Tuesday, December 29, 2015

Ngăn cản hay khuyến khích tham nhũng?

Thứ ba, 29/12/2015

Blog / Cao Huy Huân

Ngăn cản hay khuyến khích tham nhũng?

Mới đây, với trên 84% phiếu nhất trí, Quốc hội thông qua Bộ Luật hình sự (sửa đổi), trong đó có quy định không thi hành án tử hình với người chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô. Quy định này vừa nghe qua sẽ thấy có lợi, vì hi vọng quan tham sẽ “gửi trả” của bất chính. Nhưng nếu nghĩ kĩ, sẽ có mặt trái.
Công lý trần gian
Ngay sau khi có nội dung “không tử hình quan tham trả ¾ tài sản tham ô”, báo Tuổi Trẻ có một câu chuyện châm biếm rất độc đáo “ma quỷ ngẩn tò te”. Chuyện kể rằng hễ nghe trần gian có đại án là Diêm Vương sai quỷ sứ lượn lờ, bắt hồn về làm việc trước khi tù nhân ở trần gian bị tử hình. Bữa nọ quỷ sứ dẫn về một ông đầu hói bụng bự. Ngó thấy, Diêm Vương hỏi: “Ở trển mắc tội gì?”.
Ông bụng bự nhỏ nhẹ: “Dạ tham nhũng, vài tỉ đồng gì đó...”. Diêm vương giật nẩy: “Giỡn hả? tiền tỉ mà nói nhẹ như lông hồng vậy cha nội?”. “Bụng bự” cười phớ lớ: “Dạ, bởi nó chẳng ăn thua gì so với con số cả ngàn tỉ em làm ăn thua lỗ, làm thất thoát...”. Diêm vương mỉm cười “thu hoạch”: “Chết chắc, chết chắc!”
Nào ngờ ông bụng bự cười khùng khục: “Chết là chết thế nào, em còn lâu mới ghé lại thăm bác. Ở xứ em vừa có quy định có vơ vét cỡ nào nhưng khi bị lộ thì chỉ nộp lại 3/4 số tiền đục khoét thì hồn vẫn còn yên trong xác. Bác lo quy hoạch bọn khác đi!” Diêm vương mắt chữ I mồm chữ O, suýt nữa lên cơn co giật rồi cho thả hồn về.
Đoạn kêu tụi quỷ sứ vào, nói: “Từ rày tụi bay lên trển nhớ kiếm mấy đứa ốm đói, bịnh tật đem về đây cho chắc ăn. Riêng mấy ông nội có vơ vét đục khoét cỡ nào cũng đừng đụng vô mất công”. Bọn quỷ sứ ngẩn tò te. Diêm vương giảng giải: “Đó là công lý ở trển, hiểu chưa?”
Giảm nỗi sợ có thể tăng tiêu cực
Rõ ràng, quy định mới lần này được đánh giá là sẽ giúp Nhà nước có thể thu hồi lại được nhiều hơn số tiền thất thoát vì tham nhũng. Hồi tháng 10-2015, Thanh tra Chính phủ cho biết, các vụ tham nhũng trong năm 2015 đã gây thiệt hại cho Nhà nước trên 950 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay mới thu hồi được 505 tỷ. Việc nỗ lực thu hồi tài sản là điều đáng làm, thậm chí là phải làm, bằng mọi cách, với thái độ kiên trì và thông minh. Đó là nhiệm vụ của cơ quan chức năng khi để xảy ra tham nhũng khó xử lý.
Tuy nhiên, việc đưa ra quy định mới này trong bối cảnh tham nhũng tại Việt Nam chưa có những dấu hiện suy giảm, với số lượng đại án trong nước lẫn quốc tế vẫn còn đáng lưu tâm, thì chưa thật sự hợp lý. Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng trước Quốc hội sáng nay, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam, ông Huỳnh Phong Tranh, cho biết rằng tình hình tham nhũng năm 2015 vẫn diễn ra phức tạp. Đáng lưu ý đã xuất hiện tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vậy quy định mới ra đời, tức giảm án tử cho tham quan trả ¾ tài sản, khác nào bật đèn xanh cho kẻ thực hiện các vụ đại án thoát án tử?
Nếu bỏ hẳn án tử với tội tham ô, tham nhũng như một số quốc gia (thay vào đó quy ra năm tù, có kẻ phải ở vài trăm năm tù), thì mọi chuyện sẽ khác. Đằng này rõ ràng có khung hình phạt cao nhất là án tử, tại sao lại nhượng bộ với kẻ quan tham? Cốt lõi để định tội cần dựa vào tính chất gây tội (nghiêm trọng hay không); số tiền tham ô (lớn hay nhỏ); hình thức gây tội (thông thường hay tinh vi); thiệt hại (mức độ tới đâu);…
Giả sử một ông quan nào đó tham nhũng trong một dự án cầu đường vài nghìn tỷ đồng, dẫn đến hệ lụy có tai nạn xảy ra, có người chết hàng loạt. Rồi vị quan chức này trả lại ¾ số tiền tham ô (còn lại đã bị tẩu tán), không lẽ giảm án tử? Xử lý thế nào với trường hợp quan chức tăng tốc tham nhũng số tiền thật lớn, rồi tìm cách tẩu tán ¼ số tiền tham ô (có giá trị hàng ngàn tỷ đồng), trả lại ¾ số tiền tham ô để được sống đến hết đời mà không bị án tử.
Bằng một logic rất “con người” rằng với những kẻ làm liều, cái chết với họ đôi khi còn vô nghĩa, huống chi là án chung thân. Tuy nhiên giữa án tử và án chung thân có khoảng cách rất xa. Các nghiên cứu cho thấy nhiều tù nhân cứng rắn nhất trước lúc tử hình cũng đều sợ hãi, thậm chí hối hận trước những gì họ đã làm. Trong khi án chung thân hay án tù thường khó có khả năng răn đe họ. Càng làm giảm nỗi sợ trong bối cảnh tham nhũng phức tạp thì các trường hợp đại án như Dương Chí Dũng, Huyền Như… càng cao.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Việc càng khó thì phải càng quyết tâm, vậy nên nếu vì thu hồi tài sản tham nhũng khó khăn mà ra quy định “trả ¾ tài sản tham ô giảm án tử” thì khác nào giảm gánh nặng trách nhiệm đối với cơ quan xử lý thu hồi tài sản tham nhũng. Việc thu hồi tài sản tham nhũng quyết phải được thực hiện quyết liệt, kiên trì chứ không nên có thái độ dung hòa trước tội phạm tham nhũng.
Mặt khác, cần phải nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa trong công tác ngăn chặn tham nhũng. Như Thanh tra Chính phủ nhận định hồi tháng 10/2015 rằng các đại án tham nhũng thường rất khó truy hồi tài sản. Thế nên cần tăng cường “phòng hơn chữa” bằng việc áp dụng các cơ chế tuyển công chức, viên chức một cách minh bạch, rõ ràng và công bằng nhằm làm trong sạch bộ máy quan chức ngay từ khi mới vào làm việc. Đây chính là vấn đề quan trọng mà hiện nay Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với rất nhiều nước trên thế giới. Điển hình như hiện trạng bằng giả, mua chức bán quyền, bổ nhiệm vô tội vạ… không phải không có tại nước mình.
Mặt khác, nhất thiết phải áp dụng các cơ chế kiểm soát lẫn nhau, tuyệt nhiên không để bất kỳ ai có thể nắm quyền quyết định trong mọi trường hợp nhưng không bị ai kiểm soát. Hệ thống làm việc cũng cần được điện tử hóa nhằm tránh các giao dịch bất hợp pháp bị dấu kín.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (14)
Ý kiến
     
bởi: SG từ: VN
15.12.2015 22:51
Não trạng quốc hội cs chỉ đủ tầm nhìn thấy cái túi quần thủng đít. Được giữ lại 1/3 tiền tham nhũng cho túi thủng chỉ khiến lòng tham thành không đáy. Âu cũng là cs... cả lũ tham đang tìm cách bao che nhau để chiếm đoạt nhiều nhất kiểu "méo mó có hơn không" kệ mẹ con cháu muôn đời dân đen kéo cày trả nợ cho túi tham của cs.

bởi: Song kiếm - VN
08.12.2015 18:14
Lãnh đạo CSVN luôn hô hào chống tham nhũng , nhưng tham nhũng chẳng những không giảm mà ngày càng tăng mạnh và cách xử lý bọn tham nhũng chẳng ra ôn gì . Nay sẽ có đạo luật này nữa thì tham nhũng vô cùng hân hoan . Tham nhũng rầm rộ , tham nhũng khắp nơi , tham nhũng mạnh mẽ hơn nữa . Cái quốc hội " ba trợn " của nước cộng hoà XHCN VN càng họp bao nhiêu càng đẻ ra những cái quái quỷ bấy nhiêu , chẳng có khi nào đẻ ra được cái ích nước lợi dân nào cả !

bởi: Công Lý từ: Saigon
08.12.2015 15:41
Nếu tử hình mà xem là lạc hậu nặng nề , thì kết án chung thân và không giảm án vì bất cứ lý do gì để làm gương , nếu không thì xem như là khuyến khích một cách tích cực , và xã hôi sẽ loạn . Việt Kiều , Du khách ngoại lầm tưởng khi đến Viet Nam sẽ thấy Ha Nội , Saigon , Đà Nẵng hoành tráng , thay da đổi thịt theo cách nói của nhà nước Việt Nam . Tất cả đó chỉ là tiền của dân qua con đường vay nợ ODA mà thôi. Nhưng các khoản vốn ODA khi vào Việt Nam để thực hiện đã vào túi quan tham hết bao nhiêu rồi ai có biết . Cuối cùng cũng nhân dân Việt Nam còng lưng ra mà trả thôi , đời cha không hết thì đời con , chứ sung sướng gì cái của nợ mà ham .

bởi: Không ghi tên
08.12.2015 10:58
mình nghe tin này thì thấy không ổn, cứ thằng cán bộ nào tham nhũng 1 tỷ, hoặc vài nghìn tỷ rồi mang trả lại 3/4 số đó là thoát tội thì thằng nào cũng cố tham nhũng vì còn lại 1/4 của vài nghìn tỷ nó có thể cho vài đời nhà nó sống sung sướng rồi. thật khốn nạn cho cái luật này. đây là âm mưu của bọn tham nhũng mà thôi chỉ khổ cho dân.

bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
08.12.2015 10:57
Tham nhũng luôn đi kèm với lãng phí. Tham nhũng 1 thì lãng phí 100. Lãng phí mà không có tham nhũng thì thuộc về sự thiếu hiểu biết hoặc sơ sót sai lầm nhỏ nên thiệt hại nhiều lắm là 2 - 3 mà thôi. Không có ai "1 mình tham nhũng" cả. 1 mình tham nhũng thì chưa kịp bị pháp luật tóm cổ đã bị "đồng nghiệp" ép chết vì "ăn không chịu chia". Luôn luôn và bao giờ cũng là "tham nhũng có tổ chức". Lý do tham nhũng luôn bắt đầu từ việc nghèo, lương thấp. Ngụy biện. Vậy khi anh giàu, anh có ngừng tham nhũng không ? Chắc chắn là không vì cái sự giàu có của anh là nhờ tham nhũng, làm sao ngừng lại được. Tử hình những kẻ tham nhũng là loại trừ những kẻ không còn khả năng làm người nữa, bớt cho xã hội khỏi phải nuôi 1 đám ung nhọt. Đó là lý do của việc tử hình, chứ còn hiệu quả răn đe của nó là rất thấp.

Tham nhũng bao giờ cũng dựa trên cơ sở lạm quyền. Phải có "quyền" thì mới "lạm" được chớ. Lạm quyền dựa vào thi hành luật yếu kém, tức là quyền lực không bị ai giám sát và chế tài. Chế tài trước và sau khi ra tòa là khác nhau. Chế tài sau khi ra tòa là phán quyết của tòa án còn chế tài trước khi ra tòa là kỷ luật lao động mang tính nguyên tắc như là đình chỉ chức vụ, giáng chức, hạ bậc lương, điều động công tác đến nơi khó khăn hơn để "lập công chuộc tội", sa thải, .....Thiếu giám sát thì tham nhũng lúc đầu là hành vi lén lút, sau đó vì không bị chế tài nên trở thành công khai, cuối cùng thì cho rằng đó là chuyện đương nhiên.

Để ngăn chặn và phòng ngừa tham nhũng bao giờ cũng phải giải quyết nguyên nhân xảy ra tham nhũng. 1 là chế độ lương phải rõ ràng minh bạch. Phải có tiêu chuẩn rõ ràng, với công việc nào chức vụ gì thì hưởng mức lương bao nhiêu. Phạm trù này thuộc về công bằng xã hội. Không thể nào cùng 1 công việc như nhau chỉ vì nơi làm việc khác nhau mà có mức lương khác nhau. Nơi làm việc khác nhau có cường độ lao động khác nhau thì nơi có cường độ lao động thấp phải tinh gọn bộ máy để tăng cường độ công việc lên. Như vậy, phải có tiêu chuẩn chung về cường độ lao động cũng là hạn mức thấp nhất tính cho toàn xã hội (tương tự như mức lương tối thiểu).

2 là phải có chế độ thăng chức, đề bạt minh bạch. 1 người có thành tích trong công tác đảng chỉ có thể thăng chức làm cán bộ đảng cấp cao hơn mà thôi, không thể thăng chức bằng cách điều động sang nắm chức vụ cao hơn ở bộ máy hành chính hay kinh tế được. Người ta không phải là thánh, không phải việc gì cũng làm được. Những chức vụ hành chính hay kinh tế ấy cũng không phải là "phần thưởng" cho những người không có chuyên môn. Công việc ban đầu ở cấp thấp nhất bao giờ cũng là quan trọng nhất vì nó quyết định hướng đi của toàn bộ sự nghiệp sau này của người đó. Cũng công việc ấy nhưng ở cấp bậc chức vụ cao hơn, kinh nghiệm làm việc ở cấp thấp mới hỗ trợ người đó. Từ ngành này bổ nhiệm bát nháo sang ngành khác, nói xin lỗi, dù anh đã 50 - 60 tuổi, kinh nghiệm chuyên môn của anh thậm chí còn kém cả sinh viên mới ra trường được trang bị tri thức hiện đại hơn.

3 là phải có giám sát - chế tài công khai minh bạch. Ai có quyền giám sát và ai có quyền chế tài phải rõ ràng, không chồng chéo không kiêm nhiệm. Người làm công tác thanh tra không có quyền xử lý và ngược lại. Bản thân thanh tra cũng phải công khai minh bạch kết quả thanh tra để khỏi gây nhiễu dư luận. Người bị thanh tra cũng có quyền biện minh để bảo vệ mình. Với đơn tố cáo có danh tính của quần chúng, người tố cáo phải được bảo vệ. Xảy ra việc tiết lộ danh tính người tố cáo khi chưa có kết quả thanh tra, lãnh đạo cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo phải chịu trách nhiệm hình sự. Sau khi có kết quả thanh tra, việc xử lý phải nhanh chóng, dứt khoát và phải có quy định rõ hạn mức thời gian, không "để lâu cứt trâu hóa bùn". Trong sạch thì nói trong sạch, có tội thì nói có tội, không thể phát biểu chung chung như "không tìm được bằng chứng". Sau đó, công khai danh tính người tố cáo (nếu có) để 2 bên đối chất làm rõ sự việc.

Tham nhũng thì "chuyên nghiệp" mà xử lý tham nhũng thì "gà mờ", biết bao giờ mới giải quyết được nạn tham nhũng.
Trả lời
bởi: Bay từ: Huế
10.12.2015 02:11
Có kiến thức nhất trong số com dlv ,

bởi: Trẻ chăn trâu. từ: Thiên đàng Lừa Bịp csVN.
08.12.2015 10:43
Bản chất truyền thống của VC là Gian trá, Lưu manh , Lừa Bịp để tồn tại mà trục lợi thế mà tác giả đòi Rõ ràng , Minh bạch , Công bằng trong cơ chế tuyển dụng quan chức. Còn chuyện can bộ, đảng viên xử dụng Bằng Giả thì trên báo đảng rất nhiều lần đưa tin, mới đây nhất : Tỉnh Nghệ An có trên 4.000 cử nhân that nghiệp nhưng tại một xã thuộc tỉnh Nghệ An khám phá trên 10 can bộ , đảng viên dùng Bằng Giả, Sở y tế Thanh Hóa khám phá nhiều bác sĩ, y sĩ, chuyên viên gây mê, y tá dùng Bằng Giả, môt huyện ở Đồng bang song Cưu Long khám phá trên 20 can bộ đảng viên dùng Bằng Giả..... thử tính xem toàn quốc có bao nhiêu can bộ đảng viên dùng Bằng Giả.........? Vì thế cho nên thường xảy ra cảnh người thân bệnh nhân hành hung bác sĩ tại bệnh viện [ Vì bác sĩ dùng Băng Giả ], thẩm phán bị Bị Cáo nữ cởi quân tròng lên đầu thẩm phán ngay tại tòa.[ thẩm phán dung bằng giả ] Tôi có thằng bạn học cùng lớp đẹ tứ trường Quốc Học, Huế.1968, tết mậu thân hắn đi theo VC , năm 70 hắn bị bất, 1973 hắn được trao trả diện tù binh theo hiệp đinh Paris , năm 1975 hắn vè làm thẩm phán huyện Quảng Điền, Thừa thiên.Như rứa thì thử hỏi hắn học cái gì, học ở đâu mà làm Thẩm phán.

bởi: Nhỏ
08.12.2015 09:57
1 ông Washington = 20,000 ông Hồ. Bác rẽ mạt!

bởi: Tiếu
08.12.2015 09:53
Cướp giật được thì lấy, không được thì bỏ lại có thế thôi! hèhè. Đây là loại luật được viết bởi những thằng chưa bao giờ đến trường.

bởi: nguoi nha que từ: vn
08.12.2015 09:50
neu xu tu thi con ai nua ma tham nhung ,neu khong tham nhung thi co ai muon lam quan chuc nua ? cho nen quoc hoi qua thong minh ,tien CHUA ma chia nhau thi tot hon la xu phat nhau .

bởi: Minh Đá từ: Đình Ba
08.12.2015 08:41
Nếu đặt câu hỏi: ai tham nhũng?
Trả lời: Phó thường dân? không. chắc chắn là không thể.
Vậy, chỉ có bọn đảng viên đảng cọng sản thuộc tầng lớp bên trên có chức có quyền mới có cơ hội để tham nhũng và ăn hối lộ.
Ai xử chúng?
Tòa án đặt dưới sự lãnh đạo của đảng, do đảng chỉ đạo, xử theo chỉ đạo với bản án bỏ túi từ trước (kiểu xử án kangooru).
Ai ra luật?
Quốc Hội bù nhìn, nơi 99% đại biểu là đảng viên hoặc người của đảng CS.
Không tam quyền phân lập, không có cơ chế giám sát, kiểm soát độc lập, không tự do báo chí ngôn luận...thì có thi hành án tử hình hoặc chung thân đối với quan tham cũng không có tác dụng gì cả.
Lâu lâu mới xì ra một vài vụ đại án tham nhũng chẳng qua do chia chác không đều, tranh ăn, tranh phần, mâu thuẩn phe nhóm, đánh nhau nội bộ phải đem tốt ra thí.
Ngày xưa Bác ta đã dạy rằng:
" Tên tuổi ở trong lao,
" Thân thể ở ngoài lao,
" Muốn nên sự nghiệp lớn,
" Chiêu lừa phải càng cao."

bởi: Không ghi tên
08.12.2015 03:57
TPP và chuyến thăm của Tập sang VN nói lên điều gì? - Cứ bên nào có đổng, có đài, hay có đô thì các cán ngố vô tư "nhất trí." Dẹp tham nhũng ở VN chỉ lất phất dưới chân cho nó vui thôi chứ mấy lão bụng bự chóp bu dẹp tham nhũng thì làm sao giữ được ghế? Chỉ có dẹp hết CS thì mới hết tham nhũng.

- Knock Knock
- Ai đấy?
- Ông Dủ
- Ông Dủ nào?
- Dủ-Như-Cẩn.

bởi: Em bán bánh bao. từ: Chợ Đakao, Q1
08.12.2015 03:45
Bài trừ tham nhũng, chống tham nhũng , ngăn ngừa tham nhũng .........tất cả chỉ là Láo khoét, ...tất cả chỉ là Lừa Bịp........Bởi vì đảng csVN còn tồn tại là nhờ Dựa vào Tham nhũng.......Diệt Trừ tham nhũng cũng như bỏ điều 4 trong Hiến Pháp chxhcn Dân Chưởi VN, thì đảng Lừa Bịp csVN chỉ có mà Tự Sát. Em mà nói sai chẳng ai mua bánh bao em.

bởi: Xay dung
08.12.2015 03:43
nop lai 3/4 tai san de giu lai cai mang, khong giup quoc gia thoat ngheo doi . Nhung CHU DI TAM TOC Bon tham nhung, se giup quoc gia phon vinh

No comments:

Post a Comment