Monday, June 23, 2014

UPR: Việt Nam từ chối 45 khuyến nghị

UPR: Việt Nam từ chối 45 khuyến nghị

Chân Như, phóng viên RFA
2014-06-23
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
200.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Quang A (ngoài cùng bên trái) tại cuộc kiểm điểm định kỳ chiều 20/6 tại Geneva. Courtesy of vietnamupr.com
Chân Như phỏng vấn TS Nguyễn Quang A, một trong 4 nhà hoạt động dân sự về kết quả của phiên kiểm điểm định kỳ lần này:
Chân Như: Thưa tiến sĩ Nguyễn Quang A, xin ông cho biết kết quả của cuộc kiểm điểm định kỳ của Việt Nam vừa mới kết thúc hôm nay ạ.?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Cuộc kiểm điểm định kỳ vừa mới kết thúc chiều 20/6 tại Geneva. Nhìn chung rất thuận lợi cho phía Việt Nam. Ông Đại sứ trưởng đoàn đại diện Việt Nam đọc một bản báo cáo khá là dài, nói rất hùng hồn nêu lên những cam kết của Việt Nam về vấn đề nhân quyền  và hứa tiếp tục thực hiện những cuộc đối thoại với các tổ chức quốc tế để thực hiện tốt vấn đề nhân quyền. Nghe rất là hay. Sau đó là đến các nước phát biểu. Đại bộ phận các nước, hoặc là những nước bạn bè Asian, hoặc là các nước ở châu Phi, Nam Á, nói chung là những nước đó là những nước có lẽ là “thành tích nhân quyền” cũng không phải là cao lắm, cho nên những nước này đánh giá dựa trên những báo cáo của Việt Nam.
Tôi không hiểu họ có đi sát với tình hình thực tế ở Việt Nam hay không mà họ chỉ dựa trên báo cáo và những thông tin chính thống nữa thì họ đánh giá rất là cao cái báo cáo của Việt Nam. Họ đều chúc mừng Việt Nam đã chấp nhận những kiến nghị của họ. Các đại diện của EU và các nước phương Tây thì không thấy có nước nào phát biểu cả trừ Mỹ cũng có sự ghi nhận về sự tiến bộ nhất định về nhân quyền nhưng mà Mỹ cũng nêu rất là rõ những vấn đề còn chưa được tốt về nhân quyền.
Sau đó có chủ tịch của hội đồng hỏi có ai có ý kiến phản đối về chuyện này hay không để thông qua hay không thông qua. Và như vậy là không có một ý kiến nào phản đối cả. Bản báo cáo của Việt Nam được thông qua một cách đồng thuận cao, không có bỏ phiếu, không có ai giơ tay gì cả.
Chân Như: Được biết phía Việt Nam chỉ chấp nhận có 182/227 khuyến nghị của 100 quốc gia đưa ra, tức là còn lại 45 điểm mà chính quyền Việt Nam không đồng ý ,ông nhận xét sao?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Con số 182 mà Việt Nam chấp nhận trong số 227 khuyến nghị là một tỉ lệ tương đối cao nhưng đáng tiếc là cho đến bây giờ chúng tôi cũng chưa tiếp cận được tài liệu chính xác là 45 khuyến nghị của những nước cụ thể nào và về những vấn đề gì. Chúng tôi chỉ có thể suy đoán những cái đó đụng đến những vấn đề cốt lõi của vấn đề nhân quyền, ví dụ như về hội đồng nhân quyền, về những tiếng nói độc lập để bảo vệ nhân quyền. Chúng tôi nghĩ là những vấn đề cốt lõi như thế bị từ chối.
Chân Như: Thưa ông Đại diện Ân xá Quốc Tế và  Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng đã lên tiếng quan ngại về các trường hợp của một số các tù nhân lương tâm đang bị bắt đồng thời thúc giục Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự phù hợp với Công ước Quốc tế các Quyền Dân sự và Chính trị, theo ông liệu VN sẽ phải làm gì với những đòi hỏi này?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng nếu mà nó nằm trong 182 những khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp nhận thì là may. Trong trường hợp đấy cuộc đấu tranh tiếp của những tổ chức chính trị cũng như là dư luận quốc tế phải tìm mọi cách để thuyết phục Việt Nam và ép Việt Nam là 182 khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp nhận hôm nay thì hãy thực thi cho tốt hoặc là phần lớn những khuyến nghị đấy. Ví dụ làm tốt được 70%, thậm chí chỉ 50% những khuyến nghị đấy thì có thể cũng là một bước tiến bộ.
Trong bài phát biểu hôm nay thì Trưởng đại diện Việt Nam có nói và cũng được dư luận hoan nghênh đó là Việt Nam sẽ chuẩn y công ước về chống tra tấn. Tôi nghĩ còn rất nhiều việc phải làm, bất luận là những điều đó có nằm trong 182 khuyến nghị mà Việt Nam vừa mới chấp nhận hay là không nhưng nó nằm chung trong thỏa ước quốc tế và nghĩa vụ của Việt Nam phải thực hiện.
Hy vọng với sự tham gia tích cực của người dân thì chắc chắn trong thời gian 4 năm nữa, khi có một cuộc kiểm điểm nữa, Việt Nam lúc đó có thể ghi nhận được sự tiến bộ nào đấy.
Chân Như: Và sau cùng, ông đánh giá sao về phiên họp báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam kỳ này?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ bản thân cơ chế UPR là một cơ chế tốt, hoạt động của UPR  cũng là điều tốt hơn là không không có nhưng còn nhiều khiếm khuyết. Việc Việt Nam thông qua báo cáo trong ngày hôm nay một cách khá là suôn sẻ thì tôi nghĩ cũng giống như là nhiều các nước khác đó là chúng ta đừng đặt kỳ vọng quá nhiều vào cái hoạt động nhân quyền cũng như cơ chế UPR này.Đây là điều tốt hơn là không có nhưng mà nó chỉ là một phần rất là nhỏ. Phần chính vẫn là càng ngày càng nhiều người dân, càng ngày càng nhiều tổ chức xã hội dân sự ở trong nước và phần hỗ trợ của bên ngoài mới là vai trò quan trọng. Cái chính vẫn là trong nước.

No comments:

Post a Comment