Sunday, November 22, 2015

Luật quốc tế có giải quyết được tranh chấp Biển Đông?

Thứ hai, 23/11/2015

Tin tức / Việt Nam

Luật quốc tế có giải quyết được tranh chấp Biển Đông?

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario chỉ vào một bản đồ cổ trên màn hình bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin tại trường đại học Công giáo ở Manila. (Ảnh tư liệu chụp ngày 11/9/2014)
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario chỉ vào một bản đồ cổ trên màn hình bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin tại trường đại học Công giáo ở Manila. (Ảnh tư liệu chụp ngày 11/9/2014)
Tòa trọng tài Liên hiệp quốc tuyên bố có thẩm quyền phân xử trong vụ kiện của Philippines chống lại bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là một đòn giáng thêm nữa cho Bắc Kinh sau khi bị tàu chiến và máy bay ném bom của Mỹ thách thức các tuyên bố chủ quyền ở các hòn đảo vừa xây ở Trường Sa.
Kết quả vụ kiện của Philippines sẽ có ý nghĩa pháp lý, ngoại giao, và thực tiễn như thế nào? Hiệu ứng và tác động của vụ kiện này đối với Việt Nam ra sao?
Trà Mi ghi nhận qua cuộc hội luận với 4 chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề Biển Đông và luật pháp quốc tế: luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từ Việt Nam và luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada.  
Luật quốc tế có giải quyết được tranh chấp Biển Đông?
VOA: Về luận cứ giữa Bắc Kinh và Manila:  một bên dựa vào lịch sử, một bên dựa vào Công ước quy định vùng đặc quyền kinh tế. Làm thế nào có thể giải tỏa tranh chấp khi nó không dựa trên cùng một cơ sở đo lường?

TS Hoàng Việt: Trung Quốc có vấn đề rất lớn là muốn diễn giải luật quốc tế theo cách của họ, có lợi cho họ. Điều này rất khó giải quyết. Chúng ta phải chờ sau khi tòa ra phán quyết thì có lẽ sẽ có những vấn đề ràng buộc Trung Quốc nhiều hơn.
VOA: Quý vị dự đoán thế nào về kết cục vụ kiện này?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Philippines sẽ thắng. Khi có phán quyết của tòa trọng tài, Trung Quốc cũng sẽ phản bác lại và sẽ tìm cách chia rẽ các nước có quyền lợi trên Biển Đông.
VOA: Trong trường hợp Manila thắng kiện sẽ ảnh hưởng thế nào đến những nước chung quanh, đặc biệt là Việt Nam?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Nếu Philippines thắng, lý luận của Trung Quốc sẽ bị bẻ gãy trước cộng đồng quốc tế. Việc này cũng có ý nghĩa tích cực với Việt Nam. Dựa vào phán quyết của tòa, Việt Nam sẽ củng cố hệ thống lý luận và dữ kiện của mình trong một phiên xử tương lai nếu khởi kiện Trung Quốc.
TS Hoàng Việt: Thứ nhất, Philippines yêu cầu tòa phán quyết yêu sách lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông có phù hợp Công ước Luật biển hay không. Theo tôi, tòa sẽ bác bỏ đường lưỡi bò này. Trong trường hợp đó, không chỉ Philippines mà cả Việt Nam cũng có lợi. Thứ hai, Philippines yêu cầu tòa phán quyết một số cấu trúc địa lý ở Trường Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước nào. Như vậy điều này cũng ảnh hưởng tới quyền lợi của Việt Nam vì có một số cấu trúc địa lý dù đang trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng Việt Nam đang kiểm soát.  Cho nên cũng có những vấn đề tồn đọng.
VOA: Vậy Việt Nam có thể làm gì để hạn chế một phán quyết bất lợi cho mình?
LS Công Định: Việt Nam ngay từ lúc này phải chuẩn bị xem xét đường đi, cách lập của Philippines và nghiên cứu lập luận của tòa để khi mình đưa ra đơn kiện thì được tòa chấp nhận cả về nội dung lẫn thẩm quyền. Có như vậy, ta mới có được cơ hội thắng tốt hơn cả Philippines.
LS Khanh: Việt Nam đã có tham vấn với một số công ty luật của Mỹ về vấn đề này từ 2010. Khi Philippines đưa vụ án ra tòa năm 2013, cuối năm 2014 Bộ Ngoại giao đã có văn kiện gửi tới tòa thừa nhận quyền tài phán của tòa và bảo lưu tất cả quyền lợi chính đáng của Việt Nam trong vụ kiện này. Cần phải có một ủy ban cấp nhà nước về vấn đề Biển Đông, mời tất cả những chuyên gia trong và ngoài nước cố vấn cho chính phủ. Trong vụ kiện này, Việt Nam có lợi rất nhiều vì là cơ sở cho các cuộc đàm phán, nếu có. Phán quyết của tòa sẽ là thắng lợi lớn cho công pháp quốc tế và các nước liên quan. Tuy nhiên, cần xem kỹ lý do Trung Quốc và Đài Loan phản bác thẩm quyền của tòa.
VOA: Các nhà nghiên cứu trong nước có ý kiến thế nào?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Trước nay Việt Nam tuyên bố ủng hộ giải pháp ‘giữ nguyên trạng’ nhưng theo tôi, ngoài ra Việt Nam cũng nên bắt đầu bàn với Philippines, Malaysia, Brunei để đưa vụ việc ra Tòa Công lý quốc tế phân xử vấn đề chủ quyền của từng nước trên Trường Sa. Theo tôi, nếu tất cả các nước cùng Việt Nam đưa ra tòa công lý quốc tế phân xử chủ quyền thì phán quyết của tòa cũng đi tới yêu cầu giữ nguyên trạng như hiện nay, đạt được mục đích chung cuộc của các nước Đông Nam Á, chúng ta sẽ loại được tham vọng bá quyền của Trung Quốc.   
VOA: Giữ nguyên trạng của thời điểm nào mới là xác đáng nhất?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Theo tôi, nên giữ nguyên trạng Biển Đông tính tới thời điểm trước năm 1975.
LS Công Định: Liên quan đến vấn đề chủ quyền, khái niệm nguyên trạng rất mơ hồ. Do đó,các nước có thế mạnh bao giờ cũng tìm cách xác lập nguyên trạng cho tương lai để khi có phân xử của một cơ quan tài phán quốc tế thì nguyên trạng đó là những gì họ đã đạt được bằng sức mạnh quân sự. Trung Quốc tránh né các cơ quan tài phán quốc tế nhằm thiết lập một nguyên trạng họ muốn. Đài Loan cũng bác bỏ thẩm quyền của tòa vì họ đang chiếm giữ đảo Ba Bình có diện tích to nhất ở Trường Sa, họ muốn giữ nguyên trạng đó.
VOA: Trong khi bác bỏ thẩm quyền của tòa, Trung Quốc vẫn tiếp tục các biện pháp thay đổi nguyên trạng để đặt mọi chuyện đã rồi. Có biện pháp nào để khống chế hoặc chế tài để nguyên trạng được tôn trọng và các bên có thể chờ nhau giải quyết tranh chấp trong ôn hòa?
TS Hoàng Việt:  Trung Quốc, bên mạnh nhất trong tranh chấp Biển Đông, không sẵn sàng cho giải pháp ôn hòa thì có muốn tìm giải pháp ôn hòa cũng rất khó khăn. Có lẽ giải pháp bây giờ giúp giảm căng thẳng và nguy cơ xung đột là các bên ngồi ký Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông. Thế nhưng, cho tới giờ vướng mắc lớn nhất cho Bộ quy tắc này vẫn là Trung Quốc. Vì vậy, biện pháp giải quyết ôn hòa vụ này vẫn còn rất khó khăn.
VOA: Bộ Quy tắc chưa đạt được, Tuyên bố ứng xử không được tuân thủ, Trung Quốc đứng ngoài tất cả, không chấp nhận thẩm quyền của tòa và cũng không tuân thủ phán quyết của tòa. Một phán quyết không có tính cưỡng hành pháp lý có tác dụng thế nào?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Cho dù Trung Quốc không đồng ý, đó cũng là một thắng lợi về mặt chính trị để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Trung Quốc không bao giờ tuân thủ luật pháp quốc tế dù miệng vẫn nói như thế.
VOA: Có thể làm gì nếu Trung Quốc không thực thi phán quyết của tòa?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Lúc đó, các nước trong Đông Nam Á cần phải xem lại thực lực của mình và tính một biện pháp khác: toàn bộ khu vực cần phải làm gì để không mất biển đảo, đó là thời kỳ mới của quan hệ ở Đông Nam Á.
TS Hoàng Việt: Sức mạnh của luật pháp quốc tế không phải lúc nào cũng là sự cưỡng chế. Dư luận quốc tế có một sức ép. Nhìn vụ Nicaragua kiện Mỹ năm 1986. Lúc đó tòa phán Hoa Kỳ thua, phải bồi thường 300 triệu đô cho Nicaragua. Mỹ ban đầu khước từ, nhưng sau đó cũng phải xuống nước trước áp lực của quốc tế và công bố gói viện trợ 500 triệu đô.
VOA: Ví dụ đưa ra từ những nước tuân thủ luật lệ, nhưng đối với Trung Quốc, một trường hợp cá biệt trước nay chưa thấy tuân thủ, chỉ thấy bất chấp, thì làm thế nào?
TS Hoàng Việt: Tôi tin nếu tòa ra phán quyết rõ ràng, hoàn toàn bác bỏ yêu sách lưỡi bò thì áp lực quốc tế cũng sẽ khiến Trung Quốc phải chấp nhận một phần nào đó, chứ không phải phớt lờ là được đâu.
LS Đức Khanh: Không lý gì một nước muốn đóng một vai trò càng lớn mạnh trong cộng đồng quốc tế lại đi từ bỏ vị trí của mình trong khuôn khổ xây dựng nền tảng công pháp quốc tế. Tôi nghĩ, giai đoạn này Trung Quốc đang thử phản ứng quốc tế để có chiến lược sau đó. Tôi tin rằng Trung Quốc từ lâu đã có chuẩn bị hồ sơ gồm các cơ sở pháp lý vững chắc để ra trước Tòa Công lý quốc tế về vấn đề chủ quyền. Cho nên, dù lúc này và trong tương lai họ vẫn tiếp tục phủ nhận, nhưng họ sẽ phải đưa ra những luận cứ. Mặt khác, thời gian gần đây, Mỹ đã tăng áp lực lên Trung Quốc và sẽ càng ngày càng tăng áp lực này, buộc Trung Quốc phải bước vào bàn đàm phán. Những quyết định về pháp lý sẽ là cơ sở cho những quyết định về đàm phán. Vấn đề nguyên trạng sẽ được giải quyết bằng con đường đàm phán chính trị và ngoại giao.
VOA: Vai trò của Việt Nam trong vụ kiện này thế nào? Việt Nam nên tận dụng tình thế hiện nay để đệ đơn kiện cho riêng mình hay chờ đến sau vụ kiện của Philippines ngả ngũ dự kiến được đưa ra vào giữa năm sau? Mời quý vị đón theo dõi phần 2 cuộc hội luận trong chương trình phát thanh tiếp theo.
0:00:00
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (17)
Ý kiến
     
bởi: dao hai nam cua viet nam
22.11.2015 07:00
Tau cong xem lai chu quyen dao hai nam lau nay thuoc ve ai va tau cam quyen khi nao ne lich su con nguyen ven do kia.

bởi: Mẹ Khờ VN
22.11.2015 04:00
Đọc qua những ý kiến cuả các nhà phân tích thời cuộc trên , nếu như Khờ được là cô Trà My để phỏng vấn thì Khờ sẽ đặt thêm câu hỏi như sau : Rõ ràng HS-TS là cuả VN mà chính DCSVN đã khẳng định trong những lần lên tiếng phản đối , cực lực phản đối TQ xâm chiếm , trong khi Phi đâm đơn kiện TQ ra toà án QT xét xử công khai để khẳng định những gì cuả Phi tuyên bố là đúng đắn , là sự thật thì tại sao DCSVN không đâm đơn kiện giống như Phi khi mà rõ ràng vào năm 1974 TQ đã đánh VNCH được Thế Giới biết đến , đảo Gạc Ma cũng bị chúng dùng áp lực quân sự để chiếm giữ .... Thế thì nguyên nhân nào đã làm DCSVN không dám kiện ? Khờ tin chắc rằng họ sẽ bị đớ lưỡi ! Đớ lưỡi đây không phải là vì không biết để trả lời , mà có trả lời thật thì sợ sau đó sẽ bị đám côn đồ mang thẻ đảng đánh cho phù mỏ , hoặc lại được nhận vài cái bao cao su dùng rồi do DCSVN tặng sau đó .
Có một câu trả lời cuả LS Đức Khanh khôn ngoan và hay nhất đối với Khờ . Trich : " Tôi tin rằng Trung Quốc từ lâu đã có chuẩn bị hồ sơ gồm các cơ sở pháp lý vững chắc để ra trước Tòa Công lý quốc tế về vấn đề chủ quyền. Cho nên, dù lúc này và trong tương lai họ vẫn tiếp tục phủ nhận, nhưng họ sẽ phải đưa ra những luận cứ. " .... Vậy thì Khờ xin mách thời điểm cho mọi ngươì biết trước : Khi mà DCSVN thi hành xong những mật ước đã ký kết trong hội nghị Thành Đô 1990 giưã DCSTQ và DCSVN , lúc đó TQ sẽ có đầy đủ những bằng chứng pháp lý để đối đầu với công lý . Đừng hỏi tại sao CSVN có những hành động và lời lẽ nưả nạc nưả mỡ trong thời gian qua , lúc thì hung hăng như con cọp làm Khờ tưởng chiến tranh Việt Trung sắp xảy ra với vài chiếc tàu ngầm hố đen cùng Su Khôi và vài ba trái hoả tiễn , khi thì lãng mạng như đôi dâm phu , phụ ngoại tình ôm nhau hôn thắm thiết ! Phải chăng đó chẳng qua là chiến thuật mua thời gian trong cái chiến lược cuả chủ và tớ đối đầu với các nước đang tranh chấp nói chung và với dân tộc VN nói riêng ?
Nếu sai thì mong các anh chị chỉ bảo , còn đúng thì từ nay chớ có lên giọng kêu gọi nhân dân hay cờ vàng về đánh TQ khi mà DCSVN , thành phần cai trị đang nắm vận mạng đất nước có những hành động mèo mả gà đồng này cho ra vẻ mình cũng là ngươì yêu nước chân chính nhá ! Hãy kêu gọi chủ nhân cuả mình hành động đi thì ắt nhiên sẽ có sự ủng hộ cuả Nhân dân , đồng thời chắc chắn cờ vàng sẽ chẳng bao giờ quên được cái bổn phận và trách nhiệm cuả mình đối với Tổ Quốc và Dân tộc . 

bởi: Hoàng Thi
22.11.2015 02:39
Tình hình Biển Đông đang nóng lên và đang thay đổi từng ngày, mà Việt Nam vẫn còn tuyên bố giữ nguyên trạng trên BĐ thì đúng là một trò hề.

Trong mấy năm trở lại đây, Trung Quốc đã làm thay đổi nguyên trạng bằng cách cho bồi đắp rầm rộ tại các bãi đá ngầm thành các đảo nhân tạo lên đến gần hàng chục cây số vuông, và đang tiếp tục xây dựng các bến cảng, phi trường, cột hải đăng và các đồn bốt quân sự ở trên đó với ý đồ độc chiếm BĐ thì VN hô hào giữ “nguyên trạng” là sao?

Chẳng lẻ VN không dám tuyên bố: “TQ phải trả lại nguyên trạng các bãi đá ngầm trên BĐ mà BK chiếm đóng trái phép” vì sợ bọn Bắc Kinh cắt hết mọi quyền lợi trong bóng tối cho các quan Đảng ta à?

Tuyên bố giữ nguyên trạng trên BĐ chẳng khác nào tự thừa nhận các đảo nhân tạo mới bồi đắp tại BĐ thuộc chủ quyền của TQ từ nay về sau.

Không biết lý do lãnh đạo Đảng ta dốt hay nhận của hồi môn của bọn bành trướng TQ nữa? 

bởi: Du non vien từ: Viet Nam
22.11.2015 02:38
Các ông chuyên gia nhận xét có nhiều điểm hữu lý. Nhưng điều quan trọng là đảng Cộng Sản Việt Nam có can đảm thoát khỏi sự sợ hãi để kiện ông anh Trung Quốc ra tòa án Quốc Tế hay không mới là điều đáng bàn.
Việt Nam mới được ông anh Trung Quốc viện trợ cho 1 tỷ nhân dân tệ.
Đảng đã hồ hởi phấn khởi và long trọng bắn 21 phát đại bác và trải thảm đỏ đón ông chủ tịch Tầu Tập Cận Bình.
Các đồng chí tứ trụ ông nào cũng có bộ mặt hớn hở hân hạnh được bắt tay ông Tập . Riêng đồng chí thủ tướng Việt Nam còn ôm hôn thắm thiết đồng chí Tập và được ông này bảo trợ cho chức bí thư nhiệm kỳ tới bằng cách mời ông Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Thiên Triều.
Đảng Cộng Sản mà một vài ông to đầu có tuyên bố này nọ chỉ là những màn kịch mị dân còn chủ trương của đảng Cộng Sản là 16 chữ vàng bốn tốt ,người láng giềng sông liền sông ,núi liền núi vẫn là hảo hảo.
Còn bốn ông chuyên gia có bàn luận thì phân đông bà con trên diễn đàn được mở mang kiến thức là chính.
Còn riêng đảng đã có cả một tá giáo sư tiến sĩ ný nuận cao cấp làm kim chỉ Nam cho đảng và nhiều đảng bắt cả dân tộc này phải theo.

bởi: Hanoi từ: Hanoi
22.11.2015 02:10
Van de quan trong nhat la VN co dam kien TQ ra truoc toa an quoc te hay khong ?Toi tin rang CSVN se tuan phuc CSTQ va se giao bien dao cho CSTQ vi dang CSVN la dua con co hieu thao voi CSTQ . !!!!

bởi: Như-Ý từ: Sài Gòn
22.11.2015 01:54
Trung Quốc ỉ nước mạnh rồi tuyên bố đường lưỡi bò là xâm phạm biển đảo của các nước Đông Nam Á, thế giới, và nhất là Việt Nam.
Trung Quốc nói gượng gạo là kềm chế thật ra là đã qui phạm luật quốc tế về biển đảo.

bởi: Song Đao-Paris
22.11.2015 01:50
Chưa gì hết mà làm như Phi sẽ thắng kiện, bộ phiên tòa có sự thiên vị hả? Điều mà TQ lo ngại là có sự thiên vị vì các cường quốc nắm đầu thế giới không muốn cho họ trỗi dậy. Chưa chi mà họ đã gọi TQ là hiểm họa da vàng. TQ không công nhận phiên xử của tòa quốc tế là đúng.

bởi: Tư Lếu
22.11.2015 01:08
Câu hỏi của chị Trà Mi rất hay: "Giữ nguyên trạng của thời điểm nào mới là xác đáng nhất?"

VN dưới sự đô hộ chính thức của Pháp từ 1884 đến 1945. Sau đó tới Nhật thay Pháp chiếm toàn bộ Đông Dương, 1945. Cũng năm 1945, Nhật đầu hàng, thế chiến thứ hai chấm dứt. Vua Bảo Đại chính thức là người tuyên bố VN độc lập, lúc đó cả hai miền Nam Bắc chưa bị phân chia. Tất cả những sự kiện về địa lý VN hầu như không thay đổi.

Nếu nói riêng về địa lý, trong đó bao gồm đất liền và các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN dưới sự bảo giám của Pháp là gần một trăm năm.

Nếu VN tính từ thời điểm "giữ nguyên trạng" là có thể tính từ 1945 từ lúc vua Bảo Đại tuyên bố Độc lập VN.

Theo tôi, 1945 là thời điểm ngoài VN còn có các nước có liên quan đến Biển Đông đều có giữ tài liệu, nếu cần phải giữ nguyên trạng thì thời điểm này đáng lưu ý nhất.

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
21.11.2015 23:49
TQ dựa vào thứ tiền sử là không đúng !
Nếu nói kiểu TQ thì Châu Mỹ, trong ấy có Hoa Kỳ, Mexico và biết bao nhiêu nưóc khác bây giờ thì thời xa xưa nó thuộc về nước nào, vì Columbus và Magellan không phải người Mỹ, cũng không phải người Mexico ...
Philippine sẽ thắng kiện !
VN lúc này không thể kiện và không dám kiện, mà có kiện cũng thua TQ, vì công hàm Phạm Văn Đồng !
Phải xé hiệu lực của công hàm, bằng cách đcs êm đềm thoái vị, đân chủ hóa, đa đảng, trong ấy phải có tiếng nói của VNCH !
Không đưa VNCH vào, không hòa hợp hoà giải thì hãy chờ !!!! TQ nhất định ( Tập Cận Bình ) nhất định sẽ xiết hết mọi nơi có giọt nước Biển Đông của VN, từ Móng Cáy tới Cà Mâu !
Luận cứ của Tập Cận Bình đã tỏ ra như vậy !
TCB sẽ trói con cọp đáng gườm nhất csvn lúc này và bỏ vào chuồng sắt, Nguyển Tấn Dũng !!
Còn cs VN mất, mất cs VN còn ! Công lý cho VN !

bởi: Kien Truong từ: USA
21.11.2015 23:43
Có 2 thành phần ở VN hiện nay đối lập nhau: Đảng CSVN và Nhân dân VN.
- Đảng CSVN gồm 1 lũ bù nhìn, tay sai của TC hoặc nếu không thì cũng bị TC năm thóp, hầu hết trong số này đều là những kẻ tham lam chỉ biết có tiền và quyền lực, những tên chóp bu ngồi ở BCT lại là những người thiếu học thức (thậm chí có thằng còn được gọi là vô học, vô giáo dục nữa), TC nắm tẩy hết những tên này và chỉ cần "nhá tẩy" là tất cả đều im thin thít không dám đụng chạm tới quan thày, chẳng những thế chúng lợi dụng chính quyền trong tay để đàn áp những tiếng nói phản kháng trong nhân dân hầu giữ vững đặc quyền đặc lợi của chúng. Đây chính là trở ngại lớn nhất trong việc bảo vệ biên cương, trên danh nghĩa bọn chúng là những người đại diện cho VN, chúng không lên tiếng thì không một thế lực nào khác có thể đại diện chính đáng cho VN để có thể lên tiếng trước Quốc tế.
- Nhân dân VN là những người bị trị dưới chế độ CS, họ chỉ là công cụ để chế độ CS lợi dụng nhưng lại không có quyền hạn gì với đất nước, Quốc Hội chỉ là một lũ bù nhìn, vô học bất tài, lại hầu hết là đảng viên đảng CSVN, chúng chỉ làm theo chỉ thị của Đảng chứ không hề đại diện cho nhân dân, và vì thế nhân dân hoàn toàn không có tiếng nói trước diễn đàn Thế giới.
Với tình hình như vậy, việc VN đối phó với TC về vấn đề Biển Đông chỉ có thể khi nào dẹp bỏ được chế độ CS, nếu không thì bọn CSVN sẽ dần dần bán hết biển đảo và cả đất liền bằng những hiệp định, hiệp ước mơ hồ, bí mất để kiếm tiền bỏ túi, như Hiệp Định Thành Đô 1990...

bởi: LongNguyen từ: usa
21.11.2015 22:58
Tôi nhận thấy người VN rất yêu nước,từ người nông dân đến giới trí thức có tinh thần yêu nước từ trong huyết quản, chỉ riêng giới lãnh đạo VN và các đảng viên hình như hết sức dè dặt trong sự thể hiện lòng yêu nước.,phải chăng lòng yêu nước củng phải "định hướng"chăng ?.Hội nghị Diên Hồng ngày xưa bừng bừng tinh thần chống giặc mà sao hội nghị ngày nay không một lời phản ứng trước mặt giặc ngoại xâm .

bởi: Đỗ Đăng Dư
21.11.2015 21:58
Hiện nay trên thế giới chỉ các thế lực đen tối, thế lực băng đảng ngầm và thế lực nhà nước khủng bố như IS, Vẹm bịp CS và CS Hoa-lục không muốn tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế dù miệng vẫn tuyên bố như thế. Đúng như chân lý mà cố Tổng Thống VNCH miền Nam, ông Nguyễn văn Thiệu đã chỉ ra đến nay thời sự vẫn không thay đổi giá trị. Chứng cứ lịch sử đã dạy cho cộng đồng quốc tế rất nhiều bài học, kinh nghiệm và xung đột, do những thế lực bất pháp. Vấn đề Biển Đông có tránh cho thế giới một cuộc chiến tranh, hoặc sẽ là cuộc chiến tranh nữa để sắp xếp lại trật tự cho thế giới. Một nhà nước độc tài như CS bành chướng đang trổi dậy thường là nguyên nhân phát động chiến tranh. Như sức mạnh công an trong tay bọn vẹm độc tài đảng trị, luôn đem lại khủng bố, bắn giết, cưỡng chế như đang xảy ra tại Xã Hội Chủ Nghĩa VN. Công an thay vì phải bảo vệ người dân, thì trong chế độ CS độc tài phản dân chủ, công an bảo vệ chế độ Hitler như bọn SS của Đức quốc xã. Hơn 6 triệu người Do-Thái bị thảm sát bằng hơi ngạt, bất luận trẻ thơ và người già. Cũng như hiện nay dân oan, dân nghèo, dân vùng cao, dân thiểu số và dân biểu đạt chính kiến, tín ngưỡng đã, đang và tiếp tục bị đàn áp, đánh giết, xua đuổi, thậm chí bị phân biệt đối xử, bị loại ra ngoài lề XHCN suốt 40 năm sau 1975 là 17 triệu dân VNCH miền Nam. Sự kiện tàu chiến và máy bay ném bom của Mỹ thách thức CS Hoa-lục về các tuyên bố chủ quyền ở các hòn đảo vừa xây ở Trường Sa vốn thuộc Việt-Nam. Tòa trọng tài Liên hiệp quốc tuyên bố có thẩm quyền phân xử "Cái Lưỡi Bò" là một thách thức nữa về tuyên bố của chế độ CS độc tài giả trá và giảo biện.

bởi: TRAN MAI từ: VN
21.11.2015 21:43
CHẮC CHẮN SẼ LÀ KHÔNG
Đối với Trung Cộng chỉ có mỗi một luật là "Mạnh hiếp yếu". Cho nên, chỉ có sức mạnh của các cường quốc mới có thể giải quyết được vấn đề này thôi, và phải thực hiện đúng Binh pháp:
Bước 1. Công Tâm
Bước 2. Công Lương
Bước 3. Công Thành
Bước thứ 3 là bước cuối cùng nên phải rất cẩn thận. Bước này được chia thành 2 bước nhỏ: Tiên lễ, hậu công
Hiện tại, biển Đông đang ở bước Tiên lễ. Vì hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Cộng đang hội nghị và đi thăm các nước liên tục khắp nơi...

bởi: Khương
21.11.2015 21:13
Đối với bọn ngang ngược, thô bỉ sử dụng Luật Rừng: ỷ lớn hiếp bé...không cần biết phải trái, coi quốc tế như 'Nơ pa' kiểu háng chệt.. Thì không có Luật nào có thể áp dụng được...Trừ Luật Trừng Trị...vì càng Nhịn thì chúng càng....lấn tới Midway hay Guam!

bởi: Không ghi tên
21.11.2015 21:08
Việt nam sẽ không bao giờ kiện Trung quốc vì Việt nam chỉ nói mà không làm...Hiện bây giờ đang ngậm thêm tiền,thì sao kiện được!,,,

bởi: calvin ma
21.11.2015 20:48
cac chuyen gia oi, qua ngay tho, TQ.da nham chac trong tay Cong ham cua ong PHAM VAN DONG, va ban do nam 1946 theo ban cong bo POSDAM 1945

bởi: NGUYEN VAN MUNG từ: USA
21.11.2015 19:28
Toi vua nghe cuoc thao laun giua cac luat su va TRA MY ,ve vu kien TRUNG QUOC,cua PHILIPPINE ,co dat van de giu nguyen trang truoc 1975, TRUNG QUOC chiem HOANG SA 1974, nhu vay VIET NAM mat HOANG SA ve TQ ?

No comments:

Post a Comment