Tuesday, December 29, 2015

Hàng chục tỷ USD có thể ‘ngầm’ ra khỏi Việt Nam bằng cách nào?

Thứ ba, 29/12/2015

Blog / Cao Huy Huân

Hàng chục tỷ USD có thể ‘ngầm’ ra khỏi Việt Nam bằng cách nào?

Hình minh họa.Hình minh họa.

Tin liên hệ

Blog 84: 'Không tin không có tham nhũng'

Giả thuyết đầu tiên được đưa ra để trả lời câu hỏi này là 'tại vì không có tham nhũng, nên không phát hiện được tham nhũng cũng là điều dễ hiểu'

Ðường dẫn

Mới đây, Global Financial Integrity (Liêm chính Tài chính Toàn cầu, gọi tắt là GFI), nhóm nghiên cứu về chuyển tiền qua biên giới có trụ sở tại Washington (Hoa Kỳ) đã công bố báo cáo “Illicit Financial Flows from Developing Countries: 2004-2013” (Dòng chảy tài chính bất hợp pháp từ các nước đang phát triển giai đoạn 2004-2013”. Điều đáng lưu ý là trong số các nước có tên trong danh sách này, có nhắc đến Việt Nam.
Hàng chục tỷ USD ‘ngầm’ ra nước ngoài mỗi năm
Trước hết, có một số ý kiến cho rằng báo cáo của GIF không có độ tin cậy. Tuy nhiên, dù thông tin về danh sách các nước tuồn “tiền đen” ra nước ngoài chỉ xuất hiện trên trang web chính thức của GIF và được tranh luận mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội là chính, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì những con số mà GFI đưa ra, theo tôi, không phải là hoàn toàn không có căn cứ để tin tưởng. Thực tế nghiên cứu của GIF được thực hiện dựa trên báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – tổ chức thu thập số liệu uy tín hàng đầu thế giới; và số liệu mà GFI có được về sở hữu, chuyển nhượng hoặc sử dụng tiền trái phép của các nước đang phát triển.
Trong báo cáo này, lượng tiền thất thoát của Việt Nam, hay được tuồn từ Việt Nam ra nước ngoài tính trung bình là 9,29 tỷ USD mỗi năm, tức 92,9 tỷ USD trong một thập kỷ vừa qua (2004-2013). Với con số này, Việt Nam xếp hạng thứ 18 sau một số quốc gia có lượng “tiền đen” bị tuồn ra nước ngoài rất cao như Trung Quốc, Nga, Mexico, Ấn Độ, Malaysia… Tuy với thứ hạng này, Việt Nam không được nhắc đến trong tốp các nước tuồn tiền đen ra nước ngoài nhiều nhất, nhưng nếu nhìn vào chỉ số GDP của Việt Nam thì quả thật đáng lưu tâm. Số tiền bất hợp pháp từ Việt Nam đổ ra nước ngoài chiếm đến hơn 9% GDP – tỷ lệ cao hơn so với các nước lân cận như Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Philippines…và nhiều nước khác trên thế giới.
Kinh tế vĩ mô của Việt Nam những năm gần đây phát triển không thật sự thuận lợi, nếu như không muốn nói là khó khăn, chật vật trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Số tiền “thất thoát” ra nước ngoài hàng năm lên đến gần chục tỷ USD không phải là con số đáng bị lãng quên hay không cần lưu ý, ngay cả khi có nhiều người hoài nghi về tính chính xác của các con số do GFI đưa ra (dù thiếu cơ sở để hoài nghi).
Thông qua dịch vụ VIP?
Tiền bất hợp pháp ra nước ngoài thực tế bằng nhiều con đường khác nhau, có thể qua con đường kinh doanh, đầu tư, hay chuyển tiền, gửi tiền ở các tổ chức tài chính. Ví dụ như Trung Quốc, quốc gia có dòng tài chính bất hợp pháp ước tính đạt gần 1,4 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ, mức lớn nhất đối với các quốc gia đang phát triển.
Trong khi theo luật pháp quy định người dân Trung Quốc chỉ được phép chuyển ra nước ngoài số tiền nhiều nhất 50.000 USD/năm, một số ngân hàng ngầm mời khách hàng dùng dịch vụ “VIP” với giao dịch nhanh và lượng chuyển tiền không giới hạn. Gần đây nhất là hồi tháng 11 vừa qua, truyền thông quốc tế đưa tin cơ quan điều tra đã cáo buộc Tổng giám đốc Công ty kỹ thuật cảng Trung Quốc (một doanh nghiệp nhà nước tại Bắc Kinh) đã chuyển 3 triệu USD tiền có được từ tham nhũng thông qua một ngân hàng ngầm của Trung Quốc đại lục.
Cụ thể, các ngân hàng ngầm có dịch vụ “VIP” sử dụng chiêu bài “hàng rào kiểm toán”. Bản chất của chiêu trò này là chuyển đổi 18 triệu nhân dân tệ trong tài khoản của vị tổng giám đốc nói trên thành khoản ngoại tệ tương đương trong tài khoản ở nước ngoài của ngân hàng ngầm. Về lý thuyết, tiền không được chuyển trực tiếp hay bằng điện tử qua biên giới, khiến cho những giao dịch này hoàn toàn không thể phát hiện được. Đó là lý do tại sao giới chuyên môn gọi đó là chiêu tạo “hàng rào” chống lại các cuộc kiểm toán. Dịch vụ “VIP” này, tất nhiên không chỉ xuất hiện tại Trung Quốc, mà hoàn toàn có thể xuất hiện tại nhiều nước khác trên thế giới.
Hay dựa vào các doanh nghiệp ‘ma’?
Bên cạnh đó, người ta có thể chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài thông qua việc mở ra các doanh nghiệp “ma”, trá hình chuyển tiền bất hợp pháp. Nhiều “kẻ ma cô” ở Trung Quốc đã mở dịch vụ ngân hàng ngầm trá hình với vỏ bọc giao dịch trong lĩnh vực thương mại và vận tải với hàng chục công ty, còn bản chất thực là chuyển tiền trái phép. Các công ty kinh doanh “ma” giả các dữ liệu xuất nhập khẩu để che đậy các khoản tiền giao dịch ra nước ngoài. Dù Trung Quốc đã ban hành luật quy định cho phép các công ty chuyển đổi hợp pháp số ngoại tệ trong hạn ngạch 50.000 USD/năm, nhưng thực tế từ năm 2013, cảnh sát Trung Quốc cho biết các băng nhóm lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu quốc gia để chuyển trái phép ra nước ngoài gần sáu triệu USD.
Rủi ro và hàm ý chính sách
Tác hại của các dòng tài chính “đen” chảy ra nước ngoài đã được nhiều chuyên gia, các nhà làm chính sách nhắc tới trong suốt những năm gần đây, kèm theo đó là các câu chuyện điển hình mà bất cứ quốc gia nào, kể cả Việt Nam – quốc gia “thất thoát” hàng chục tỷ USD mỗi năm, cũng phải lưu tâm.
Điều này được Chủ tịch GFI, Raymond Baker, khẳng định về bản báo cáo của GFI: “Nghiên cứu này chứng minh rất rõ ràng rằng các dòng tài chính bất hợp pháp là một trong những yếu tố gây thiệt hại lớn nhất cho hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi của thế giới”. Tất nhiên thứ hạng càng cao, hay tỷ lệ thất thoát so với GDP càng lớn thì gánh nặng tài chính của quốc gia sẽ càng lớn.
Hãy nhìn vào “quán quân” chuyển tài chính “đen” ra nước ngoài – Trung Quốc. Các đánh giá của hãng Bloomberg cho thấy rằng chính thực trạng chuyển tiền ra nước ngoài bất hợp pháp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mức thâm hụt dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lớn nhất trong năm 2015.
Tại Việt Nam, trang tin Infonet (tờ báo của Nhà nước, do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý), hồi tháng 11-2015 cũng cho biết vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong mấy năm gần đây ngày một gia tăng, nhưng hiệu quả thu được từ dòng vốn này vẫn chưa được kiểm soát triệt để, gây lo ngại rằng nguồn vốn sẽ bị lợi dụng để dòng tiền bất hợp pháp “chảy” ra nước ngoài. Chính Cục Đầu tư nước ngoài cũng thừa nhận rằng việc chấp hành chế độ báo cáo của các doanh nghiệp theo luật định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa được thực hiện nghiêm túc, ví dụ: thông tin về doanh nghiệp còn thiếu, cơ chế giám sát chưa hiệu quả. Một chuyên gia không tiết lộ tên tuổi cũng phát biểu trên Infonet rằng “Không tránh được những trường hợp lập dự án ảo để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp pháp cho nhiều mục đích khác nhau nhằm mục đích lẩn tránh thuế, rửa tiền hoặc không phù hợp với định hướng”.
Trên cả những lo lắng về thất thoát và ảnh hưởng kinh tế, việc dòng tiền bất hợp pháp chảy ra nước ngoài một cách cao ngất tạo ra các lo ngại về tình hình tham nhũng. Dù vừa qua, cả hai thành phố đầu tàu của Việt Nam là Sài Gòn và Hà Nội đều tuyên bố “không tìm thấy tham nhũng”,  hầu hết các cử tri và nhiều người dân vẫn bày tỏ bức xúc về tình trạng tham nhũng đang diễn ra trên thực tế hiện nay, dù chỉ dừng ở hiện tượng và hoài nghi. Thế nên, báo cáo của GFI về số tiền bất hợp pháp của Việt Nam chảy ra nước ngoài cũng là bằng chứng cho thấy tình hình tham nhũng cần được xem xét một cách chính đáng hơn; và các giải pháp ngăn chặn dòng tài chính bất hợp pháp chảy ra nước ngoài là điều bức thiết nếu muốn dân vẫn đặt niềm tin vào nhà nước.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (17)
Ý kiến
     
bởi: Dân Ngu từ: Vietnam
21.12.2015 04:29
đảng Cọng sản bên ngoài thì ăn mày các nước giàu có bên trong thì ắn cướp của dân đen.
đối với bọn Tàu lạ thì khúm núm dâng đất nước biển đảo. đối nội thì đàn áp người dân yêu nước.
Cướp bóc vơ vét, bán nước, hại dân, rước voi về giày mả tổ, vậy mà cũng khối "dân ngu khu đen" tin chúng, vẫn qùy lạy thờ cúng cái xác khô đầu sỏ của mọi tội ác trong cái lô cốt Ba đình.
Khi nào dân hết ngu đất nước mới hết tai họa.,..mới "sánh vai với các cường quốc.... Lào, Campuchia và Myanmar"
Từ ngày cái đảng cọng sản cai trị VN chỉ mỗi thành công duy nhất mà nó đạt được là làm ngu dân - và ngu dân chính là sản phẩm tối ưu của các "đỉnh cao trí tuệ loài người".

bởi: Thanh Hoa
20.12.2015 20:50
Đây là thực tế đáng buồn ở các nước kém và đang phát triển có VN, yếu kém và tham nhũng là kẻ thù chính gây ra hiện tượng trên. Không yếu kém ư khi mà công ty lớn như Coca-Cola báo lỗ hàng chục năm không sờ được, không tham nhũng ư khi con cái quan chức du học với giá tiền người lao động ky cóp cả đời không có đủ- suy cho cùng bất công này xã hội nào cũng có và nó là cội nguồn của tội ác cũng như động lực của xã hội.

bởi: Không ghi tên
20.12.2015 12:01
Người Việt trong nước còn lừa đảo, làm giàu bất chính & không nghĩ gì tới đất nước thì đừng mong Việt Kiều về đóng góp xây dựng.
Hình ảnh những tên không có lương tâm, ăn cắp tài sản đất nước chỉ có ở chế độ cs. Chúng còn vu khống cho TT Thiệu đem vàng chạy ra nước ngoài, thật là cs gian manh.

bởi: Cà Mau hết tiền từ: trả lương cán bộ
20.12.2015 07:16
May thay nhờ những dư nô chuyên hận thù VNCH mà người Việt hải ngọai cảnh giác cao độ với những kêu gọi "hòa hợp hòa giải" của Đảng .
Ngày nay bất cứ người Việt nào ở hải ngọai cũng biết tỏng tòng tong mỗi lần Đảng(qua ông Nguyễn Thanh Sơn chẳng hạn) kêu gào hòa hợp hòa giải. Bộ mặt thật của Đảng bị vạch trần và phơi bày trước công luận người Việt hải ngoại ngày càng rõ.
Đặc biệt nhất về cái gọi là kêu gọi Việt kiều về xây dựng quê hương đã gào thét hơn 15 năm nay nhưng chỉ mới có 60 người(không phải 60 gia đình đâu nhé) về ở hẵn mà thôi ,còn đa số những người Việt về hưu họ chỉ về trong mấy tháng trốn lạnh thôi.
Điều này cho thấy cái miệng lưỡi Hòa hợp hòa giải đã thất bại từ trong trứng nước.
Người Việt chỉ còn một nổi khổ là vì thân nhân mà họ mới cắn răng gửi tiền về để giúp gia đình thôi chứ họ biết chắc là tiền đô này cũng lọt vào tay của Đảng viên .Chúng đổi ra để đưa tiền Hồ cho thân nhân họ xài rồi gửi tiền đô ngược lại cho con cái họ đang là du sinh tự túc tại các nước.
Cũng may thay là ngày nay,lớp con cháu của thế hệ VNCH không bao giờ gửi tiền về VN mà chỉ còn một số ít những người già cả về hưu gủi nhỏ giọt mà thôi.
Con số 10 tỉ đô mỗi năm gửi về VN bây giờ là do bọn rữa tiền của Đảng thực hiện tại nước ngoài chứ không phải 11 tỉ của chính tay người Việt gửi về như cách đây 5 năm về trước.

bởi: Tâm tình với Dư nô
19.12.2015 23:09
Các dư nô ơi ! Mỗi năm Việt kiều gửi về 11 tỉ đô la thì "lượng tiền thất thoát của Việt Nam, hay được tuồn từ Việt Nam ra nước ngoài tính trung bình là 9,29 tỷ USD mỗi năm"(trích GIF).Tiền này gọi là "tiền đen".
Chính vì vậy mà hiện nay tại Mỹ những căn nhà khoảng từ 3 đến 400000 đô la được mua nhanh chóng bằng "tiền tươi" bởi người Việt từ trong nước gửi ra và họ mua tập trung thành một khu.
Không nói các dư nô cũng hiểu ra ,công dân hạng 2 trong nước ta không thể nào làm vậy được. Thế thì phải là những người có chức có quyền của Đảng ta.
Rồi thì đến năm 2020 giao xong khu tự trị Việt Nam cho Trung quốc theo hiệp nghị Thành Đô 1990 thì những người này họ chắc chắn "vọt" qua Mỹ .
Các dư nô sẽ đi về đâu? Nhân dân Việt Nam cần biết?

bởi: thaychua từ: USA
19.12.2015 10:29
Châu về hợp phố chỉ khổ du đãng và gái đứng đường thôi

bởi: Thành Tâm - Sai-Gon VN
19.12.2015 09:58
Bảo đảm 100@ là 3 nước : Trung Quốc , Việt Nam , Bắc Triều Tiên là 3 nước tuồn nguồn " tiền đen " ra nước ngoài nhiều nhất . Riêng tại VN thì nguồn tiền đen này chủ yếu là của bọn quan quyền CSVN mà thôi , nếu là của người dân thì bọn Bộ côn an CSVN đã ra tay tịch thu liền tức khắc rồi .

bởi: Thành Tâm - Sai-Gon VN
19.12.2015 09:58
Bảo đảm 100@ là 3 nước : Trung Quốc , Việt Nam , Bắc Triều Tiên là 3 nước tuồn nguồn " tiền đen " ra nước ngoài nhiều nhất . Riêng tại VN thì nguồn tiền đen này chủ yếu là của bọn quan quyền CSVN mà thôi , nếu là của người dân thì bọn Bộ côn an CSVN đã ra tay tịch thu liền tức khắc rồi .

bởi: Thành Tâm - Sai-Gon VN
19.12.2015 09:58
Bảo đảm 100@ là 3 nước : Trung Quốc , Việt Nam , Bắc Triều Tiên là 3 nước tuồn nguồn " tiền đen " ra nước ngoài nhiều nhất . Riêng tại VN thì nguồn tiền đen này chủ yếu là của bọn quan quyền CSVN mà thôi , nếu là của người dân thì bọn Bộ côn an CSVN đã ra tay tịch thu liền tức khắc rồi .

bởi: thomas từ: kansas
19.12.2015 05:20
CSVN dang hop, de nghi truc xuat luat su Ng.V. Dai ra khoi VN. va
dang tham do neu My chiu de cho luat su Dai dinh cu tai My.???
luat su Ng.V.Dai se cung so phan luat su Cu Huy Ha Vu.
Moi nguoi chuan bi nhan don tin tuc tu VN sau Tet nam 2016.???

bởi: Phi Hằng Tạ
18.12.2015 17:32
Đây là một hiện tượng mà bất kỳ ai có đôi chút hiểu biết về thế giới ngầm (thiên đường tham nhũng- Việt Nam) đều rõ như ban ngày. Trong khi chính phủ Việt Nam ra sức kêu gọi kiều bào đầu tư về Việt Nam thì các quan chức tham nhũng lại nghĩ ra một nghìn lẻ một mưu kế để chuyển số tiền rất lớn mà họ đã kiếm được nhờ tham nhũng ra các nước phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Úc... cho con du học, kinh doanh BĐS, nhà hàng...

bởi: Phi Hằng Tạ
18.12.2015 17:32
Đây là một hiện tượng mà bất kỳ ai có đôi chút hiểu biết về thế giới ngầm (thiên đường tham nhũng- Việt Nam) đều rõ như ban ngày. Trong khi chính phủ Việt Nam ra sức kêu gọi kiều bào đầu tư về Việt Nam thì các quan chức tham nhũng lại nghĩ ra một nghìn lẻ một mưu kế để chuyển số tiền rất lớn mà họ đã kiếm được nhờ tham nhũng ra các nước phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Úc... cho con du học, kinh doanh BĐS, nhà hàng...
Trả lời
bởi: Không ghi tên
20.12.2015 08:46
Của thiên trả địa vậy thôi.
Vziệt Kiều gởi về 9 tỉ đô la hằng năm.VC gởi ra 9 tỉ đô la hàng năm.

bởi: Bà Ba từ: Sài gòn
18.12.2015 17:13
Không biết cán bộ VC chuyển tiền qua Mỹ bằng cách nào. Chỉ thấy chúng mua nhà ở Mỹ rất nhiều, trả bằng tiền "tươi", trong khi dân ở Mỹ, kể cả những người có "dốp" ngon lành, cũng phải mượn nợ ngân hàng. Nghe nói chúng còn mua cả khu, ở quây quần với nhau thành xóm VC nữa cà. Mỹ có biết không?
Trả lời
bởi: VNCH từ: Boston, MA
19.12.2015 03:02
Biet roi, de lam gi. Nuoc My la mot nuoc tu do. Co tien thi mua.
VC la an cuop. Ai ma khong biet.

bởi: Không ghi tên
18.12.2015 00:38
Của ở đâu thì linh hồn ngươi ở đó. Của ra ngoại quốc nhiều thế, thì chẳng biết mai này hồn có còn ở đây khi nước biến!

bởi: Dân Việt từ: Sài Gòn
18.12.2015 00:33
Cụ thể có những ngôi nhà rải rác trên đất Mỹ giá từ $300.000 trở lên của người Việt ở Việt Nam. Vậy họ chuyển tiền như thế nào và ai đứng tên hợp thức hoá những ngôi nhà đó. Còn khuất lấp thì có bao nhiêu ở nước ngoài của người Việt.
Vậy là tiền đô-la chảy ra chảy vào nước Mỹ do những cơ chế gọi là VIP...

No comments:

Post a Comment