Friday, November 13, 2015

Lịch sử vai trò của Việt Nam đối với hải thương trên Biển Đông

Lịch sử vai trò của Việt Nam đối với hải thương trên Biển Đông

Cát Linh, phóng viên đài RFA
2015-11-12

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
tien-si-630.jpg
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn thuyết trình về triển lãm sau buổi lễ khai mạc ngày 29 tháng 7 năm 2015
 Courtesy of Tuoi tre online

Khi Trung Quốc đã dùng lá bài lịch sử để cho rằng biển Đông là thuộc về Trung Quốc mấy nghìn năm trước, thì phía Việt Nam cũng đưa ra những tài liệu lịch sử và các phát hiện khảo cổ của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước phương tây chứng minh vai trò của Việt Nam trong hệ thống thương mại Biển Đông từ thế kỷ XVI – XVIII, góp phần tái khẳng định vị trí của Việt Nam là vị trí đã được lịch sử ghi nhận về chủ quyền trên biển Đông.
Một cuộc hội thảo về Lịch sử hệ thống thương mại trên biển Đông được tổ chức ở Viện văn hoá và giáo dục Việt Nam tại Hoa Kỳ, với sự trình bày của Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, phó giám đốc Viện phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, về vai trò lịch sử của Việt Nam đối với hải thương trên biển Đông. Tiến sĩ dành riêng cho Cát Linh, đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn trước khi hội thảo diễn ra. Trước tiên, ông cho biết về những phát hiện khảo cổ đã tìm thấy ở biển Đông và cả trong các tài liệu lịch sử nói về tự do hàng hải sẽ trình bày trong phần 1 của buổi hội thảo.
TS Trần Đức Anh Sơn: Phần thuyết trình của chúng tôi phần thứ nhất dựa trên các tài liệu khảo cổ học do các nhà khảo cổ học ở nước ngoài và các nhà khảo học Việt Nam, đặc biệt là khảo cổ học người Nhật, người ta đã khai quật được các chiến vật trong các quốc gia trong khu vực Châu Á, Đông nam Á, và Đông Bắc Á có liên quan đến Việt Nam. cụ thể là sự xuất hiện của các trống đồng trong thời kỳ văn hoá đông sơn từ đầu công nguyên, đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, Đông Nam Á lục địa và đồ gốm sứ trong khu vực Đông Bắc Á. Trong đó có Nhật Bản, Lưu Cầu, bây giờ là Okinawa và một số của Trung Quốc thông qua các khảo cổ học mà người ta đã công bố.
Cái thứ hai chúng tôi cũng dựa vào các tài liệu lịch sử do rất nhiều nhà khảo cổ học của Bắc Âu và các nhà khảo cổ học Việt Nam khai quật trực tiếp ở trên các hiện trường.
Tổng thể lại, chúng tôi thấy rằng, trong một thời kỳ dài, từ đầu công nguyên cho đến thế kỷ X, người Việt Nam có thể lúc bấy giờ dưới nhiều tên gọi khác nhau, có thể là người Giao Chỉ, người Nam Man (như các sử sách Trung Quốc đã gọi), có thể là người Giao Châu… Trong đó có cả cộng đồng người Champa ở miền Trung Việt Nam đã có một quá trình vươn ra biển rất mạnh mẽ. Người ta đã làm chủ các hải trình buôn bán giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á. Và nó có sự lan toả đến tận khu vực Ấn Độ, khu vực Trung Đông. Đó là những kết quả, tài liệu mà chúng tôi sẽ trình bày trong buổi thuyết trình.
Cát Linh: Những vật thể, hay nói chung là những phát hiện mà ông và những nhà khảo cổ khác tìm thấy có thể là một cơ sở pháp lý để mang ra cho một cuộc tranh tụng, nếu có, về chủ quyền trên biển Đông hay không?
TS Trần Đức Anh Sơn: Thật ra thì các hiện vật khảo cổ học, các bản đồ, tư liệu mà chúng tôi làm thì không có giá trị về mặt pháp lý. Vì mặt pháp lý thì nó dựa trên các văn kiện, công ước, các quá trình quốc tế thoả các thoả ước sau này. Tuy nhiên, những cái chúng tôi làm là chúng tôi muốn chứng minh rằng, vì người Trung Quốc cứ nói rằng họ đã làm chủ biển Đông từ mấy ngàn năm nay. Thậm chí như tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc trong những chuyến đi thăm Mỹ, Anh Quốc, Singapore gần đây, nói rằng là người Trung Quốc đã làm chủ kể cả mấy đảo trên biển Đông từ thời cổ đại. Thì những nghiên cứu của các học giả thế giới, trong đó có phần tham gia của các học giả Việt Nam, mà chúng tôi tập hợp lại là để chứng minh một điều ngược lại. Tức là từ khoảng trước thế kỷ thứ X, thì hiểu biết của người Trung Quốc về cái trên biển Đông và đặc biệt là hàng hải trên biển Đông rất là kém, thậm chí là không có, nếu như theo nghiên cứu trong quyển sách của ông Bill Hayton, “The South China Sea: the struggle for power in Asia” thì ông đã nói rõ như vậy. Những nghiên cứu của chúng tôi cũng là một trong những minh chứng chứng minh rằng luận điểm của ông Bill Hayton là chính xác.
Cái thứ hai, những tài liệu mà chúng tôi đọc, kể cả những tài liệu của người Trung Quốc viết, thì họ nói rằng trong một thời kỳ dài, người, thuyền bè, buôn bán giữa Việt Nam đi lên phía Bắc, trong đó có Trung Quốc đi qua Nhật Bản thì chủ yếu là thuyền của người Việt mà người Trung Quốc gọi là Nam Man. Và người thương nhân Trung Quốc thì phải sau thế kỷ XII, thế kỷ XIII trở đi thì họ mới tham gia quá trình ấy, và xuất hiện một thuật ngữ mà người ta gọi là người Tàu-Việt, họ kết hợp với người Việt ở vùng phía Nam của Trung Quốc, và người Việt ở phía bắc Việt Nam là những người có kỹ thuật đi biển khá tốt.
Chúng tôi cũng đọc những tài liệu cho biết rằng người Việt Nam thời kỳ chúa Nguyễn Ánh đã đóng thuyền cho hoàng gia Xiêm, Thái Lan. Tất cả những việc đó đã cho chúng ta biết rằng là người Việt Nam đã có một kỹ thuật hàng hải rất là tốt.
Hiện tại vấn đề này cùng với các tư liệu khảo cổ học góp phần chứng minh rằng làm chủ trên mặt biển trong một thời gian rất là dài, đầu công nguyên cho đến kết thúc thời Bắc thuộc, là người Việt cùng với các dân tộc Đông Nam Á khác, chứ không phải người Trung Hoa. Người Trung Hoa xuất hiện sau chứ không phải trong thời kỳ đầu. Và họ không phải là chủ nhân các hòn đảo. Họ cũng không phải là người một mình sáng tạo ra con đường tơ lụa trên biển. Con đường tơ lụa trên biển là sự tham gia của rất nhiều các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Chúng tôi muốn dùng chứng cứ này để bác bỏ quan điểm của họ khi họ tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo ngoài khơi biển Đông cũng như nói rằng con đường tơ lụa là do họ sáng lập ra.
Cát Linh: Như vậy, buổi hội thảo này sẽ đóng vai trò như thế nào trong bối cảnh căng thẳng hiện tại ở biển Đông?
TS Trần Đức Anh Sơn: Chúng tôi dùng các tư liệu khảo cổ học trong thời kỳ đầu và các sử liệu trong giai đoạn thế kỷ XVII, XVIII, nhất là thông qua bản đồ, đặc biệt là các tài liệu Hán Nôm của các nhà nước phong kiến Đại Việt của chủ nghĩa đàng trong, triều đại Lê, Trịnh ở đàng ngoài, đặc biệt là triều đại nhà Nguyễn trong thế kỷ 19  để tôi chứng minh rằng Việt Nam có một quá trình khai phá, sáng lập, thực thi chủ quyền và bảo vệ chủ quyền trên các đảo ở biển Đông, đặc biệt là Hoàng Sa và Trường Sa từ rất lâu đời. Các tài liệu khảo cổ học sẽ chứng minh là cách đây khoảng 2 ngàn năm, thậm chí hơn nữa, còn các tài liệu sử học sẽ chứng minh muôn nhất cũng từ năm 1686, chúng ta đã có các tài liệu văn bản đầu tiên để khẳng định, để miêu tả hoạt động của Trường Sa, Hoàng Sa. Và những quan điểm này chúng tôi cho rằng sẽ góp phần quan trọng vào bộ hồ sơ pháp lý. Nếu trong trường hợp Việt Nam giống như Philippines khởi kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò, khởi kiện Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền vô lý thì đó là những cơ sở khoa học mà chúng tôi có thể cung cấp được cho nhà nước để thực hiện công việc khởi kiện.
Cát Linh: Xin cảm ơn Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho những thông tin này, cũng như cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay.

No comments:

Post a Comment