Thursday, April 2, 2015

Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay 79

Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay 79

Kỳ 79: Mao Trạch Đông và Chủ nghĩa Đại Hán trên núi tuyết.
Kỳ 80: Những bí ẩn dưới điện Potala.
Kỳ 81: Xác ướp của các lạt-ma Tây Tạng

Kỳ 79: Mao Trạch Đông và Chủ nghĩa Đại Hán trên núi tuyết

Giao Hưởng Đăng Bởi Một Thế Giới – 05-11-2014
Một lực lượng mũi nhọn (trong số 80.000 quân Trung Quốc được huy động) đã lấy danh nghĩa “phòng ngự tích cực” của Mao Trạch Đông để “nổ súng tấn công” các tiền đồn của Ấn Độ lúc 5 giờ sáng 20.10.1962…
Tượng Mao Trạch Đông thời trẻ ở Trung Quốc - Ảnh: www.parislike.com
Tượng Mao Trạch Đông thời trẻ ở Trung Quốc – Ảnh: http://www.parislike.com
Tiếp đó hàng loạt cuộc đánh chiếm diễn ra suốt 30 ngày (đến 20.11.1962) trên một mặt trận dài hàng nghìn cây số từ đông sang tây, dọc theo đường biên giới.
Khoảng 12.000 quân Ấn Độ vốn chưa sẵn sàng đối đầu với chiến thuật “biển người” và “bão lửa” của pháo binh đối phương nên phải chịu thương vong nặng nề, rút khỏi 37 cứ điểm, để Trung Quốc lấn tới “xâm chiếm một vùng đất 40.000 km2 tại Kashmir, trong khu vực Atsai Chin, cho phép họ nối liền 2 tỉnh Tân Cương và Tây Tạng (…) họ vẫn đang yêu sách trên 85.000 km2 đất đai của Ấn Độ tại bang Anrunachal Pradesh.
Vấn đề này chỉ là “cái mỏm” nhô lên của những mâu thuẫn cơ bản hơn (về Tây Tạng) – có thể là cái cớ gây ra một cuộc xung đột mới giữa Ấn Độ và Trung Quốc” (Pascal Boniface – Les Guerres de demain, bản tiếng Việt: Những cuộc chiến tranh trong tương lai? Thu Ngân dịch, NXB Thông Tấn, Hà Nội 2002, tr. 174).
Những tháng trước đó, các cuộc đụng độ lẻ tẻ giữa hai bên trên vùng núi tuyết có độ cao từ 4.00-4.900m đã báo hiệu “giông tố 20.10” sắp trút xuống.
Gần nhất, ngày 10.10.1962, đông đảo quân Trung Quốc bao vây nổ súng vào 50 binh lính Ấn Độ đang tuần tra ở Yumtso La. Tiếng súng và máu đỏ trên tuyết đã theo các bản tin bất thường cấp báo về New Delhi cho thủ tướng Janwaharlal Nehru (1889-1964): “những cuộc đụng độ nhỏ trên biên giới Ấn – Trung, dường như là một gánh nặng không thể chịu đựng nổi trên đôi vai gầy và già nua của ông – (lúc đó đã 72 tuổi).
Vì thế, đôi khi ông ngủ thiếp đi. Desai (cố vấn và là Bộ trưởng tài chánh) và tôi (hoàng thân Sihanouk) đành ngồi yên lặng, thông cảm và trân trọng sự mệt mỏi của ông, chờ ông thức dậy. Thông thường, ông không biết mình đã thiếp đi và mỉm cười trở lại ngay với cuộc đối thoại”. (Hồi ký Sihanouk – Trần Chí Hùng dịch, sđd ở Kỳ 44, tr.80).
Nehru là thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ (từ 1947) giữ cương vị đó cho đến lúc qua đời ở tuổi 74 (1964). Ông có uy tín quốc tế, là “người thầy khác thường” của Sihanouk và các lãnh tụ “phong trào không liên kết”. Cuộc chiến biên giới kết thúc với hơn 3.100 lính Ấn Độ tử trận (Trung Quốc chết hơn 1.400 quân) là nỗi đau cho ông.
“Kẻ thắng cuộc” là Mao Trạch Đông. Người trăn trở và gánh chịu trách nhiệm về những vùng bị thất thủ vào tay Trung Quốc là ông – vì đã “không tăng cường phòng thủ đúng mức”.
“Từ sau chiến tranh biên giới Hoa – Ấn năm 1962, mọi người nhìn rõ tham vọng không bao giờ thỏa mãn của Trung Quốc muốn đòi những lãnh thổ mà họ đã thôn tính trong lịch sử”.
Gốc rễ ăn sâu vào chủ trương của Trung Nam Hải sử dụng vũ lực với Ấn Độ (1962) và Việt Nam (chiếm Hoàng Sa 1974, phát động chiến tranh biên giới 1979, chiếm các đảo và đá ngầm Trường Sa 1988) là tư tưởng Đại Hán do Mao hô hào phục hồi được nhiều học giả trong và ngoài nước phân tích.
Luật sư Nguyễn Hữu Thống – tác giả biên soạn tài liệu “Hoàng Sa – Trường Sa theo Trung Quốc sử” – nhận định: “Từ sau chiến tranh biên giới Hoa – Ấn năm 1962, mọi người nhìn rõ tham vọng không bao giờ thỏa mãn của Trung Quốc muốn đòi những lãnh thổ mà họ đã thôn tính trong lịch sử”.
Chính sách này được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.
“Đây là khát vọng bá quyền của Trung Quốc không bao giờ thỏa mãn. Đế quốc Ngai Rồng phát sinh từ các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế và Minh Thành Tổ đã được Mao Trạch Đông chủ trương phục hồi từ 1955”.
Đến năm 1959, hố ngăn cách giữa chủ tịch Mao và thủ tướng Nehru khó lấp đầy sau cuộc vận động vũ trang giành độc lập của Tây Tạng. Cuộc vận động bất thành, ngài Đạt-lai Lạt-ma phải sống lưu vong, được thủ tướng Nehru mở rộng cánh cửa biên giới tiếp nhận và trao quy chế tỵ nạn chính trị: “Đạt-lai Lạt-ma chạy ra nước ngoài, cao nguyên Tuyết vực Tây Tạng đã trở thành nơi tiền tiêu nhất mà Trung Quốc triển khai cuộc đấu tranh chống chia rẽ.
Đạt-lai Lạt-ma tháng 6.1959 đã đưa ra tuyên bố tại Moussouri của Ấn Độ rằng: “Trên thực tế Tây Tạng từng độc lập từ lâu”! Và vào đầu những năm 1960 đã thành lập chính phủ lưu vong Tây Tạng” chống Trung Quốc (Mã Linh – Lý Minh – sđd tr.203)
Mao không khỏi giận tức Nehru. Mao phàn nàn Ấn Độ đã dung dưỡng “Chính quyền trung ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration)” tại bang Pradesh, tác động đến tình hình bất ổn triền miên ở Lasha.
Lahsa phản đối Bắc Kinh đã xâm hại di sản văn hóa của Tây Tạng: chùa Trát Thập Luân Bố “là một trong bốn ngôi chùa lớn của Tây Tạng nổi tiếng khắp thế giới vốn có hàng ngàn tượng Phật, trong đó có tượng Giáng Ma thiên nữ do pháp vương Căn Đôn Chu tự tay làm ra, là tượng đồng dát vàng quý nhất thế giới – trải qua đại cách mạng văn hóa, những cổ vật quý giá đó bị phá hoại có tính hủy diệt” (sđd. tr. 214).
Đến đầu năm 1989, khi Hồ Cẩm Đào nhậm chức Bí thư Đảng ủy khu tự trị Tây Tạng (đại thần Trung Nam Hải có quyền lực cao nhất ở Lasha) phải đối diện với các cuộc biểu tình đông hàng nghìn dân chúng, dẫn đầu bởi 13 vị Lạt-ma và các tín đồ Phật giáo Tạng truyền quyết tử, giương cao lá quốc kỳ “Tuyết sơn sư tử” đòi Tây Tạng độc lập. Quân đội với xe tăng Trung Quốc xuất hiện trên đường phố và máu đã chảy.
Tài liệu của Mã Linh – Lý Minh xuất bản tại Trung Quốc ghi nhận: “Ngày 5.3.1989, Lasha xảy ra nhiễu loạn ở quy mô chưa từng có – trong cuộc gây rối ngày hôm đó, tổng cộng có 11 người chết, hơn 100 người bị thương – Quốc vụ viện phải quyết định thực hiện Lasha giới nghiêm bắt đầu từ 0 giờ ngày 8.3” – (Hồ Cẩm Đào – Con đường phía trước, sđd. tr. 222).
Kỳ 80: Những bí ẩn dưới điện Potala
Ngay sau ngày tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa (1.10.1949), Mao Trạch Đông đã tung Dã chiến quân số 2 (600.000 quân) đánh chiếm những vùng đất còn lại ở phía Đại Tây Nam và mở cuộc tấn công vũ trang lên dãy Hymalaya để… “giải phóng hòa bình Tây Tạng”! Những bí ẩn dưới điện Potala…
Cung điện Potala, Tây tạng
Cung điện Potala, Tây tạng
Mao Mao viết: “Mao Trạch Đông hạ lệnh cho đại quân Lưu – Đặng (Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình) đảm nhận nhiệm vụ tiến quân vào Tây Tạng” (sđd. Kỳ 53-54, tr. 835).
Họ lần lượt đánh chiếm Trùng Khánh (30.11.1949), Thành Đô (27.12.1949) và mở đường áp sát phía đông dãy Hymalaya đầu năm 1950. Đến tháng 10 năm đó, phát động chiến dịch Xuyên Đô trong 18 ngày “tiêu diệt 5.700 quân Tạng và mở toang cánh cửa tiến vào Tây Tạng”. Vậy là, sau một năm hành quân, họ chiếm được “bệ phóng”  chiến lược dưới chân dãy Hymalaya để uy hiếp Tây Tạng về mặt quân sự. Mao Trạch Đông kết hợp thêm đòn chính trị: vận động một số đại biểu Tây Tạng do Abay Anang Dích Mê làm trưởng đoàn đến Bắc Kinh đàm phán. Kết quả: “ngày 23.5.1951, hai bên ký kết Hiệp nghị về các biện pháp giải phóng hòa bình Tây Tạng”.
Vận dụng một trong các biện pháp “giải phóng hòa bình” của Hiệp nghị trên, Mao Trạch Đông  ra lệnh triển khai đội hình, chuẩn bị lương thực khí tài đầy đủ trong hai tháng 6 và 7 để “đến tháng 8 và 9.1951 bộ đội Lưu – Đặng bắt đầu tiến quân lên nóc nhà thế giới – họ vượt qua nhiều gềnh thác, xuyên qua nhiều khu rừng nguyên thủy và vùng thảo nguyên đầm lầy mênh mông, chịu đựng giá rét và không khí loãng, tới tháng 10 – 11 năm ấy đặt chân tới Lasha – thủ phủ của Tây Tạng” (Mao Mao, sđd. tr. 835).
Từ đó, các chuyển biến thời cuộc nối theo đã biến Tây Tạng thành một khu tự trị của Trung Quốc vào năm 1965, chiếm 12,8% tổng diện tích lục địa, phía bắc giáp Tân Cương và Thanh Hải,  phía đông – đông nam nối liền tỉnh Tứ Xuyên  và Vân Nam. Riêng “phía nam và phía tâycó chung đường biên giới với Ấn Độ, Miến Điện, Bu-tan, Xích-kim và Nê-pan, hình thành một đường biên giới tổng cộng dài gần 4.000km, vị trí chiến lược hết sức quan trọng, có thể nói ổn định của Tây Tạng liên quan đến sự ổn định và an ninh của miền tây Trung Quốc”. Chỉ xét riêng “vị trí nhạy cảm” đó cũng đủ để Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải xem Tây Tạng là “một quân cờ mà chính phủ Trung Quốc không thể coi nhẹ” (Mã Linh – Lý Minh, sđd. Kỳ 77, tr.203-204). Ngược lại:
Đạt-lai Lạt-ma không xem Tây Tạng là “quân cờ” trên “bàn cờ bành trướng” của Mao.  Ngài phải rời Tây Tạng và trên đường lưu vong được tổng thống Mỹ Bill Clinton đón tiếp. Bill Clinton viết: “tôi ủng hộ có thêm tự do chính trị ở Trung Quốc và vừa mời ngài Đạt-lai Lạt-ma (và nhà hoạt động vì nhân quyền ở Hồng Kông là Martin Lee) đến Nhà Trắng để nêu bật sự ủng hộ của tôi đối với sự toàn vẹn về văn hóa và tôn giáo ở Tây Tạng – (cũng như duy trì nền dân chủ ở Hồng Kông)”- Bill Clinton, sđd Kỳ 78, tr. 1.077.
Tiếp đó, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc tháng 6.1998, Bill Clinton thảo luận với chủ tịch Giang Trạch Dân và đã “thúc giục ông (Giang Trạch Dân) gặp gỡ với Đạt-lai Lạt-ma – Giang Trạch Dân nói cánh cửa Trung Quốc rộng mở, nếu Đạt-lai Lạt-ma tuyên bố trước rằng Tây Tạng và Đài Loan là một phần của Trung Quốc” (Bill Clinton, sđd. tr. 1.125).
Song, Đạt-lai Lạt-ma không bao giờ tuyên bố như vậy. Ngài không chấp nhận “Tây Tạng là một phần của Trung Quốc” và luôn giữ lập trường về một nước Tây Tạng độc lập. Sống ở nước ngoài như trường hợp của ngài Đạt-lai Lạt-ma còn có những nhân vật quan trọng khác của Lasha đang nắm giữ nhiều bí mật về đất nước Tây Tạng. Có thể đọc thấy vài điều liên quan đến những bí mật đó qua cuốn “Các Lạt-ma hóa thân”. (Hồi ức Lobsang Rampa - Lê Nguyễn dịch từ bản in của NXB Thượng Hải – NXB VHTT, Hà Nội 2003), với đoạn tiết lộ bí ẩn dưới lòng đất của điện Potala ở Lasha (trích):
“Điện Potala là một cung điện khổng lồ xây trên một ngọn đồi  (…) trên nền móng của một cung điện cũ. Tại sao người ta lại dựng nó ở trên một cung điện cũ như thế? Điều này vẫn là một bí mật của xứ Tây Tạng. Ngọn núi này xưa kia là một hỏa sơn có chứa trong lòng nó những hang động bí mật với hàng ngàn đường hầm tỏa ra tứ phía. Có những hang động cất giấu nhiều tài liệu cổ hàng chục thế kỷ trước. Có những kho chứa châu báu vàng bạc từ thời đại xa xưa. Rất ít ai biết đến chỗ này”.
Tác giả tài liệu trên được sư phụ của mình (vốn rất thân cận với ngài Đạt-lai Lạt-ma) dẫn đến điện Potala, đi qua dãy hành lang tối đến một vòm cửa khá rộng. Đàng sau cánh cửa được đẩy ra là một miệng hầm sâu hun hút dẫn đến những con đường “dài như vô tận” mà ngay cả những vị lãnh đạo trong hội đồng tôn giáo cũng không được phép đặt chân đến nếu đức Đạt-lai Lạt-ma chưa đồng ý. Tác giả tường thuật tiếp:
“Chúng tôi đi mãi vẫn không thấy đáy, trên vách đá có ghi khắc những hình kỷ hà lạ lùng mà tôi không  biết là hình gì. Sau  cùng chúng tôi đến một cái hồ nằm sâu trong lòng đất, lúc đầu mặt hồ còn nhỏ nhưng sau rộng lớn dần cho đến khi tầm xa của nó chìm hẳn trong bóng tôi – ánh sáng của ngọn đuốc không soi tới được. Nước hồ đen như mực, người ta có cảm giác rằng đó không phải là một cái hồ mà là một vực sâu không đáy”.
Sự hình thành của cái hồ kỳ lạ bí ẩn được giải thích: “Sở dĩ có hồ này vì trước kia, nơi đây chính là miệng một hỏa sơn to lớn. Qua các trận địa chấn, miệng núi lửa bị lấp bớt đi một phần, người ta lại xây dựng một cung điện úp lên trên miệng núi nên không còn ai thấy dấu tích hỏa sơn kia đâu nữa. Vì diện tích hồ hoàn toàn nằm sâu trong lòng đất, không một cơn gió, không một tia sáng lọt vào, nên mặt hồ lặng lẽ, không gợn sóng. Ánh sáng ngọn đuốc trên vách đá phản chiếu những màu sắc vàng lấp lánh. Tôi đến gần xem bỗng sững người, thì ra đó là những mạch vàng lớn khoảng mấy chục thước bề ngang. Ngày xưa nhiệt độ cao đã làm vàng chảy ra như sáp nến sau nguội dần và đông đặc lại thành những mạch vàng dài như một con rồng uốn khúc”.
Sư phụ nói:
- “Bây giờ chắc con hiểu tại sao người ta xây một cung điện khủng lồ lên trên miệng núi lửa rồi chứ? Sở dĩ phải làm thế vì đây là một mỏ vàng lộ thiên lớn chưa từng thấy. Đa số các pho tượng Phật đều đúc bằng vàng khối vì vàng ở đây rất nhiều. Nhưng nếu không biết che giấu, Tây Tạng có thể trở nên một chiến trường đẫm máu do lòng tham vô độ của con người”.
Giá trị của các tiết lộ trên gắn liền với xuất thân và sứ mệnh đặc biệt của tác giả: Lobsang Rampa. Vậy Lobsang Rampa là ai?
Kỳ 81: Xác ướp của các lạt-ma Tây Tạng
Dưới thời Mao Trạch Đông, hồng vệ binh kéo đến xâm hại ngôi chùa cổ Trát-thập Luân-bố do ngài Đạt-lai Lạt-ma đời thứ nhất dựng lên (từ năm 1447) – nơi có ngôi tháp nạm ngọc thờ di thể các Ban thiền được giữ gìn nguyên vẹn theo bí thuật ướp xác Tây Tạng…
Xác ướp vùng Tây Tạng
Xác ướp vùng Tây Tạng
Lobsang Rampa – tác giả tiết lộ “Những bí ẩn dưới điện Potala” (xem Kỳ 80) – tiếp tục thông tin về cách ướp xác theo kỹ thuật bí truyền Tây Tạng tóm lược trong bài viết kỳ này.
Song trước hết, có lẽ các độc giả cũng cần biết xuất thân và hành trạng của ngài Lobsang Rampa qua các câu trích dẫn từ nguyên văn bản dịch (trong ngoặc kép) với phần hồi ức của ngài Rampa (theo cuốn “Các lạt-ma hóa thân”,  355 trang – sđd. Kỳ 80) do Lê Nguyễn dịch, dưới đây:
Lobsang Rampa là một vị lạt-ma hóa thân, tái sinh trong một gia đình quý tộc “có thế lực vào bậc nhất Tây Tạng”. Thân phụ của ngài Rampa lãnh đạo guồng máy hành chánh của nhà nước Tây Tạng (vào trước thời Mao Trạch Đông chuyển đổi Tây Tạng thành khu tự trị):
“Đứng đầu quốc gia và giáo hội là đức Đạt-lai Lạt-ma còn gọi Phật sống. Ngài vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là nhà lãnh đạo tôn giáo và thẩm phán tối cao của nền công lý xứ này. Tóm lại, ngài nắm trọn quyền lập pháp, hành pháp và cả tư pháp nữa.
Dưới quyền lãnh đạo của Đạt-lai Lạt-ma có hai hội đồng: Hội đồng tôn giáo gồm 4 vị lạt-ma trưởng lão trông nom vấn đề tôn giáo. Hội đồng nội các gồm 4 vị tổng trưởng mà trong đó một người là tu sĩ, 3 người kia là dân sự chịu trách nhiệm cai trị toàn xứ. Cha tôi (phụ thân ngài Lobsang Rampa) là người đứng đầu Hội đồng nội các – là thủ tướngDưới Hội đồng nội các còn một quốc hội gồm 120 người nghị viên đại diện cho 120 làng mạc trong nước, các nghị viên này phần lớn là tu sĩ” (Lobsang Rampa – sđd tr.17).
Quá bận rộn vì chức trách trên, thân phụ của Rampa đã giao ngài cho võ sư Tzu (là người có sức mạnh “nhấc bổng một con trâu Yak lên khỏi mặt đất”) huấn luyện và giám thị ngài từ lúc mới lên bốn tuổi.
Đến sinh nhật lần thứ 7 của Rampa có hơn 200 người được phái lên các ngọn núi tuyết cao vọi, vắng vẻ để cất công tìm hái những bông sen hiếm hoi mọc trong tuyết (tuyết liên) về ngâm với mật ong, trộn chung cùng các dược thảo Tạng truyền, vớt ra và phơi giữa trời cho gió thổi khô đi, giòn ngọt. Món mứt “tuyết liên” tuyệt vời ấy đem dọn mời hai vị chiêm tinh gia giỏi nhất Tây Tạng – đã tham cứu lá số của Rampa trước đó nhiều ngày – và lên tiếng tiên tri (đại ý):
- Cậu bé sẽ dâng hiến tuổi thơ của mình trong một tu viện để trở thành tu sĩ và cũng là một y sĩ nắm giữ bí quyết của nền y học Tây Tạng. Khi trưởng thành, cậu phải sống tha hương ở xứ người và sẽ “mất tất cả” để rồi sẽ “có lại tất cả” từ con số không…
Chiêm tinh gia dứt lời, bầu khí huyền bí sâu lắng bao trùm quanh lễ sinh nhật và không lâu sau đó Rampa được gởi vào tu viện Chakpori theo đúng tiên tri.
Và cuộc đời ngài quả nhiên diễn ra như đường vận hành của “ngôi sao định mệnh” được báo trước. Ngài sang Trung Hoa, trôi dạt đến Anh quốc và một số nước khác ở châu Âu. Đến Mỹ (1934) giới thiệu và bắt tay thực hiện việc chữa trị theo bí quyết Tây Tạng ở bệnh viện y khoa John Hopkins và một số trung tâm y học quốc tế khác “đánh đổ quan niệm và thành kiến của các nhà khoa học Hoa Kỳ (thời bấy giờ) về môn y học Á Đông”. Những nỗ lực của ngài cũng góp sức tạo uy tín, thu hút giới trí thức Âu Mỹ hướng tầm nhìn về lịch sử Tây Tạng, cũng như nền y học và triết học thâm mật của xứ này. Đặc biệt nữa, ngài góp phần mở đường để vị Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 xuất hiện trên trường quốc tế cuối thập niên 1950 sau ngày bị đặc vụ của Mao Trạch Đông truy bắt.
Đạt được những điều ấy nhờ ngài đã hấp thụ nền tảng kiến thức y học và chương trình giáo lý bí truyền từ nhỏ đến lớn ở tu viện Chakpori. Trước lúc qua đời, Sư trưởng tu viện Chakpori (trụ trì hơn 100 năm) gọi ngài đến ân cần an ủi, dặn dò và trao sứ mệnh (…) rồi thị tịch.
Dầu đã mất, nhục thân của Sư trưởng vẫn ngồi an nhiên theo thế liên hoa
Sau lễ cầu siêu cùng các nghi thức vãng sanh, nhục thân Sư trưởng được đưa lên bàn đá để bắt đầu các giai đoạn ướp xác (do ngài Rampa thuật lại):
1. Tẩy uế lau rửa bên ngoài nhục thân bằng thứ nước thơm nấu từ nhiều dược thảo chỉ mọc ở bình nguyên Tây Tạng, mổ lấy tất cả nội tạng “đem cất vào trong những cái vại sành đóng chặt”, rồi lau khô phía bên trong cơ thể bằng chất thuốc đặc chế “thứ thuốc này sẽ đông đặc lại và nhờ đó thân hình người chết sẽ giữ được vẻ ngồi tự nhiên như khi còn sống”.
2. Đợi thuốc khô cứng lại, mới nhồi một số tơ lụa có tẩm sẵn dược liệu và hương liệu vào bên trong xác ướp. Công đoạn này cần đến ít nhất 10 lạt-ma thông hiểu y lý và nắm vững bí quyết ướp xác thực hiện một cách kiên nhẫn từng tý một trong suốt nhiều ngày đêm (không ước định trước là bao lâu, chỉ lấy việc hoàn tất theo yêu cầu làm kỳ hạn cuối cùng). Lưu ý: tu viện Chakpori là nơi đào tạo các danh gia y học Tây TạngHọ đắp từng lớp tơ lụa mỏng có ướp thuốc cho đến khi chúng dày lên tới độ cần thiết cho kỹ thuật ướp xác. Trong quá trình đó họ phải để  mắt theo dõi, canh chừng để “luôn luôn đổ thêm những chất thuốc khác nhau lên da thịt, đợi cho khô, rồi dán lên đó những lớp lụa thật mỏng”.
3. Khi nhục thân bảo đảm ướp đầy các lớp tơ lụa đủ liều lượng, xác chuyển xuống căn phòng xây lún sâu vào vách đá, đặt trên sàn nhà có rải lớp thuốc nghiền thành bột rất dày. Ở đó một lò nung đặc chế “với những lỗ thông hơi chằng chịt để giữ nhiệt độ luân chuyển đều đặn quanh bức tường” thiết kế sẵnMọi người rút lui, đóng cửa lại, để xác nằm giữa phòng và các lạt-ma châm lửa “suốt bảy ngày ngọn lửa tí tách cháy – đến ngày thứ tám người ta mới tắt lửa” nhưng chưa mở cửa phòng vội. Phải đợi thêm vài hôm sau “khi nhiệt độ trong phòng hạ xuống, người ta mới mở ra” – bắt đầu công đoạn khác.
4. Các lạt-ma chuyên trách “cạo hết các lớp bột bám quanh xác ướp và bóc hết các lớp vải bọc bên ngoài (…) cái xác trơ trụi y như lúc còn sống, chỉ hơi đen xám đi một chút”, bấy giờ nhìn vào thấy xác ướp dường như  “có thể sống dậy bất cứ lúc nào”.
5. Để giữ lâu bền và làm đẹp hơn, những kỹ thuật viên chuyên trách “đắp các lớp vàng thật mỏng lên thi thể xác ướp – họ làm việc thật thong thả, phết những lớp vàng tế nhuyễn, tinh xảo và khi hoàn tất, họ để lại một xác ướp mạ vàng coi tự nhiên như người sống” và đưa lên kiệu chuyển đến “một đường hầm bí mật mà cửa vào được ngụy trang hết sức cẩn thận”. Đi hết đường hầm ấy, đến một căn phòng rộng lớn chứa 98 xác ướp được an vị, thờ sẵn tự bao giờ…Thêm xác ướp của Sư trưởng vào chỗ ngồi dành sẵn cho ngài, con số các “lạt-ma hóa thân” lên 99 vị.
Xong lễ, Rampa theo các lạt-ma bước ra “bỗng nhiên tôi (Rampa) thấy một sức hấp dẫn lạ lùng mãnh liệt từ một xác ướp bọc vàng. Tôi có cảm giác như cái xác ướp đó mỉm cười với tôi. Đầu óc tôi bỗng vô cùng hoang mang, choáng váng như có một cái gì đó thúc đẩy tôi bước nhẹ đến bên xác ướp”. Thoáng trong sát-na, ngắn chỉ bằng hàng trăm nghìn phần của một tích-tắc, Rampa bỗng đột ngột rơi vào tâm thái khác thường, toàn thân run lên không kìm hãm được. Ngài viết: “tôi bị xác ướp đó thu hút, dường như nó biết rõ tất cả về tôi. Bỗng dưng một bàn tay để nhẹ lên vai làm tôi giật mình, suýt té xỉu. Tôi quay người lại và nhận ra sư phụ mình. Người nói thật khẽ:
- “Phải đó, con đã nhận ra cái xác của con hồi kiếp trước. Chúng ta biết con sẽ tự nhận ra mình

No comments:

Post a Comment