Vụ nổ Thiên Tân: Cuộc mặc cả giữa Giang Trạch Dân
và Tập Cận Bình (Phần 1)
Cập nhật lúc 24-09-2015 21:39:35 (GMT+1)
Tro tàn từ vụ nổ khủng khiếp xảy ra tại thành phố Thiên Tân vào ngày 12/ 8đã dần nguội lạnh... Tro tàn từ vụ nổ khủng khiếp xảy ra tại thành phố Thiên Tân vào ngày 12 tháng 8 dường như đã dần nguội lạnh theo dư luận, nhưng những dây mơ rễ má xung quanh cuộc mặc cả giữa tập đoàn Giang Trạch Dân và các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình vẫn còn âm ỉ. Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ là một trong những nhân vật có dính dáng đến sự kiện này. Doanh nghiệp liên đới trực tiếp đến vụ nổ – công ty Quốc tế Thụy Hải – được cho là nằm dưới quyền thao khống của gia quyến ông ta. Địa bàn vụ nổ lại nằm ở tân khu Tân Hải, lại là khu vực mà ông Trương Cao Lệ đã dốc “toàn lực phát triển” trong thời gian còn đương chức Bí thư Thành ủy thành phố Thiên Tân. Triệu Tấn – con trai của nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô Triệu Thiếu Lân được cho là “dù ít hay nhiều” cũng dính dáng đến, họ Triệu có thể xây dựng một vương quốc bất động sản khổng lồ ở Thiên Tân, nhưng đứng đằng sau vẫn là Trương Cao Lệ. Quan hệ giữa Trương Cao Lệ và vụ nổ Thiên Tân đã được truyền thông Hồng Kông mổ xẻ. Ngày 23 tháng 8, tờ Apple Daily dẫn lời người cung cấp tin tại Bắc Kinh cho hay, suốt trong đêm xảy ra sự kiện, Tập Cận Bình đã triệu tập hội nghị thường ủy, cho thấy cơ quan liên đới trực tiếp – công ty xuất nhập khẩu Quốc tế Thụy Hải có một cái ô bảo hộ khá lớn. Ông trùm nắm giữ địa bàn Thiên Tân Trương Cao Lệ vốn nằm trong Ủy ban thường vụ Bộ chính trị, là một nhân vật có tiếng tăm trong hệ thống Giang phái. Nhưng nếu lật lại lý lịch của nhân vật này, thì ông Trương vốn xuất thân từ công nhân sau đó đã dần dần leo lên đến vị trí cao như ngày hôm nay. Tất cả đều dựa vào việc bước theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, dần dần trở thành tâm phúc của phe Giang. Trong những sự kiện phát sinh gần đây, ông Trương không ngừng ra mặt thay cho Giang Trạch Dân, khiến cho vai trò “nanh vuốt” của ông ta trong cuộc đọ sức kịch liệt giữa hai họ Tập – Giang lại càng thêm được chú ý. Ngoài ra, vụ nổ Thiên Tân còn được Giang Trạch Dân lợi dụng để “cò kè bớt một thêm hai” với Tập Cận Bình, và ông Tập Cận Bình đã đáp trả bằng biện pháp giam lỏng Giang. Vụ nổ này đã gây ra rất nhiều thiệt hại không thể tính toán được về phương diện môi trường sinh thái cũng như kinh tế. Mỗi lần đụng phải sự cố gì nghiêm trọng, đầu tiên các “quan viên” trong chính phủ đều phong tỏa tin tức, khống chế dư luận, tung lời dối trá về những con số thiệt hại sao cho đến mức “nhỏ nhất” nhằm giữ chiếc mũ ô sa ở trên đầu. Trước mắt, các cơ cấu chính quyền thành phố Thiên Tân đã nhận được “phong khẩu lệnh” (lệnh bịt miệng), tất cả những tin tức liên quan đến sự kiện này đều phải do ban tuyên truyền của thành phố Thiên Tân công bố, cơ quan các cấp không được tự ý trả lời phỏng vấn của truyền thông, bởi cư dân sinh sống xung quanh khu vực này là rất đông, vụ nổ đã mang lại ảnh hưởng vô cùng lớn đối với xã hội. Trương Cao Lệ là nhân vật then chốt trong sự kiện Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ nhân vật then chốt của phe phái Giang Trạch Dân trong vụ nổ ở Thiên Tân (Ảnh: Epoch Times) Những bí ẩn xung quanh cánh gà sự “phát triển” của tân khu Tân Hải dưới thời Trương Cao Lệ Sự phát triển vũ bão của Tân khu Tân Hải có quan hệ trực tiếp đến bàn tay của Trương Cao Lệ, ông ta từ năm 2007 đã bắt đầu nhậm chức Bí Thư thành ủy Thiên Tân trong vòng 5 năm, rồi được thăng lên chức vào Thường vụ Bộ Chính trị. Truyền thông của Đảng nói rằng, mặc dù kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại trong thời gian này, nhưng GDP của Thiên Tân vẫn tăng trưởng 16.5% trong 5 năm. Theo các cư dân mạng Thiên Tân tiết lộ, Bí thư tiền nhiệm (trước ông Trương Cao Lệ) là Trương Lập Xương đã đưa Thiên Tân đến con đường “nông thôn hóa thành thị, làng xã hóa phố phường, lãnh đạo vô văn hóa, bá tánh rất dễ thương (nghe lời)!”. Sau khi ông Trương Cao Lệ ngồi vào ghế, kinh tế của Thiên Tân lại phát triển đến mức cực đoan. Tháng 5 năm 2007, tân bí thư Thành ủy ngồi chưa nóng ghế Trương Cao Lệ đã xúc tiến việc phát triển Tân khu Tân Hải. Ban lãnh đạo phát triển dự án Tân khu Tân Hải đương thời gồm có tổ trưởng Trương Cao Lệ, tổ phó ngoài Đới Tương Long ra còn có Dương Đống Lương và Hoàng Hưng Quốc. Ông Trương vào ngày 29 tháng 5 năm ấy đã từng đọc bản báo cáo mang tựa đề “Tiến một bước tăng tốc mở cửa phát triển Tân khu Tân Hải” trong Đại hội đại biểu lần thứ IX của thành phố Thiên Tân, yêu cầu các cơ quan chính quyền xem việc tăng tốc mở cửa phát triển Tân khu Tân Hải là một công việc vô cùng trọng yếu trong tất cả các công tác của toàn thành phố. Sau đó “Tiến một bước tăng tốc mở cửa phát triển Tân khu Tân Hải” lại trở thành đề tài rộn ràng trong các báo cáo qua hai kỳ đại hội đảng của thành phố. Lúc đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có quy hoạch, đem Bắc Kinh – Thiên Tân – Tân khu Tân Hải làm trục phát triển chung, lấy trục Kinh Tân Dực làm vùng trung tâm, lấy Liêu Đông, bán đảo Sơn Đông làm vùng đệm cho chiến lược phát triển vùng kinh tế vịnh Bột Hải. Được biết, Trương Cao Lệ trong khi xúc tiến mở cửa phát triển Tân khu Tân Hải đã để lại vô số những hạng mục bỏ không, vất không 60 tỷ tại khu thương vụ vịnh Hưởng Loa – hạt nhân phát triển kinh tế tổng quan của Tân khu Tân Hải. Mạng Hoàn Cầu đã hình dung “khắp nơi vườn không nhà trống như thành phố ma”. Tập đoàn đầu tư xây dựng nhận thầu dự án ở tân khu Tân Hải đã phải gánh một khoản nợ khổng lồ, nguyên chủ tịch công ty đầu tư Thái Đạt ở thành phố Thiên Tân Lưu Huệ Văn đã tự sát vào tháng 4. Tháng 2 năm ngoái, thành phố Thiên Tân đã thiếu nợ hơn 5000 tỷ, thực tế mọi thứ đã phá sản, dẫu ngày nay có truy cứu đi nữa cũng đã quá muộn rồi. Thông qua vụ nổ lần này, người ta có thể nhìn thấy rõ rõ ràng ràng rằng: thành phố Thiên Tân trong quá trình theo đuổi sự phát triển đã không ngại gạt bỏ vấn đề an toàn môi trường. Ví như điểm phát nổ cách khu dân cư chỉ có 500 mét, nhưng theo tiêu chuẩn ít nhất cũng phải là 1000 mét. Trên đây đều là những hành vi bề mặt của Trương Cao Lệ. Trong những năm 90, Trương Cao Lệ từng đảm nhận chức Bí thư Thành ủy Thẩm Quyến, ông ta đã gả người con gái nuôi Lý Hiểu Yến cho con trai lớn của Lý Hiền Nghĩa là Lý Thánh Bát. Sau đó, một mình Lý Hiền Nghĩa đã mặc sức tung hoành trong ngành công nghiệp pha lê, phụ kiện xe hơi, cao su, năng lượng mặt trời, vật liệu xây dựng, địa ốc, cổ phiếu – tài chính, công nghệ thông tin, siêu thị tự động, trong đó quy mô của ngành công nghiệp pha lê đứng thứ 3 trên thế giới, nâng đỡ cho người con trở thành “pha lê đại vương”. Năm 2009, Lý Hiền Nghĩa đã có tên trên bảng danh sách tỷ phú Trung Quốc do tạp chí Forbes bình chọn với tổng số tài sản lên đến 5.22 tỷ tệ, đứng thứ 118 trong danh sách. Lý Hiền Nghĩa còn là ủy viên Chính hiệp toàn quốc, Thường vụ Chính hiệp tỉnh Phúc Kiến. Năm 2010, ông ta được bầu chọn là “doanh nhân đứng đầu có ảnh hưởng đến Thẩm Quyến trong 30 năm”. Con trai của Lý Hiền Nghĩa, Lý Thánh Bát không chỉ là cổ đông lớn nhất của pha lê Tín Nghĩa, ông ta còn là chủ tịch của 17 công ty niêm yết tại Hồng Kông, hiện là chủ tịch tập đoàn đầu tư Tín Nghĩa. Trước khi nhậm chức Bí thư Thành ủy Thiên Tân, vào năm 2004, tập đoàn Tín Nghĩa đã thành lập công ty cổ phần tại Thiên Tân. Theo từng bước thăng quan của Trương Bí thư, họ cũng bắt đầu mở rộng quy mô và chiếm lĩnh được thị trường ở Thiên Tân. Ngoài ra, phía thông gia của ông Trương đã lũng đoạn toàn bộ thị trường vật liệu xây dựng, Lý Hiền Nghĩa thậm chí còn ỷ thế làm hàng giả. Vào ngày 10 tháng 11 năm 2014, trang mạng của Ủy ban Quản lý và Kiểm định Chất lượng Thị trường thành phố Thiên Tân đã công bố mức phạt hành chính đối với Công ty TNHH pha lê Tín Nghĩa về hành vi trộn lẫn các tấm kính giả mạo vào các sản phẩm thật, người đại diện công ty là Lý Hiền Nghĩa buộc phải đình chỉ sản xuất và tiêu thụ đồng thời nộp phạt. Ngoài ra, Trương Cao Lệ còn bị tình nghi sử dụng khu Tân Hải để tiến hành lừa đảo một nguồn vốn hàng trăm tỷ. Từ tháng 5 năm 2008, Ủy ban Cải cách và Phát triển của chính quyền ĐCSTQ đã phát đi công hàm “Công hàm hồi đáp về vấn đề liên quan đến việc tiến hành thử nghiệm đầu tư cổ phần ở khu Tân Hải”, ủng hộ thành phố Thiên Tân tăng tốc phát triển nguồn vốn cổ phần. Năm 2009, thành phố Thiên Tân lại ra chính sách đối với việc đăng ký đầu tư vốn cổ phần tại Thiên Tân, có sự ưu tiên về thuế, giá thuê mặt bằng, nhân lực. Khuyến khích các thành phần đầu tư vốn cổ phần. Năm ấy, dưới sự chủ xướng của Trương Cao Lệ, các nguồn vốn cổ phần tư nhân đã “toàn diện khai hoa” tại thành phố Thiên Tân nhưng đến đầu năm 2010 và năm 2012, đã có mấy mươi công ty bị niêm phong, gây ra khó khăn cho mấy chục ngàn gia đình. Những người chịu thiệt hại trên toàn cõi Trung Quốc đều nườm nượp kéo đến Thiên Tân hạch hỏi, báo án, thậm chí còn giương cả khẩu hiệu “Trương Cao Lệ trả tiền”. Những người chịu thiệt hại cho biết, khoản tiền lừa đảo đó đã bị phe Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, Trương Cao Lệ biển lận đi mất. Có cư dân mạng tiết lộ rằng: “Những công ty tư nhân chủ yếu ở Thiên Tân đã bị bỏ không, con số những người bị hại lên đến hàng triệu, số tiền lừa đảo lên đến trăm tỷ, những người dân đầu tư cổ phần vào Thiên Tân đã bị lừa cho tán gia bại sản, hoặc đến mức người mất của đi, con số này quả thực không nhỏ”. Trong thời gian ông Trương Cao Lệ nắm quyền ở Thiên Tân, đội ngũ công an ở thành phố này trở nên hủ bại đến mức dân chúng phải ta thán, có câu vè thế này: “Lò nung đều là công an xây, sòng bạc đánh ra bài cảnh sát”. Cư dân mạng Thiên Tân nói rằng: “Bí thư Cao Lệ đã biến những hộp đêm, những trung tâm mát xa, những nhà hàng thương vụ hạng sang trở thành ba loại tài sản chính của ngành công an”. Công an Thiên Tân thẳng tay đàn áp những người dân kháng nghị, nếu là học viên Pháp Luân Công thì họ còn hung hăng hơn nữa. Tháng 7 năm ngoái, Cục trưởng Công an thành phố Thiên Tân Vũ Trường Thuận – một “chính hiệp đại tổng quản” dưới trướng Trương Cao Lệ – đã bị ngã ngựa, tháng 2 năm nay đã bị chuyển đến cơ quan tư pháp. Công kích ông Lý Khắc Cường: Trương Cao Lệ thể hiện mình là nanh vuốt của hệ thống Giang phái Bộ ba đại diện Giang phái trong Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, từ trái qua: Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ và Trương Đức Giang (Ảnh: Epoch Times) Sau kỳ đại hội đại biểu lần thứ 18 (thập bát đại), những đại diện tối cao của Giang phái nằm trong cơ cấu Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ. Ba người này đã thông qua rất nhiều phương thức để đối kháng với hai họ Tập – Lý. Trong thời gian gần đây, khi Giang Trạch Dân dần dần bị dồn vào nguy cơ trùng điệp, Trương Cao Lệ bắt đầu hiển lộ vai trò “nanh vuốt” của mình trong hệ thống Giang phái. Tạp chí Động Hướng số ra vào tháng 8 năm nay tiết lộ, khi khởi động công tác chuẩn bị cho kỳ đại hội thứ 18, các bang phái bên trong đảng cũng đều rùng mình nghe ngóng tứ phương. Một người được cho là “mang theo bệnh mà leo cao” như Lưu Vân Sơn chỉ còn chưa đến hơn hai năm nhiệm kỳ, lo lắng rằng sau khi mãn nhiệm sẽ bị truy cứu. Lưu Vân Sơn đã mượn cớ kiểm điểm bản thân, lần lượt vào tháng 6 và tháng 7 đã bắt đầu làm khó Tập Cận Bình trong hội nghị của Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị. Đầu tháng 7, trong hội nghị học tập chính trị, Lưu Vân Sơn đã bắt đầu “kiểm điểm và thể hội”, tự hỏi tự đáp “chín câu hỏi vì sao”, hiển lộ rõ ý đồ công kích Tập Cận Bình. Được biết, trong lúc Lưu Vân Sơn “làm loạn”, Trương Cao Lệ đã “phối hợp” với ông ta, đã đề xuất “năm điều loạn” trong hội nghị của Quốc vụ viện, công kích cách thi hành quyền lực của ông Lý Khắc Cường. Ngày 26 tháng 6, Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị đã thông qua “Một số quy định về việc thúc đẩy các cán bộ lãnh đạo có thể lên chức xuống chức (thí điểm)”. Sau đó, các kênh truyền thông nước ngoài đưa tin nói rằng, trọng điểm mà các cơ quan dưới quyền ông Tập hướng tới là muốn mượn cơ hội này để thanh lý những quan chức leo cao nhưng bất tài vô dụng, làm vướng tay vướng chân, đặc biệt là những quan chức ăn không ngồi rồi. Trong danh sách “có lên có xuống” đầy thần bí của ông Tập Cận Bình, những quan chức “có xuống” có cả hàng dãy. Trong đó, có những người hiện đang giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, cho đến một người hiện có mặt trong Thường vụ Bộ Chính trị, tất cả đều nhờ tổng bí thư đời trước “nâng đỡ” mà lên, trên thực tế thì năng lực không có. Bản tin trên đây không điểm ra tên tuổi của những người hiện có mặt trong Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, nhưng căn cứ theo dữ kiện “bí thư tiền nhiệm nâng đỡ” mà xét, Trương Cao Lệ chính là người đang bị ám chỉ. Con đường hoạn lộ của Trương Cao Lệ luôn được Giang Trạch Dân đứng bên dìu dắt. Từ lúc còn là bí thư Thành ủy Thẩm Quyến cho đến Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, chủ tịch tỉnh Sơn Đông, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Đông, Bí thư Thành ủy Thiên Tân, cho đến Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Tình cảm của ông ta đối với Giang là mười phần nịnh bợ, một mực báo đáp “ân điển” xưa kia. Sau khi họ Giang thoái vị, vào ngày 1 tháng 5 năm 2006 – thời điểm Trương Cao Lệ còn giữ chức ở tỉnh Sơn Đông, trong lúc cùng với cấp dưới lên núi Thái Sơn, ông ta đã hạ lệnh phong tỏa đường lên núi, đồng thời sai 8 người khiêng chiếc kiệu lớn đã được chuẩn bị sẵn cho Giang Trạch Dân, còn mình thì kính cẩn theo sau “hộ giá”. Trương Cao Lệ là người cùng Giang Trạch Dân đến Thái Sơn để vạch kế hoạch và chỉ huy cuộc ám sát Tổng bí thư ĐCSTQ đương thời Hồ Cẩm Đào. Trương Cao Lệ được thăng tiến nhờ dựa vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, mong muốn Giang Trạch Dân “thả bớt nỗi lòng” Theo báo cáo của Tổ chức quốc tế điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), Trương Cao Lệ là một trong những nhân vật chủ chốt tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công (Ảnh: Epoch Times) Trương Cao Lệ được thăng quan tiến chức nhờ vào việc bợ đỡ Giang Trạch Dân, đồng thời cũng nhờ vào sự cúc cung tận tụy khi bước chân theo họ Giang bức hại Pháp Luân Công mà đi lên. Ngày 24 tháng 6 năm nay, điều tra viên của Tổ chức Điều tra Quốc tế đã lấy thân phận là thư ký văn phòng Giang Trạch Dân, để đối chứng những mệnh lệnh liên quan đến tội ác mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công từ những chứng cớ lấy được lúc Trương Cao Lệ đang ở Kazakhstan. Trương Cao Lệ đã không phủ nhận việc “Giang Trạch Dân hạ lệnh mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công” với nhân viên của Tổ chức Điều tra Quốc tế (dưới danh nghĩa là thư ký văn phòng Giang trạch Dân), cũng không có bất cứ biểu hiện gì kinh ngạc; lúc yêu cầu Trương “trong những cuộc thảo luận của Bộ Chính trị nhất định phải ngăn chặn những ai muốn truy cứu việc này”, ông ta còn hứa hẹn rất tích cực “tôi nhất định”, động thời nhắn nhủ Giang là “cứ yên tâm”. Điều tra của Tổ chức Điều tra Quốc tế đã chỉ ra, lời đáp của Trương Cao Lệ đã chứng thực rằng ngọn nguồn việc mổ cướp nội tạng sống là do Giang Trạch Dân hạ lệnh, và ông ta cũng là một trong những nhân vật chủ chốt có tham gia vào tội ác này. Hơn nữa, Trương Cao Lệ còn hứa hẹn “những học viên Pháp Luân Công còn lại sẽ được xử lý xong”. Điều này cho thấy việc bắt giữ và mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công đến nay vẫn còn tồn tại, vẫn còn có nhiều học viên khác đang đối mặt với nguy cơ bị mổ cướp nội tạng. Ngoài ra, lời nói của ông Trương Cao Lệ còn cho thấy: Những lá đơn kiện Giang Trạch Dân của các học viên Pháp Luân Công trong nước đã tạo một áp lương lớn đối với thành phần lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ. Trương Cao Lệ là một “quân binh cảm tử” chống mũi chịu sào cho Giang Trạch Dân, đang tích cực lợi dụng quyền lực trong tay để giấu nhẹm tội ác, bảo vệ thế lực tàn dư của Giang phái, là thành trì phòng thủ cuối cùng cho phe cánh này. Dương Đống Lương – bộ hạ cũ của Trương Cao Lệ – đã bị bắt Quan hệ giữa Trương Cao Lệ và Dương Đống Lương. Ngày 18 tháng 8 là vừa tròn bảy ngày kể từ vụ nổ Thiên Tân phát sinh Khoảng 3 giờ chiều, cơ quan truyền thông của chính phủ công bố tin tức, Cục trưởng Cục Giám sát An toàn Dương Đống Lương bị tình nghi vi phạm pháp luật nghiêm trọng”, hiện đang bị các cơ quan điều tra. Sau khi vụ nổ phát sinh, Dương Đống Lương với thân phận là Cục trưởng Cục Giám sát An toàn, Bí thư chi bộ Đảng lập tức dẫn tổ công tác chạy đến hiện trường, ông ta là một trong những quan chức đầu tiên có mặt tại hiện trường. Không ngờ rằng, chuyến đi này lại là “một đi không trở lại”. Vị Cục trưởng bị ngã ngựa này từ năm 2001 đến 2012 tại thành phố Thiên Tân đã đảm nhiệm qua các chức vụ: phó Thị trưởng thành phố, Ủy viên thường trực Thành ủy; ngoài ra còn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Tài sản Quốc gia, sau đó lại nhậm chức Ủy viên Thường vụ Thành ủy. Theo phân công nội bộ của chính quyền thành phố Thiên Tân, Dương Đống Lương thường được phân công quản lý những lĩnh vực liên quan đến cải cách, vật giá, thống kê, phê duyệt hành chính, nhân viên công vụ, tài sản quốc gia, phản ứng khẩn cấp. Đến năm 2012, ông Dương được điều đến Bắc Kinh nhậm chức Cục trưởng Tổng cục Quản lý Giám sát An toàn sản xuất. Cũng có cư dân mạng tiết lộ trên Weibo rằng, trong thời gian ông Trương Cao Lệ nắm quyền ở thành phố Thiên Tân, ông Dương Đống Lương thường được họ Trương trọng dụng, một tay họ Trương đã cất nhắc ông Dương từ chức phó Thị trưởng lên đến Ủy viên Thường vụ Thành ủy. Lúc Trương Cao Lệ tiếp quản chức Bí thư Thành ủy Thiên Tân chính là thời điểm 2007. Ông ta còn là Tổ trưởng tổ lãnh đạo dự án phát triển Tân khu Tân Hải. Đương thời, tổ trưởng tổ lãnh đạo dự án này là Trương Cao Lệ, tổ phó ngoài Đới Tương Long ra còn có Dương Đống Lương và Hoàng Hưng Quốc. Có tin nói rằng Đới Tương Long đã bị bắt, còn Dương Đống Lương thì đã ngã ngựa. Còn tiếp Nguồn: Đại Kỷ Nguyên In bài Email Tin liên quan • Kế hoạch phục sinh Đại Hán Quốc của Tập Cận Bình (03-06-2015) • Những tượng đài ''giấc mơ Trung Hoa'' của Tập Cận Bình (25-01-2015) • Hong Kong: Ông Tập Cận Bình nghĩ gì? (29-09-2014) • Obama, Putin và Tập Cận Bình đều là nạn nhân của chính nước mình (15-09-2014) • Giấc mơ World Cup của ông Tập Cận Bình (16-06-2014) • Putin và Tập Cận Bình (29-05-2014) • Hai mục tiêu ngoại giao của Tập Cận Bình (26-09-2013) • Khi 'hổ Obama' dạo bước cùng 'gấu Tập Cận Bình' (13-06-2013) • Đảng phải quản đảng là giấc mộng xuân khó trọn vẹn (03-05-2013) • Việt Nam sau nụ cười của Tập Cận Bình (23-03-2013) Tin cũ hơn • “Chào mừng” Đại hội đảng XI: Cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng làng báo (24-09-2015) • Mặt trái Hội Từ thiện lớn (24-09-2015) • Nếu Bắc Kinh xuất khẩu đạn? (24-09-2015) • Khủng hoảng di dân và người tỵ nạn Việt Nam (24-09-2015) • Những bí ẩn trong cuộc đại chiến Ba – Tư (24-09-2015) • 'Con ông cháu cha' - các góc nhìn (24-09-2015) • Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (23-09-2015) • Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn ‘quyết liệt’ ủng hộ Formosa Hà Tĩnh? (23-09-2015) • Đại hội 12: Ông Lê Thanh Hải sẽ ‘ra’ hay ‘về’? (23-09-2015) • Việt Nam bán đất cho Trung Quốc lập khu tự trị? (23-09-2015) (vietinfo.eu)
Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.
và Tập Cận Bình (Phần 1)
Cập nhật lúc 24-09-2015 21:39:35 (GMT+1)
Tro tàn từ vụ nổ khủng khiếp xảy ra tại thành phố Thiên Tân vào ngày 12/ 8đã dần nguội lạnh... Tro tàn từ vụ nổ khủng khiếp xảy ra tại thành phố Thiên Tân vào ngày 12 tháng 8 dường như đã dần nguội lạnh theo dư luận, nhưng những dây mơ rễ má xung quanh cuộc mặc cả giữa tập đoàn Giang Trạch Dân và các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình vẫn còn âm ỉ. Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ là một trong những nhân vật có dính dáng đến sự kiện này. Doanh nghiệp liên đới trực tiếp đến vụ nổ – công ty Quốc tế Thụy Hải – được cho là nằm dưới quyền thao khống của gia quyến ông ta. Địa bàn vụ nổ lại nằm ở tân khu Tân Hải, lại là khu vực mà ông Trương Cao Lệ đã dốc “toàn lực phát triển” trong thời gian còn đương chức Bí thư Thành ủy thành phố Thiên Tân. Triệu Tấn – con trai của nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô Triệu Thiếu Lân được cho là “dù ít hay nhiều” cũng dính dáng đến, họ Triệu có thể xây dựng một vương quốc bất động sản khổng lồ ở Thiên Tân, nhưng đứng đằng sau vẫn là Trương Cao Lệ. Quan hệ giữa Trương Cao Lệ và vụ nổ Thiên Tân đã được truyền thông Hồng Kông mổ xẻ. Ngày 23 tháng 8, tờ Apple Daily dẫn lời người cung cấp tin tại Bắc Kinh cho hay, suốt trong đêm xảy ra sự kiện, Tập Cận Bình đã triệu tập hội nghị thường ủy, cho thấy cơ quan liên đới trực tiếp – công ty xuất nhập khẩu Quốc tế Thụy Hải có một cái ô bảo hộ khá lớn. Ông trùm nắm giữ địa bàn Thiên Tân Trương Cao Lệ vốn nằm trong Ủy ban thường vụ Bộ chính trị, là một nhân vật có tiếng tăm trong hệ thống Giang phái. Nhưng nếu lật lại lý lịch của nhân vật này, thì ông Trương vốn xuất thân từ công nhân sau đó đã dần dần leo lên đến vị trí cao như ngày hôm nay. Tất cả đều dựa vào việc bước theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, dần dần trở thành tâm phúc của phe Giang. Trong những sự kiện phát sinh gần đây, ông Trương không ngừng ra mặt thay cho Giang Trạch Dân, khiến cho vai trò “nanh vuốt” của ông ta trong cuộc đọ sức kịch liệt giữa hai họ Tập – Giang lại càng thêm được chú ý. Ngoài ra, vụ nổ Thiên Tân còn được Giang Trạch Dân lợi dụng để “cò kè bớt một thêm hai” với Tập Cận Bình, và ông Tập Cận Bình đã đáp trả bằng biện pháp giam lỏng Giang. Vụ nổ này đã gây ra rất nhiều thiệt hại không thể tính toán được về phương diện môi trường sinh thái cũng như kinh tế. Mỗi lần đụng phải sự cố gì nghiêm trọng, đầu tiên các “quan viên” trong chính phủ đều phong tỏa tin tức, khống chế dư luận, tung lời dối trá về những con số thiệt hại sao cho đến mức “nhỏ nhất” nhằm giữ chiếc mũ ô sa ở trên đầu. Trước mắt, các cơ cấu chính quyền thành phố Thiên Tân đã nhận được “phong khẩu lệnh” (lệnh bịt miệng), tất cả những tin tức liên quan đến sự kiện này đều phải do ban tuyên truyền của thành phố Thiên Tân công bố, cơ quan các cấp không được tự ý trả lời phỏng vấn của truyền thông, bởi cư dân sinh sống xung quanh khu vực này là rất đông, vụ nổ đã mang lại ảnh hưởng vô cùng lớn đối với xã hội. Trương Cao Lệ là nhân vật then chốt trong sự kiện Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ nhân vật then chốt của phe phái Giang Trạch Dân trong vụ nổ ở Thiên Tân (Ảnh: Epoch Times) Những bí ẩn xung quanh cánh gà sự “phát triển” của tân khu Tân Hải dưới thời Trương Cao Lệ Sự phát triển vũ bão của Tân khu Tân Hải có quan hệ trực tiếp đến bàn tay của Trương Cao Lệ, ông ta từ năm 2007 đã bắt đầu nhậm chức Bí Thư thành ủy Thiên Tân trong vòng 5 năm, rồi được thăng lên chức vào Thường vụ Bộ Chính trị. Truyền thông của Đảng nói rằng, mặc dù kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại trong thời gian này, nhưng GDP của Thiên Tân vẫn tăng trưởng 16.5% trong 5 năm. Theo các cư dân mạng Thiên Tân tiết lộ, Bí thư tiền nhiệm (trước ông Trương Cao Lệ) là Trương Lập Xương đã đưa Thiên Tân đến con đường “nông thôn hóa thành thị, làng xã hóa phố phường, lãnh đạo vô văn hóa, bá tánh rất dễ thương (nghe lời)!”. Sau khi ông Trương Cao Lệ ngồi vào ghế, kinh tế của Thiên Tân lại phát triển đến mức cực đoan. Tháng 5 năm 2007, tân bí thư Thành ủy ngồi chưa nóng ghế Trương Cao Lệ đã xúc tiến việc phát triển Tân khu Tân Hải. Ban lãnh đạo phát triển dự án Tân khu Tân Hải đương thời gồm có tổ trưởng Trương Cao Lệ, tổ phó ngoài Đới Tương Long ra còn có Dương Đống Lương và Hoàng Hưng Quốc. Ông Trương vào ngày 29 tháng 5 năm ấy đã từng đọc bản báo cáo mang tựa đề “Tiến một bước tăng tốc mở cửa phát triển Tân khu Tân Hải” trong Đại hội đại biểu lần thứ IX của thành phố Thiên Tân, yêu cầu các cơ quan chính quyền xem việc tăng tốc mở cửa phát triển Tân khu Tân Hải là một công việc vô cùng trọng yếu trong tất cả các công tác của toàn thành phố. Sau đó “Tiến một bước tăng tốc mở cửa phát triển Tân khu Tân Hải” lại trở thành đề tài rộn ràng trong các báo cáo qua hai kỳ đại hội đảng của thành phố. Lúc đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có quy hoạch, đem Bắc Kinh – Thiên Tân – Tân khu Tân Hải làm trục phát triển chung, lấy trục Kinh Tân Dực làm vùng trung tâm, lấy Liêu Đông, bán đảo Sơn Đông làm vùng đệm cho chiến lược phát triển vùng kinh tế vịnh Bột Hải. Được biết, Trương Cao Lệ trong khi xúc tiến mở cửa phát triển Tân khu Tân Hải đã để lại vô số những hạng mục bỏ không, vất không 60 tỷ tại khu thương vụ vịnh Hưởng Loa – hạt nhân phát triển kinh tế tổng quan của Tân khu Tân Hải. Mạng Hoàn Cầu đã hình dung “khắp nơi vườn không nhà trống như thành phố ma”. Tập đoàn đầu tư xây dựng nhận thầu dự án ở tân khu Tân Hải đã phải gánh một khoản nợ khổng lồ, nguyên chủ tịch công ty đầu tư Thái Đạt ở thành phố Thiên Tân Lưu Huệ Văn đã tự sát vào tháng 4. Tháng 2 năm ngoái, thành phố Thiên Tân đã thiếu nợ hơn 5000 tỷ, thực tế mọi thứ đã phá sản, dẫu ngày nay có truy cứu đi nữa cũng đã quá muộn rồi. Thông qua vụ nổ lần này, người ta có thể nhìn thấy rõ rõ ràng ràng rằng: thành phố Thiên Tân trong quá trình theo đuổi sự phát triển đã không ngại gạt bỏ vấn đề an toàn môi trường. Ví như điểm phát nổ cách khu dân cư chỉ có 500 mét, nhưng theo tiêu chuẩn ít nhất cũng phải là 1000 mét. Trên đây đều là những hành vi bề mặt của Trương Cao Lệ. Trong những năm 90, Trương Cao Lệ từng đảm nhận chức Bí thư Thành ủy Thẩm Quyến, ông ta đã gả người con gái nuôi Lý Hiểu Yến cho con trai lớn của Lý Hiền Nghĩa là Lý Thánh Bát. Sau đó, một mình Lý Hiền Nghĩa đã mặc sức tung hoành trong ngành công nghiệp pha lê, phụ kiện xe hơi, cao su, năng lượng mặt trời, vật liệu xây dựng, địa ốc, cổ phiếu – tài chính, công nghệ thông tin, siêu thị tự động, trong đó quy mô của ngành công nghiệp pha lê đứng thứ 3 trên thế giới, nâng đỡ cho người con trở thành “pha lê đại vương”. Năm 2009, Lý Hiền Nghĩa đã có tên trên bảng danh sách tỷ phú Trung Quốc do tạp chí Forbes bình chọn với tổng số tài sản lên đến 5.22 tỷ tệ, đứng thứ 118 trong danh sách. Lý Hiền Nghĩa còn là ủy viên Chính hiệp toàn quốc, Thường vụ Chính hiệp tỉnh Phúc Kiến. Năm 2010, ông ta được bầu chọn là “doanh nhân đứng đầu có ảnh hưởng đến Thẩm Quyến trong 30 năm”. Con trai của Lý Hiền Nghĩa, Lý Thánh Bát không chỉ là cổ đông lớn nhất của pha lê Tín Nghĩa, ông ta còn là chủ tịch của 17 công ty niêm yết tại Hồng Kông, hiện là chủ tịch tập đoàn đầu tư Tín Nghĩa. Trước khi nhậm chức Bí thư Thành ủy Thiên Tân, vào năm 2004, tập đoàn Tín Nghĩa đã thành lập công ty cổ phần tại Thiên Tân. Theo từng bước thăng quan của Trương Bí thư, họ cũng bắt đầu mở rộng quy mô và chiếm lĩnh được thị trường ở Thiên Tân. Ngoài ra, phía thông gia của ông Trương đã lũng đoạn toàn bộ thị trường vật liệu xây dựng, Lý Hiền Nghĩa thậm chí còn ỷ thế làm hàng giả. Vào ngày 10 tháng 11 năm 2014, trang mạng của Ủy ban Quản lý và Kiểm định Chất lượng Thị trường thành phố Thiên Tân đã công bố mức phạt hành chính đối với Công ty TNHH pha lê Tín Nghĩa về hành vi trộn lẫn các tấm kính giả mạo vào các sản phẩm thật, người đại diện công ty là Lý Hiền Nghĩa buộc phải đình chỉ sản xuất và tiêu thụ đồng thời nộp phạt. Ngoài ra, Trương Cao Lệ còn bị tình nghi sử dụng khu Tân Hải để tiến hành lừa đảo một nguồn vốn hàng trăm tỷ. Từ tháng 5 năm 2008, Ủy ban Cải cách và Phát triển của chính quyền ĐCSTQ đã phát đi công hàm “Công hàm hồi đáp về vấn đề liên quan đến việc tiến hành thử nghiệm đầu tư cổ phần ở khu Tân Hải”, ủng hộ thành phố Thiên Tân tăng tốc phát triển nguồn vốn cổ phần. Năm 2009, thành phố Thiên Tân lại ra chính sách đối với việc đăng ký đầu tư vốn cổ phần tại Thiên Tân, có sự ưu tiên về thuế, giá thuê mặt bằng, nhân lực. Khuyến khích các thành phần đầu tư vốn cổ phần. Năm ấy, dưới sự chủ xướng của Trương Cao Lệ, các nguồn vốn cổ phần tư nhân đã “toàn diện khai hoa” tại thành phố Thiên Tân nhưng đến đầu năm 2010 và năm 2012, đã có mấy mươi công ty bị niêm phong, gây ra khó khăn cho mấy chục ngàn gia đình. Những người chịu thiệt hại trên toàn cõi Trung Quốc đều nườm nượp kéo đến Thiên Tân hạch hỏi, báo án, thậm chí còn giương cả khẩu hiệu “Trương Cao Lệ trả tiền”. Những người chịu thiệt hại cho biết, khoản tiền lừa đảo đó đã bị phe Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, Trương Cao Lệ biển lận đi mất. Có cư dân mạng tiết lộ rằng: “Những công ty tư nhân chủ yếu ở Thiên Tân đã bị bỏ không, con số những người bị hại lên đến hàng triệu, số tiền lừa đảo lên đến trăm tỷ, những người dân đầu tư cổ phần vào Thiên Tân đã bị lừa cho tán gia bại sản, hoặc đến mức người mất của đi, con số này quả thực không nhỏ”. Trong thời gian ông Trương Cao Lệ nắm quyền ở Thiên Tân, đội ngũ công an ở thành phố này trở nên hủ bại đến mức dân chúng phải ta thán, có câu vè thế này: “Lò nung đều là công an xây, sòng bạc đánh ra bài cảnh sát”. Cư dân mạng Thiên Tân nói rằng: “Bí thư Cao Lệ đã biến những hộp đêm, những trung tâm mát xa, những nhà hàng thương vụ hạng sang trở thành ba loại tài sản chính của ngành công an”. Công an Thiên Tân thẳng tay đàn áp những người dân kháng nghị, nếu là học viên Pháp Luân Công thì họ còn hung hăng hơn nữa. Tháng 7 năm ngoái, Cục trưởng Công an thành phố Thiên Tân Vũ Trường Thuận – một “chính hiệp đại tổng quản” dưới trướng Trương Cao Lệ – đã bị ngã ngựa, tháng 2 năm nay đã bị chuyển đến cơ quan tư pháp. Công kích ông Lý Khắc Cường: Trương Cao Lệ thể hiện mình là nanh vuốt của hệ thống Giang phái Bộ ba đại diện Giang phái trong Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, từ trái qua: Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ và Trương Đức Giang (Ảnh: Epoch Times) Sau kỳ đại hội đại biểu lần thứ 18 (thập bát đại), những đại diện tối cao của Giang phái nằm trong cơ cấu Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ. Ba người này đã thông qua rất nhiều phương thức để đối kháng với hai họ Tập – Lý. Trong thời gian gần đây, khi Giang Trạch Dân dần dần bị dồn vào nguy cơ trùng điệp, Trương Cao Lệ bắt đầu hiển lộ vai trò “nanh vuốt” của mình trong hệ thống Giang phái. Tạp chí Động Hướng số ra vào tháng 8 năm nay tiết lộ, khi khởi động công tác chuẩn bị cho kỳ đại hội thứ 18, các bang phái bên trong đảng cũng đều rùng mình nghe ngóng tứ phương. Một người được cho là “mang theo bệnh mà leo cao” như Lưu Vân Sơn chỉ còn chưa đến hơn hai năm nhiệm kỳ, lo lắng rằng sau khi mãn nhiệm sẽ bị truy cứu. Lưu Vân Sơn đã mượn cớ kiểm điểm bản thân, lần lượt vào tháng 6 và tháng 7 đã bắt đầu làm khó Tập Cận Bình trong hội nghị của Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị. Đầu tháng 7, trong hội nghị học tập chính trị, Lưu Vân Sơn đã bắt đầu “kiểm điểm và thể hội”, tự hỏi tự đáp “chín câu hỏi vì sao”, hiển lộ rõ ý đồ công kích Tập Cận Bình. Được biết, trong lúc Lưu Vân Sơn “làm loạn”, Trương Cao Lệ đã “phối hợp” với ông ta, đã đề xuất “năm điều loạn” trong hội nghị của Quốc vụ viện, công kích cách thi hành quyền lực của ông Lý Khắc Cường. Ngày 26 tháng 6, Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị đã thông qua “Một số quy định về việc thúc đẩy các cán bộ lãnh đạo có thể lên chức xuống chức (thí điểm)”. Sau đó, các kênh truyền thông nước ngoài đưa tin nói rằng, trọng điểm mà các cơ quan dưới quyền ông Tập hướng tới là muốn mượn cơ hội này để thanh lý những quan chức leo cao nhưng bất tài vô dụng, làm vướng tay vướng chân, đặc biệt là những quan chức ăn không ngồi rồi. Trong danh sách “có lên có xuống” đầy thần bí của ông Tập Cận Bình, những quan chức “có xuống” có cả hàng dãy. Trong đó, có những người hiện đang giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, cho đến một người hiện có mặt trong Thường vụ Bộ Chính trị, tất cả đều nhờ tổng bí thư đời trước “nâng đỡ” mà lên, trên thực tế thì năng lực không có. Bản tin trên đây không điểm ra tên tuổi của những người hiện có mặt trong Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, nhưng căn cứ theo dữ kiện “bí thư tiền nhiệm nâng đỡ” mà xét, Trương Cao Lệ chính là người đang bị ám chỉ. Con đường hoạn lộ của Trương Cao Lệ luôn được Giang Trạch Dân đứng bên dìu dắt. Từ lúc còn là bí thư Thành ủy Thẩm Quyến cho đến Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, chủ tịch tỉnh Sơn Đông, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Đông, Bí thư Thành ủy Thiên Tân, cho đến Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Tình cảm của ông ta đối với Giang là mười phần nịnh bợ, một mực báo đáp “ân điển” xưa kia. Sau khi họ Giang thoái vị, vào ngày 1 tháng 5 năm 2006 – thời điểm Trương Cao Lệ còn giữ chức ở tỉnh Sơn Đông, trong lúc cùng với cấp dưới lên núi Thái Sơn, ông ta đã hạ lệnh phong tỏa đường lên núi, đồng thời sai 8 người khiêng chiếc kiệu lớn đã được chuẩn bị sẵn cho Giang Trạch Dân, còn mình thì kính cẩn theo sau “hộ giá”. Trương Cao Lệ là người cùng Giang Trạch Dân đến Thái Sơn để vạch kế hoạch và chỉ huy cuộc ám sát Tổng bí thư ĐCSTQ đương thời Hồ Cẩm Đào. Trương Cao Lệ được thăng tiến nhờ dựa vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, mong muốn Giang Trạch Dân “thả bớt nỗi lòng” Theo báo cáo của Tổ chức quốc tế điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), Trương Cao Lệ là một trong những nhân vật chủ chốt tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công (Ảnh: Epoch Times) Trương Cao Lệ được thăng quan tiến chức nhờ vào việc bợ đỡ Giang Trạch Dân, đồng thời cũng nhờ vào sự cúc cung tận tụy khi bước chân theo họ Giang bức hại Pháp Luân Công mà đi lên. Ngày 24 tháng 6 năm nay, điều tra viên của Tổ chức Điều tra Quốc tế đã lấy thân phận là thư ký văn phòng Giang Trạch Dân, để đối chứng những mệnh lệnh liên quan đến tội ác mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công từ những chứng cớ lấy được lúc Trương Cao Lệ đang ở Kazakhstan. Trương Cao Lệ đã không phủ nhận việc “Giang Trạch Dân hạ lệnh mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công” với nhân viên của Tổ chức Điều tra Quốc tế (dưới danh nghĩa là thư ký văn phòng Giang trạch Dân), cũng không có bất cứ biểu hiện gì kinh ngạc; lúc yêu cầu Trương “trong những cuộc thảo luận của Bộ Chính trị nhất định phải ngăn chặn những ai muốn truy cứu việc này”, ông ta còn hứa hẹn rất tích cực “tôi nhất định”, động thời nhắn nhủ Giang là “cứ yên tâm”. Điều tra của Tổ chức Điều tra Quốc tế đã chỉ ra, lời đáp của Trương Cao Lệ đã chứng thực rằng ngọn nguồn việc mổ cướp nội tạng sống là do Giang Trạch Dân hạ lệnh, và ông ta cũng là một trong những nhân vật chủ chốt có tham gia vào tội ác này. Hơn nữa, Trương Cao Lệ còn hứa hẹn “những học viên Pháp Luân Công còn lại sẽ được xử lý xong”. Điều này cho thấy việc bắt giữ và mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công đến nay vẫn còn tồn tại, vẫn còn có nhiều học viên khác đang đối mặt với nguy cơ bị mổ cướp nội tạng. Ngoài ra, lời nói của ông Trương Cao Lệ còn cho thấy: Những lá đơn kiện Giang Trạch Dân của các học viên Pháp Luân Công trong nước đã tạo một áp lương lớn đối với thành phần lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ. Trương Cao Lệ là một “quân binh cảm tử” chống mũi chịu sào cho Giang Trạch Dân, đang tích cực lợi dụng quyền lực trong tay để giấu nhẹm tội ác, bảo vệ thế lực tàn dư của Giang phái, là thành trì phòng thủ cuối cùng cho phe cánh này. Dương Đống Lương – bộ hạ cũ của Trương Cao Lệ – đã bị bắt Quan hệ giữa Trương Cao Lệ và Dương Đống Lương. Ngày 18 tháng 8 là vừa tròn bảy ngày kể từ vụ nổ Thiên Tân phát sinh Khoảng 3 giờ chiều, cơ quan truyền thông của chính phủ công bố tin tức, Cục trưởng Cục Giám sát An toàn Dương Đống Lương bị tình nghi vi phạm pháp luật nghiêm trọng”, hiện đang bị các cơ quan điều tra. Sau khi vụ nổ phát sinh, Dương Đống Lương với thân phận là Cục trưởng Cục Giám sát An toàn, Bí thư chi bộ Đảng lập tức dẫn tổ công tác chạy đến hiện trường, ông ta là một trong những quan chức đầu tiên có mặt tại hiện trường. Không ngờ rằng, chuyến đi này lại là “một đi không trở lại”. Vị Cục trưởng bị ngã ngựa này từ năm 2001 đến 2012 tại thành phố Thiên Tân đã đảm nhiệm qua các chức vụ: phó Thị trưởng thành phố, Ủy viên thường trực Thành ủy; ngoài ra còn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Tài sản Quốc gia, sau đó lại nhậm chức Ủy viên Thường vụ Thành ủy. Theo phân công nội bộ của chính quyền thành phố Thiên Tân, Dương Đống Lương thường được phân công quản lý những lĩnh vực liên quan đến cải cách, vật giá, thống kê, phê duyệt hành chính, nhân viên công vụ, tài sản quốc gia, phản ứng khẩn cấp. Đến năm 2012, ông Dương được điều đến Bắc Kinh nhậm chức Cục trưởng Tổng cục Quản lý Giám sát An toàn sản xuất. Cũng có cư dân mạng tiết lộ trên Weibo rằng, trong thời gian ông Trương Cao Lệ nắm quyền ở thành phố Thiên Tân, ông Dương Đống Lương thường được họ Trương trọng dụng, một tay họ Trương đã cất nhắc ông Dương từ chức phó Thị trưởng lên đến Ủy viên Thường vụ Thành ủy. Lúc Trương Cao Lệ tiếp quản chức Bí thư Thành ủy Thiên Tân chính là thời điểm 2007. Ông ta còn là Tổ trưởng tổ lãnh đạo dự án phát triển Tân khu Tân Hải. Đương thời, tổ trưởng tổ lãnh đạo dự án này là Trương Cao Lệ, tổ phó ngoài Đới Tương Long ra còn có Dương Đống Lương và Hoàng Hưng Quốc. Có tin nói rằng Đới Tương Long đã bị bắt, còn Dương Đống Lương thì đã ngã ngựa. Còn tiếp Nguồn: Đại Kỷ Nguyên In bài Email Tin liên quan • Kế hoạch phục sinh Đại Hán Quốc của Tập Cận Bình (03-06-2015) • Những tượng đài ''giấc mơ Trung Hoa'' của Tập Cận Bình (25-01-2015) • Hong Kong: Ông Tập Cận Bình nghĩ gì? (29-09-2014) • Obama, Putin và Tập Cận Bình đều là nạn nhân của chính nước mình (15-09-2014) • Giấc mơ World Cup của ông Tập Cận Bình (16-06-2014) • Putin và Tập Cận Bình (29-05-2014) • Hai mục tiêu ngoại giao của Tập Cận Bình (26-09-2013) • Khi 'hổ Obama' dạo bước cùng 'gấu Tập Cận Bình' (13-06-2013) • Đảng phải quản đảng là giấc mộng xuân khó trọn vẹn (03-05-2013) • Việt Nam sau nụ cười của Tập Cận Bình (23-03-2013) Tin cũ hơn • “Chào mừng” Đại hội đảng XI: Cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng làng báo (24-09-2015) • Mặt trái Hội Từ thiện lớn (24-09-2015) • Nếu Bắc Kinh xuất khẩu đạn? (24-09-2015) • Khủng hoảng di dân và người tỵ nạn Việt Nam (24-09-2015) • Những bí ẩn trong cuộc đại chiến Ba – Tư (24-09-2015) • 'Con ông cháu cha' - các góc nhìn (24-09-2015) • Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (23-09-2015) • Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn ‘quyết liệt’ ủng hộ Formosa Hà Tĩnh? (23-09-2015) • Đại hội 12: Ông Lê Thanh Hải sẽ ‘ra’ hay ‘về’? (23-09-2015) • Việt Nam bán đất cho Trung Quốc lập khu tự trị? (23-09-2015) (vietinfo.eu)
Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.
No comments:
Post a Comment