Báo chí Trung Quốc đang "nổi đóa" với Nhật và Mỹ
Theo tổng hợp của BBC, báo chí Trung Quốc đang nổi đóa với Mỹ và Nhật, liên tục chỉ trích và cáo buộc các nước này "gieo rắc tư tưởng chống lại Trung Quốc” ở Đối thoại Shangri-La, Singapore.
Bắc Kinh đang hậm hực vì những phát biểu cứng rắn của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Shangri-La (ảnh:AP) |
Sở dĩ truyền thông Trung Quốc đang "giãy nảy" lên với hai quốc gia này vì trước đó, ông Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã nói rằng Trung Quốc đang “gây mất ổn định” ở khu vực biển Đông.
Đồng thời, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng đã tuyên bố sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các nước ở khu vực Đông Nam Á để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trước động thái này, Tướng Trung Quốc Wang Gianzhong đã phản ứng thái quá, không tiếc lời “tố” Thủ tướng Nhật Shinzon Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vì những phát biểu “khiêu khích” Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc, vốn nổi tiếng vì sự cực đoan và luôn luôn ủng hộ các lãnh đạo nước này, đã liên tục đưa ra các bình luận không hay về Mỹ và Nhật.
Tân Hoa xã, trong môt bài bình luận của mình, đã chỉ trích bóng gió xa xôi rằng “một số chính trị gia” đã sử dụng diễn đàn Đối thoại Shangri-La để “khuấy động lòng thù địch” và “gây mất đoàn kết đối với các quốc gia Châu Á”.
“Những cáo buộc của ông Abe và ông Hagel đang xúi giục các nước phản ứng… Đối thoại Shangri-La là một nền tảng để kết nối và xóa bỏ những hiểu lầm, nhưng một số người đang muốn khuấy lên những rắc rối tại đây”, Tân Hoa xã viết.
Trên thực tế, trước khi Đối thoại Shangri-La diễn ra, Trung Quốc đã liên tục có các hành động xung đột với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, gây hấn với Philippines và Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt là hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển EEZ của Việt Nam.
Không chỉ dừng ở đó, Trung Quốc liên tiếp có những hành động hung hãn, tấn công vô nhân đạo, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, đâm hỏng nhiều tàu thực thi pháp luật của lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam.
Thế nhưng, ngay khi bị lên án tại Shangri-La, Trung Quốc lại ngay lập tức chối bỏ và quay mũi dùi chỉ trích nhằm vào chính trị gia các nước khác.
Trên tờ Trung Quốc Nhật báo, một bài viết đã cáo buộc rằng ông Hagel “đã làm mọi cách để chỉ ngón tay buộc tội về phía Bắc Kinh”. Tờ này nhấn mạnh thêm rằng, Mỹ đang hành động một cách “không phù hợp” khi “tấn công vô căn cứ và có những luận điểm chống Trung Quốc một cách không hợp lý”.
“Bằng cách gửi đi những cáo buộc không có cơ sở chống lại Trung Quốc, ông Hagel đã phát đi những ‘thông điệp lệch lạc’ ở Singapore. Lời tranh cãi của ông ta đã làm hại đến những nỗ lực nhằm dẹp yên tranh chấp hàng hải cũng như gieo những mầm bất hòa mới trong khu vực”, tờ Trung Quốc Nhật báo bình luận.
Trên thực tế, có lẽ ý muốn duy nhất của Trung Quốc là dư luận thế giới hãy lặng im và làm ngơ để Trung Quốc làm tất cả những gì họ muốn trên biển Đông.
Mặt khác, truyền thông Trung Quốc đang “lập lờ đánh lận con đen”, ngụy biện rằng việc Trung Quốc tham gia Shangri-La là một “nỗ lực đàm thoại đa phương”.
Với luận điệu này, Lu Yin, một nhà nghiên cứu của Đại học Quốc phòng quốc gia Trung Quốc đã trả lời phỏng vấn trên tờ Nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh, ngụy biện rằng Trung Quốc đang “tích cực tham gia” vào các diễn đàn hội thoại đa phương.
“Việc này chứng tỏ rằng Trung Quốc muốn các quốc gia khác hãy nhìn Trung Quốc như một đất nước muốn phát triển hòa bình trong khu vực. Trung Quốc muốn giải quyết các vấn đề lịch sử thông qua đàm thoại”, bà Lu Yin nói.
Trên thực tế, Trung Quốc không hề muốn đàm thoại mà chỉ không ngừng chỉ trích và đòi hỏi. Trung Quốc thậm chí còn cao giọng “dọa dẫm” các nước có xung đột với Trung Quốc khi các nước này muốn đa phương hóa đàm thoại.
Còn nhớ, mới chỉ cách đây có 1 tuần, Trung Quốc đã từng không tiếc lời ve vuốt Malaysia chỉ vì “Malaysia và Trung Quốc có chung quan điểm về việc không đa phương hóa các vấn đề tranh chấp trong khu vực”.
Bài viết được thực hiện dựa trên tham khảo một phần nội dung của trang BBC, Xinhua và Chinadaily.
No comments:
Post a Comment