Những điểm cần biết về G-20
Các thành viên của Hội Liên hiệp Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ hô khẩu hiệu chống Mỹ khi họ phản đối chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào giữa tháng 11 cho hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Antalya, bên ngoài lãnh sự quán Mỹ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ nhật ngày 8/11/2015.
14.11.2015
Các nhà lãnh đạo thế giới thuộc 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới – gọi là khối G-20 sẽ họp tại địa điểm nghỉ mát Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ trong 2 ngày, bắt đầu từ chủ nhật này, để thảo luận vấn đề hợp tác kinh tế và thuế khóa, cuộc khủng hoảng di trú và biến đổi khí hậu.
Hãy tìm hiểu những gì được trông đợi và ý nghĩa của những sự kiện này.
G-20 là gì?
G-20 là cụm viết tắt của “Nhóm 20” là một diễn đàn quốc tế của các chính phủ và thống đốc ngân hàng trung ương của 20 nền kinh tế lớn.
Các thành viên gồm 19 nước – Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Mexico, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ - cùng với Liên hiệp châu Âu, tức EU. EU được đại diện bởi Ủy hội châu Âu và Ngân hàng Trung ương Âu châu.
Các nước G-20 chiếm khoảng 85% nền kinh tế thế giới, 75% nền thương mại thế giới và hai phần ba dân số thế giới.
Ai sẽ dự hội nghị thượng đỉnh?
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng với nhiều nhà lãnh đạo khác trên khắp thế giới, dự kiến sẽ dự hội nghị thượng đỉnh.
Các nhà lãnh đạo của Tây Ban Nha, Azerbaijan, Malaysia, Senegal, Singapore và Zimbabwe cũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh theo lời mời của Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù không phải là thành viên của khối G-20.
Tại sao lại là Thổ Nhĩ Kỳ?
Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tiếp nhận chức chủ tịch khối G-20 từ tay Australia vào ngày 1 tháng 12 năm 2014, và Trung Quốc sẽ là chủ tọa của tổ chức này vào năm 2016.
Các vấn đề được đưa lên bàn họp
Các nền kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng di trú tệ hại nhất sau Thế chiến 2, và biến đổi khí hậu dự kiến sẽ bao trùm các cuộc đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh.
Các nền kinh tế thế giới
Nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn.
Ông Andrew Kenningham, một nhà tham vấn tại Capital Economics ở London, nói Nga đang chịu nhiều thiệt hại nhất trong số các nền kinh tế mới nổi.
Ông Kenningham nói nền kinh tế Nga “đang co cụm ở mức 5 phần trăm trong năm nay.” Nền kinh tế chật vật vì giá dầu sụt và những biện pháp chế tài do các nước Tây phương áp đặt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Một yếu tố khác là quản trị kém.
Theo ông Kenningham, sự kiện này đã gây khó khăn cực kỳ cho các doanh nghiệp hoạt động ở đó.”
Hội nghị thượng đỉnh G-20 cũng sẽ tập trung vào Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế chính thức ở Trung Quốc đã chậm lại xuống tới mức dưới 7 phần trăm. Tình trạng đã gây ra tình trạng bán tống bán tháo trong thị trường chứng khoán và làm sụt giá dầu. Nhưng ông Kenningham nói những mối lo sợ đã bị thổi phồng.
Trung Quốc tuần này cho biết muốn khối G20 cải tổ quyền bỏ phiếu tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Trung Quốc nói họ muốn có một vai trò lớn hơn. IMF là một tổ chức gồm 188 nước, đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và quảng bá thương mại quốc tế.
Khủng hoảng di trú
Trước cuộc họp thượng đỉnh G20, các nhà lãnh đạo EU tề tựu hôm thứ năm tại một cuộc họp không chính thức ở thủ đô Valletta của Malta, để thảo luận về vụ khủng hoảng di trú đã chứng kiến hơn nửa triệu người tỵ nạn vào EU kể từ đầu năm nay, đe dọa phá vỡ hiệp ước mở ngỏ biên giới bên trong châu Âu.
Cuộc thảo luận dự trù sẽ tiếp tục ở Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc các nhà lãnh đạo Âu châu yêu cầu thế giới giúp giải quyết vấn đề.
Cuộc thảo luận dự trù sẽ tiếp tục ở Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc các nhà lãnh đạo Âu châu yêu cầu thế giới giúp giải quyết vấn đề.
Những người di trú, chủ yếu từ Syria bị tan nát vì chiến tranh, Iraq và châu Phi phía nam sa mạc Sahara, vào Liên hiệp châu Âu nhiều nhất qua ngả Hy Lạp và Italia sau khu vượt Địa Trung Hải bằng tàu thuyền từ Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Nhiều người chết đuối trên đường đi.
Trước đây trong tháng, chủ tịch EU Donald Tusk và người đứng đầu Ủy hội châu Âu Jean Claude Juncker nói, “Khối G20 phải đáp lại thách thức và lãnh đạo một đáp ứng phối hợp và sáng tạo trước vụ khủng hoảng, với sự thừa nhận bản chất toàn cầu và hậu quả kinh tế của nó, và thúc đẩy sự đoàn kết quốc tế lớn hơn trong việc bảo vệ người tỵ nạn.
Biến đổi khí hậu
Các nước G20 dành ra gần 4 lần nhiều hơn để thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hóa thách so với việc trợ cấp năng lượng có thể tái tạo, nêu thắc mắc về cam kết của họ đối với việc đình chỉ tình trạng biến đổi khí hậu, theo nhận định của Viện Phát triển Hải ngoại ODI hôm thứ năm.
Tổ chức này nói G20 chi ra trung bình 78 tỷ đôla để trợ cấp trong nước qua mức chi trực tiếp và giảm thuế trong các năm 2013 và 2014.
Thêm 286 tỷ đôla nữa được đầu tư vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch của các công ty quốc doanh trong khối G20.
Trong khi đó, trợ cấp năng lượng tái tạo trong năm 2013 được Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế IAEA ước tính là 121 tỷ đôla.
ODI nói, “Sự kiện này tương đương với việc các chính phủ G20 cho phép các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch gây thiệt hại cho các cam kết quốc gia về khí hậu, trong khi trả tiền cho họ được đặc ân đó.”
Bà Olivia Gippner thuộc trường Kinh tế London nói biến đổi khí hậu cũng sẽ được đặt cao trong nghị trình thảo luận của G20, “nhất là bởi vì chúng ta có hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Paris vào tháng 12, và đây là một trong các cuộc họp cuối cùng nơi các nền kinh tế lớn và cũng là những người đóng vai trò chính về biến đổi khí hậu sẽ gặp nhau.”
No comments:
Post a Comment