Wednesday, September 30, 2015

Biển Đông: tuyên bố và hành động

Biển Đông: tuyên bố và hành động

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-09-30
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vạch trần Trung Quốc trên báo Mỹ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vạch trần Trung Quốc trên báo Mỹ
 Báo Người Lao Động
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày 28 và 29 tháng 9 vừa qua khi có mặt tại New York để tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã có những tuyên bố công khai về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Ông cũng tố cáo hoạt động cải tạo xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc hiện nay tại đó là vi phạm luật pháp quốc tế.
Nhận định của giới chuyên gia về những phát biểu đó của chủ tịch nước Việt Nam ra sao? Và từ lời nói, chính quyền Hà Nội cần có những hành động gì nữa để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
Nhận định
Ngay sau khi có tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được truyền thông Hoa Kỳ loan đi hôm 22 tháng 9 liên quan chủ quyền tại Biển Đông cũng như hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và các công trình trên đó, dư luận tại Việt Nam cho rằng lãnh đạo Việt Nam hiện nay phải có phản bác chứ không chỉ để cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng như bấy lâu nay.
Tuyên bố về chủ quyền Biển Đông cũng như lên án việc Trung Quốc cải tạo, xây dựng các bãi đá chiếm của Việt Nam thành những đảo nhân tạo với căn cứ kiên cố trên đó mà chủ tịch nước Trương Tấn Sang đưa ra được cho đáp ứng được yêu cầu vừa nêu.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, cho biết quan điểm của ông sau khi nghe phát biểu của chủ tịch Trương Tấn Sang tại New York:
“ Đúng là lịch sử xưa nay có những bằng chứng chứng nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thế nhưng Trung Quốc vẻ đường lưỡi bò chiếm cả Biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa. Cố nhiên thay mặt nhà nước, chủ tịch nước phải tuyên bố rõ ràng đó là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việc vẽ ra đường lưỡi bò thì không có giá trị gì về pháp lý.”
Có một điều rất đáng tiếc là thay vì chủ tịch Trương Tấn Sang trả lời cho các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài; tại sao không nhân dịp khi phát biểu tại Liên hiệp quốc- nhân diễn đàn của Liên hiệp quốc trước mặt mấy ngàn quan chức và hằng trăm nguyên thủ các quốc gia trên thế giới, để tái khẳng định Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam
Ô.Đinh Kim Phúc
Nguyên lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, ông Dương Danh Dy, cũng có những đánh giá tích cực về phát biểu chủ quyền của chủ tịch Trương Tấn Sang:
“ Theo tôi ông Trương Tấn Sang trả lời như thế là đúng, đúng với tư cách người chủ tịch nước. Trung Quốc toàn nhận bậy của họ thì phải đập lại thôi. Tôi hoan nghênh phát biểu của ông Trương Tấn Sang, bởi vì Tập Cận Bình là chủ tịch nước nói thì chủ tịch nước Việt Nam phải đáp lại. Theo tôi là đúng đắn, đúng mức thôi. Chuyện không có gì lạ cả.
Việc mà Việt Nam được sự đồng tình của các nước trong khu vực, các nước lớn, các nước trên thế giới là vì Việt Nam đại diện cho chính nghĩa, Việt Nam phát ngôn đúng thôi.”
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc là một trong những người có ý kiến cấp lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam phải lên tiếng đáp trả lại tuyên bố của ông Tập Cận Bình khi nói về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Và sau khi nghe phát biểu của chủ tịch Trương Tấn Sang, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc có nhận định:
“ Tôi đánh giá đây là một phản ứng hết sức nhanh nhẹn của Bộ Ngoại giao, cũng như của lãnh đạo với tầm vóc là nguyên thủ của Việt Nam hiện nay. Nhưng tôi thấy có một điều rất đáng tiếc là thay vì chủ tịch Trương Tấn Sang trả lời cho các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài; tại sao không nhân dịp khi phát biểu tại Liên hiệp quốc- nhân diễn đàn của Liên hiệp quốc trước mặt mấy ngàn quan chức và hằng trăm nguyên thủ các quốc gia trên thế giới, để tái khẳng định Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam. Tôi thấy đó là cách hay nhất nhưng Việt Nam đã bỏ qua một cơ hội. Nhưng dù sao tôi cũng đánh giá phản ứng của Việt Nam như thế là tốt.”
Báo tiếng Trung Quốc xuyên tạc, bôi nhọ phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại LHQ (theo VTC News)
Báo tiếng Trung Quốc xuyên tạc, bôi nhọ phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại LHQ (theo VTC News)

Việc cần làm
Thông tin cho biết trong thời gian sắp đến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sang thăm Việt Nam. Theo nhiều người thì đây là một dịp để chính quyền Việt Nam nêu vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ra với ngưới đứng đầu chính phủ và đảng cộng sản Trung Quốc.
Ông Dương Danh Dy tin tưởng các vị lãnh đạo chính quyền Hà Nội sẽ thực hiện điều này:
“ Theo tôi chuyện chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông là điều khẳng định. Có thể nói 99% dân Việt Nam hoàn toàn nhất trí trong vấn đề đó. Thái độ của mọi người đối với Trung Quốc trong vấn đề đó đều nhất trí; chỉ có điều trong việc đối xử với Trung Quốc ( như tôi đã nói nhiều lần rồi) là một nước láng giềng lớn vừa giáp ta ở trên bộ, vừa giáp ta trên biển nên chúng ta đối xử phải khôn khéo như cha ông chúng ta ngày xưa, thế thôi. Kết hợp với tình hình mới hiện nay, chúng ta phải đối xử sao cho phải, vẫn giữ được chủ quyền của mình, vẫn giữ được hòa khí, không để xảy ra chiến tranh.
Theo tôi luật pháp và dư luận quốc tế thì Việt Nam cũng phải dùng nhưng với Trung Quốc thì không ăn thua đâu! Chơi với Trung Quốc, một nước lớn nhưng nhỏ bụng, bầy nhầy, đủ mọi trò nên mình phải linh hoạt. Tôi tin vấn đề này ban lãnh đạo Việt Nam đủ tài, đủ sức để biết xử lý như thế nào. Tôi hoàn toàn tin tưởng những người cầm quyền Việt Nam hiện nay cũng như nối tiếp.”
Chỉ có điều trong việc đối xử với Trung Quốc là một nước láng giềng lớn vừa giáp ta ở trên bộ, vừa giáp ta trên biển nên chúng ta đối xử phải khôn khéo như cha ông chúng ta ngày xưa, thế thôi. Kết hợp với tình hình mới hiện nay, chúng ta phải đối xử sao cho phải, vẫn giữ được chủ quyền của mình, vẫn giữ được hòa khí
Ông Dương Danh Dy
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng trong vấn đề chủ quyền tại khu vực Biển Đông, Việt Nam có đủ bằng chứng và lý lẽ để đưa ra với phía Trung Quốc nhằm thu hồi lại những đảo đã mất. Ông nói:
“ Tôi chưa biết những người lãnh đạo của tôi nói thế nào; nhưng theo ý riêng cá nhân tôi thì Trung Quốc chẳng có gì pháp lý để bá chiếm Biển Đông, thì trong hội đàm phải nói rõ ra chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa đã có lịch sử từ lâu rồi. Thế còn ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc thì nên thu lại thôi, không có giá trị gì về pháp lý.
Chỉ có những biện pháp về lý lẽ, về lịch sử và được thế giới ủng hộ quan điểm của chúng tôi. Chứ còn làm gì nữa rất khó nói vì chẳng lẽ chúng tôi đi gây chiến tranh với Trung Quốc sao! Không nói được đâu. Cả thế giới ủng hộ quan điểm của chúng tôi đúng.”
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đưa ra ý kiến Hà Nội không thể tiếp tục mơ hồ về vấn đề ý thức hệ cộng sản để rồi bị Trung Quốc chiếm biển đảo của đất nước:
“ Đối với chuyến đi thăm của Tập Cận Bình sắp tới đây, các nhà lãnh đạo Việt Nam nên cứng rắn, bàn bạc thẳng với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền của Việt Nam. Và mặt khác nếu Trung Quốc cứ khăng khăng là chủ quyền của họ thì chúng ta nên đề nghị họ ra tòa. Trung Quốc không bao giờ đồng ý ra tòa. Trước đây trong thời kỳ thuộc Pháp, Pháp cũng đã nhiều lần đề nghị đưa ra tòa án để phân xử về chủ quyền trên Biển Đông, và Trung Quốc từ chối. Vì các hòn đảo này không phải của Trung Quốc, họ rất sợ ra tòa. Do đó họ muốn tranh thủ bằng hợp tác song phương, bằng ngoại giao song phương để dùng thế nước lớn, dùng nền kinh tế mạnh để áp đảo các nước nhỏ trong khu vực Đông Nam Á.
Có một điều tôi cũng muốn phát biểu thật lòng và mong muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam phải nhìn vào tương lai của Việt Nam. Ngày nay ý thức hệ không giải quyết được độc lập, tự do. Ý thức hệ không giải quyết được vấn đề phát triển của đất nước. Quyền lợi của quốc gia, dân tộc là tối thượng.”
Giới nghiên cứu quốc tế hầu hết đều chỉ ra âm mưu muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Họ chỉ ra rằng Trung Quốc thiếu chứng cứ lịch sử nên sử dụng sức mạnh quân sự và cố tình làm thay đổi hiện trạng càng nhanh càng tốt. Chính sách được gọi là ‘vết dầu loang/tằm ăn dâu/lát cắt salami’ được Trung Quốc kiên trì áp dụng với ý đồ đặt thế giới trước sự đã rồi.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong phát biểu tại Hội Châu Á ở New York hôm 28 tháng 9 vừa qua rằng Việt Nam muốn giải quyết vấn đề thông qua luật pháp quốc tế và đó là cách duy nhất.

No comments:

Post a Comment