Thursday, December 31, 2015

Tam cường Mỹ-Nga-Trung: Cắt nghĩa giấc mộng Trung Hoa

Tam cường Mỹ-Nga-Trung: Cắt nghĩa giấc mộng Trung Hoa

(Quan hệ quốc tế) - Những hành động từ trước đến nay của Trung Quốc luôn thống nhất và đều phục vụ cho "giấc mộng Trung Hoa" của họ.

Giấc mộng Trung Hoa
Trong cuộc trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã đề cập đến "giấc mộng Trung Hoa" của Trung Quốc và nhấn mạnh, tất cả những hành động của Trung Quốc đều phục vụ cho giấc mơ này.
Theo ông, mỗi con người, mỗi quốc gia đều có những giấc mơ và phấn đấu cho giấc mơ đó. Giấc mộng Trung Hoa, hiểu một cách đơn giản là biến Trung Quốc thành số 1 thế giới. Giấc mơ đó không xấu, nó mang ý nghĩa đại phục hưng dân tộc, thể hiện khát vọng biến Trung Quốc thành quốc gia mạnh nhất thế giới.
Tam cuong My-Nga-Trung: Cat nghia giac mong Trung Hoa
Mối quan hệ Mỹ-Nga-Trung là mối quan hệ biện chứng, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau
Khi ông Tập Cận Bình lên Chủ tịch Trung Quốc đã nói khá rõ về "giấc mơ Trung Hoa": phải cải cách, mở cửa, xây dựng CNXH, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Điều đó không có gì sai. Nhưng Trung Quốc có cuốn sách "Giấc mộng Trung Hoa" và nhiều cuốn sách khác nói rất cụ thể, rất trắng trợn về giấc mộng này.

Advertising in 21 Seconds
"Trung Quốc muốn trở thành số 1 thế giới không có gì sai, vấn đề là cách thực hiện của họ như thế nào. Trung Quốc ngày nay không nghèo khổ nữa và tiếp tục giàu lên, có độc lập dân tộc, kinh tế phát triển. Nhưng tinh thần chủ yếu là họ muốn lãnh đạo thế giới.
Trong cuốn "Giấc mộng Trung Hoa" nói rất rõ: Trung Quốc mạnh nhất thế giới chưa đủ mà phải làm lãnh tụ thế giới vì Trung Quốc có nền văn hóa ưu việt nhất thế giới. Cố chủ tịch Mao Trạch Đông cũng từng tuyên bố: Ta phải mạnh nhất thế giới nếu không Mỹ sẽ xóa tên ta trong cầu tịch. Đó là tư tưởng: ta mạnh lên thì người phải chết, ta yếu thì người giết ta.
Trung Quốc muốn làm lãnh tụ thế giới, nhưng ai bầu? Thế giới có cần lãnh tụ hay không? Ngày xưa Tổng thống Truman tuyên bố lãnh đạo thế giới, nhiều nước phản đối. Bây giờ Trung Quốc muốn làm "lãnh tụ" (chứ không phải là lãnh đạo!), thậm chí nói rằng Trung Quốc có kinh nghiệm lãnh tụ thế giới. Thế nhưng trong lịch sử chưa bao giờ Trung Quốc làm lãnh tụ thế giới. Nếu hiểu lãnh tụ như vậy nghĩa là thiên triều cai trị chư hầu, Trung Quốc chỉ làm lãnh tụ ở trong cương vực Trung Hoa gồm có chính phủ trung ương (thiên triều) ở Bắc Kinh và các chư hầu. Làm lãnh tụ thế giới có nghĩa là thống trị thế giới. Đây là điều Trung Quốc nói ra.
Còn văn hóa, Trung Quốc đã sai khi nói họ có nền văn hóa ưu việt nhất thế giới. Khi nghiên cứu văn hóa thế giới không nên đặt vấn đề ai hơn ai kém mà chỉ đặt vấn đề khác nhau thế nào.
Chúng ta không phê phán "giấc mộng Trung Hoa" nói chung - muốn giàu mạnh số 1 thế giới của Trung Quốc- nhưng, điều ẩn giấu mà Trung Quốc không nói ra đó là giấc mộng bá vương, tức giấc mộng thiên triều, cai trị thế giới với danh nghĩa lãnh tụ, âm mưu đó không chấp nhận được", PGS.TS Nguyễn Huy Quý phân tích.
Những hành động từ trước đến nay của Trung Quốc luôn thống nhất và đều phục vụ cho "giấc mộng Trung Hoa" của họ. Việc Trung Quốc lợi dụng mâu thuẫn giữa Nga-Mỹ để vươn lên là chuyện lâu nay họ vẫn làm và trong năm 2015 thể hiện rất rõ.
Trung Quốc không nói lời thật lòng
Xét về mối quan hệ kiềng ba chân Mỹ-Nga-Trung, PGS.TS Nguyễn Huy Quý cho rằng đó là mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Nga-Trung muốn xích lại gần nhau để chống Mỹ nhưng Mỹ-Trung cũng bắt tay để phân tán Nga, Nga-Mỹ có lúc căng thẳng với nhau nhưng cũng hợp tác với nhau để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Mỹ hiện là siêu cường duy nhất, quyết định tất cả. Mỹ xác định Trung Quốc là cường quốc có khả năng cạnh tranh vai trí của Mỹ trong tương lai nhưng về mặt quân sự, Nga mới là đối thủ chủ yếu cạnh tranh tại liên lục địa Á-Âu.
Cũng theo vị chuyên gia, thế kỷ XX có 2 cuộc đại chiến, âm mưu của Mỹ rất rõ ràng: họ liên kết với Anh-Pháp tiêu diệt Nga, đồng thời lợi dụng Nga để làm suy yếu các cường quốc Tây Âu. Chiến tranh nổ ra ở châu Âu và châu Âu sẽ suy thoái, còn Mỹ được che chắn với hai đại dương (Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương). Đại chiến Thế giới 1 phút chót Mỹ mới nhảy vào, tương tự Đại chiến Thế giới 2 khi Nhật đánh Trân Châu Cảng thì Mỹ mới tham gia. Thế nhưng, lợi thế đó đến nay không còn nữa.
"Các cường quốc có mối liên hệ biện chứng, đan xen nhau. Trước mắt, giữa cuộc  tranh quyền của Mỹ, Trung-Nga càng phải xích lại gần nhau để có cái thế hơn Mỹ", ông Quý lưu ý. 
Dù vậy, Trung Quốc và Mỹ cũng dè chừng Nga vì Nga từng là một siêu cường, nếu có những lãnh tụ liên tục như Vladimir Putin họ sẽ khôi phục được vị trí siêu cường. Trung Quốc vốn mâu thuẫn với Nga, sau này do yêu cầu mà liên kết với Nga nhưng bản thân Nga-Trung không phải đồng minh.

No comments:

Post a Comment