãnh đạo cách mạng thế giới” Mao Trạch Đông đưa ra cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế để triệu tập hội nghị 11 Đảng Cộng sản nhưng Việt Nam từ chối tham gia…
Không tin tôn giáo, song Trung Quốc thời Mao Trạch Đông có một "bà trời" mang tên Giang Thanh
Không tin tôn giáo, song Trung Quốc thời Mao Trạch Đông
có một “bà trời” mang tên Giang Thanh
Tổng bí thư Đảng CS Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thông báo với lãnh đạo Việt Nam (Hà Nội) ý kiến chỉ đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông sẽ viện trợ một tỷ nhân dân tệ (1963), nếu Việt Nam “khước từ mọi viện trợ của Liên Xô” và “thiết tha yêu cầu Việt Nam đồng tình” với Trung Quốc để thành lập “quốc tế cộng sản mới” do Mao Trạch Đông đứng đầu.
Nhưng phía Việt Nam “không tán thành việc họp hội nghị 11 đảng và không để những người lãnh đạo Bắc Kinh dùng đất nước Việt Nam làm mưu đồ bành trướng của họ – do thái độ kiên quyết của phía Việt Nam nên cương lĩnh 25 điểm không gây được tiếng vang, âm mưu lập quốc tế cộng sản mới cũng không thành” (Công bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam 4.10.1979).
Từ đó Mao Trạch Đông giảm đi nhiều “thiện cảm” với Hà Nội. Đến cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận định: “cuộc đại cách mạng văn hóa thực chất là một cuộc đấu tranh nội bộ điên cuồng và đẫm máu làm đảo lộn toàn bộ xã hội Trung Quốc” nhằm “khôi phục vị trí độc quyền lãnh đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông” theo hướng chủ nghĩa xã hội không tưởng và phong kiến (tài liệu đã dẫn).
Khát vọng làm “lãnh tụ cộng sản thế giới” của Mao được Tuyên Hóa thượng nhân (xem Kỳ 86) trong bài thuyết giảng tại Mỹ về cám dỗ của ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy (tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và mê ngủ), đã phân tích: “ Có số người cảm thấy danh phận mình chưa đủ tiếng tăm, bèn cố ý tạo cho tên tuổi mình được lừng lẫy, kể ra như Mao Trạch Đông chẳng hạn, tên tuổi ông ta vang dội một thời – nhưng thoáng một cái là đã chết”. Trước cái chết, những người duy vật không tin có một đời sống sau ngày nhắm mắt:
“ Vì tin tưởng chỉ có cuộc đời này mà thôi, không có đời nào khác, cho nên người thời nay không phát triển một tri kiến sâu xa nhắm đến trường kỳ. Do đó không có gì để ngăn cản họ khỏi cướp bóc quả địa cầu vì những mục tiêu cấp thời, hoặc ngăn họ sống một cách ích kỷ, gây tai họa cho tương lai”. Đó là nhận định của Sogyal Rinpoche qua tác phẩm kinh điển về tâm linh hiện đang vào hàng bán chạy nhất thế giới: Tạng thư sống chết (nguyên bản tiếng Anh: The Tibetan book of living and dying, Thích Nữ Trí Hải dịch, NXB Hồng Đức và Thiện Tri Thức – TP. HCM 2014).
Soyal Rinpoche viết thêm: “Mọi truyền thống tôn giáo lớn của nhân loại, dĩ nhiên trong đó có Ki-tô giáo,  đều nói rõ cho ta biết rằng chết không phải là hết”. Mao Trạch Đông và những nhà duy vật máy móc của Trung Nam Hải bác bỏ và đàn áp các truyền thống tôn giáo đó. Họ phát động “quét sạch tứ cựu”,  trong đó có những di vật văn hóa của Ki-tô giáo trên đất Trung Quốc. Nhưng Mao vẫn không thể “quét hết” được. Điển hình:
Một tấm bia ghi dấu hiện diện của Cơ đốc giáo tại Trung Quốc dựng từ thế kỷ thứ 8 vẫn tồn tại vững vàng sau cơn sóng gió bài trừ tôn giáo của Mao và hiện là một trong 2.300 tấm bia lưu giữ bên trong Viện Bảo tàng lịch sử Thiểm Tây. Có thể nắm rõ sự việc qua đoạn văn của Xa Mộ Kỳ trong cuốn “Tơ trù chi lữ” – NXB Tam Liên thư điếm, Hương Cảng 1986 (Con đường tơ lụa –  Nguyễn Phố dịchNXB Trẻ và Việt Long – TP. HCM – 2008 , tr. 34):
“Tấm bia nổi tiếng có dòng chữ “Đại tần Cảnh giáo lưu hành Trung Quốc bi” (bia ghi việc lưu hành đạo Cảnh giáo của La Mã ở Trung Quốc) lập năm 781 CN. Phần trên của tấm bia này có khắc dấu hiệu “Thập tự giá”, một biểu trưng của Cơ đốc giáo. Văn bia có cả chữ Hán lẫn chữ Sulia. Giáo phái Cảnh giáo (Nestorians) được truyền sang Trung Quốc là do người Ba Tư (“Đại tần” ở đây chỉ La Mã). Bia đá vốn được đặt tại nhà thờ Đại Tần vào đời Đường tại kinh đô Trường An mà sử sách gọi là chùa Ba Tư. Tại sao vậy ?
Vì từ thế kỷ thứ IV – CN, Cơ đốc giáo là quốc giáo của La Mã; về sau La Mã bị phân thành Đông La Mã và Tây La Mã nên Cơ đốc giáo cũng phân làm Tây chính giáo và Đông chính giáo (Hy Lạp giáo). Cảnh giáo là một phái của Đông chính giáo phân ra và thịnh hành ở Ba Tư cổ. Tấm bia đá ấy nói rõ Cảnh giáo là một phân chi của Cơ đốc giáo La Mã thông qua Ba Tư rồi truyền sang Trung Quốc. Trên tấm bia có khắc tên họ của hơn 70 tăng lữ toàn người Ba Tư, trong đó có người tên là: Alaben – vị thầy tu Ba Tư đầu tiên truyền Cảnh giáo vào Trung Quốc”. Bia đá trên với biểu trưng “thập tự giá” đã ghi dấu “sự có mặt của Chúa Giê-su” trong tâm cảm của người Tây An từ lâu đời.
Còn Mao, Mao đả kích, giam giữ và nếu cần ra tay giết hại tín đồ của Chúa Giê-su, của Phật Thích ca, lẫn những người theo tín ngưỡng thờ “ông Trời” (Ngọc Hoàng thượng đế). Dẫu vậy, bên cạnh Mao lúc nào cũng sẵn có một “bà trời”: Giang Thanh.
Bà trời? Đúng. Bằng chứng:
Một bữa, gần tất niên 1973, Giang Thanh tự mình lái xe hơi riêng xông thẳng vào trước thư phòng của Mao Trạch Đông tại Trung Nam Hải. Phó Chủ nhiệm văn phòng Trung ương phụ trách công tác bảo vệ Mao Trạch Đông là Trương Diệu Từ, cùng vệ sĩ Triệu Quế Lai chạy ra, xin Giang Thanh đừng tự ý xông vào, chờ thông báo với Mao chủ tịch đã. Nhưng “bà trời” gạt phăng, chỉ mặt hai người, mắng: “Dám chắn đường không cho ta vào à… các người là một lũ đặc vụ, phản cách mạng!”. Rồi Giang Thanh cứ thế hằm hằm vào gặp Mao Trạch Đông đòi phải đưa… 30.000 nhân dân tệ!
Kỳ 88: Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai trên đường đến “thiên đàng”
Biên bản buổi hội kiến tại Trung Nam Hải giữa Mao Trạch Đông với thủ tướng Australia: Gough Whitlam (11.1973) do chính Chu Ân Lai cầm bút chép, có ghi câu “tự bạch” của Mao: “Tôi đã có hẹn với Thượng đế rồi” ! …
Bị ung thư nhưng Mao không cho chữa trị dẫn đến cái chết tức tưởi của Chu Ân Lai năm 1976
Bị ung thư nhưng Mao không cho chữa trị
dẫn đến cái chết tức tưởi của Chu Ân Lai năm 1976
Ý Mao muốn nói để thủ tướng Gough Whitlam rõ là Mao đã 80 tuổi, già yếu nhiều bệnh, sắp lên “thiên đàng” (?) gặp thượng đế.
Nhưng sau đó, người đến “gặp thượng đế” (sớm hơn) không phải là Mao, mà là… Chu Ân Lai !
Chính Mao trực tiếp sắp đặt để đẩy chuyến xe “lên thiên đàng” của Chu khởi hành nhanh hơn và sớm hơn Mao.
Sao Mao muốn “nhường” Chu đến thiên đàng trước?
Bởi lúc đó (cuối 1973), các tướng lĩnh kỳ cựu và công thần khai quốc cỡ Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Đào Chú và hơn 80% đảng viên chính trực đều đã bị Mao hãm vào tử địa. “Bên đời quạnh hiu” của mình, Mao thấy còn sót hai nhân vật đáng ngại mà Mao vừa muốn “dùng”, lại vừa muốn “diệt”: Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình.
Hai người đó gắn bó nhau trong hơn nửa thế kỷ và lúc nào Đặng Tiểu Bình vẫn xem Chu Ân Lai như “một người anh” (hơn Đặng Tiểu Bình 6 tuổi). Cả khi Đặng nắm quyền cao nhất Trung Nam Hải, vẫn thường nhắc đến Chu Ân Lai là vị lãnh đạo “được các đồng chí và toàn dân tôn kính” (trả lời phỏng vấn của ký giả A. Farasi – hãng truyền thông Italia – 1980)Giữa hai người, Chu khôn khéo, mềm dẻo hơn Đặng, nhã nhặn và tận tụy “mỗi ngày làm việc hơn 12 giờ, có khi hơn 16 giờ, suốt đời như thế”. Đặng không giấu giếm:
– “Đối với tôi mà nói, Chu Ân Lai trước sau là người anh cả, hai chúng tôi quen nhau rất sớm, từ hồi “cần công kiệm học” bên Pháp, đã ở bên nhau và gần như cùng lúc tham gia hoạt động cách mạng. Thời kỳ “đại cách mạng văn hóa” một số anh em chúng tôi bị “hạ bệ”, may sao Chu Ân Lai trụ lại được”.
“Trụ lại” Trung Nam Hải? Đồng nghĩa “thỏa hiệp” với Mao? Đặng thanh minh (cho Chu Ân Lai):
- “Thời kỳ đó, Chu Ân Lai ở vào tình thế vô cùng khó khăn nên cũng phải nói nhiều điều trái với lòng mình, làm nhiều việc trái với lòng mìnhNhưng nhân dân tha thứ cho ông. Bởi lẽ nếu ông không nói như thế, không làm như thế, thì sẽ không tự bảo vệ nổi mình, cũng chẳng thể phát huy tác dụng trung hòa – tác dụng giảm nhẹ tổn thất (nhờ vậy) Chu Ân Lai đã bảo vệ được khá nhiều người – trong đó có Đặng” (Nhiếp Nguyệt Nham – sđd Kỳ 28).
Nhờ vận động của Chu Ân Lai (cùng các lão thành cách mạng như Diệp Kiếm Anh, Vương Chấn), nên Đặng Tiểu Bình được phục hồi sau nhiều năm bị Mao đưa đi cải tạo lao động. Giây phút đáng nhớ của Đặng là lúc 19 giờ 30 phút 12.4.1973, Chu Ân Lai chủ trì bữa đại tiệc chào mừng Quốc vương Campuchia Norodom Shihnaouk tại sảnh yến hội trong Nhân dân đại hội đường Bắc Kinh, đã bố trí để Đặng có mặt: “khi các nhà lãnh đạo nối đuôi nhau đi vào phòng tiệc, họ kinh ngạc phát hiện một nhân vật quá quen thuộc. Là Đặng Tiểu Bình đấy ư?!. Nhiều người chưa tin vào mắt mình. Đúng là Đặng Tiểu Bình rồi! Ông đã được phục hồi chức vụ Phó thủ tướng, theo sự bố trí của Chu Ân Lai, lần đầu tiên ông được xuất hiện công khai”(Nhiếp Nguyệt Nham – sđd). Đó là cách Chu Ân Lai đưa Đặng Tiểu Bình tái xuất hiện trên chính trường Trung Quốc. Mao không rời mắt khỏi Đặng và Chu, đặc biệt với Chu – lãnh tụ đang được lòng dân.   
Dẫu nhuốm bệnh, trên đường đến cõi chết, Mao vẫn không cam tâm “đi trước” – nếu Chu còn chưa chịu “lên xe”. Trắng ra, nếu Mao chết mà Chu còn sống sẽ là “chướng ngại không thể vượt qua” của Giang Thanh. Dầu khoảng cách giữa vị trí của Giang Thanh đang đứng đến “ngai vàng” Trung Nam Hải chỉ còn một bước ngắn, nhưng nếu có Chu ngăn cản, Giang Thanh khó mà động thủ, tiếp quản – đơn giản: Giang không phải là đối thủ của Chu. Nên tốt hơn hết, Mao tìm cách để Chu “gặp thượng đế” trước mình.
Cơ hội đến: tháng 5.1972, Chu đột nhiên bị đau ở vùng lưng và bụng, uống thuốc nhưng không lành, phải nhập viện. Sau hội chẩn, các chuyên gia phát hiện Chu bị “ung thư tế bào thượng bì bàng quang giai đoạn đầu”. Chu có khả năng vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo đó ở mức 80% trở lên nếu được “kịp thời chữa trị đúng phương pháp” – trước hết phải tiến hành phẫu thuật.
Mao được báo cáo bệnh án và phác đồ chữa trị đó, nhưng Mao không đốc thúc thực hiện, lại ngăn cản, truyền đạt để Uông Đông Hưng thay mặt Mao và trung ương đảng đưa ra quyết định trái hẳn với đề nghị của các chuyên gia ung bướu Trung Quốc:
1. Không được phẫu thuật (nuôi bệnh). 2. Không kiểm tra (để bệnh phát triển tự nhiên).
Sách báo xuất bản ở Trung Quốc những năm gần đây tiết lộ: “Các chuyên gia điều trị biết rằng bỏ lỡ thời cơ điều trị sớm chẳng khác nào để thủ tướng Chu Ân Lai chờ chết. Họ đề nghị trực tiếp gửi thư trình bày với Mao, nhưng Uông Đông Hưng ngăn lại: -Các ông phải nghe lời, phải theo luồng tư duy của chủ tịch. Người đang xem xét vấn đề toàn diện, có thể qua một thời gian tính sau”.
“Tính sau” là cách nói trì hoãn, để “giúp” tế bào ung thư mặc sức tấn công Chu suốt 9 tháng ròng buông lỏng (không phẫu thuật). Hậu quả: Chu tiểu tiện ra máu nhiều từ tháng 2.1973, Mao buộc lòng cho phép các bác sĩ điều trị theo phác đồ đã báo cáo trước đó rất lâu. Quá trễ, tế bào ung thư di căn mạnh vào tháng 5-1974. Tổ trưởng điều trị Ngô Giai Bình quyết định phẫu thuật, nhưng Trương Xuân Kiều (một trong tứ bang nhân) ngăn lại. Trương nói ý kiến của Mao chủ tịch không thể phẫu thuật vì “không ai có thể làm thay công việc của Chu thủ tướng” lúc đó. Đến giai đoạn gay go, các phẫu thuật được Mao cho phép chỉ có tính cách “đối phó”, chứ không điều trị thực chất, dẫn đến cái chết Chu Ân Lai lúc 9 giờ 57 phút ngày 8.1.1976.
Thay vì đại lễ truy điệu và vĩnh biệt phải tổ chức tại Nhà Quốc hội đúng với cương vị thủ tướng chính phủ của Chu Ân Lai, nhưng lại diễn ra tại Nhà tang lễ bệnh viện Bắc Kinh và sau đó hỏa thiêu.
Điều nữa: thay vì tro tàn thủ tướng Chu Ân Lai được đối xử trân trọng, đã bị đưa lên chiếc máy bay An-2 xộc xệch để mang tro đi rải. Đó là chiếc máy bay chuyên dùng… phun thuốc trừ sâu!

No comments:

Post a Comment