Tuesday, December 29, 2015

‘Rửa sạch’ hình ảnh cảnh sát giao thông trong lòng dân

Thứ ba, 29/12/2015

Blog / Cao Huy Huân

‘Rửa sạch’ hình ảnh cảnh sát giao thông trong lòng dân

Cảnh sát giao thông tại một ngã tư ở Hà Nội, ngày 31/10/2011.Cảnh sát giao thông tại một ngã tư ở Hà Nội, ngày 31/10/2011.
Trước phiên khai mạc kỳ họp lần thứ 20 Hội đồng Nhân dân TP. HCM khóa 8 diễn ra từ ngày 8-12 đến 11-12, báo Thanh Niên dẫn lời cử tri 24 quận, huyện trên địa bàn thành phố phản ánh cách thức xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông (CSGT) không minh bạch, không rõ ràng, chỉ canh người vi phạm để phạt mà thiếu tính giáo dục; CSGT núp lùm để canh người tham gia giao thông gây nên hình ảnh phản cảm. Cử tri quận này đề nghị CSGT nên đường đường chính chính kiểm soát hành vi vi phạm giao thông.
‘Giữa đường tấy chuyện bất bình’
Tôi nhớ Việt Nam có truyện Lục Vân Tiên, “giữa đường thấy chuyện bất bình”, ra tay nghĩa hiệp cứu Kiều Nguyệt Nga. Người dân không mong cảnh sát như Lục Vân Tiên vốn chỉ có trong truyện, nhưng kỳ vọng rằng trên những chặn đường vốn đã lắm ổ gà, ổ voi, lô cốt, thậm chí hố tử thần, thì họ vẫn an tâm vì cảnh sát hiện diện để họ tin tin tưởng về an ninh, giúp họ qua cơn bỉ nạn trong những khi tiến thoái lưỡng nan vì nạn kẹt xe cao độ.
Thế nhưng, theo cái cách mà cử tri thành phố phản ánh thì “nơi có chuyện bất bình” CSGT chưa làm trọn vẹn vai trò, còn nơi an ổn thì CSGT lại xuất hiện để khiến dân cảm thấy âu lo. Điển hình như cử tri quận Thủ Đức, theo Thanh Niên, yêu cầu CSGT thường xuyên cần kiểm tra tình hình giao thông tại Quốc lộ 1K (ngã 3 Thánh Thất Cao Đài - phường Linh Xuân) vì thường xảy ra các tai nạn vào giờ cao điểm; tại ngã tư Tô Ngọc Vân và Phạm Văn Đồng thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm, do vậy lực lược CSGT phải thường xuyên có mặt kịp thời để đảm bảo việc điều tiết giao thông.
Mặt khác, tôi hoàn toàn đồng ý rằng luật pháp cốt là để an dân, giáo dục dân chúng. Phải rạch ròi giữa pháp quyền (thượng tôn pháp luật, tiếng Anh là Rule of Law) và pháp trị (dùng luật để cai trị người dân, tiếng Anh là Rule by Law). Ở Việt Nam, cần phải đẩy mạnh và nhấn mạnh vai trò thượng tôn pháp luật, tức luật pháp cần được sử dụng để giáo dục và điều chỉnh hành vi của tất cả mọi người, chứ không nên xem đây là công cụ để gây ảnh hưởng hay kiểm soát người dân. Ngay cả khi ngành chức năng sử dụng luật pháp để răn đe người dân (qua các hình thức xử phạt hành chính), thì đó cũng hướng tới tính giáo dục (giải thích, viện dẫn, thuyết phục), chứ không phải chỉ nằm ở ý nghĩa xử phạt cho xong chuyện.
Việc cử tri phản ánh “cách thức xử lý vi phạm giao thông của CSGT không minh bạch, không rõ ràng, chỉ canh người vi phạm để phạt mà thiếu tính giáo dục” cho thấy luật pháp đang được CSGT sử dụng thiếu hiệu quả và chưa giúp dân hiểu được tính giáo dục của luật (mà thay vào đó là tính răn đe, nhưng thiếu minh bạch và tâm phục khẩu phục). Thế nên không trách được hàng loạt cử tri phản ứng trước CSGT.
Xây dựng lại hình ảnh CSGT
Tôi thấy ở Mỹ hay châu Âu, thậm chí các nước châu Á như Nhật Bản, Singapore… cảnh sát giao thông chiếm một vị trí đẹp trong lòng dân. Nghịch lý là họ lại rất hiếm khi xuất hiện trên đường phố. Bất thình lình có tai nạn giao thông hay bất kỳ vấn đề gì về an ninh, họ ngay lập tức hiện diện nhanh chóng. Họ biết làm mọi thứ, từ sơ cứu, giúp người dân đến nơi an toàn, thậm chí… đỡ đẻ cho những sản phụ chưa kịp đến bệnh viện.
Cảnh sát không chỉ đối xử tốt với người, họ còn gần gũi với môi trường xung quanh, như việc giúp động vật thoát nạn trên các tuyến đường. Hình ảnh cảnh sát gắn liền với những lúc người dân gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ, chứ dường như không xuất hiện chỉ để xử phạt. Việc tuần tra cũng có giờ giấc, các chốt tuần tra cũng được lập cố định chứ không có chuyện “núp lùm” để bất thình lình xuất hiện và tìm cách lập biên bản. Nếu người vi phạm giao thông bị cảnh sát dừng xe, họ sẽ được cảnh sát chào lịch sự, sau đó giải thích lỗi một cách rõ ràng. Mọi thủ tục làm xong, việc thu phạt sẽ được thực hiện bởi một cơ quan độc lập khác nhằm hạn chế tối đa tình trạng cảnh sát xòe tay lấy tiền của dân, xuất hiện tình trạng nhũng nhiễu. Ngược lại, cảnh sát tại các nước tôi qua không đơn độc, họ được dân ủng hộ và giúp đỡ mỗi khi họ gặp khó khăn. Các trường hợp vi phạm giao thông, nếu cảnh sát quản lý không xuể, người dân còn hỗ trợ qua đường dây nóng.
Tôi thỉnh thoảng đọc báo thấy các vụ bê bối của CSGT Việt Nam, gần nhất là vụ CSGT tố bị tài xế xe tải đánh trên xa lộ Hà Nội (địa bàn TP. HCM). Ngay cả khi anh cảnh sát là “nạn nhân” trong đoạn clip lại cho thấy nhiều vấn đề tranh cãi, dư luận dường như vẫn thất vọng trước cách hành xử của vị này, nên không mấy người tỏ ra thương cảm hay bênh vực. Trước đó, các vụ CSGT vạch ví người vi phạm giao thông lấy tiền; cùng các vụ bê bối tương tự càng khiến hình ảnh người CSGT trở nên xấu xí hơn bao giờ hết, dù rằng vẫn không ít người cảnh sát sống hết mình và cống hiến hết sức cho trật tự xã hội, đảm bảo an toàn cho dân.
Người dân Việt Nam vốn tình cảm và rất công bằng. Chuyện cảnh sát giao thông Đà Nẵng giúp em bé ung thư thực hiện ước mơ của mình được làm cảnh sát; hay trước đó là các bài báo phản ánh việc xử phạt minh bạch và thuyết phục của họ đã cho thấy một hiệu ứng tích cực từ phía những người cầm lá phiếu đi bầu. Rõ ràng họ cần những CSGT mạnh tay xử lý vi phạm để bảo vệ sự công bằng của pháp luật, nhưng càng cần hơn những người cảnh sát biết giáo dục dân chúng hiểu và tuân theo luật – thứ vốn công bằng cho tất cả mọi người.
Nhưng cho đến nay, các vết nhòe trên hình ảnh CSGT dường như vẫn hiển hiện, và chắc chắn rằng phải quyết tâm và có sự cải cách mạnh mẽ thì hình ảnh ấy mới trở nên “sạch” hơn trong lòng dân.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (30)
Ý kiến
     
bởi: SG từ: VN
15.12.2015 22:33
Cứ lái xe xuyên Việt là biết: CSGT chính là lũ thảo khấu gây tắc nghẽn huyết mạch kinh tế. Chúng làm sao "đường đường chính chính" được khi vẫn phải cống nạp cho quan thầy và thu hồi tiền đầu tư "đứng đường" ?!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

bởi: Trần giáo Huấn từ: Sài Gòn
15.12.2015 04:44
Nhiệm vụ chính của CSGT không phải là giữ gìn trật tự lưu thông mà là canh chừng con đường mãi lộ.
Đem hình ảnh Cảnh Sát đẹp đẽ trong lòng dân bên Âu Mỹ ra mà mong ước cho ngành CSGT- VN là chuyện không thể bởi... không cùng mục đích và nhiệm vụ!

bởi: Không ghi tên
14.12.2015 21:12
Dùng nhung gì dê tây cho sach hình anh csgt nêu dât nuoc da bi ô nhiêm trâm trong tu trong dên ngoài ,tu trên xuông duoi ?

bởi: Không ghi tên
14.12.2015 12:25
Thằng Anh làm xếp đồn Công An chạy cho thằng Em được vào CA tốn hết 250 triệu. Đó là chưa kể khi thằng Em sau khi được vào CA còn phải chạy chức, chạy chỗ. Nếu ai cho rằng đây là chuyện phịa, xin cho ý kiến. Nếu VN trở thành 1 tỉnh của TQ thì đại phước cho dân vì đả hổ diệt ruồi của Tập sẽ hốt hết đám CA tham nhũng đem giam và dân được nhờ. Dân khổ, dân bị CA áp bức thì biết nhờ ai cứu giúp bây giờ.

bởi: Phuc Hung từ: Sài Gòn
14.12.2015 11:20
Thế các bạn có biết mỗi ca trực các CSGT đem về bao nhiêu tiền không? CSGT chỉ cần ra đường 2 đến 3 năm là có được số tiền các bạn làm cả đời cũng không kiếm được.

bởi: Không ghi tên
14.12.2015 04:39
Tới tận hôm nay thật lòng mà nói,hình ảnh người CSGT thường gây ra bao nỗi phiền muộn nhiều nhất cho người dân..khiến người dân phải xa lánh và chẳng còn gì để tin vào cái gọi là "rửa sạch hình ảnh ".

bởi: Không ghi tên
14.12.2015 04:33
Tới tận hôm nay thật lòng mà nói, hình ảnh CSGT thường gây ra bao nỗi phiền muộn nhiều nhất trong lòng người da

bởi: Không ghi tên
14.12.2015 03:44
Song-dao, Nhô và một số vẹm vì không vào được CSGT nên mới nổi điên như vậy

bởi: le hiep
13.12.2015 11:14
nhan rong tu tuong cua 0ng nguyen ba Thanh ca nuoc se tot dep

bởi: Xà Mâu từ: Rạch Giá
13.12.2015 03:04
"Rửa sạch" chữ nghĩa chú Huân coi dậy mà hay à nghen! Làm như dơ lắm sao mà phải rửa? Dơ ít thì lau chùi, chỉ có dơ quá xá thì mới rửa. Mà rửa sao được chứ? Dơ toàn tập mà rửa nổi gì, có môn xé liệng mẹ nó thùng rác kiếm cái khác! Phải dậy hông, chú Huân?

bởi: Quang Minh từ: VN
12.12.2015 14:18
Cách nay 2 năm con trai người quen tôi hoàn thành nghĩa vụ quân sự không có việc làm. Ông bố huy động 200 triệu để " xin " cho con làm CSGT nhưng chỉ có thể vào ngành cảnh sát ( không được làm CSGT ) Anh ta thất vọng : thế thì bao giờ mới trả hết nợ ? rồi rút lui. CSGT không trăm phương ngàn kế " kiếm tiền " thì lấy tiền đâu " nộp thuế " cho cấp trên để tồn tại. Người tử tế không ai cho cơ hội đứng đường làm CSGT. Bên trong mỗi người Việt Nam có một ông ...Quan. Không có cơ chế giám sát lại đước bao che để giữ uy tín chính trị, những ông quan con sẽ trở thành quan Lớn với dân. Dân khinh ghét là lẽ đương nhiên. Không khinh sao được những kẻ thản nhiên cướp giật đồng tiền của mình

bởi: Cám Cali từ: Cali
12.12.2015 13:06
Bây chừ dưới mắt người dân VN, công an chính là đám côn đồ của chính quyền.

bởi: SG từ: VN
12.12.2015 09:26
Chế độ VNcs là chế độ ưu việt, đỉnh cao... TIỀN !!? Vì vậy, mọi giới chức kể cả CSGT đều yêu và gắn liền với ... TIỀN. Cứ có hơi TIỀN là chúng xuất hiện rất mau chóng, còn lại... MẶC DÂN TỰ XỬ. Cứ có TIỀN là "đồng Bác đâm toạc tờ giấy (luật pháp)"

bởi: nampham
12.12.2015 07:19
Nghe nói rằng CSGT muốn ra "đứng đường" thì phải nộp trước 1 tỷ 200....đó là lý do CSGT chặn xe các loại, không phải để giáo dục, mà để "thu hồi vốn" và kiếm "lời" từ sự "đầu tư ban đầu"...

bởi: Dung từ: Bến Tre
12.12.2015 06:07
Chỉ có ở VN sĩ quan cấp đại tá ,thượng tá cũng xuống đường vì lợi tức cao khi làm luật.các cấp nầy rất sợ lên tướng sẽ không được đứng đường nữa ,chỉ còn ăn tiền cấp dưới đóng hằng ngày .Thu nhập kém xa đứng đường .

bởi: KHAI SÁNG
12.12.2015 05:50
Đảng là "ông cố nội" của luật pháp. Do đó, Đảng phải chịu trách nhiệm về lũ sâu bọ CSGT.

bởi: Hoàng thị NHật Lệ
12.12.2015 04:53
Có lấy hết nước biển Đông để rữa thì mãi mãi bộ mặt cảnh sát giao thông của CHXHCNVN là bộ mặt tham nhũng ,hành dân và là thế lực thù địch của nhân dân không thể nào sạch nổi.

bởi: Nam từ: Cực nam Việt Nam
11.12.2015 20:57
Được học tập rất kỹ trong trường cảnh sát rồi, nếu không bóp họng dân lấy tiền thì không phải là công an và cảnh sát Việt Nam hiện nay. Nếu ai thắc mắc cứ đi tìm hiểu các học viên cảnh sát xem khi vào trường tốn bao nhêu tiền, rồi các láo sư giảng dạy trong đó còn hô hào rằng các em học viên phải lo cho thầy từ A tới Z chỉ trong một khóa học nhưng ra trường bóp họng người dân phú quý cả đời. Công an xã tập huấn về trật tự đường bộ cũng được ra giá là mỗi người phải xùy cho cán bộ năm triệu đồng mỗi người trong vòng một tuần thì mới đạt, nếu không sẽ đánh rớt dù thuộc bài cỡ nào cũng vậy. Do vậy cảnh sát giao thông có mặc áo liền quần không có túi vẫn có cách nhờ tiếp thị sữa hoặc xe ôm tư phát lấy tiền của người dân thôi.

bởi: Bao Công từ: Quận 5 Paris
11.12.2015 17:06
Kính gởi ông Cao Huy Huân . Thưa ông CSGT/VN có sự tương đồng rõ rệt với Lục Vân Tiên :- CSGT/VN không thích đàn bà , mà chỉ thích TIỀN ,dẫn chứng : LVT ( Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nàng là phận gái ta là phận trai ) . CSGT/VN cũng vậy: dầu cho khi họ thổi phạt xe một thiếu nữ đẹp . Cô này năn nỉ khô nước miếng nhưng CSGT/VN vẫn không ( động lòng trắc ẩn bồi hồi ) để
cho qua . Ông muốn CSGT/VN có được một nét đẹp thì phải thay đổi phương pháp nộp phạt : thay vì đóng phạt bằng tiền thi chuyển sang đóng phạt bằng tem phạt do ngân khố quốc gia in phát hành ( timbres fiscaux ). Như vậy tiền nộp phạt sẽ gom đủ 100% vò ngân hàng của nhà nước . Kính ông ./.

bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
11.12.2015 15:57
Vì sao CSGT ngày càng tệ như thế ? Vì hồi xửa hồi xưa có ai đó trong BCT đưa ra 1 cái ý kiến hết sức là "phản động". 30% tiền phạt vi phạm luật được phân bổ trực tiếp cho CSGT không thông qua kho bạc nhà nước, để tăng cường sự "nhiệt tình" cũng như mua sắm phương tiện này nọ phục vụ cho công tác nghiệp vụ.

Phương tiện chả thấy đâu, thậm chí to như TpHCM không có lấy 1 cái trực thăng cho cảnh sát, chỉ thấy CSGT ngày càng ....tròn trịa hơn, béo tốt hơn, nặng ký hơn. Hình tượng người cảnh sát mặc đồng phục bao giờ cũng phải to cao, vai u thịt bắp, tướng tá bặm trợn, đồng phục sạch sẽ thẳng thớm để làm người dân cảm thấy yên tâm. Cảnh sát gì mà gầy tong gầy teo, hoặc là béo ú như con heo, đồng phục nhăn nhúm, kết bè kết lũ tụm 5 tụm 3 với nhau để ăn cướp hợp pháp. Chỗ cần cảnh sát thì 1 bóng cũng không có mà chỗ không cần thì 1 hơi gần chục thằng đứng nói chuyện phiếm với nhau.

Xe vi phạm luật thì ghi lại biển số rồi gửi giấy phạt sau. Dễ dàng đơn giản như thế không làm cứ phải chặn xe cho bằng được. Ngày xưa khó chớ ngày nay chỉ việc đưa điện thoại di động nháy nháy vài phát là xong. Chắc hẳn là "có vấn đề". Gửi giấy phạt thì tiền phạt chạy vào kho bạc, làm sao bỏ túi, làm sao có cái "cúng" lên trên ? CSGT là ngành có hàm lượng chất xám thấp nhất và dành cho những người mới vào nghề hoặc do những người bị kỷ luật ở các ngành cảnh sát khác chuyển sang. Ở VN, CSGT là 1 ngành béo bở, 1 thứ tệ nạn xã hội do nhà nước tạo ra.

Đường phố VN đầy đen xanh đèn đỏ thì gắn thêm 1 vài cái camera để kiểm soát giao thông có gì khó khăn ? Chụp hình người vi phạm thì tính cái gì, chả may chụp trúng hình CSGT ăn hối lộ thì hỏng. Tuy rằng CSGT ăn hối lộ không phải là tệ tham nhũng xếp vào hàng bậc nhất ở VN nhưng mà khốn thay, nó lại là hành vi công khai mới chết dở. CSGT công khai ăn hối lộ thì kiếm ra được thằng quan chức nào không ăn hối lộ là chuyện nằm mơ. Đường xá vẫn hỗn loạn, tai nạn vẫn tăng lên vì nhiều người cho rằng, cảnh sát không thể bắt hết được, lỡ bị bắt chỉ cần nhét ít tiền vào túi cảnh sát là xong.

Trong tình huống này, không có pháp trị hay pháp quyền gì ráo, nói 1 cách chính xác là, lợi dụng kẽ hở của luật pháp để thủ lợi. Rule of Law hay Rule by Law thì khác gì nhau. Thượng tôn pháp luật mà pháp luật ấy không dùng để làm gì thì thượng tôn làm gì. Cai trị bằng pháp luật mà không thượng tôn pháp luật làm sao cai trị. Buồn cười.
Trả lời
bởi: Vô danh
13.12.2015 07:58
Muốn vào được ngành CA thì lý lịch phải trong sạch, có quen biết, ngánh CSGT thì phải tốn tiền mới vào được. Vào được rồi thì phải tìm cách kiếm chác để bù lại, các ngành nghề khác ở VN cũng vậy, ngành nào cũng có cách ăn của ngành đó. Từ đó tham nhũng, hối lộ tràn làn không kiểm soát được. Làm lớn ăn lớn, cấp nhỏ thì ăn ít hơn. Thượng bất chính hạ tắc loạn. Ở VN thử tìm xem có cán bộ nào mà không giàu có., mà cán bộ thì toàn là đảng viên.
. VN cai trị bằng tuyên truyền, xạo, nói suông. Đạo đúc, yêu hòa bình, xử lý nghiêm, thượng tôn pháp luật...chỉ dùng để tuyên truyền, lời nói không đi đôi với việc làm. CSGT tham nhũng hối lộ không lẽ cấp trên không biết nên phải mang tiền về hối lọ lại cấp trên chia chác lẫn nhau . Toàn những người gọi là có lý lịch trong sạch mà lãi làm như vậy thì nghịch lý quá. Ngành CS để bào vệ chế độ nên phải dược ưu đãi như vậy.

bởi: Không ghi tên
10.12.2015 19:23
Một đất nước mà phương tiện di chuyển chính là xe gắn máy là phương tiện tối ưu cho người dân khi hệ thống giao thông ngày càng thu hẹp vì nhu cầu phát triển. Đay chính là miếng mồi ngon cho ngành CSGT để gọi là thu vén cho ngân sách chung cũng như cho túi riêng. Có gì ngon cho bằng đứng một chỗ mà thu tiền tùy tiện như vậy chứ. Đố ai mà dẹp được cái nghề nầy đấy. Không chừng lại có những cán bộ đảng viên còn mơ ước đến một chỗ đứng như vậy mà chỉ là mơ thôi cũng chẳng có.

bởi: dan từ: saigon
10.12.2015 14:10
con lau moi sach,sach thi lam sao co cua dung duong.

bởi: Song kiếm - VN
10.12.2015 13:04
Ông Huân khuyến cáo CS giao thông VN cần phải giữ hình ảnh đẹp ? Ông Huân có nghĩ rằng cảnh sát giao thông hễ bước ra đường là phải làm luật để móc túi dân là vì sao không ?
Ông Huân có xem facebook của nội bộ tố cáo cảnh sát giao thông Đồng Nai không ? Chính là do cái thằng xếp lãnh đạo ngành CS giao thông nó chỉ đạo cho lính của nó phải thực thi như vậy để chia nhau . Nếu thằng lính nào không " làm theo " thì đừng hòng còn đứng trong ngành . Sự việc của Đồng Nai chỉ là một cụ thể nhỏ trong toàn bộ ngành CS giao thông của cả nước . Tham nhũng , hối lộ , vơ vét , móc túi dân xảy ra tràn lan từ trên xuống dưới trong tất cả mọi ngành mọi giới của của chế độ CSVN . Tham nhũng , tham ô , ăn hối lộ là lẽ sống duy nhất để chế độ cộng sản được tồn tại mà . Ông Huân thật là non nớt quá !

bởi: Không ghi tên
10.12.2015 10:08
Con kho hon la trung mega

bởi: Không ghi tên
10.12.2015 09:13
Bây giờ chúng ta đã có một cái mới gọi là new normal. Cảnh sát dắt người qua đường là một việc vốn bình thường từ xưa đến nay thì được báo chí ca ngợi là việc tốt. Cảnh sát ăn tiền thì ai cũng coi là việc thường.

bởi: Sáu Hề(Bình Dương)
10.12.2015 08:49
Không có thuốc chữa đâu trừ khi cái đảng chết tiệt này tan hàng.
Đến trẻ con bị ung thư trước khi chết mà còn mong được làm csgt một ngày thì quả là kinh hoàng với hệ thống giáo dục và tuyên truyền của cs.
Chú Hề Bình Dương

bởi: Tỉnh
10.12.2015 07:57
Một cách rửa rất sạch là lột bỏ bộ đồ màu xanh, vàng và thay vào bộ đồ trắng. Còn không chỉ là nằm mơ!

bởi: lơ xe miền tây
10.12.2015 07:15
Trước hết phải khám xét 2 túi quần của CSGT không được cố ý may dài tới mắt cá chân.

bởi: Bay kq từ: Cânda
10.12.2015 02:04
Một tướng từng làm thứ trưởng bộ công an từng phát biểu trước công luận : không biết ngoài đường có cái gì mà ai cũng gởi gấm cho con cháu ra ngoài đó .Sự thật đến trần truồng cũa CSGT hoàn toàn nằm trong câu nói này .Nhửng người Viêt có lương tri trong đó có Huân , đều thấy -hiểu -xót xa cho vận nước chúng ta sinh ra không đúng thời đại .

No comments:

Post a Comment