Tuesday, December 29, 2015

Thiếu nhân tài: vì sao nên nỗi

Thứ ba, 29/12/2015

Blog / Cao Huy Huân

Thiếu nhân tài: vì sao nên nỗi

Vài tuần trở lại đây, hàng loạt các cựu thí sinh cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” lần lượt đăng đàn trên các phương tiện truyền thông, gồm cả báo chí và mạng xã hội, để tranh luận và bày tỏ quan điểm liên quan đến câu hỏi “học xong ở nước ngoài nên về Việt Nam hay nên ở lại?” Chuyện không mới, nhưng vấn đề để bàn luận quả thật bộn bề, buộc cả người trẻ và những người làm chính sách phải hết sức tỉnh táo.
Cuộc tranh luận “người ơi người ở hay về?” xuất phát từ chuyện nhiều người đi học theo diện tỉnh tuyển cử không muốn về nước làm việc theo cam kết. Gần nhất thì có trường hợp “người học rồi về” nhưng lại mâu thuẫn với cơ quan quản lý ở Việt Nam. Ông Doãn Minh Đăng, giảng viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, từng là người mang vòng nguyệt quế cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” về Cần Thơ cách đây 10 năm, sẽ bị xử lý vì “nói xấu” nhà trường trên Facebook. Trước đó, hai bên có mâu thuẫn về cách thức làm việc.
Trách nhiệm của nhà nước chưa tròn
Theo quan sát của bản thân tôi trong suốt nhiều năm qua, quả thật rất khó để minh định lỗi phải thuộc về ai một cách quy chụp. Trước hết tôi xin nói về vai trò nhà nước. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng Việt Nam, ít nhất là trong vài năm trở lại đây, đã tạo ra không ít cơ hội và điều kiện cho các lứa thanh niên hướng Tây để tìm chữ, tìm nghĩa về phụng sự quốc gia dân tộc. Chuyện tuyển, cử người tài đi học nước ngoài, tuy chưa thật sự nhiều và đủ nhu cầu, nhưng không phải là không có. Các chương trình học bổng chính phủ và liên kết giữa các chính phủ ngày càng phổ biến và được công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên dường như đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh các gói học bổng mang danh nhà nước. Điển hình như các nghi ngờ và lo ngại về tình trạng “người được cử đi học là người không xứng đáng”, hoặc “được đi nhờ có quan hệ thân hữu với ban lãnh đạo”. Điểm danh lại số lượng người được cử đi nước ngoài học bằng ngân sách, “con em quan chức” không phải là số ít, thậm chí là rất đáng lưu tâm. Điều này tạo ra tâm lý mất niềm tin vào các gói hỗ trợ du học từ nhà nước đối với người trẻ. Thế nên, đó cũng là yếu tố tác động, khiến nhiều bạn trẻ đi học nhưng “lười” về, vì thiếu động lực cống hiến, thiếu lý do chính đáng để họ chấp nhận một mức lương thấp hơn và lao động miệt mài hơn.
Một hạn chế khác trong việc thu hút nhân tài chính là việc sắp xếp và bố trí việc làm vừa hợp chuyên môn, vừa hợp nhu cầu của tổ chức. Điều Việt Nam cần không phải là đưa càng nhiều bạn trẻ ra nước ngoài càng tốt, mà quan trọng hơn cả là Việt Nam cần cái gì, thì định hướng đào tạo cao cấp cái đó. Điều này cần được định hướng trước khi tuyển chọn người đi học nâng cao trình độ. Từ đó giúp người trẻ nhận ra lộ trình phát triển bản thân của họ, để họ có thể cố gắng và phấn đấu.
Người ta sẽ làm việc với năng suất cao hơn nếu người ta làm đúng chuyên môn, và biết rằng thành quả lao động sẽ được công nhận với sự thăng tiến về tinh thần lẫn vật chất, địa vị lẫn uy tín và cả sự thỏa mãn của cá tính bản thân. Các câu chuyện về người trẻ du học về không được bố trí việc làm phù hợp; áp đặt; thu xếp máy móc; làm trái chuyên môn;…dường như vẫn còn hiển hiện thường ngày trên các trang báo hay kênh truyền thông, để rồi người ta xót xa cho những tài năng không thể rộ.
Nhiều người trẻ vẫn còn ảo tưởng
Phải khẳng định rằng phần đông bạn trẻ Việt đi du học rất thành đạt, trở thành tiến sỹ trẻ và các nhà nghiên cứu xuất sắc ở khắp nơi trên thế giới. Hãy nhìn lại các quán quân cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, hay rất nhiều tấm gương trên Internet, bạn sẽ thấy điều ấy. Trong số những người trẻ ấy, nhiều người gắn liền giấc mơ, ước nguyện của họ với vùng đất Việt Nam, vốn vẫn còn khó khăn, gian khổ. Nhiều sáng kiến nối đuôi nhau kéo về dải đất hình chữ S, thậm chí ngay cả khi các cơ chế khuyến khích nhân tài của Việt Nam vẫn kém hấp dẫn hơn nhiều so với Úc, Singapore, Nhật Bản, Mỹ, hay châu Âu.
Thậm chí có nhiều bạn trẻ về nước phải vật vã với một số “hạt sạn” liên quan đến văn hóa làm việc, cách đối nhân xử thế giữa người với người, tác phong và kỷ luật làm việc… Có đứa bạn đi học về lắc đầu: Ở đây đi đâu cũng nhậu, nhậu bí tỉ suốt ngày thì lấy đâu ra sức mà làm, mà sáng tạo. Có người thì than thở mức thù lao tính theo cách chưa được công bằng, vẫn nặng tính lễ nghi trên dưới. Có người than phiền về nạn mãi lộ, đút lót, bôi trơn, “con ông cháu cha”… Biết bao nhiêu hạn chế nhà nước chưa giải quyết, nhưng nhiều bạn trẻ vẫn đang ngày đêm cố gắng để có thể làm tròn nghĩa vụ của mình dù rằng họ chẳng thể mơ đến những thay đổi đột phá về mặt cơ chế hay chính sách, bởi họ đã mong từ lâu lắm rồi mà chẳng cục cựa là bao.
Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy không ít bạn trẻ học nước ngoài về cũng “vô dụng”, hoặc ít nhất họ tự vô hiệu hóa bản thân của mình. Tôi rất thích một câu nói của người Mỹ, “Live your dream, not dream your life”. Tôi tạm dịch rằng “hãy hiện thực hóa ước mơ của bạn, chứ đừng nên mơ mộng hão huyền”. Nhiều bạn trẻ học nước ngoài về vẫn “hão huyền” chính cuộc đời của mình. Họ cho rằng họ có thể ngay lập tức làm thật nhiều thứ và xứng đáng được tung hô, được tạo mọi điều kiện ưu tiên, được đứng trong tâm thế người lãnh đạo. Khi họ bất lực trong việc hòa nhập vào môi trường làm việc ở Việt Nam – vốn xuất phát từ cái “tôi” quá lớn của bản thân, họ chuyển sang chạy theo đám đông dư luận để phản ứng tiêu cực, thiếu tính xây dựng.
Hãy hướng về nhau
Bản thân tôi tin rằng, trong môi trường toàn cầu hóa với sự gỡ bỏ đáng kể các rào cản, vấn đề quan trọng không phải là đi hay ở lại, kéo hay buông, mà là nhà nước cùng người trẻ hãy hướng về nhau. Tất nhiên, xin thưa rằng “hướng về nhau” không lãng mạn như cách chúng ta nói, mà thậm chí rất khó khăn khi chúng ta làm. Người trẻ hoàn toàn có thể ở nước ngoài và góp sức, cống hiến cho Việt Nam bằng chính công việc của họ hay các dự án mà họ mơ ước, nung nấu triển khai tại quê nhà. Không ít các người trẻ ở Mỹ, Singapore hay Úc tổ chức các dự án về Internet, giáo dục trực tuyến, học ngoại ngữ, môi trường… cho Việt Nam.
Để được như vậy, nhà nước cũng cần bắt tay nghiên cứu các mô hình “đa quốc gia” như vậy. Rất khó để kéo một người về Việt Nam khi thiếu thốn quá nhiều điều kiện, nhưng tận dụng nhân tài ở nước ngoài để học hỏi, thu về các thành quả thông qua sự hợp tác và kết nối thì không quá khó nếu Việt Nam muốn làm. Cách làm này người Nhật, người Singapore làm rất hiệu quả, và Việt Nam nên có sự tiếp cận để học hỏi.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (11)
Ý kiến
     
bởi: thaychua từ: USA
20.12.2015 09:17
ai ơi chớ bơi ngược dòng nhất là dòng sông đỏ

bởi: NGUYEN VAN HUNG từ: USA
16.12.2015 20:00
ve viec chat xam o hai ngoai ,hoac du sinh di hay ve dau co quan trong voi dang CSVN cam quyen vi : nhung ten THIEN HEO dao,y ta di chich dao, nhung dua tre truoc day tung ngheu ngao tren lung TRAU (thoi tuoi tre ) , anh hung Le van Tam…v…v..van dieu hanh dat nuoc ,duoi quyen ho nao KY SU, BAC SI, cac lanh dao ton giao …..Tui no con duoc cac nguyen thu quoc gia tiep don ,chung con duoc vao ngoi noi chuyen voi TONG THONG MY ngay trong WHITE HOUSE. Con viec kem duc , kem tai ,dau co nham nho go, DAT NUOC tut hau, BIEN DAO con bao nhieu , mat bay nhieu KHONG QUAN TRONG VOI CHUNG NO ? Mien CO NGOI, TAI SAM chung tham nhung vo vet duoc ,hon cac NGUYEN THU QUOC GIA khac ,ke ca TT MY la duoc roi

bởi: SG từ: VN
15.12.2015 22:28
Có cần đâu mà bảo thiếu. "Trí thức... cụ phân" cứ nhìn dàn lãnh đạo già yếu hom hem, nói không ra hơi, đọc giương mục kỉnh nhưng vẫn ngồi tại chức là biết..."Người ơi Người ở đừng về" đúng với cả các "Lão" tụ cs và Trẻ tị nạn giáo dục.

bởi: Không ghi tên
15.12.2015 21:21
Con ông cháu cha cũng có nhiều loại: có loại Hắc/Bạch Công Tử nên mua thẻ xanh chỉ để có dịp đi đi về về cho nó tiện giữa VN và nước ngoài, có loại có ý chí muốn phấn đấu lập nghiệp ở nước ngoài thì đây đúng là chất xám của VN có đất sống ở lại Mỹ. Ai ai ở Mỹ cũng thừa biết cuộc sống ở Mỹ là phải cày bừa như trâu như bò nhưng qua đấy, trường đời cho phép người ta hấp thụ rất nhiều kiến thức. Du học sinh về VN làm việc thì cuộc sống "phè" hơn nhưng chính cái phè nó làm cho con người ta mất động lực để vươn lên, để tìm tòi, để tăng sức sáng tạo. Các chú ở VN suy nghĩ bằng cái bụng bia to đùng thì làm sao biết kiếm việc hay tận dụng được hết chất xám của giới trẻ du học từ Âu Mỹ về?

bởi: Không ghi tên
15.12.2015 21:08
bạn tài giỏi nhưng còn con cháu ngu dốt của nó chọn ai?

bởi: Không ghi tên
15.12.2015 21:05
thứ nhất là hậu duệ rồi quan hệ rồi tiền tệ rồi mới đến trí tuệ

bởi: Hotac từ: VN
15.12.2015 19:03
Thiếu nhân tài vì sao nên nổi?Phục vụ ai? Đảng cầm quyền chớ nên ngộ nhận thuộc về nhân dân.
Ai đã sinh ra những nhà sư hư hỏng?Chế độ là Đảng cầm quyền . Sư ông bị trù dập....như nhà
không nốc.
Tự đặt câu? Tức là đã có câu trả lời.
Thời mạc pháp nên con người ý thì thông mà lý thì ngông:
Vô đạo;
Bấc ngữ;
Lộng ngôn.
Tôi ước VN có được nhiều hiền tài như Dương Ng Ánh là đại biều VN.

bởi: Người Việt từ: VN
15.12.2015 18:09
Thấy đoạn này của Huy Huân có lý "Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy không ít bạn trẻ học nước ngoài về cũng “vô dụng”, hoặc ít nhất họ tự vô hiệu hóa bản thân của mình. Tôi rất thích một câu nói của người Mỹ, “Live your dream, not dream your life”. Tôi tạm dịch rằng “hãy hiện thực hóa ước mơ của bạn, chứ đừng nên mơ mộng hão huyền”. Nhiều bạn trẻ học nước ngoài về vẫn “hão huyền” chính cuộc đời của mình. Họ cho rằng họ có thể ngay lập tức làm thật nhiều thứ và xứng đáng được tung hô, được tạo mọi điều kiện ưu tiên, được đứng trong tâm thế người lãnh đạo. Khi họ bất lực trong việc hòa nhập vào môi trường làm việc ở Việt Nam – vốn xuất phát từ cái “tôi” quá lớn của bản thân, họ chuyển sang chạy theo đám đông dư luận để phản ứng tiêu cực, thiếu tính xây dựng".
Rất đúng vì: Một bộ phận không nhỏ trí thức ra nước ngoài đào tạo về vỗ ngực ta đây có kiến thức hơn người, đòi hỏi phải cho các vị trí nọ, kia nếu không được thì phá đám ( Cù HH Vũ là dạng tiêu biểu nhât). Nếu so với các nhân vật người việt ở nước ngoài về VN giúp nước việt như Trần Đại Nghĩa, Lương Đình Của thì đám đó đúng là đồ bỏ đi...
Cao Huy Huân không rõ thuộc loại nào, không rõ đã làm gì cho đất nước chưa? nếu có làm thì cũng nên mang tính xây dựng như nhận định ở trên nhé. Rất mong đóng góp cho nước VN, không nên vì "màu cờ", sắc áo mà hãy vì tổ quốc và dân tộc.

bởi: Không ghi tên
15.12.2015 16:13
Những kẻ bất tài thì nắm hết vị trí và phúc lợi,còn chỗ đâu cho nhân tài thi thố tài năng. Ra đi ắt không trở lại là thế.

bởi: Thu Houston
15.12.2015 04:30
Nhân tài" là từ ngữ bị phóng đại và mơ hồ. Việt Nam đang lạm dụng từ này mà chưa có định nghĩa hay tiêu chuẩn hóa nên tạo ra những lệch lạc trong nhận thức của xã hội và bản thân những "nhân tài". "Nhân tài" để chỉ những người học đại học hoặc cao hơn trong nước hay đi du học được đào tạo bài bản và có kỹ năng chuyên môn tốt kèm theo là tác phong làm việc công nghiệp. Điều đó cho thấy trong nước cũng không thiếu những người được đào tạo như vậy, nhưng kèm theo đó là tỷ lệ cao những người không có khả năng và năng lực sau khi tốt nghiệp đại học. Như vậy cũng có một tỷ lệ yếu kém đáng lưu ý ở những người du học.
Vấn đề học sinh VN đi du học bùng phát khoảng 5-7 năm gần đây. Hiện tại có khoảng hơn 20.000 du học sinh, trong đó chủ yếu tại Hoa Kỳ ( ước >10.000 người). Việc cử hay du học tự túc của học sinh VN để thu nhận kiến thức từ các quốc gia tiên tiến là quá chậm so với các quốc gia khác. Trung Quốc là một điển hình, cách đây nhiều thập kỷ họ gửi hàng 100.000 sinh viên đi du học, hiện nay họ vẫn tiếp tục. Với chiến lược quyết đoán như vậy hiện tại họ có một lực lượng hùng hậu có trình độ cao phục vụ trong mọi lĩnh vực của quốc gia.Kinh nghiệm cũng cho thấy, những du học sinh sau khi học xong ở lại làm việc một số năm, khi trở về họ phát huy rất hiệu quả năng lực của mình.
Hệ thống tuyển công chức của VN ngày càng trở thành một đặc quyền, đặc lợi. COCC ( con ông cháu cha) luôn sẵn có vị trí béo bở ở tất cả các ngành với bất kể năng lực hay bằng cấp loại nào. Thời gian gần đây vấn đề trở nên nóng hơn bao giờ hết, khi hàng loạt con cái các quan chức được gữi các trọng trách xã hội, gây mần cho các vị trí quyền lực cao hơn. Có Đại biểu Quốc hội còn lớn tiếng:” Khả năng lãnh đạo được di truyền”, rồi “ đó là hạnh phúc của dân tộc”,.. Thật trơ tráo! Tiếp đến lượt là thân quen hay chạy chọt với một số tiền rất lớn. Xã hội lan tràn một tư duy hưởng thụ. Họ muốn được nhàn hạ, sáng cà phê, chiều đi nhậu, rồi tìm “mánh” kiếm trác từ rất nhiều khe hở, tìm đường đi lối bước để “luồn sâu, leo cao”.
Viêt Nam có nhiều công ty đa quốc gia, nhưng rất khó tuyển dụng được những nhân sự đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhưng nhiều người, nhiều gia đình vẫn muốn hưởng lương <200 $ trong cơ quan nhà nước, hơn là 3-400$ trong các công ty nước ngoài mà phải làm “mửa mày, mửa mặt” lại không có “tương lai chính trị”!
Một khía cạnh quan trọng khác của tình trạng xã hội này là không đáp ứng được nhu cầu việc làm, hiên tại Việt nam có trên 300.000 người tốt nghiệp ĐH hay Th.sĩ không tìm được việc làm. Tình trạng này không chỉ riêng VN mà xảy ra ở nhiều nước, chẳng hạn như Ấn Độ việc làm rất khó khăn.
Chẳng nên tương tư nhiều về vấn đề này, bởi đó là quyền lựa chọn của mỗi người khi họ và gia đình họ phải trả giá rất nhiều cho sự đầu tư này. Cũng đừng làm “inh ỏi” lên những câu truyện “cử 10 người đi học chỉ có hai trở về” bởi vì câu trả lời thuộc về chính họ, những người trong bộ máy quyền lực nhà nước. Hãy đặt một niềm tin rằng đến một thời điểm không cần mời họ cũng quang gánh,va ly túi sách trở về cho chính họ! 

bởi: Khong Minh từ: US
15.12.2015 03:03
Ngày nào mà nước Việt Nam còn bị cái chế độ chính phủ thối nát, tham nhũng từ cái quái thai đảng cộng sản Việt Nam cai trị thì đừng hòng du học sinh trở về giúp phát triển đất nước . Không thể bảo là các em không yêu nước mà vì điều kiện đất nước hiện nay không cho các em cơ hội tốt để phục vụ.

No comments:

Post a Comment