Wednesday, December 23, 2015

'Cần lãnh đạo bản lĩnh và dũng khí hơn'

'Cần lãnh đạo bản lĩnh và dũng khí hơn'

  • 22 tháng 12 2015
Việt NamImage copyrightReuters
Image captionGiàn lãnh đạo cao cấp của nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam ra mắt tại Đại hội lần thứ 11 bốn năm trước.
Khách mời tọa đàm của BBC hy vọng lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam được bầu ra tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12 đầu năm 2016 sẽ 'có năng lực, bản lĩnh' và 'dũng khí' hơn giàn lãnh đạo hiện nay.
Hôm 22/12/2015, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) và Viện nghiên cứu đông nam á (ISEAS) của Singapore, nói với Bàn tròn Trực tuyến nhìn lại các sự kiện 2015 của BBC Việt ngữ:
"Tôi hy vọng là Đại hội 12 sẽ tập hợp được những người lãnh đạo có năng lực tốt hơn, có bản lĩnh chính trị cao hơn, nói một cách nôm na là có dũng khí mạnh mẽ hơn, để mà cùng với nhân dân, với đất nước tiến lên.
"Chấp nhận những thách thức, tiếp nhận các cơ hội để làm sao Việt Nam trong những năm tới đây, tức là từ năm 2016 và những năm tiếp theo, sẽ có những bước tiến vững chắc."
Điểm lại vài nét chính kết quả của Hội nghị lần thứ 13 của Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, một hội nghị chuẩn bị cho Đại hội 12, vừa bế mạc, Tiến sỹ Hợp cho biết thêm:
"Hội nghị Trung ương 13 vừa mới chấm dứt, theo thông báo, họ đã lên được danh sách ứng cử viên gần như là đầy đủ ứng cử để bầu vào Ban chấp hành Trung ương khóa 12...
"Họ đã nói một số điểm tiếp về dành lại cho Hội nghị Trung ương 14 trong tháng Giêng, là hội nghị cuối cùng trước khi bước vào đại hội để chuẩn bị tiếp cho ứng cử viên cho Bộ Chính trị, Ban bí thư và bốn chức vụ chủ chốt.
"Hội nghị Trung ương 13 cũng khẳng định lại là họ đã thông qua các văn kiện để đưa ra, báo cáo Đại hội, và những văn kiện đó thì đường lối, chính sách, cương lĩnh như thế nào thì chúng ta đều thấy rất rõ," TS. Hà Hoàng Hợp nói.
(Xem thảo luận tại: http://bit.ly/1V6PfXS)

Không kỳ vọng

Image copyrightFB Nguyen Ngoc Nhu Quynh
Image captionBlogger Mẹ Nấm nói cô không kỳ vọng vào Đại hội đảng với lối 'bầu bán và kiểu quyết định nhân sự' không hoàn toàn nằm trong tay người dân.
Trong khi đó một khách mời khác của Tọa đàm tuần này của BBC, blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền từ thành phố Nha Trang nêu quan điểm:
"Phải nói rằng tôi không kỳ vọng vào kỳ Đại hội Đảng mới vì hình thức bầu bán và kiểu quyết định nhân sự cho đến giờ phút này nó hoàn toàn không nằm trong tay người dân, cho nên tôi không kỳ vọng.
"Và điều làm tôi cảm thấy, như lúc nãy một bác (khách mời) đã nói, là xu hướng thân Mỹ hay qua chuyến thăm của ông (Nguyễn Phú) Trọng sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam rất là nhiều...
"Thân Mỹ hay không thì chưa biết, nhưng cái sự kiện bắt Luật sư Nguyễn Văn Đài cuối năm cho thấy đây là một thách thức rất lớn đối với các nhà hoạt động, đặc biệt là những người đấu tranh cho nhân quyền trong năm 2016.
"Bởi vì trong năm 2016 nó có một quyền được Quốc hội (Việt Nam) thông qua, đấy là quyền im lặng, và quyền này sẽ ảnh hưởng rất là nhiều tới công dân.
"Đặc biệt nó sẽ làm gia tăng hay là giảm tình trạng người chết trong đồn công an và việc công dân (bị) mời tới đồn công an thì các hình thức nhân sự bảo rằng tôi hy vọng thì tôi không hy vọng,
"Bởi vì tôi nhìn vào diễn biến và việc bắt Luật sư Nguyễn Văn Đài vào cuối năm cho thấy rằng là năm 2016 nó thực sự là một thách thức rất lớn đối với các nhà hoạt động trong quan sát của tôi," blogger và nhà hoạt động từ Nha Trang nói với BBC.

Đổi mới mạnh

Image captionPGS. TS Phạm Quý Thọ hy vọng sẽ có những chuyển biến trong năm 2016 mà trước hết trên lĩnh vực luật pháp liên quan quyền lập hội, công đoàn, luật biểu tình v.v...
Tiến sỹ Phạm Quý Thọ, chuyên gia về chính sách công từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam, nói với Tọa đàm:
"Năm 2016 thì sự kiện quan trọng nhất ngay từ đầu năm thì mọi người đã biết rồi, công bố thời gian kỳ họp (Đại hội Đảng) khóa 12 diễn ra.
"Tuy nhiên tất cả văn kiện, rồi tất cả sự đổi mời đều đã qua rồi, cho nên là những cá nhân thay đổi về nhân sự sẽ không thể làm được gì nhiều tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, bởi vì đã thông qua các chương trình làm việc rồi.
"Nhưng người ta vẫn hy vọng là đổi mới mạnh hơn về kinh tế.
"Và chính vì sự đổi mới mạnh mẽ hơn về kinh tế và hội nhập quốc tế về kinh tế cũng như là về mặt nhân sự, thí dụ như vấn đề về TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), về công đoàn, rồi vấn đề nhân quyền, thì người ta hy vọng rằng nó sẽ tác động ngược trở lại đối với chính trị.
"Thì đó là những cái rất là mong muốn, những mong mỏi.
"Và chính cá nhân tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp cũng mong muốn là sẽ có một sự đổi mới mạnh mẽ hơn về mặt dân chủ, ít nhất nó cũng... về mặt luật.
"Luật về hội sẽ được thông qua, luật biểu tình sẽ được thông qua, rồi luật sửa đổi luật về công đoàn sẽ được thông qua.
"Chính những điều đó nó cũng mở ra một luồng gió mới, hay một sức thúc đẩy mới đổi với cải thiện về dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
"Và chính những điều đó sẽ có tác dụng làm tốt hơn và phù hợp hơn đối với hội nhập kinh tế quốc tế.

'Bị cớm nắng'

Image captionGiáo sư Thuyết hy vọng Việt Nam tranh thủ được các cơ hội trong năm 2016 để phát triển.
Từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam kỳ vọng sang năm 2016, Việt Nam sẽ nắm bắt và 'tranh thủ' được các cơ hội.
Ông nói: "Đối với Việt Nam, tôi thấy cơ hội cũng có, nhất là khi chúng ta gia nhập TPP, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế Asean.
"Nhưng tôi thấy thế này, bên cạnh cơ hội, thì có một thách thức rất lớn, bởi vì sao?
"Bởi vì nền kinh tế và tài chính Việt Nam rất là ọp ẹp, chúng ta mở cửa ra với thế giới thì không khác gì một người bị bệnh mà ra trước gió.
"Nếu người bệnh như thế, ốm quá mà ra trước gió thì là nguy hiểm, nhưng mà nếu mà anh bị bệnh bởi vì anh đóng cửa chặt quá, nó bị 'cớm nắng'.
"Bây giờ anh mở cửa ra mà anh không bị 'cớm nắng' nữa, thì có thể anh lại khỏe.
"Cho nên tôi nghĩ rằng bên cạnh cơ hội, nó cũng có các thách thức và bên cạnh thách thức nó có cơ hội.
"Vấn đề là Việt Nam phải tranh thủ cơ hội này như thế nào để mình có thể phát triển được," ông Nguyễn Minh Thuyết nói.
Quý vị có thể theo dõi toàn văn cuộc Tọa đàm Bàn tròn của BBC điểm lại các sự kiện 2015 và dự đoán về năm 2016 tại đây.

Tin liên quan

No comments:

Post a Comment