Giữa lưu đài cưỡng bức và nền dân chủ
Tin lớn nhất trong tuần qua liên quan đến giới blogger là vào ngày 19 tháng 9, bà Tạ Phong Tần, một tù nhân chính trị, một blogger nổi tiếng bứơc thẳng từ trại giam tại Việt nam sang Hoa Kỳ.
Đây không phải lần đầu tiên những nguời tù chính trị Việt nam được đối xử như vậy. Giáo sư Đòan Viết Họat, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải,… đều có những hành trình bị bắt buộc phải lưu vong như thế.
Blogger Thanh tôn gọi họ là bước thẳng ra vinh quang từ chốn lao tù.
Trong bài Cờ người blogger Cánh Cò đặt câu hỏi: Trên thế gian này có nước nào trừng phạt người dân của mình bằng cách tống khứ họ ra khỏi nhà tù đi thẳng ra sân bay đến một nước khác tiếp tục “chống phá” nhà nước?
Với nhan đề của bài viết, tác giả ngầm chỉ rằng những người tù chính trị được nhà cầm quyền Việt nam sử dụng như những quân cờ để trao đổi dù họ cũng cùng nòi giống nhưng những người đang cai trị đất nước vậy.
Cũng xung quanh hành trình lưu đài của những người tù chính trị, trên trang blog Việt báo có bài của tác giả Tâm Việt mang câu hỏi: Hà nội tính gì khi tạm đình chỉ bản án của Tạ Phong Tần? Bài viết nhận xét cái cách buộc những người tù chính trị phải lưu vong là Một lối áp dụng công lý rất đặc sắc, họ gọi là nhà nước pháp quyền.
Họ ở đây là đảng cộng sản đang cầm quyền tại Việt nam.
Tác giả cho rằng chính quyền Hà nội làm thế để giải quyết những đòi hỏi ngặt nghèo của đối tác chính trị và kinh tế mới là nước Mỹ. Mặt khác Hà nội vẫn nắm đằng cán, tức là những người bị trục xuất vẫn là những người tù, nếu có về nước thì họ dễ dàng bị bắt lại. Mà những người ra đi mà có họat động chống đối thì họ sẽ tìm cách làm áp lực đến người thân ở trong nước, một cái cách mà tác giả bài viết gọi là một sự trừng trị kiểu tru di tam tộc.
Trong phần cuối của bài viết, tác giả lên tiếng kêu gọi bỏ những hòai nghi từ cộng đồng người Việt ở hải ngọai khi đón nhận những tù nhân chính trị đã từng có quá khứ cộng sản như bà Tạ Phong Tần. Tâm Việt khuyên những người Việt ở hải ngọai hãy vượt lên trên những ngờ vực định kiến thường tình để nhìn ra sự can đảm của những nhà họat động dân chủ bị bắt bớ trong nước.
Quan sát cảnh đồng bào hải ngọai đón bà Tạ Phong Tần, blogger, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc viết:
Những người tranh đấu cho tự do và dân chủ ở Việt Nam không cô đơn. Họ có thể một mình đối diện với bạo quyền, nhưng họ không cô đơn. Đâu đó, vẫn có những người ủng hộ họ, tranh đấu cho họ, và cuối cùng, cứu thoát họ.
Những người tranh đấu cho tự do và dân chủ ở Việt Nam không cô đơn. Họ có thể một mình đối diện với bạo quyền, nhưng họ không cô đơn. Đâu đó, vẫn có những người ủng hộ họ, tranh đấu cho họ, và cuối cùng, cứu thoát họGiáo sư Nguyễn Hưng Quốc
Chỉ mong, khi được tự do, họ vẫn tiếp tục theo đuổi lý tưởng tranh đấu để tiếp tục là những biểu tượng của sự bất khuất.
Một lý do được ông đưa ra để giải thích chính sách lưu đày hải ngọai cưỡng bức của những người cộng sản là họ sợ sự ảnh hưởng của những người tù chính trị nếu như cho họ tự do mà vẫn ở trong nước.
Có hay không sự thay đổi của nền chính trị Việt nam?
Chuyện thả tù chính trị tại Việt nam theo cách thức đặc biệt như trên cũng được một tác giả nước ngòai để ý đến là ông Zachary Abuza, một chuyên gia về chính trị Đông Nam Á. Ông viết một bài về vấn đề đàn áp chính trị tại Việt nam, bài của ông được dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên nhiều trang của các blogger Việt nam. Trong bài này ông thống kê thấy trong năm 2015 chỉ có hai nhà họat động xã hội và dân chủ bị bắt, nhưng ông cho là điều đó không có nghĩa là chuyện đàn áp ở Việt nam được nhẹ đi, mà nó được nhà cầm quyền Việt nam thực hiện một cách tinh vi hơn. Trong sự tinh vi đó ông cho rằng những người cộng sản chưa chắc đã sợ hãi nội dung mà những nhà họat động trình bày, cái mà họ sợ là sự tổ chức của những nhà họat động ấy.
Như để minh chứng cho nhận xét của ông Zachary, chỉ mấy ngày sau khi bà Tạ Phong Tần đến Hoa Kỳ, một cựu tù chính trị khác là ông Trần Anh Kim bị bắt giữ. Tiếp đến là một nhóm các nhà họat động truyền thông độc lập mang tên Lương Tâm TV bị đàn áp.
Từ một góc nhìn khác blogger Kami lại cho rằng chặng đừơng dân chủ hóa Việt nam hãy còn dài nhưng đã có những tiến bộ thực chất trong mấy năm qua. Nguyên nhân của tiến bộ đó, theo blogger Kami có một phần lớn từ chính ý thức của những người cộng sản, nhưng cũng có sự đóng góp từ vai trò của những nhà họat động dân chủ và xã hội trong những năm qua. Ông viết:
Nền chính trị của Việt nam đến hôm nay đã có sự thay đổi đáng kể. Tuy rằng thành tích này có được phần lớn là nhờ sự tự "diễn biến" của Đảng CSVN theo xu hướng xích lại gần các giá trị văn minh của nhân loại, song vai trò của phong trào đấu tranh dân chủ cũng có phần tác động không nhỏ vào kết quả này. Nếu không muốn nói là họ đã làm sứ mệnh mang tính tiên phong.
Những gì hiện có trên con đường phải đi?
Đó là ngập lụt như chưa từng có trên đường phố Sài gòn và Hà nội trong tuần qua.
Nhìn cảnh một người đàn ông bực bội bỏ chiếc xe hơi trong dòng nước lũ của phố phường nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh viết bài Người Việt cố giàu lên để làm gì?
Tuấn Khanh thấy rằng nhiều người Việt mong muốn và khao khát làm giàu trong mấy chục năm qua,
Nhưng rồi sự giàu có đó, sự tách biệt hãnh tiến đó bất chợt vỡ toang như những chiếc bong bóng xà phòng khi cơn mưa đem lụt lội đến. Họ nhận ra rằng mặt bằng cuộc sống không an sinh, không có gì cân bằng với giáo dục. Môi trường, an ninh... Mọi hợp đồng bảo hiểm chỉ là trò tận thu chứ không hề cứu rỗi lúc tai ương. Mọi lời hứa vĩ đại trôi qua năm tháng, chìm vào hiện thực.
Và rồi Tuấn Khanh nói tiếp là họ lặng lẽ gói ghém đi xa, rời bỏ nước Việt nam do những nguời cộng sản đang cai trị, đến các quốc gia đựoc xem là có một ý thức hệ đối nghịch với đảng cộng sản. Mà trong số những người gói ghém ra đi đó có không ít những người cộng sản, những người cầm quyền, mà tài sản tích góp được không ít đến từ sự nhũng lạm, như blogger Cánh cò mô tả trong bài viết mang tên Sự lương thiện giả vờ.
Trang Triết học đường phố thì bảo rằng đừng đánh giá đất nước qua vẻ giàu sang của một nhóm người đó, vì đất nước không phải chỉ một mình họ.
Nhìn mặt nước của cơn lũ giữa phố, blogger Viết từ Sài gòn lại nhận thấy sự tương đồng với sự ngập úng và thối nát của tinh thần. Mà tinh thần ấy lại thường được các nhà lãnh đạo nói đến qua mỹ từ là đỉnh cao trí tuệ.
Sự ngập úng hiện tại không còn là chuyện của mưa, chuyện của thành phố hay cống rãnh mà là chuyện ngập úng của cả một hệ thống tư tưởng mục ruỗng, thối nát.
Khi tư tưởng, trí tuệ đã thối nát, thì mọi sự thối nát, ngập úng khách chỉ là biểu hiện bên ngoài. Hiện trạng việt Nam đang là thảm trạng của thối nát và ngập úng, càng ngập úng thì càng tự coi mình là đỉnh cao trí tuệ!
Đó cũng là điều nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho là Xã hội bề ngòai có phát triển nhưng bên trong đầy ung nhọt.
Cùng lúc với những trận lũ trong phố, người ta lại đuợc biết đến hàng lọat con em các vị lãnh đạo cao cấp được thăng quan tiến chức. Blogger Nguyễn Hữu Vinh điểm lại danh sách ngày càng dài con cháu của các vị bí thư tỉnh, thành phố, Thủ tướng,…và viết rằng chủ nghĩa lý lịch, đồng hành với cuộc đấu tranh giai cấp do đảng cộng sản phát động không hề chấm dứt, nó làm cho công dân Việt nam sống trong một xã hội bất bình đẳng từ chuyện thi cử cho đến bất bình đẳng trước pháp luật.
Trong sự bất bình đẳng đó Tiến sĩ Alan Phan cho rằng tầng lớp cầm quyền đang hưởng lợi và có vẻ như không hề muốn thay đổi. Lời nhận xét về hiện trạng Việt nam của ông giống như sự thảng thốt.
Trong khi chúng ta sẵn sàng thay đổi để cùng xây dựng một hợp tác bền vững và chân thật, dường như đối tác của chúng ta không bao giờ muốn thay đổi. Họ đang quá ‘hạnh phúc với quyền lực và quyền lợi’; và nếu cần, chỉ thay đổi vài câu tuyên bố cho phù hợp với những lời cầu xinTiến sĩ Alan Phan
Trong khi chúng ta sẵn sàng thay đổi để cùng xây dựng một hợp tác bền vững và chân thật, dường như đối tác của chúng ta không bao giờ muốn thay đổi. Họ đang quá ‘hạnh phúc với quyền lực và quyền lợi’; và nếu cần, chỉ thay đổi vài câu tuyên bố cho phù hợp với những lời cầu xin.
Đi tìm sự thay đổi
Có thể trong một chừng mực nào đó blogger Kami có lý trong nhận xét lạc quan về hiện trạng của chính trị Việt nam hiện nay, khi ông cho rằng đã có tiến bộ trong vài năm qua. Những tiếng nói thẳng thắn liên quan đến ý thức hệ của đảng đã vang lên tuy chưa được loan đi bởi hệ thống truyền thông của nhà nước, mà hãy còn giới hạn trên không gian blog.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai chính thức yêu cầu xóa bỏ mô hình cai trị hiện nay trong một bức thư gửi hai ông Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch nước.
Trang Bauxite Việt nam thì nói thẳng sự e ngại của nhà cầm quyền trong việc ban hành bộ luật về lập hội chính là ý thức hệ của họ:
Xin thưa: đó chính là bản chất chuyên chính của chủ nghĩa cộng sản. Để cho người dân tỉnh thức về quyền tối thiêng liêng được làm người thì còn gì gọi là quyền của tập thể độc tài ngự trị trên dân và “phân phối” lợi ích với nhau trên lưng dân chúng nữa? Nguy hiểm lắm. Bởi vậy, có thể tin tháng 10 tới đây Quốc hội sẽ thông qua được một đạo luật về quyền lập Hội đúng nghĩa là quyền tự do lập hội hay không?
Cũng trên trang Bauxite Việt nam tác giả Nguyễn Quang Dy cho rằng chính trong sự bế tắc hiện nay phải nhìn ra những cơ hội để đưa dân tộc đi lên chứ đừng để những cơ hội lại trôi qua như nhiều lần trong lịch sử hiện đại của Việt nam.
Để xua tan nỗi sợ hãi phải thay đổi để tiến đến một xã hội đa nguyên, luật sư Nguyễn Văn Đài, một mặt thừa nhận rằng trong giai đọan đầu của nền dân chủ có thể sẽ có bất ổn, nhưng ông viết tiếp là chúng ta cần phải hiểu rằng mọi bất ổn và rối loạn xã hội đều đã được ươm mầm, nuôi dưỡng từ trong xã hội độc đảng toàn trị trong suốt nhiều thập kỷ. Bởi các chế độ toàn trị cai trị xã hội bằng cảnh sát, an ninh, luật rừng và gây ra nỗi sợ hãi trong xã hội.
Vì thế càng không nên kéo dài sự cai trị độc đảng tòan trị.
Nhưng nguyên nhân lớn nhất, và cũng là mục tiêu lớn nhất, như blogger Kami viết, đó là Không có gì là không thể và dân chủ cũng thế.
No comments:
Post a Comment