Từ thứ Sáu 20/06/2014, cựu thuộc địa Anh quốc đã ghi nhận được trên 700.000 phiếu bầu về việc tổ chức phổ thông đầu phiếu trực tiếp để bầu lên Trưởng đặc khu. Người dân Hồng Kông, thích thú trước việc cải cách chính trị, có thể bầu qua internet hay tại các phòng phiếu do phong trào « Occupy Central » mở ra. Phong trào này đe dọa sẽ làm tê liệt khu tài chính Hồng Kông vào cuối năm bằng cách tổ chức cuộc biểu tình ngồi quy mô giống như ở New York và Luân Đôn năm 2011.
Bài xã luận của Global Times, tờ báo do đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát nhấn mạnh: « Các nhóm đối lập và những người ủng hộ của họ ở nước ngoài đã đánh giá quá cao tầm mức của trò đùa bất hợp pháp này. Cả chính quyền trung ương Trung Quốc lẫn chính quyền Hồng Kông đều không chấp nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý không chính thức ấy ».
Global Times viết tiếp : « Sẽ thật buồn cười khi để cho một cuộc bầu cử trên mạng quyết định số phận của Hồng Kông » và đặt câu hỏi : « Ai biết được có bao nhiêu phiếu đã bị gian lận ? »
Từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông được theo quy chế đặc khu hành chính và được nhiều quyền tự trị rộng rãi theo mô hình « một đất nước, hai chế độ ». Cư dân Hồng Kông có được quyền tự do ngôn luận vốn vắng bóng ở Hoa lục, nhưng thực tế Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ đời sống chính trị của đặc khu này.
Trung Quốc hứa hẹn sẽ cho tổ chức phổ thông đầu phiếu trực tiếp để bầu ra Trưởng đặc khu vào năm 2017 và bầu Quốc hội năm 2020. Nhưng nhiều nhà dân chủ Hồng Kông tỏ ra hết sức nghi ngại lời hứa này, vì thời hạn thường xuyên bị đẩy lùi.
Trong hệ thống hiện nay, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông do một ủy ban gồm 1.193 đại cử tri bầu ra, hầu hết đều là những người thân cận với chế độ Bắc Kinh.
Bài xã luận của Global Times, tờ báo do đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát nhấn mạnh: « Các nhóm đối lập và những người ủng hộ của họ ở nước ngoài đã đánh giá quá cao tầm mức của trò đùa bất hợp pháp này. Cả chính quyền trung ương Trung Quốc lẫn chính quyền Hồng Kông đều không chấp nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý không chính thức ấy ».
Global Times viết tiếp : « Sẽ thật buồn cười khi để cho một cuộc bầu cử trên mạng quyết định số phận của Hồng Kông » và đặt câu hỏi : « Ai biết được có bao nhiêu phiếu đã bị gian lận ? »
Từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông được theo quy chế đặc khu hành chính và được nhiều quyền tự trị rộng rãi theo mô hình « một đất nước, hai chế độ ». Cư dân Hồng Kông có được quyền tự do ngôn luận vốn vắng bóng ở Hoa lục, nhưng thực tế Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ đời sống chính trị của đặc khu này.
Trung Quốc hứa hẹn sẽ cho tổ chức phổ thông đầu phiếu trực tiếp để bầu ra Trưởng đặc khu vào năm 2017 và bầu Quốc hội năm 2020. Nhưng nhiều nhà dân chủ Hồng Kông tỏ ra hết sức nghi ngại lời hứa này, vì thời hạn thường xuyên bị đẩy lùi.
Trong hệ thống hiện nay, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông do một ủy ban gồm 1.193 đại cử tri bầu ra, hầu hết đều là những người thân cận với chế độ Bắc Kinh.
No comments:
Post a Comment