Tin tức / Việt Nam
Việt Nam, Philippines ‘gác tranh chấp, chống Trung Quốc’
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III và em gái Maria Elena Aquino-Cruz chào đón Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân Mai Thị Hạnh đến dự buổi tiệc tối tại Manila, ngày 18/11/2015.
Tin liên hệ
Philippines-Việt Nam khẳng định mặt trận thống nhất ở Biển Đông
Philippines và Việt Nam đã nâng cấp mối quan hệ song phương lên mức 'đối tác chiến lược' qua việc ký kết một thông cáo chung- Trung Quốc: Obama nên tránh xa vấn đề Biển Đông
- Mỹ giúp Việt Nam nắm thông tin tình báo về biển Đông?
- TT Obama: Cần 'những bước táo bạo' để giảm căng thẳng Biển Đông
- ‘Đa số nhân dân không đồng ý nhận viện trợ từ Trung Quốc’
- Mỹ giúp Châu Á tăng cường an ninh hải dương
- Hoa Kỳ phái máy bay B-52 đến gần các hòn đảo TQ nhận chủ quyền
Ðường dẫn
19.11.2015
Một số học giả của Philippines đã nhận định như vậy với VOA Việt Ngữ sau khi Manila và Hà Nội đồng ý nâng cấp mối quan hệ song phương lên tầm chiến lược.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 17/11 đã ký vào ‘Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược’ với sự chứng kiến của nguyên thủ hai nước.
Thỏa thuận này được coi là sẽ mở đường cho hai bên thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng và an ninh biển.
Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Philippines cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông cũng như việc giải quyết tranh chấp trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Ông Renato de Castro, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học De La Salle ở Philippines, cho biết rằng nước ông từng ký kết thỏa thuận tương tự với Nhật Bản, Hàn Quốc và nay là với Việt Nam để “làm đối trọng với Trung Quốc”.
Học giả này nói thêm rằng dù hiệp định không dẫn tới một liên minh quân sự như giữa Manila và Washington, nhưng nó cho thấy đôi bên đã gác lại các tranh chấp ở Trường Sa để chống lại mối đe dọa chung là Bắc Kinh.
Ông Renato nói thêm:
Ông Renato nói thêm:
“Cả Philippines và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau ở biển Đông. Hai nước cũng cạnh tranh về chủ quyền ở biển Đông, nhưng điều quan trọng lúc này là phải cùng nhau đối phó với một mối đe dọa lớn và xấu hơn nhiều, đó là việc mở rộng phạm vi tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc”.
Nhà nghiên cứu này nhận định thêm rằng thỏa thuận trên sẽ giúp chính quyền Hà Nội và Manila tăng cường tham vấn chính trị, kiểm soát tranh chấp giữa hai nước, cũng như gia tăng các biện pháp củng cố lòng tin giữa các lực lượng hai nước ở biển Đông, mà điển hình là cuộc giao lưu giữa hải quân ở Trường Sa gần đây.
Việt Nam hiện phải đối mặt với các vấn đề tương tự như chúng tôi trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Những gì Việt Nam vấp phải có khi còn khó khăn hơn chúng tôi vì trong lịch sử của mình, Việt Nam phải nhiều lần chống chọi với sự hiếu chiến của Trung Quốc. Cuộc hải chiến ở Hoàng Sa năm 1974 làm hơn 70 binh sĩ hải quân Việt Nam thiệt mạng là một ví dụ.
Ông Roilo Golez, cựu dân biểu đồng cố vấn an ninh quốc gia Philippines, nói.
Việt Nam và Philippines thời qua đã gia tăng hợp tác song phương, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động lấn biển, xây đảo nhân tạo trên biển Đông, gây lo ngại cho cả hai quốc gia Đông Nam Á này.
Trong chuyến thăm Philippines năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông hiện nay “đặc biệt nguy hiểm” đồng thời khẳng định rằng hai nước sẽ củng cố hợp tác quốc phòng và sẽ “kiên quyết phản đối” Trung Quốc.
Ông Roilo Golez, cựu dân biểu đồng cố vấn an ninh quốc gia Philippines, nói với VOA Việt Ngữ rằng hai nước Đông Nam Á phải giúp đỡ nhau vì “có chung đối thủ là Trung Quốc”.
Ông nói thêm rằng sự hợp lực của người Việt Nam cho thấy “Philippines không đơn độc”.
“Việt Nam hiện phải đối mặt với các vấn đề tương tự như chúng tôi trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Những gì Việt Nam vấp phải có khi còn khó khăn hơn chúng tôi vì trong lịch sử của mình, Việt Nam phải nhiều lần chống chọi với sự hiếu chiến của Trung Quốc. Cuộc hải chiến giữa hai bên ở Hoàng Sa năm 1974 làm hơn 70 binh sĩ hải quân Việt Nam thiệt mạng là một ví dụ. Sẽ là điều tốt nhất nếu các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc cùng hành động”.
Không chỉ trên bình diện chính phủ mà người dân Việt Nam và Philippines thời gian qua cũng đã thể hiện tình đoàn kết trong khi hai nước cùng bị Trung Quốc “ức hiếp” trên biển Đông.
Người Việt và người Philippines xuống đường biểu tình phản đối bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila.
Nhiều người Việt đã cùng xuống đường với người dân nước bạn để phản đối chính quyền Bắc Kinh.
Mới đây nhất, hồi tháng Bảy, hơn một chục người Việt đã cùng hàng trăm người Philippines biểu tình phản đối bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila.
Những người Việt trẻ tuổi, đa phần là sinh viên và các nhà hoạt động xã hội, đã giơ cao các biểu ngữ như “Việt Nam và Philippines cùng đứng lên chống lại sự xâm lược của Trung Quốc” hay “Trung Quốc hãy chấm dứt xây đảo nhân tạo trong lãnh hải Việt Nam và Philippines”.
Sau đó một tháng, Mạng lưới có tên gọi Liên minh biển Tây Philippines cũng lên tiếng kêu gọi người Việt cùng chung sức tẩy chay hàng hóa giá rẻ, kém chất lượng của Trung Quốc để đáp lại sự ủng hộ của Philippines đối với Việt Nam thời gian qua.
No comments:
Post a Comment