Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay 76
Kỳ 76: Mao Trạch Đông với thuyết “biển lịch sử” thời đế quốc La Mã.
Kỳ 77: Tần Thủy Hoàng dưới màu cờ đỏ
Kỳ 78: Ấn Độ “cần có vũ khí hạt nhân để răn đe Trung Quốc”
Kỳ 76: Mao Trạch Đông với thuyết “biển lịch sử” thời đế quốc La Mã
Giao Hưởng Đăng Bởi Một Thế Giới – 26-10-2014
Nhằm “lập thuyết” mưu chiếm 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò) – Mao Trạch Đông đã dựng dậy thuyết “Biển lịch sử” do đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm trước.
Đế quốc La Mã mở rộng quyền lực của mình dọc bờ biển Địa Trung Hải đến tận các Kim Tự Tháp, qua biên giới Palestine và đặt chân lên lãnh thổ Iran ngày nay…
Họ nắm chặt nguồn lợi nhờ “kiểm soát toàn bộ lúa mì tại Ai Cập cùng nhiều sản phẩm khác như nước hoa, gạch ngói và bia lúa mạch”, khai thác “thiếc (từ Anh) hoặc đồng (từ Iberia – tên cổ của bán đảo Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha)”, thâu tóm “vải, thảm, nước hoa, đồ thủy tinh và đồ gốm” của các vùng đất phía Đông.
Hải sản và đặc sản khắp nơi: “sò Colchester và trứng cá muối từ biển Baltic, mận khô từ Damascus (thủ đô của Syrie) hoặc từ Tây Ban Nha, nấm mối tại Syrie và một loại sản phẩm gọi là Auvergne tại Pháp” có mặt trên bàn ăn của các quý tộc La Mã.
Gia vị quý hiếm: quế, hạt nhục đậu khấu, hành tỏi “quý như vàng” – được chuyển về La Mã phong phú đến mức bạo chúa Nero “hỏa thiêu bà vợ Poppaea của mình bằng cách đốt gia vị với số lượng bằng cả sản lượng của Ả Rập trong một năm” gom lại (René Poirier – Những công trình vĩ đại của nhân loại, Phạm Quý Điềm biên dịch, NXB Trẻ 2001, tr. 75 và 96).
La Mã tiếp nhận những nguồn lợi trên không chỉ theo 56.000 dặm đường bộ do họ thiết lập, mà còn bằng đường biển qua các hải cảng quan trọng như Thessalonica, Brindisi, Ostia, Smyrna, Marseilles, Cadiz với tàu thuyền tấp nập tới lui để chuyển “hàng hóa tràn ngập về đường phố thành La Mã”. Do lợi ích lớn lao từ hoạt động ở các cảng quốc tế và xuất phát từ quyền lực thực tế của mình trên biển nên “người La Mã gọi Địa Trung Hải là Mare Nostrum tức là biển của chúng ta” (René Poirier - sđd tr. 95). Hai mươi thế kỷ sau, Mao Trạch Đông lập lại tuyên ngôn trên của La Mã vì lợi ích riêng:
“Hồi thế kỷ thứ nhất đế quốc La Mã cũng đòi chủ quyền lãnh thổ toàn vùng biển Địa Trung Hải mà họ gọi là “Biển lịch sử của chúng tôi” (Mare Nostrum: Notre Mer/ Our Sea). Địa Trung Hải là vùng biển bao la chạy từ bờ biển Tây Ban Nha qua Pháp, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đến các bờ biển Trung Đông và Bắc Phi. Đó là một quan niệm bá quyền lỗi thời từ 2000 năm trước.
“Mặc dầu vậy, từ 1955 - để phục hồi chủ nghĩa bá quyền, Mao Trạch Đông lại nêu lên thuyết Biển Lịch Sử để đòi chủ quyền lãnh thổ tại vùng biển và các hải đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Theo ngoa ngôn của Bắc Kinh, đường Lưỡi Rồng (dân gian gọi là Lưỡi Bò) rộng bằng phân nửa lục địa Trung Hoa. Họ cho đó là một vấn đề “bất khả tranh nghị”.
“Về điểm này chúng ta nhắn nhủ nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng: Trong thế kỷ này và dưới vòm trời này, không có điều gì, việc gì, hay vấn đề gì là bất khả tranh nghị. Về mặt tinh thần, văn hóa và đạo lý, Trung Quốc không thể nói một đàng, làm một nẻo. Họ phải tôn trọng danh dự quốc gia và chữ ký của họ trong công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (…) Nếu không đưa ra sự giải thích hợp lý và các cơ sở pháp lý thì Trung Quốc chỉ là kẻ sử dụng “luật rừng xanh” theo chủ trương “mạnh được yếu thua” và “cá lớn nuốt cá bé” đểtước đoạt 4/5 thềm lục địa pháp lý của Việt Nam, đồng thời tước đoạt 7/8 thềm lục địa pháp lý của Phi Luật Tân và Mã Lai”
Tài liệu của luật sư Nguyễn Hữu Thống “Hoàng Sa – Trường Sa theo Trung Quốc sử” đã viết như vậy và chỉ rõ :
“Tất cả lý lẽ và lập trường của Trung Quốc thu gọn trong câu: “Biển Nam Hoa là Biển Lịch Sử của Trung Quốc” (…) Theo các luật gia và chuyên viên hải học trên thế giới, thuyết Biển Lịch Sử của đế quốc La Mã và đế quốc Đại Hán đã lỗi thời và lạc hậu. Kể từ 1982, vấn đề Biển Lịch Sử hay Nội Hải đã được giải quyết chung thẩm bởi Điều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Tòa án Quốc tế định nghĩa:
“Biển Lịch Sử là Nội Hải, nghĩa là vùng biển tọa lạc trên đất liền về phía bên trong đường cơ sở của Biển Lãnh Thổ. Theo Tòa Án Tối Cao: “Ngoại trừ trường hợp các quốc gia quần đảo (như Phi Luật Tân hay Nhật Bản), Biển Lịch Sử hay nội hải của một quốc gia nằm bên trong đất liền về phía bên trong đường cơ sở của biển lãnh thổ“. Trong khi đó, Biển Nam Hoa chỉ làngoại hải chạy từ bờ biển Trung Hoa đến bờ biển Nam Dương, và rộng tới 2000 cây số”(LS Nguyễn Hữu Thống).
Trung Quốc không chỉ xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa ở phía Nam Việt Nam, họ còn dòm ngó vùng biển phía Bắc và đòi Việt Nam: “không được tiến hành việc thăm dò trong một khu vực rộng 20.000km2 trong vịnh Bắc Bộ do họ tự ý định ra. Họ còn đòi “không để một nước thứ ba vào thăm dò vịnh Bắc Bộ”.
Lấy cớ “đưa nước thứ ba vào thăm dò không có lợi cho sự phát triển kinh tế chung của hai nước và an ninh quân sự của hai nước”. Đó chỉ là một lý do để che đậy ý đồ đen tối của họ. Cũng vì vậy cuộc đàm phán về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ từ tháng 8 đến tháng 11.1974 đã không đi đến kết quả tích cực nào” (Công bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam 4.10.1979). Để rồi, Trung Quốc nổ súng (14.3.1988) đánh chiếm các nhóm đảo và đá ngầm: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Xubi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tập tài liệu “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” 360 trang, biên soạn bởi: Ủy ban Biên giới quốc gia và các nhà nghiên cứu: Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, André Menras Hồ Cương Quyết, Trần Doãn Trang và Nam Tuân, Ông bà Trần Đăng Đại, Phạm Hân, Phạm Hoàng Quân, Hồ Bạch Thảo, Nguyễn Hồng Thao, Hoàng Việt, Quốc Pháp, Lưu Văn Lợi, Hải Biên (NXB Trẻ, quý IV – 2013, tr. 99) thông tin phía Trung Quốc sau ngày đánh chiếm trái phép đã tiến hành điều tra liên tục về lợi ích chiến lược vùng biển Trường Sa:
“Theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn lên đến 17,7 tỷ tấn (1,60 x 1010 kg), so với 13 tỷ tấn (1,17 x 1010 kg) của Kuwait và được xếp vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Năm 1988, biển Đông chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và hải sản của thế giới, một con số chắc chắn còn có thể tăng lên. Trung Quốc đã dự đoán rằng biển Đông chứa lượng cá và các nguồn dầu mỏ, khí gas tự nhiên có giá trị lên đến một nghìn tỷ đô la”.
Mật độ hàng hải qua Trường Sa đứng vào hàng đông đúc nhất trên thế giới. “Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa và hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Lượng tài chở dầu chạy qua biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu chạy qua kênh Suez và gấp năm lần lượng tàu qua kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu thô trên thế giới được chuyên chở ngang qua biển Đông”.
Quần đảo Trường Sa còn giữ vị trí quan trọng đối với việc giám sát các hoạt động trên biển Đông: “Ví dụ, đá Vành Khăn là một điểm lý tưởng để quan sát các tàu của Hải quân Mỹ chạy qua vùng biển phía Tây Philippines; quần đảo Trường Sa nằm ngang vùng biển thiết yếu để đến Đài Loan”.
Do sức hấp dẫn ấy, nên Trường Sa hiện vẫn là một trong những “tọa độ vàng” của Bắc Kinh trên bản đồ “Biển lịch sử ” do Mao Trạch Đông khoanh vùng, để lại.
Kỳ 77: Tần Thủy Hoàng dưới màu cờ đỏ
Luận về “con đường bành trướng của thiên triều” – giáo sư Trần Đình Hượu (1926-1995) đã nêu rõ đặc trưng của chủ nghĩa Đại Hán (do Mao Trạch Đông tái phát động) với hai vế song song: “đối nội chuyên chế” và “đối ngoại bành trướng”.
Mao Trạch Đông tuyên bố thẳng với tất cả đại biểu dự hội nghị Bắc Đới Hà (8.1958):
– “Không thể chỉ có dân chủ. Phải chuyên chế! Phải kết hợp giữa Các Mác và Tần Thủy Hoàng”. Ý Mao muốn vận dụng tư tưởng cộng sản với nền pháp trị “bàn tay sắt” của Tần Thủy Hoàng vào mục đích cưỡng bức 650 triệu dân Trung Quốc thời ấy lao theo “ba ngọn cờ hồng”: 1. Đường lối chung (chủ nghĩa xã hội không tưởng). 2. Đại tiến vọt. 3. Công xã nhân dân (Xem các Kỳ 9, Kỳ 10 và Kỳ 11).
Sau tuyên bố trên, “cái bóng Tần Thủy Hoàng” không chỉ in lên “ba ngọn cờ hồng” mà còn đè nặng xuống 10 năm tang tóc của cuộc đại sát thương văn hóa do Mao chủ xướng và chỉ đạo. Vậy, Mao đã “kết hợp Tần Thủy Hoàng” vào quyết sách sai lầm của mình ra sao ?
Tần Thủy Hoàng: “đốt hết sử sách” (năm 213 trước CN), lệnh tất cả đầu đen (nhà Tần gọi dân là “đầu đen”) không ai được phép đọc sách để “ôn cố tri tân”. Ai giữ Kinh Thư, Kinh Thi và trước tác của “trăm nhà” phải đem nộp hết (để thiêu hủy). Nếu bắt quả tang “hai người dám bàn nhau về việc Kinh Thi, Kinh Thư thì chém giữa chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ”.
Trong 30 ngày (kể từ lệnh ban ra) nếu ai “không đốt sách” sẽ bị “khắc vào mặt”. Pháp luật nghiêm ngặt, hành xử hà khắc “không tha một ai” (Sử ký Tư Mã Thiên – bản dịch của Phan Ngọc, NXB Thời Đại, 712 trang, Hà Nội quý IV-2010, tr. 48).
Lưu ý: Tần Thủy Hoàng “chỉ đốt sách trong dân gian chứ không đốt sách trong quan phủ (…) chỉ muốn thống nhất tư tưởng chứ không phải muốn tận diệt các học thuyết đương thời (…) cấm không cho mở trường tư nhưng cho phép tìm đến học với các bác sĩ (chức quan dành cho các học giả)” (Phùng Hữu Lan – Lịch sử triết học Trung Quốc, Lê Anh Minh dịch, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2006, tập I-tr. 57). Còn Mao?
Mao hiệu triệu: “quét sạch tư tưởng cũ, văn hóa cũ, tập quán cũ, phong tục cũ”, lục soát sách vở và “tàn dư tứ cựu” của hơn 10 triệu nhà trong nước, 100.000 nhà ở Thượng Hải, riêng Bắc Kinh 114.000 nhà bị “truy cứu văn hóa”, có vụ lôi cả hàng vạn cuốn sách của tiền nhân vứt ra vỉa hè, chất đống và châm lửa đốt nghi ngút trên đường phố thủ đô…
Ở giai đoạn cao trào, Bắc Kinh nêu gương đưa hơn 200 “tiểu tướng hồng vệ binh” xuất quân từ các trường đại học kéo về Sơn Đông xâm phạm thô bạo khu di tích Khổng Tử. Từ các lăng mộ của vua chúa (như Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyên Chương), danh thần hào kiệt (như Gia Cát Lượng, Hạng Vũ) đến văn gia danh họa (như Ngô Thừa Ân, Từ Bi Hồng) đều bị đập phá. Mao cổ vũ để “hồng vệ binh tàn phá sát hại khắp nơi, hủy hoại điên cuồng như những kẻ mất trí” (Trần Trường Giang – sđd. kỳ 8, tr. 44).
* Tần Thủy Hoàng ngại kẻ sĩ “lấy cái học riêng” ra đường, đến chỗ đông người “bàn bạc chê vua của mình để lấy danh, làm cho khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ dưới phỉ báng. Nếu như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút, ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn”. Tần Thủy Hoàng phán đúng (Sử ký Tư Mã Thiên – sđd. tr. 47-48). Còn Mao?
Mao muốn hạ thấp và xóa bỏ hình ảnh “kẻ sĩ”, chọn một trí thức điển hình, có uy tín ở ngay Bắc Kinh để “tế sinh” – đó là giáo sư Tưởng Nam Tường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục: “Đại cách mạng văn hóa vừa mới bắt đầu, Tưởng Nam Tường là người đầu tiên bị bức hại (…) do trên mình có “hai quân bài đen” là Bộ trưởng Giáo dục cao đẳng, kiêm hiệu trưởng trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng, nên tháng 8.1966 Tưởng Nam Tường đã bị bức cung suốt 3 ngày 3 đêm liền. Đại hội phê đấu quần chúng với thanh thế to lớn được mở đi mở lại liên tục. Có người thống kê tiết lộ, lúc cao điểm, việc thẩm vấn phê đấu đối với Tưởng Nam Tường mỗi ngày lên tới 27 lần (…).
Đến khoảng một năm sau (7.1967), Tưởng Nam Tường bị quy vào “phần tử xét lại” loạt đầu tiên, có thể chỉ tên phê phán trên báo chí trong toàn quốc” – bị tước đoạt tự do cá nhân và đưa vào khu Vệ Mậu ở Bắc Kinh để “giám hộ” (Mã Linh – Lý Minh: Hồ Cẩm Đào – con đường phía trước, NXB Minh Báo, Trung Quốc – Hồng Phương biên dịch, NXB Lao Động và Hương Thủy Bookstore ấn hành, Hà Nội 5.2011 – tr. 68-69). Những giảng viên do Bộ trưởng Tưởng Nam Tường tiến cử như “phụ đạo chính trị” Hồ Cẩm Đào đều bị ảnh hưởng, ghi “sổ đen”.
Lúc ấy Hồ Cẩm Đào (nguyên Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc từ 2002, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa nhiệm kỳ 2003-2013) đã “từ một hạt giống đỏ rớt xuống thành đứa con của bè lũ đen tối Tưởng Nam Tường” bị nêu tên lên báo chữ to, bị hô đả đảo, ghép vào “nanh vuốt của phái hữu”. (Mã Linh – Lý Minh, sđd. tr. 69)
* Tần Thủy Hoàng tra xét nhà Nho “có hơn 460 người phạm điều đã cấm, Thủy Hoàng sai chôn sống tất cả ở Hàm Dương, báo cho thiên hạ biết điều đó để làm răn. Lại sai đày ra biên giới nhiều người (nhà Nho) bị tội để đi thú” (Sử ký Tư Mã Thiên – sđd tr. 22). Còn Mao?
Mao giam cầm bức hại 552.877 trí thức (bị quy “hữu khuynh”) trong suốt 20 năm (xem thêm Kỳ 30: Lật lại hồ sơ chỉnh phong). Kỳ thị trí thức mới (tân học), Mao còn triệt phá “tư tưởng cũ” và đập bỏ những biểu tượng tín ngưỡng, đưa phong trào lên tới đỉnh Tuyết Sơn. Nhà văn Nguyễn Tường Bách trong chuyến hành hương Tây Tạng năm 2011, đã ghé qua tu viện cổ Tradun Tse (có lịch sử tạo lập từ hơn 1.300 năm nay), ghi lại tàn tích của cách mạng văn hóa còn in dấu ở đó “họ móc mắt của các tượng Phật, gạch chéo khuôn mặt của các ngài, hình như làm vội để kéo nhau đi nơi khác. Chúng tôi im lặng nhìn các tượng Phật đã bị hủy phá một cách thô bạo theo ngón tay chỉ của anh hướng dẫn kín tiếng. Những kẻ phá hoại còn lấy giấy báo dán lên mặt các tượng Phật, dường như không muốn ai nhìn thấy các vị. Các tấm giấy báo xưa cũ đó còn ghi ngày tháng phát hành cho ta biết chúng đã xảy ra trong thời gian nào” -Xem thêm Kỳ 17: Mổ bụng tượng Phật tìm vàng (Nguyễn Tường Bách – Đường xa nắng mới, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 2012, tr. 233).
Tần Thủy Hoàng “chuyên dùng bọn pháp quan (giữ việc xét xử), bác sĩ tuy có 70 người nhưng chỉ cho đủ số chứ không được dùng. Thừa tướng và các quan đại thần đều nhận được những điều đã quyết định xong”. Nhà vua “thích việc hình phạt chém giết để ra uy” và không muốn nghe nói đến sai lầm của mình, nên “cấp dưới thì sợ nép một bề, nói dối để được dung thân”(Sử ký Tư Mã Thiên – sđd. tr. 51).
Mao Trạch Đông cũng thích đọc những “báo cáo dối”, như của tỉnh ủy Hà Nam gởi lên, dám thổi phồng “thành tích hảo”: sản xuất hơn 18.500 tấn gang mỗi ngày ! Mao hài lòng, đưa Hà Nam lên điển hình trên Nhân dân nhật báo để cả nước học tập. Nhưng Cao Dương – Thứ trưởng Bộ công nghệ và giao thông đã trình lên Mao “báo cáo thật” về số lượng và chất lượng gang thép gian dối của Hà Nam. Thay vì điều tra thật hư, Mao lại lập tức quay ngược quy kết “báo cáo thật” của Cao Dương là ngọn gió độc mưu toan thổi ngã “ba ngọn cờ hồng”, bắt Cao Dương cùng vợ con đày đến Quý Dương (không cần xét xử).
* Tần Thủy Hoàng: chữ “Thủy” ở đây có nghĩa: “bắt đầu” (như trong : thủy tổ, nguyên thủy, thủy chung) – vậy Tần Thủy Hoàng nghĩa là “hoàng đế mở đầu (khai sáng)” nhà Tần (An Chi giải thích – Kiến thức ngày nay số 405, ngày 10.11.2011). Tần Thủy Hoàng nói:
– Trẫm là Thủy Hoàng đế, các đời sau cứ theo số mà tính: Nhị thế, Tam thế, đến Vạn thế truyền mãi mãi…
Nhưng đến đời thứ hai : Nhị thế (Hồ Hợi) bị bức tử, xin cùng vợ con làm dân thường, sống chung đụng với bọn “đầu đen” cũng chẳng được, phải tự sát. Đến đời thứ ba: Tam thế (Tử Anh) lên thay mới 46 ngày phải “buộc dây ấn vào cổ… ngồi trên một chiếc xe gỗ không sơn do một con ngựa trắng kéo (ngõ ý như báo tang) mang ấn phù của thiên tử đầu hàng Bái Công” – bị Hạng Tịch giết, đốt cung thất, làm cỏ thành Hàm Dương. Nhà Tần diệt (mới ba đời ngắn ngủi). Còn Mao?
Mao đã 8 lần tiếp hơn 11 triệu hồng vệ binh khắp nơi trong nước tụ về Bắc Kinh, đánh chiêng khua trống cả ngày đêm, tung hô: “Mao chủ tịch muôn năm” suốt hai tháng trời (10 và 11.1966). Và hô hào: “Đảng bất biến tu – Quốc bất biến sắc” – hiểu là: “Đảng không biến chất – Nước chẳng đổi màu” – nhưng Mao vừa nằm xuống, ngọn gió thời đại đã lật lịch sử sang trang khác và hé lộ dần dần nhiều tài liệu mật về “mặt trái” của Mao. Mao chẳng phải thần thánh, Mao là người với đầy đủ hỷ nộ ái ố, có bệnh ưa “sùng bái cá nhân” và có “bác sĩ riêng”! Nhất là có đầy tham vọng bá quyền truyền lại cho các thế hệ lãnh đạo ở Trung Nam Hải theo con đường của Mao đã vạch để thực hiện thủ đoạn xâm lược “lấy ngoài yên trong”:
“Xâm lược nước láng giềng là cách kiếm lợi nhưng chủ yếu là để tăng thêm uy thế. Đánh là cướp bóc mà cũng để đòi thêm cống nạp. Nhưng đánh cũng còn để ra oai, tỏ ra còn đủ sức trừng phạt những ai lăm le chống đối. Cho nên nhiều khi đánh là để mua danh. Sự thuần phục của chư hầu – nhiều khi chỉ là về danh nghĩa – cũng tăng thêm uy thế đối nội và đối ngoại, cứu vớt được thế suy sụp.
Đó là con đường lấy ngoài yên trong của hoàng đế” (Giáo sư Trần Đình Hượu). Công Kiên trích đoạn trên trong bài “Giáo sư Trần Đình Hượu – Người vạch trần chủ nghĩa Đại Hán”(Báo điện tử Nghệ An 6.7.2014) và bình như sau: “Chúng ta dễ dàng nhận thấy kết luận này không chỉ đúng với bản chất các triều đại phong kiến Trung Quốc mà còn đúng với bản chất của nước Trung Hoa ngày nay. Khi đang phải đối mặt với không ít vấn đề nảy sinh từ trong nước như bạo loạn ở khu tự trị Tân Cương, nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, sức ép về dân số… lập tức nhà cầm quyền Bắc Kinh tìm cách đẩy mâu thuẫn ra ngoài. Điều này thể hiện ở chỗ gây hấn với các nước làng giềng như tranh chấp biên giới với Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và các nước ASEAN…”.
Kỳ 78: Ấn Độ “cần có vũ khí hạt nhân để răn đe Trung Quốc”
Tại hội đàm với tổng thống Mỹ Bill Clinton cách đây 20 năm – vào 1994 – thủ tướng Ấn Độ P.V. Narasimha Rao một lần nữa khẳng định Ấn Độ vẫn tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình trước mưu đồ bành trướng của Trung Quốc….
Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao luôn chọn đường lối cứng rắn với Trung Quốc
Bill Clinton viết: “với dân số gần một tỷ, Ấn Độ là quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới” (nằm cạnh nước Trung Hoa cộng sản “số một thế giới” – như chủ tịch Mao Trạch Đông từng tuyên bố trong tiệc đón mừng tổng thống Mỹ Nixon sang thăm Bắc Kinh năm 1972 – xem Kỳ 24) có đường biên giới chung hơn 3.500km, đã không tránh khỏi nhiều lần đổ máu bởi những đợt đụng độ vũ trang với quân đội Mao Trạch Đông.
Về phía Mỹ, Bill Clinton (nhiệm kỳ 1993 – 2001) nhắc: “chiến tranh lạnh cùng các chính sách ngoại giao vụng về đã chia rẽ Hoa Kỳ và Ấn Độ quá lâu (…)tôi nghĩ mình có cơ hội cũng như bổn phận cải thiện quan hệ Mỹ – Ấn”. Song rắc rối do “mâu thuẫn giữa một bên là nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn cản sự lan tràn của vũ khí hạt nhân – với một bên là định hướng của Ấn Độ nhằm phát triển loại vũ khí này, vì họ cho vũ khí hạt nhân là không thể thiếu để răn đe Trung Quốc” (Bill Clinton – My Life – Bản tiếng Việt: Đời tôi – Trần Hà và Phan Thanh Toàn dịch, 1375 trang, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội quý II-2007, tr. 841).
Định hướng trên của Ấn Độ được thủ tướng Narasimha Rao lặp lại một lần nữa qua hội đàm với tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm Mỹ giữa thập niên 1990 làm Nhà Trắng không mấy vui vẻ, song cuối cùng Bill Clinton cũng ghi nhận:
“Người Ấn Độ cho rằng tiếp tục chương trình hạt nhân là quyền chính đáng của mình và quyết tâm không để Hoa Kỳ can thiệp (…) dù không giải quyết được các bất đồng (về hạn chế vũ khí hạt nhân) song thủ tướng Rao và tôi cũng đã mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ – Ấn mà sau đó ngày càng thân thiện hơn”.
Những rò rỉ thông tin về hội đàm (giữa Clinton và Narasimha Rao) cho biết Ấn Độ kiên quyết nắm trong tay vũ khí hạt nhân để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc trên đường phục hồi chủ nghĩa Đại Hán do Mao Trạch Đông phát động và các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải kế tục.
Văn kiện của Bộ ngoại giao Việt Nam 4.10.1979 cũng chỉ rõ: “Trung Quốc đã muốn chiếm đất đai của Ấn Độ và thực tế đã chiếm một bộ phận đất đai của Ấn Độ trong cuộc chiến tranh năm 1962”. Qua năm sau (1963), Mao Trạch Đông đào sâu thêm hố chia rẽ giữa Ấn Độ và Pakistan (vốn tranh chấp trường kỳ về chủ quyền của hai bên đối với vùng đất Kashmir) bằng thủ đoạn “nhường” Pakistan “ 300 ki-lô-mét vuông lãnh thổ hiện đang thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc” (theo hiệp định biên giới Pakistan – Trung Quốc ký ngày 2.3.1963 tại Bắc Kinh).
Thủ đoạn đó của Mao Trạch Đông bị chính phủ Ấn Độ lên tiếng phản đối: “Trung Quốc và Pakistan đều không có quyền ký hiệp ước biên giới liên quan đến lãnh thổ mà theo luật pháp thuộc vùng đất của Ấn Độ” (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tài liệu đã dẫn Kỳ 58, tr.244).
Trở lại chuyện “vũ khí hạt nhân”:
* Về phía Mỹ:
Một số quốc gia không tự mình sản xuất và sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng được Mỹ chia sẻ để quản lý loại vũ khí nguy hiểm này, như Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Bỉ. Nước Anh là quốc gia đầu tiên trong số các thành viên NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương với cơ quan quyền lực cao nhất gồm các Bộ trưởng Quốc phòng) tuyên bố đồng ý để “Mỹ đặt 160 tên lửa hạt nhân tại hai sân bay cách thủ đô Luân Đôn 97km” (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tài liệu đã dẫn, tr.313). Sẽ còn quốc gia nào trên thế giới nhận thêm “tài trợ đặc biệt” vũ khí hạt nhân Mỹ những thập niên tới?
* Về phía Trung Quốc:
Hội đàm với thủ tướng Australia Gough Whitlam (dài 100 phút) vào một chiều tháng 11.1973 tại Trung Nam Hải, Mao đã phát biểu Mao “không bận tâm” trước phản đối của cộng đồng quốc tế về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân do Trung Quốc đang tiến hành. Buổi tiếp kiến có mặt thủ tướng Chu Ân Lai và Chu Ân Lai đã ghi chép đoạn đối thoại giữa Mao và Gough Whitlam được Trần Trường Giang trích lại trong “Mười năm cuối đời của Mao Trạch Đông” (sđd Kỳ 8, tr. 289):
Gough Whitlam nói:
– Tôi luôn phản đối Trung Quốc thử vũ khí hạt nhân
- Vấn đề mà ngài đề cập đến chúng tôi không bận tâm !
Vị thủ tướng này (Gough Whitlam) nói rằng các nước như Australia, Nhật Bản và các quốc gia khác đều phản đối Trung Quốc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Mao Chủ tịch nói rằng: “Đó là việc làm theo phép cần thiết (việc làm lấy lệ)”.
Tại sao Trung Quốc lạnh lùng xúc tiến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, mặc cho phản ứng của cộng đồng quốc tế, đe dọa an ninh các nước láng giềng, mà Ấn Độ lại không thể? Ấn Độ tiếp tục “vận hành kỹ thuật” để khép kín quy trình hạt nhân đã định của mình… Và, nửa năm sau cuộc gặp giữa Mao Trạch Đông và Gough Whitlam, lần đầu tiên Ấn Độ thử nghiệm thành công bom nguyên tử ngày 18.5.1974, trở thành quốc gia thứ sáu trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân (cùng Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc) – sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trong trận chiến vốn được cảnh báo sẽ “không có kẻ thắng người thua”, mà chỉ còn lại những hồn ma đây đó…
Kỳ 77: Tần Thủy Hoàng dưới màu cờ đỏ
Kỳ 78: Ấn Độ “cần có vũ khí hạt nhân để răn đe Trung Quốc”
Kỳ 76: Mao Trạch Đông với thuyết “biển lịch sử” thời đế quốc La Mã
Giao Hưởng Đăng Bởi Một Thế Giới – 26-10-2014
Nhằm “lập thuyết” mưu chiếm 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò) – Mao Trạch Đông đã dựng dậy thuyết “Biển lịch sử” do đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm trước.
Họ nắm chặt nguồn lợi nhờ “kiểm soát toàn bộ lúa mì tại Ai Cập cùng nhiều sản phẩm khác như nước hoa, gạch ngói và bia lúa mạch”, khai thác “thiếc (từ Anh) hoặc đồng (từ Iberia – tên cổ của bán đảo Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha)”, thâu tóm “vải, thảm, nước hoa, đồ thủy tinh và đồ gốm” của các vùng đất phía Đông.
Hải sản và đặc sản khắp nơi: “sò Colchester và trứng cá muối từ biển Baltic, mận khô từ Damascus (thủ đô của Syrie) hoặc từ Tây Ban Nha, nấm mối tại Syrie và một loại sản phẩm gọi là Auvergne tại Pháp” có mặt trên bàn ăn của các quý tộc La Mã.
Gia vị quý hiếm: quế, hạt nhục đậu khấu, hành tỏi “quý như vàng” – được chuyển về La Mã phong phú đến mức bạo chúa Nero “hỏa thiêu bà vợ Poppaea của mình bằng cách đốt gia vị với số lượng bằng cả sản lượng của Ả Rập trong một năm” gom lại (René Poirier – Những công trình vĩ đại của nhân loại, Phạm Quý Điềm biên dịch, NXB Trẻ 2001, tr. 75 và 96).
La Mã tiếp nhận những nguồn lợi trên không chỉ theo 56.000 dặm đường bộ do họ thiết lập, mà còn bằng đường biển qua các hải cảng quan trọng như Thessalonica, Brindisi, Ostia, Smyrna, Marseilles, Cadiz với tàu thuyền tấp nập tới lui để chuyển “hàng hóa tràn ngập về đường phố thành La Mã”. Do lợi ích lớn lao từ hoạt động ở các cảng quốc tế và xuất phát từ quyền lực thực tế của mình trên biển nên “người La Mã gọi Địa Trung Hải là Mare Nostrum tức là biển của chúng ta” (René Poirier - sđd tr. 95). Hai mươi thế kỷ sau, Mao Trạch Đông lập lại tuyên ngôn trên của La Mã vì lợi ích riêng:
“Hồi thế kỷ thứ nhất đế quốc La Mã cũng đòi chủ quyền lãnh thổ toàn vùng biển Địa Trung Hải mà họ gọi là “Biển lịch sử của chúng tôi” (Mare Nostrum: Notre Mer/ Our Sea). Địa Trung Hải là vùng biển bao la chạy từ bờ biển Tây Ban Nha qua Pháp, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đến các bờ biển Trung Đông và Bắc Phi. Đó là một quan niệm bá quyền lỗi thời từ 2000 năm trước.
“Mặc dầu vậy, từ 1955 - để phục hồi chủ nghĩa bá quyền, Mao Trạch Đông lại nêu lên thuyết Biển Lịch Sử để đòi chủ quyền lãnh thổ tại vùng biển và các hải đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Theo ngoa ngôn của Bắc Kinh, đường Lưỡi Rồng (dân gian gọi là Lưỡi Bò) rộng bằng phân nửa lục địa Trung Hoa. Họ cho đó là một vấn đề “bất khả tranh nghị”.
“Về điểm này chúng ta nhắn nhủ nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng: Trong thế kỷ này và dưới vòm trời này, không có điều gì, việc gì, hay vấn đề gì là bất khả tranh nghị. Về mặt tinh thần, văn hóa và đạo lý, Trung Quốc không thể nói một đàng, làm một nẻo. Họ phải tôn trọng danh dự quốc gia và chữ ký của họ trong công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (…) Nếu không đưa ra sự giải thích hợp lý và các cơ sở pháp lý thì Trung Quốc chỉ là kẻ sử dụng “luật rừng xanh” theo chủ trương “mạnh được yếu thua” và “cá lớn nuốt cá bé” đểtước đoạt 4/5 thềm lục địa pháp lý của Việt Nam, đồng thời tước đoạt 7/8 thềm lục địa pháp lý của Phi Luật Tân và Mã Lai”
Tài liệu của luật sư Nguyễn Hữu Thống “Hoàng Sa – Trường Sa theo Trung Quốc sử” đã viết như vậy và chỉ rõ :
“Tất cả lý lẽ và lập trường của Trung Quốc thu gọn trong câu: “Biển Nam Hoa là Biển Lịch Sử của Trung Quốc” (…) Theo các luật gia và chuyên viên hải học trên thế giới, thuyết Biển Lịch Sử của đế quốc La Mã và đế quốc Đại Hán đã lỗi thời và lạc hậu. Kể từ 1982, vấn đề Biển Lịch Sử hay Nội Hải đã được giải quyết chung thẩm bởi Điều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Tòa án Quốc tế định nghĩa:
“Biển Lịch Sử là Nội Hải, nghĩa là vùng biển tọa lạc trên đất liền về phía bên trong đường cơ sở của Biển Lãnh Thổ. Theo Tòa Án Tối Cao: “Ngoại trừ trường hợp các quốc gia quần đảo (như Phi Luật Tân hay Nhật Bản), Biển Lịch Sử hay nội hải của một quốc gia nằm bên trong đất liền về phía bên trong đường cơ sở của biển lãnh thổ“. Trong khi đó, Biển Nam Hoa chỉ làngoại hải chạy từ bờ biển Trung Hoa đến bờ biển Nam Dương, và rộng tới 2000 cây số”(LS Nguyễn Hữu Thống).
Trung Quốc không chỉ xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa ở phía Nam Việt Nam, họ còn dòm ngó vùng biển phía Bắc và đòi Việt Nam: “không được tiến hành việc thăm dò trong một khu vực rộng 20.000km2 trong vịnh Bắc Bộ do họ tự ý định ra. Họ còn đòi “không để một nước thứ ba vào thăm dò vịnh Bắc Bộ”.
Lấy cớ “đưa nước thứ ba vào thăm dò không có lợi cho sự phát triển kinh tế chung của hai nước và an ninh quân sự của hai nước”. Đó chỉ là một lý do để che đậy ý đồ đen tối của họ. Cũng vì vậy cuộc đàm phán về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ từ tháng 8 đến tháng 11.1974 đã không đi đến kết quả tích cực nào” (Công bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam 4.10.1979). Để rồi, Trung Quốc nổ súng (14.3.1988) đánh chiếm các nhóm đảo và đá ngầm: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Xubi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tập tài liệu “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” 360 trang, biên soạn bởi: Ủy ban Biên giới quốc gia và các nhà nghiên cứu: Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, André Menras Hồ Cương Quyết, Trần Doãn Trang và Nam Tuân, Ông bà Trần Đăng Đại, Phạm Hân, Phạm Hoàng Quân, Hồ Bạch Thảo, Nguyễn Hồng Thao, Hoàng Việt, Quốc Pháp, Lưu Văn Lợi, Hải Biên (NXB Trẻ, quý IV – 2013, tr. 99) thông tin phía Trung Quốc sau ngày đánh chiếm trái phép đã tiến hành điều tra liên tục về lợi ích chiến lược vùng biển Trường Sa:
“Theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn lên đến 17,7 tỷ tấn (1,60 x 1010 kg), so với 13 tỷ tấn (1,17 x 1010 kg) của Kuwait và được xếp vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Năm 1988, biển Đông chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và hải sản của thế giới, một con số chắc chắn còn có thể tăng lên. Trung Quốc đã dự đoán rằng biển Đông chứa lượng cá và các nguồn dầu mỏ, khí gas tự nhiên có giá trị lên đến một nghìn tỷ đô la”.
Mật độ hàng hải qua Trường Sa đứng vào hàng đông đúc nhất trên thế giới. “Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa và hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Lượng tài chở dầu chạy qua biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu chạy qua kênh Suez và gấp năm lần lượng tàu qua kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu thô trên thế giới được chuyên chở ngang qua biển Đông”.
Quần đảo Trường Sa còn giữ vị trí quan trọng đối với việc giám sát các hoạt động trên biển Đông: “Ví dụ, đá Vành Khăn là một điểm lý tưởng để quan sát các tàu của Hải quân Mỹ chạy qua vùng biển phía Tây Philippines; quần đảo Trường Sa nằm ngang vùng biển thiết yếu để đến Đài Loan”.
Do sức hấp dẫn ấy, nên Trường Sa hiện vẫn là một trong những “tọa độ vàng” của Bắc Kinh trên bản đồ “Biển lịch sử ” do Mao Trạch Đông khoanh vùng, để lại.
Kỳ 77: Tần Thủy Hoàng dưới màu cờ đỏ
Luận về “con đường bành trướng của thiên triều” – giáo sư Trần Đình Hượu (1926-1995) đã nêu rõ đặc trưng của chủ nghĩa Đại Hán (do Mao Trạch Đông tái phát động) với hai vế song song: “đối nội chuyên chế” và “đối ngoại bành trướng”.
Mao Trạch Đông tuyên bố thẳng với tất cả đại biểu dự hội nghị Bắc Đới Hà (8.1958):
Sau tuyên bố trên, “cái bóng Tần Thủy Hoàng” không chỉ in lên “ba ngọn cờ hồng” mà còn đè nặng xuống 10 năm tang tóc của cuộc đại sát thương văn hóa do Mao chủ xướng và chỉ đạo. Vậy, Mao đã “kết hợp Tần Thủy Hoàng” vào quyết sách sai lầm của mình ra sao ?
Tần Thủy Hoàng: “đốt hết sử sách” (năm 213 trước CN), lệnh tất cả đầu đen (nhà Tần gọi dân là “đầu đen”) không ai được phép đọc sách để “ôn cố tri tân”. Ai giữ Kinh Thư, Kinh Thi và trước tác của “trăm nhà” phải đem nộp hết (để thiêu hủy). Nếu bắt quả tang “hai người dám bàn nhau về việc Kinh Thi, Kinh Thư thì chém giữa chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ”.
Trong 30 ngày (kể từ lệnh ban ra) nếu ai “không đốt sách” sẽ bị “khắc vào mặt”. Pháp luật nghiêm ngặt, hành xử hà khắc “không tha một ai” (Sử ký Tư Mã Thiên – bản dịch của Phan Ngọc, NXB Thời Đại, 712 trang, Hà Nội quý IV-2010, tr. 48).
Lưu ý: Tần Thủy Hoàng “chỉ đốt sách trong dân gian chứ không đốt sách trong quan phủ (…) chỉ muốn thống nhất tư tưởng chứ không phải muốn tận diệt các học thuyết đương thời (…) cấm không cho mở trường tư nhưng cho phép tìm đến học với các bác sĩ (chức quan dành cho các học giả)” (Phùng Hữu Lan – Lịch sử triết học Trung Quốc, Lê Anh Minh dịch, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2006, tập I-tr. 57). Còn Mao?
Mao hiệu triệu: “quét sạch tư tưởng cũ, văn hóa cũ, tập quán cũ, phong tục cũ”, lục soát sách vở và “tàn dư tứ cựu” của hơn 10 triệu nhà trong nước, 100.000 nhà ở Thượng Hải, riêng Bắc Kinh 114.000 nhà bị “truy cứu văn hóa”, có vụ lôi cả hàng vạn cuốn sách của tiền nhân vứt ra vỉa hè, chất đống và châm lửa đốt nghi ngút trên đường phố thủ đô…
Ở giai đoạn cao trào, Bắc Kinh nêu gương đưa hơn 200 “tiểu tướng hồng vệ binh” xuất quân từ các trường đại học kéo về Sơn Đông xâm phạm thô bạo khu di tích Khổng Tử. Từ các lăng mộ của vua chúa (như Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyên Chương), danh thần hào kiệt (như Gia Cát Lượng, Hạng Vũ) đến văn gia danh họa (như Ngô Thừa Ân, Từ Bi Hồng) đều bị đập phá. Mao cổ vũ để “hồng vệ binh tàn phá sát hại khắp nơi, hủy hoại điên cuồng như những kẻ mất trí” (Trần Trường Giang – sđd. kỳ 8, tr. 44).
* Tần Thủy Hoàng ngại kẻ sĩ “lấy cái học riêng” ra đường, đến chỗ đông người “bàn bạc chê vua của mình để lấy danh, làm cho khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ dưới phỉ báng. Nếu như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút, ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn”. Tần Thủy Hoàng phán đúng (Sử ký Tư Mã Thiên – sđd. tr. 47-48). Còn Mao?
Mao muốn hạ thấp và xóa bỏ hình ảnh “kẻ sĩ”, chọn một trí thức điển hình, có uy tín ở ngay Bắc Kinh để “tế sinh” – đó là giáo sư Tưởng Nam Tường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục: “Đại cách mạng văn hóa vừa mới bắt đầu, Tưởng Nam Tường là người đầu tiên bị bức hại (…) do trên mình có “hai quân bài đen” là Bộ trưởng Giáo dục cao đẳng, kiêm hiệu trưởng trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng, nên tháng 8.1966 Tưởng Nam Tường đã bị bức cung suốt 3 ngày 3 đêm liền. Đại hội phê đấu quần chúng với thanh thế to lớn được mở đi mở lại liên tục. Có người thống kê tiết lộ, lúc cao điểm, việc thẩm vấn phê đấu đối với Tưởng Nam Tường mỗi ngày lên tới 27 lần (…).
Đến khoảng một năm sau (7.1967), Tưởng Nam Tường bị quy vào “phần tử xét lại” loạt đầu tiên, có thể chỉ tên phê phán trên báo chí trong toàn quốc” – bị tước đoạt tự do cá nhân và đưa vào khu Vệ Mậu ở Bắc Kinh để “giám hộ” (Mã Linh – Lý Minh: Hồ Cẩm Đào – con đường phía trước, NXB Minh Báo, Trung Quốc – Hồng Phương biên dịch, NXB Lao Động và Hương Thủy Bookstore ấn hành, Hà Nội 5.2011 – tr. 68-69). Những giảng viên do Bộ trưởng Tưởng Nam Tường tiến cử như “phụ đạo chính trị” Hồ Cẩm Đào đều bị ảnh hưởng, ghi “sổ đen”.
Lúc ấy Hồ Cẩm Đào (nguyên Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc từ 2002, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa nhiệm kỳ 2003-2013) đã “từ một hạt giống đỏ rớt xuống thành đứa con của bè lũ đen tối Tưởng Nam Tường” bị nêu tên lên báo chữ to, bị hô đả đảo, ghép vào “nanh vuốt của phái hữu”. (Mã Linh – Lý Minh, sđd. tr. 69)
* Tần Thủy Hoàng tra xét nhà Nho “có hơn 460 người phạm điều đã cấm, Thủy Hoàng sai chôn sống tất cả ở Hàm Dương, báo cho thiên hạ biết điều đó để làm răn. Lại sai đày ra biên giới nhiều người (nhà Nho) bị tội để đi thú” (Sử ký Tư Mã Thiên – sđd tr. 22). Còn Mao?
Mao giam cầm bức hại 552.877 trí thức (bị quy “hữu khuynh”) trong suốt 20 năm (xem thêm Kỳ 30: Lật lại hồ sơ chỉnh phong). Kỳ thị trí thức mới (tân học), Mao còn triệt phá “tư tưởng cũ” và đập bỏ những biểu tượng tín ngưỡng, đưa phong trào lên tới đỉnh Tuyết Sơn. Nhà văn Nguyễn Tường Bách trong chuyến hành hương Tây Tạng năm 2011, đã ghé qua tu viện cổ Tradun Tse (có lịch sử tạo lập từ hơn 1.300 năm nay), ghi lại tàn tích của cách mạng văn hóa còn in dấu ở đó “họ móc mắt của các tượng Phật, gạch chéo khuôn mặt của các ngài, hình như làm vội để kéo nhau đi nơi khác. Chúng tôi im lặng nhìn các tượng Phật đã bị hủy phá một cách thô bạo theo ngón tay chỉ của anh hướng dẫn kín tiếng. Những kẻ phá hoại còn lấy giấy báo dán lên mặt các tượng Phật, dường như không muốn ai nhìn thấy các vị. Các tấm giấy báo xưa cũ đó còn ghi ngày tháng phát hành cho ta biết chúng đã xảy ra trong thời gian nào” -Xem thêm Kỳ 17: Mổ bụng tượng Phật tìm vàng (Nguyễn Tường Bách – Đường xa nắng mới, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 2012, tr. 233).
Tần Thủy Hoàng “chuyên dùng bọn pháp quan (giữ việc xét xử), bác sĩ tuy có 70 người nhưng chỉ cho đủ số chứ không được dùng. Thừa tướng và các quan đại thần đều nhận được những điều đã quyết định xong”. Nhà vua “thích việc hình phạt chém giết để ra uy” và không muốn nghe nói đến sai lầm của mình, nên “cấp dưới thì sợ nép một bề, nói dối để được dung thân”(Sử ký Tư Mã Thiên – sđd. tr. 51).
Mao Trạch Đông cũng thích đọc những “báo cáo dối”, như của tỉnh ủy Hà Nam gởi lên, dám thổi phồng “thành tích hảo”: sản xuất hơn 18.500 tấn gang mỗi ngày ! Mao hài lòng, đưa Hà Nam lên điển hình trên Nhân dân nhật báo để cả nước học tập. Nhưng Cao Dương – Thứ trưởng Bộ công nghệ và giao thông đã trình lên Mao “báo cáo thật” về số lượng và chất lượng gang thép gian dối của Hà Nam. Thay vì điều tra thật hư, Mao lại lập tức quay ngược quy kết “báo cáo thật” của Cao Dương là ngọn gió độc mưu toan thổi ngã “ba ngọn cờ hồng”, bắt Cao Dương cùng vợ con đày đến Quý Dương (không cần xét xử).
* Tần Thủy Hoàng: chữ “Thủy” ở đây có nghĩa: “bắt đầu” (như trong : thủy tổ, nguyên thủy, thủy chung) – vậy Tần Thủy Hoàng nghĩa là “hoàng đế mở đầu (khai sáng)” nhà Tần (An Chi giải thích – Kiến thức ngày nay số 405, ngày 10.11.2011). Tần Thủy Hoàng nói:
– Trẫm là Thủy Hoàng đế, các đời sau cứ theo số mà tính: Nhị thế, Tam thế, đến Vạn thế truyền mãi mãi…
Nhưng đến đời thứ hai : Nhị thế (Hồ Hợi) bị bức tử, xin cùng vợ con làm dân thường, sống chung đụng với bọn “đầu đen” cũng chẳng được, phải tự sát. Đến đời thứ ba: Tam thế (Tử Anh) lên thay mới 46 ngày phải “buộc dây ấn vào cổ… ngồi trên một chiếc xe gỗ không sơn do một con ngựa trắng kéo (ngõ ý như báo tang) mang ấn phù của thiên tử đầu hàng Bái Công” – bị Hạng Tịch giết, đốt cung thất, làm cỏ thành Hàm Dương. Nhà Tần diệt (mới ba đời ngắn ngủi). Còn Mao?
Mao đã 8 lần tiếp hơn 11 triệu hồng vệ binh khắp nơi trong nước tụ về Bắc Kinh, đánh chiêng khua trống cả ngày đêm, tung hô: “Mao chủ tịch muôn năm” suốt hai tháng trời (10 và 11.1966). Và hô hào: “Đảng bất biến tu – Quốc bất biến sắc” – hiểu là: “Đảng không biến chất – Nước chẳng đổi màu” – nhưng Mao vừa nằm xuống, ngọn gió thời đại đã lật lịch sử sang trang khác và hé lộ dần dần nhiều tài liệu mật về “mặt trái” của Mao. Mao chẳng phải thần thánh, Mao là người với đầy đủ hỷ nộ ái ố, có bệnh ưa “sùng bái cá nhân” và có “bác sĩ riêng”! Nhất là có đầy tham vọng bá quyền truyền lại cho các thế hệ lãnh đạo ở Trung Nam Hải theo con đường của Mao đã vạch để thực hiện thủ đoạn xâm lược “lấy ngoài yên trong”:
“Xâm lược nước láng giềng là cách kiếm lợi nhưng chủ yếu là để tăng thêm uy thế. Đánh là cướp bóc mà cũng để đòi thêm cống nạp. Nhưng đánh cũng còn để ra oai, tỏ ra còn đủ sức trừng phạt những ai lăm le chống đối. Cho nên nhiều khi đánh là để mua danh. Sự thuần phục của chư hầu – nhiều khi chỉ là về danh nghĩa – cũng tăng thêm uy thế đối nội và đối ngoại, cứu vớt được thế suy sụp.
Đó là con đường lấy ngoài yên trong của hoàng đế” (Giáo sư Trần Đình Hượu). Công Kiên trích đoạn trên trong bài “Giáo sư Trần Đình Hượu – Người vạch trần chủ nghĩa Đại Hán”(Báo điện tử Nghệ An 6.7.2014) và bình như sau: “Chúng ta dễ dàng nhận thấy kết luận này không chỉ đúng với bản chất các triều đại phong kiến Trung Quốc mà còn đúng với bản chất của nước Trung Hoa ngày nay. Khi đang phải đối mặt với không ít vấn đề nảy sinh từ trong nước như bạo loạn ở khu tự trị Tân Cương, nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, sức ép về dân số… lập tức nhà cầm quyền Bắc Kinh tìm cách đẩy mâu thuẫn ra ngoài. Điều này thể hiện ở chỗ gây hấn với các nước làng giềng như tranh chấp biên giới với Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và các nước ASEAN…”.
Kỳ 78: Ấn Độ “cần có vũ khí hạt nhân để răn đe Trung Quốc”
Tại hội đàm với tổng thống Mỹ Bill Clinton cách đây 20 năm – vào 1994 – thủ tướng Ấn Độ P.V. Narasimha Rao một lần nữa khẳng định Ấn Độ vẫn tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình trước mưu đồ bành trướng của Trung Quốc….
Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao luôn chọn đường lối cứng rắn với Trung Quốc
Về phía Mỹ, Bill Clinton (nhiệm kỳ 1993 – 2001) nhắc: “chiến tranh lạnh cùng các chính sách ngoại giao vụng về đã chia rẽ Hoa Kỳ và Ấn Độ quá lâu (…)tôi nghĩ mình có cơ hội cũng như bổn phận cải thiện quan hệ Mỹ – Ấn”. Song rắc rối do “mâu thuẫn giữa một bên là nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn cản sự lan tràn của vũ khí hạt nhân – với một bên là định hướng của Ấn Độ nhằm phát triển loại vũ khí này, vì họ cho vũ khí hạt nhân là không thể thiếu để răn đe Trung Quốc” (Bill Clinton – My Life – Bản tiếng Việt: Đời tôi – Trần Hà và Phan Thanh Toàn dịch, 1375 trang, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội quý II-2007, tr. 841).
Định hướng trên của Ấn Độ được thủ tướng Narasimha Rao lặp lại một lần nữa qua hội đàm với tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm Mỹ giữa thập niên 1990 làm Nhà Trắng không mấy vui vẻ, song cuối cùng Bill Clinton cũng ghi nhận:
“Người Ấn Độ cho rằng tiếp tục chương trình hạt nhân là quyền chính đáng của mình và quyết tâm không để Hoa Kỳ can thiệp (…) dù không giải quyết được các bất đồng (về hạn chế vũ khí hạt nhân) song thủ tướng Rao và tôi cũng đã mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ – Ấn mà sau đó ngày càng thân thiện hơn”.
Những rò rỉ thông tin về hội đàm (giữa Clinton và Narasimha Rao) cho biết Ấn Độ kiên quyết nắm trong tay vũ khí hạt nhân để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc trên đường phục hồi chủ nghĩa Đại Hán do Mao Trạch Đông phát động và các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải kế tục.
Văn kiện của Bộ ngoại giao Việt Nam 4.10.1979 cũng chỉ rõ: “Trung Quốc đã muốn chiếm đất đai của Ấn Độ và thực tế đã chiếm một bộ phận đất đai của Ấn Độ trong cuộc chiến tranh năm 1962”. Qua năm sau (1963), Mao Trạch Đông đào sâu thêm hố chia rẽ giữa Ấn Độ và Pakistan (vốn tranh chấp trường kỳ về chủ quyền của hai bên đối với vùng đất Kashmir) bằng thủ đoạn “nhường” Pakistan “ 300 ki-lô-mét vuông lãnh thổ hiện đang thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc” (theo hiệp định biên giới Pakistan – Trung Quốc ký ngày 2.3.1963 tại Bắc Kinh).
Thủ đoạn đó của Mao Trạch Đông bị chính phủ Ấn Độ lên tiếng phản đối: “Trung Quốc và Pakistan đều không có quyền ký hiệp ước biên giới liên quan đến lãnh thổ mà theo luật pháp thuộc vùng đất của Ấn Độ” (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tài liệu đã dẫn Kỳ 58, tr.244).
Trở lại chuyện “vũ khí hạt nhân”:
* Về phía Mỹ:
Một số quốc gia không tự mình sản xuất và sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng được Mỹ chia sẻ để quản lý loại vũ khí nguy hiểm này, như Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Bỉ. Nước Anh là quốc gia đầu tiên trong số các thành viên NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương với cơ quan quyền lực cao nhất gồm các Bộ trưởng Quốc phòng) tuyên bố đồng ý để “Mỹ đặt 160 tên lửa hạt nhân tại hai sân bay cách thủ đô Luân Đôn 97km” (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tài liệu đã dẫn, tr.313). Sẽ còn quốc gia nào trên thế giới nhận thêm “tài trợ đặc biệt” vũ khí hạt nhân Mỹ những thập niên tới?
* Về phía Trung Quốc:
Hội đàm với thủ tướng Australia Gough Whitlam (dài 100 phút) vào một chiều tháng 11.1973 tại Trung Nam Hải, Mao đã phát biểu Mao “không bận tâm” trước phản đối của cộng đồng quốc tế về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân do Trung Quốc đang tiến hành. Buổi tiếp kiến có mặt thủ tướng Chu Ân Lai và Chu Ân Lai đã ghi chép đoạn đối thoại giữa Mao và Gough Whitlam được Trần Trường Giang trích lại trong “Mười năm cuối đời của Mao Trạch Đông” (sđd Kỳ 8, tr. 289):
Gough Whitlam nói:
– Tôi luôn phản đối Trung Quốc thử vũ khí hạt nhân
- Vấn đề mà ngài đề cập đến chúng tôi không bận tâm !
Vị thủ tướng này (Gough Whitlam) nói rằng các nước như Australia, Nhật Bản và các quốc gia khác đều phản đối Trung Quốc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Mao Chủ tịch nói rằng: “Đó là việc làm theo phép cần thiết (việc làm lấy lệ)”.
Tại sao Trung Quốc lạnh lùng xúc tiến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, mặc cho phản ứng của cộng đồng quốc tế, đe dọa an ninh các nước láng giềng, mà Ấn Độ lại không thể? Ấn Độ tiếp tục “vận hành kỹ thuật” để khép kín quy trình hạt nhân đã định của mình… Và, nửa năm sau cuộc gặp giữa Mao Trạch Đông và Gough Whitlam, lần đầu tiên Ấn Độ thử nghiệm thành công bom nguyên tử ngày 18.5.1974, trở thành quốc gia thứ sáu trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân (cùng Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc) – sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trong trận chiến vốn được cảnh báo sẽ “không có kẻ thắng người thua”, mà chỉ còn lại những hồn ma đây đó…
No comments:
Post a Comment